Danh sách cáC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN ĐÃ nghiệm thu năM 2015 Chương trình: VẬt liệu mới công nghệ DƯỢC



tải về 166.34 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích166.34 Kb.
#32149


DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI/DỰ ÁN ĐÃ NGHIỆM THU NĂM 2015

Chương trình:VẬT LIỆU MỚI - CÔNG NGHỆ DƯỢC

STT

Tên đề tài/dự án

(1)


Nội dung nghiên cứu

(2)


Kết quả đạt được

(3)




Nghiên cứu hệ phân tán nano của hợp chất curcuminoid.

- CNĐT: PGS TS. Lê Thị Hồng Nhan

- CQCT: Trường Đại học Bách khoa TP. HCM


- Phương pháp tạo dịch nano curcuminoid dạng huyền phù tự do và dạng nhũ (số liệu quy trình điều chế, công thức thành phần và tính chất các hệ sản phẩm).

- Số liệu khảo sát các yếu tố ảnh hưởng độ bền của hệ nano cucuminoid

- Bảng số liệu khảo sát thăm dò ứng dụng hệ phân tán nano curcuminoid trong mỹ phẩm, thực phẩm


- Nano curcuminoid và một số sản phẩm thử nghiệm ban đầu ứng dụng trong dược phẩm và mỹ phẩm cũng như thực phẩm.

- 500 mL dịch nano curcuminoid dạng huyền phù tự do và dạng nhũ, kích thước trung bình dưới 500nm, nồng độ curcumin trên 0,2 g/L, độ bền lưu trữ trên 01 năm

- 02 bài báo

- 01 luận văn thạc sĩ

- 02 luận văn đại học




Nghiên cứu tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nam của cây Ba kích (Morinda officinalis ) và Ngũ gia bì (Schefflera sessiliflora )

- CNĐT: PGS.TS.DS. Trần Công Luận và ThS.DS. Trần Mỹ Tiên

- CQCT: Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM


- Mô hình suy giảm sinh dục trên chuột nhắt ổn định, có thể thực hiện được trong phạm vi phòng thí nghiệm trong nước, so sánh bộ kit testosteron trên người và bộ kit testosteron ELISA trên súc vật.

- Ba cao chiết từ rễ ba kích, thân và lá ngũ gia bì với dược liệu được chuẩn hóa trước khi nghiên cứu, chiết xuất bằng dung môi ethnol 45%, được tiêu chuẩn hóa (độ ẩm, độ tro, định tính, định lượng)

- Các nhóm hợp chất chiết tách từ các cao chiết, xác định cấu trúc bằng IR, UV, NMR, MS.


- Thử nghiệm tác dụng trên động vật bình thường và động vật bị giảm năng sinh dục với chỉ tiêu: hàm lượng testosteron trong huyết tương, trọng lượng túi tinh – tuyến tiền liệt và tinh oàn, định lượng protein trong huyếtt tương, trọng lượng cơ nâng hậu môn, các số liệu độc tính bán trường diễn của cao chiết có tác dụng.

- 02 bài báo






Nghiên cứu tác dụng kiểu estrogen của một số dược liệu (Chùm ngây, Dâm bụp, Cát lồi, Ích mẫu)

- CNĐT: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương

- CQCT: Trung Tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM


- Tiêu chuẩn nguyên liệu theo quy định Dược điển Việt Nam IV, định tính và định lượng hợp chất chính theo chất chuẩn tương ứng.

- Chiết xuất các dạng cao nước, cao cồn, các nhóm chất (saponin toàn phần, flavonoid thô).

- Kết quả định tính và định lượng các mẫu thử theo chất chuẩn quercetin, rutin hoặc diosgenin.

- Khảo sát tính an toàn (độc tính cấp) và hiệu lực kiểu estrogen của cao chiết tiềm năng trên chuột cống trắng bị giảm năng sinh dục. Kết quả cao chiết an toàn về độc tính cấp đường uống và làm thay đổi mô học nội mạc tử cung đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng.




- Kết quả định lượng 17 beta estradiol trong huyết tương chuột nhắt trắng non, chuột nhắt trắng trưởng thành và trên chuột nhắt trắng bị giảm năng sinh dục.

- Tác dụng estrogen của mẫu thử trên chuột nhắt trắng non, chưa trưởng thành và trên chuột nhắt trắng bị giảm năng sinh dục cho thấy hàm lượng estradiol của mẫu thử tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng tương ứng và có xuất hiện giai đoạn estrus trong vết phết dịch âm đạo.

- Bái báo khoa học: 5 bài




Nghiên cứu công thức phối hợp dược liệu có tác dụng giải độc rượu cấp

- CNĐT: PGS TS Nguyễn Ngọc Khôi

- CQCT: TT KH&CN Dược Sài Gòn



- Cao chiết gừng, mã đề và chè xanh theo quy định dược điển Việt Nam

- Tiêu chuẩn cơ sở nguyên liệu chè xanh tươi (tiêu chuẩn vi phẫu, phản ứng định tính)

- Tiêu chuẩn cơ sở từng loại cao chiết lý tính, hóa tính.

- Kết quả định lượng gingerol từ gừng, epigallocatechin-3-gallate EGCG từ chè xanh

- Phương pháp và kết quả định lượng polysaccharide từ cao mã đề

- Kết quả thử nghiệm dược lý giải độc rượu và thử độc tính trên chuột nhắt




- Công thức phối hợp có tác dụng giải độc rượu cấp, tỷ lệ phối hợp cụ thể, công thức có tác dụng giảm thời gian gây ngủ, kèm giảm một số thông số: aldehyde, ALT, triglyceride hay tổn hại của rượu trên vi phẫu

- 02 bài báo khoa học





Nghiên cứu tác dụng tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và khả năng kháng phân bào thực nghiệm của nấm Linh chi đỏ và Linh chi vàng

- CNĐT: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương

- CQCT: Trung Tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM


- Tiêu chuẩn nguyên liệu theo hợp chất dấu vân tay, mẫu dược liệu được định tính và định lượng hợp chất triterpen theo acid ganoderic (định tính và định lượng), đạt TCCS về độ tinh khiết, hàm lượng đường, nồng độ các kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật.

- Chiết xuất các dạng cao nước, cao cồn, nhóm chất (polysaccharid, triterpen)

- Kết quả tác dụng dược lý thực nghiệm: tác dụng chống oxy hóa in vitro, tác dụng kháng phân bào thực nghiệm, tác dụng tăng cường miễn dịch, tác dụng bảo vệ đối với một số độc tính của cyclophosphamid (huyết học và định lượng MDA).


- Nấm linh chi đỏ và linh chi vàng có tác dụng dụng tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa và khả năng kháng phân bào thực nghiệm, trong đó nấm linh chi vàng đặc trưng của Việt Nam cần bảo tồn và phát triển ứng dụng.

- 04 bài báo khoa học





Nghiên cứu tổng hợp vật liệu khung hữu cơ – kim loại sử dụng ligand trên cơ sở carboxylic acid định hướng ứng dụng trong kỹ thuật lưu trữ khí và trong kỹ thuật xúc tác.

- CNĐT: GS. TS. Phan Thanh Sơn Nam

- CQCT: Trường Đại học Bách Khoa


-

  • 07 MOFs cũ khối lượng trên 10 g / mẫu, diện tích bề mặt riêng Langmuir trên 1000 m2/g, đã có cấu trúc tinh thể, kết quả SEM, TEM, TGA, FT-IR

  • Đã tổng hợp 05 mẫu ligand, khối lượng đạt trên 05 g/mẫu, hiệu suất trên 70%, độ tinh khiết trên 90%. Kèm kết quả MS

  • Đã khảo sát khả năng hấp phụ, đã tiến hành khảo sát hoạt tính, công bố 02 bài báo ISI.

  • 02 MOF mới khối lượng tổng công 1,6 g, có phổ XRD, vật liệu MOF-12VN có khả năng hấp phụ CO2 nhưng hầu như không hấp phụ N2, H2 (HPVA)



Nghiên cứu tổng hợp và xác định họat tính sinh học của một số dẫn xuất flavonoid từ rutin và hesperidin

- CNĐT: TS Hoàng Thị Kim Dung


- CQCT: Viện Công nghệ hóa học



- Tổng hợp 15 flavonoid và dẫn xuất, kết quả xác định cấu trúc, phân tích hoạt tính sinh học.

- Báo cáo phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc hóa học và hoạt tính sinh học SAR hoặc QSAR

- Tổng hợp 18 hợp chất hiệu suất trên 40%, độ sạch trên 95%

Phổ IR, NMR, MS




- Bảng kết quả xác định hoạt tính kháng nấm riêng lẻ phối hợp với 1 loại kháng sinh trên chủng C. albicans

- Bảng kết quả xác định hoạt tính kháng nấm riêng lẻ phối hợp với 5 loại kháng sinh trên 2 chủng E.coli và S.aureus

- Bảng kết quả xác định hoạt tính kháng viêm so sánh với ketoprofen ở nồng độ thử nghiệm 5%

- Bảng kết quả thử gây độc tế bào trên 4 dòng NCI-H460, MCF-7, HeLa, HepG2 và kết quả apoptosis

- Báo cáo phân tích mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính gây độc tế bào trên dòng MCF-7 (QSAR)

- 4 bài báo

- 2 học viên cao học, 3 sinh viên đại học




Nghiên cứu chế tạo ống than nano (CNT) có kiểm soát theo quy trình chế tạo lỗ nano nhỏ hơn hặc bằng 20 nm, trên nền silic wafer.

- CNĐT: TS Nguyễn Văn Cát Tiên


- CQCT: Trung tâm nghiên cứu và triển khai, khu công nghệ cao


- Đầu dò CNT-AFM

- Chi tiết trên bề mặt foil thép không gỉ bằng kỹ thuật SPL

- Chứng minh khả năng chế tạo ống than nano trên đế foil thép

- Quy trình công nghệ chế tạo CNT tương ứng



- Chế tạo thành công Đầu dò CNT-AFM, Chi tiết trên bề mặt foil thép không gỉ bằng kỹ thuật SPL

- Chứng minh khả năng chế tạo ống than nano trên đế foil thép

- Đã đưa ra Quy trình công nghệ chế tạo CNT tương ứng




Tổng hợp 2-O-(hydroxypropyl)-beta-cyclodextrin ứng dụng trong bào chế một số dạng thuốc.

- CNĐT: PGS TS Huỳnh Văn Hóa PGS TS Đặng Văn Tịnh

- CQCT: TTKHCN dược Sài Gòn


- 2-O-(hydroxypropyl)-beta-cyclodextrin (quy trình tổng hợp, phản ứng tối ưu hóa, cấu trúc sản phẩm, tiêu chuẩn cơ sở, nâng cấp pilot, ứng dụng bào chế rutin và itraconazol có sinh khả dụng cao

- 4 bài báo chuyên ngành



- Tổng hợp thành công 2-O-(hydroxypropyl)-beta-cyclodextrin, TCCS được viện kiểm nghiệm thuốc thẩm định đạt tiêu chuẩn USP 32, độ tan của rutin và itraconazol cải thiện rõ rệt

- 5 bài báo chuyên ngành





Nghiên cứu tiếp xúc dị thể giữa màng ZnO pha tạp Al, Ga và bán dẫn Si để ứng dụng chế tạo pin mặt trời màng mỏng Si

- CNĐT: PGS. TS. Vũ Thị Hạnh Thu

- CQCT: Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM



- Hoàn thiện tiếp xúc dị thể ZnO/Si với điều kiện chế tạo tối ưu như một pin mặt trời

- Nghiên cứu tổng quan về độ cao rào thế trên mặt tiếp giáp giữa kim loại-bán dẫn loại p. Nghiên cứu tổng quan về trạng thái bề mặt và ảnh hưởng lên tiếp xúc p-n, tiếp xúc kim loại-bán dẫn

- Nghiên cứu và hoàn chỉnh quy trình chế tạo bia gốm ZnO pha tạp Al và Ga phù hợp cho triển khai ứng dụng

- Nghiên cứu chế tạo màng dẫn điện trong suốt ZnO pha tạp Al và Ga cho tính chất quang điện tối ưu trên đế thủy tinh

- Áp dụng những kỹ thuật cải tiến phương pháp phún xạ magnetron DC để giảm sự bắn phá đế nhằm giảm thiểu các sai hỏng tại mặt tiếp giáp của ZnO/Si


- Hoàn thiện quy trình chế tạo bia (target) cho phương pháp phún xạ magnetron

- Chế tạo màng ZnO pha tạp Al và Ga trên đế thủy tinh có tính chất như một TCO bằng phương pháp phún xạ magnetron

- Chế tạo pin năng lượng mặt trời dựa trên tiếp xúc dị thể ZnO:Al/Si, ZnO:Ga và đánh giá ảnh hưởng trạng thái bề mặt lên hiệu ứng quang điện của tiếp xúc.

-Đào tạo: 03 cử nhân ( trong đó 01 cử nhân đoạt giải III, Giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt nam 2013 (Bộ giáo dục&Đào tạo) và 01 Thạc sỹ

- Bài báo: 02 bài báo đăng trong Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam 2013, Tập 51, số 5A, 2013, pp 121-128, pp 129-133




Nghiên cứu xanh hóa phương pháp tổng hợp vật liệu nano kim loại Ag, Au và ứng dụng trong sản phẩm chăm sóc cá nhân

- CNĐT: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Phong

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM


- Đã chế tạo thành công dung dịch keo nano bạc (dung môi là nước DI) bằng phương pháp khử theo hướng xanh hóa, sử dụng tiền chất bạc nitrat với các chất khử thân thiện với môi trường như Trisodium citrat, acid ascorbic, glucose, fructose; các chất bảo vệ là polyvinylpyrolidone PVP, và polymer sinh học như collagen, gelatin, chitosan.

- Đã chế tạo thành công dung dịch keo nano vàng (dung môi là nước DI) bằng phương pháp khử theo hướng xanh hóa, sử dụng tiền chất muối vàng HAuCl4 với chất khử thân thiện với môi trường như Trisodium citrat, acid ascorbic; các chất bảo vệ là polyvinylpyrolidone PVP, và polymer sinh học như collagen, gelatin, chitosan.

- Đã chế tạo thành công gel rửa tay kháng khuẩn chứa nano bạc có độ ổn định cao, khả năng diệt khuẩn tốt (diệt hoàn toàn khuẩn E. Coli ở nồng độ 22ppm, kích thước hạt 4nm).

- Đã chế tạo thành công kem dưỡng da chứa nano vàng có độ bền theo nhiệt độ và độ bền màu, khả năng kháng oxi hóa, diệt khuẩn cao (>99%) và không gây kích ứng da (k = 0), đáp ứng các yêu cầu của kem dưỡng da.



- Sử dụng phương pháp xanh hóa, thân thiện với môi trường để tổng hợp các vật liệu kim loại nano như bạc nano, vàng nano. Sản phẩm nhận được không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và có khả năng ứng dụng trong lãnh vực y dược mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc cá nhân.

- Chế tạo thành công vật liệu vàng và bạc có kích thước nano từ 5-50nm bằng phương pháp tổng hợp xanh hóa, độ ổn định trên 6 tháng. Các vật liệu nano tổng hợp được đã được đưa vào trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như gel rửa tay kháng khuẩn chứa bạc nano, kem dưỡng da chứa vàng nano/collagen hoặc chisotan. Các sản phẩm chăm sóc cá nhân đáp ứng dược đầy đủ các tiêu chuẩn về độ bền nhiệt, độ bền màu, độ kháng khuẩn, độ kháng oxi hóa.

- Đào tạo: 4 học viên cao học

- Bài báo: 3 Bài báo




Tổng hợp ống nano carbon đơn thành từ nguồn nguyên liệu lỏng.

- CNĐT: TS. Lê Văn Thăng

- CQCT: Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.


- Thiết bị tổng hợp ống nano carbon từ nguồn nguyên liệu lỏng

- Xúc tác dùng để tổng hợp ống nano carbon

- Sản phẩm ống nano carbon đơn thành


- Tổng hợp SWNTs năng suất lớn từ nguyên liệu lỏng là một hướng mới trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu carbon nanotubes ở Việt Nam. Từ công nghệ này có thể mở ra các hướng chế tạo mới đối với các vật liệu nanocarbon khác như graphene hoặc carbon nanofiber.

- Đề tài đã đưa ra được giải pháp công nghệ cho quá trình sản xuất vật liệu SWNTs, quy trình thiết kết lò phản ứng CVD chi tiết, có khả năng điều khiển chính xác, ổn định và tin cậy.

- Một bài báo đăng trên tạp chí trong nước: “Growth mechanisism of single–wall carbon nanotubes in a chemical vapor deposition (CVD) process on Fe/Mo–Al catalyst”. Tạp chí Phát triển khoa học & công nghệ Vol. 16, 2013.

Một bài báo đăng trên tạp chí quốc tế về vật liệu: “Patterned growth of SWNTs on silicon wafer for electro devices by CVD process” ASEAN engineering journal part B, 2013. ISSN: 2286–7694.

- Một sở hữu kiểu dáng công nghiệp: “Hệ thống sản xuất ống nano carbon đơn thành (SWNTs)”

- Một đăng ký giải pháp hữu ích: “Bộ phận thu hồi và làm sạch sản phẩm trong hệ thống sản xuất nano cabon đơn thành”





Nghiên cứu tác dụng của cao kim tiền thảo được chuẩn hóa (Desmodium styracifolium) theo hướng phòng ngừa và điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính.

- CNĐT: PGS.TS. Trần Mạnh Hùng

- CQCT: Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài gòn


- Đã chọn được cao toàn phần KTT OPC đã được chuẩn hóa có trên thị trường làm nguyên liệu nghiên cứu với các tiêu chuẩn sau:

- Đã mô phỏng được mô hình gây phì đại tuyến tiền liệt lành tính bằng testosteron propionat trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino và đánh giá được đáp ứng của thuốc đối chứng dương là finasterid 5 mg/kg.

- Đã mô phỏng được mô hình gây PĐTTLLT và kích thích tiểu bằng testosteron propionat 10 mg/kg, ip, kết hợp với phenylephrin 2,5 mg/kg, sc, trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino và đánh giá được đáp ứng của thuốc đối chứng dương là tamsulosin 1 mg/kg.

- Đã nghiên cứu được tác động phòng ngừa PĐTTLLT của cao toàn phần KTT trên mô hình testosteron propionat 10 mg/kg, ip, trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino và so sánh được với đáp ứng của thuốc đối chứng dương là finasterid 5 mg/kg.

- Đã nghiên cứu được tác động điều trị PĐTTLLT của cao toàn phần KTT trên mô hình testosteron propionat 10 mg/kg, ip, trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino và so sánh được với đáp ứng của thuốc đối chứng dương là finasterid 5 mg/kg.

- Đã nghiên cứu được tác động phòng ngừa và điều trị triệu chứng kích thích bàng quang trên chuột PĐTTLLT của cao toàn phần KTT trên mô hình testosteron propionat 10 mg/kg, ip, kết hợp phenylephrin 5 mg/kg, sc, trên chuột nhắt trắng chủng Swiss albino và so sánh được với đáp ứng của thuốc đối chứng dương là tamsulosin 1 mg/kg.

- Đã nghiên cứu được tác động ức chế 5α-reductase in vitro của cao toàn phần KTT trên nguồn enzyme từ mào tinh hoàn chuột nhắt và so sánh được với IC50 với thuốc đối chứng dương là Finasterid.


- Cung cấp dữ liệu khoa học cho định hướng thử nghiệm lâm sàng thành phẩm Kim Tiền Thảo OPC theo hướng phòng ngừa và điều trị phì đại tuyến tiền liệt

- Giúp định hướng mở rộng chỉ định của thành phẩm Kim Tiền Thảo OPC

- Đã chứng minh được tác động phòng ngừa và điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính của cao Kim Tiền Thảo OPC trên mô hình gây phì đại tuyến tiền liệt bằng testosteron

- Đã sơ bộ xác định cơ chế tác động của cao Kim Tiền Thảo OPC là do ức chế 5α-reductase.

- Đào tạo: Đã đào tạo 3 Dược sĩ ĐH, 3 ThS Dược học

- Bài báo: 2 bài báo đăng trong tạp chí chuyên ngành

- Báo cáo hội nghị/hội thảo: 2 báo cáo trong hội nghị chuyên ngành các nước Đông nam Á.




Nghiên cứu quy trình điều chế cao chứa alcaloid và flavonoid có tác dụng sinh học (chống oxy hóa, kháng Alzeimer (in vitro), chống suy giảm trí nhớ, chống thoái hóa thần kinh) từ lá cây trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L.)”

- CNĐT: PGS. TS. Võ Thị Bạch Huệ - ThS. Nguyễn Hữu Lạc Thủy

- CQCT: Trung tâm Khoa học & Công nghệ Dược Sài Gòn (Sapharcen).


- Xác định tác dụng kháng acetylcholinesterase của cao alcaloid TNHC, tăng tác dụng của dược liệu này ngoài tác dụng điều trị u xơ tuyến tiền liệt đã được báo cáo trước đây.

- Ứng dụng kỹ thuật chiết SFE để chiết cao alcaloid và xây dựng quy trình chiết cao alcaloid và flavonoid có tác dụng sinh học từ lá TNHC.

- Xây dựng quy trình phân lập CĐC crinamidin; 6-hydroxycrinamidin; astragalin và isoquercitrin.

- Xây dựng Tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu TNHC và các cao chiết alcaloid và flavonoid có tác dụng sinh học từ TNHC.

- Xác định tác dụng kháng acetylcholinesterase của cao chiết alcaloid TNHC

- Đề tài đã xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn và chất đối chiếu góp phần vào công tác kiểm nghiệm nguyên liệu và các cao chiết từ TNHC. Nội dung đạt được này là cơ sở để xây dựng Chuyên luận Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L., Amaryllidaceae) cho Dược điển Việt Nam V.

- Xác định tác dụng kháng acetylcholinesterase của cao alcaloid TNHC, tăng tác dụng của dược liệu này ngoài tác dụng điều trị u xơ tuyến tiền liệt đã được báo cáo trước đây.


- Đề tài đã xây dựng hoàn chỉnh các tiêu chuẩn và chất đối chiếu góp phần vào công tác kiểm nghiệm nguyên liệu và các cao chiết từ TNHC. Nội dung đạt được này là cơ sở để xây dựng Chuyên luận Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L., Amaryllidaceae) cho Dược điển Việt Nam V.

Đào tạo:

- 01 luận văn Thạc sĩ Dược học; số hiệu A006862 do Hiệu trưởng Đại học Y Dược TpHCM ký ngày 19/5/2011.

- 01 luận án Tiến sĩ Dược học; Quyết định công nhận và phát bằng Tiến sĩ số 152/QĐ-ĐHYD-SĐH do Hiệu trưởng ĐHY Dược TpHCM ký ngày 19/01/2015

Bài báo:

- 05 bài báo khoa học đăng ở Tạp chí dươc học



Tên sản phẩm 1:

“Cao alcaloid toàn phần từ lá Trinh nữ hoàng cung (TNHC)”

Đính kèm : “Tiêu chuẩn cơ sở của cao ALCALOID Trinh nữ hoàng cung” đã được thẩm định bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Tp Hồ Chí Minh.

- Tên sản phẩm 2:

“Cao flavonoid toàn phần từ lá Trinh nữ hoàng cung (TNHC)”

Đính kèm “Tiêu chuẩn cơ sở của cao FLAVONOID Trinh nữ hoàng cung” đã được thẩm định bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Tp Hồ Chí Minh.

- Tên sản phẩm 3:

“Các alcaloid và flavonoid được tách từ TNHC để làm chất thử nghiệm sinh học và làm chất đối chiếu trong việc xây dựng tiêu chuẩn dược phẩm từ TNHC”.



- Tên sản phẩm 4:

“Quy trình chiết tối ưu flavonoid toàn phần và quy trình chiết tối ưu alcaloid toàn phần từ lá Trinh nữ hoàng cung”.





Khảo sát và áp dụng mô hình thực nghiệm sử dụng trimethyltin trên chuột nhắt để nghiên cứu tác dụng chống thoái hóa tế bào thần kinh và suy giảm trí nhớ"

- CNĐT: TS. DS. Trần Phi Hoàng Yến

- CQCT: Trung Tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn


- Quy trình thực nghiệm đánh giá tác động chống suy giảm trí nhớ trên chuột.

- Quy trình thực nghiệm đánh giá tác động chống thoái hóa tế bào thần kinh trên chuột.

- Tiêu chuẩn cơ sở cao chiết Hương nhu tía.

- Tiêu chuẩn cơ sơ cao chiết chloroform nấm Linh chi đỏ.

- Bảng kết quả tác động chống suy giảm trí nhớ của hợp chất NL-197, cao chiết Hương nhu tía, cao chiết Trà xanh và cao chiết chloroform từ nấm Linh chi đỏ bằng thử nghiệm hành vi.

- Hình kết quả tác động chống thoái hóa tế bào thần kinh của hợp chất NL-197, cao chiết Hương nhu tía, cao chiết Trà xanh và cao chiết chloroform từ nấm Linh chi đỏ bằng phương pháp khảo sát mô học thông qua phép nhuộm cresyl violet.




- Xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá tác động chống suy giảm trí nhớ trên chuột nhắt.

- Xây dựng mô hình thực nghiệm đánh giá tác động chống thoái hóa tế bào thần kinh trên chuột nhắt.

- Chứng minh được Trimethyltin thông qua cơ chế làm gia tăng stress oxy hóa tế bào, gây thay đổi một số tín hiệu protein đóng vai trò quan trọng trong sự chuyển gen như CREB và ERK1/2, làm thay đổi sự hình thành protein mới, kết quả là gây suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chứng minh ảnh hưởng của Trimethyltin đối với hệ cholinergic, và cũng là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ.

- Chứng minh được stress oxy hóa là tiến trình gây chết tế bào thần kinh, và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ của Trimethyltin.

- Chứng minh được tác động chống suy giảm trí nhớ và tác động chống thoái hóa tế bào thần kinh của một số hợp chất: hợp chất NL-197, cao chiết Hương nhu tía, cao chiết Trà xanh và cao chiết chloroform từ nấm Linh chi đỏ.

- Đào tạo: khóa luận tốt nghiệp dược sĩ đại học: 07 khóa luận

- Luận văn thạc sĩ: 01 luận văn

- Bài báo: 8 bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành

- Báo cáo hội nghị, hội thảo: 2 bài được đăng tại hội nghị khoa học quốc tế Pharma IndoChina lần thứ 7




Xây dựng mô hình phân loại và dự đoán hoạt tính kháng sốt rét của các chất hóa học bằng phương pháp PLS và SVM”

- CNĐT: PGS. TS. Thái Khắc Minh

- CQCT: Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn


- Cơ sở dữ liệu: Danh mục 585 chất có giá trị thử nghiệm hoạt tính ức chế P. falciparum (Pf) dòng nhạy cảm với cloroquin (CQ) và 705 chất có giá trị thử nghiệm hoạt tính ức chế trên Pf dòng đề kháng CQ

- Mô hình SVM phân biệt hoạt tính kháng sốt rét các chất hóa học

- Mô hình PLS dự đoán hoạt tính kháng sốt rét trên chủng P. falciparum nhạy cảm cloroquin của các chất hóa học

- Mô hình PLS dự đoán hoạt tính kháng sốt rét trên chủng P. falciparum đề kháng cloroquin của các chất hóa học

- Mô hình phối hợp giữa SVM phân loại và PLS dự đoán để xây dựng hệ thống trong sàng lọc, dự đoán và định hướng tổng hợp các cấu trúc hóa học.


Ứng dụng trong sàng lọc ảo các cấu trúc hóa học có hoạt tính kháng sốt rét. Ứng dụng trong tổng hợp hóa dược.

- Đào tạo: 1 Thạc sĩ – 3 Dược sĩ Đại học

- Bài báo: 3

- Báo cáo hội nghị/hội thảo: 1






Sử dụng dòng tế bào HepG2 sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của lá chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) và củ Nghệ (Curcuma longa) ”

- CNĐT: PGS. TS. Đỗ Thị Hồng Tươi - ThS. Dương Thị Mộng Ngọc

- CQCT: Trung tâm KHCN Dược Sài Gòn (Sapharcen)


- Thẩm định dòng tế bào HepG2 và tạo sinh khối

- Thẩm đỊnh lá chùm ngây và củ nghệ

- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho cao toàn phần, cao ethyl acetat của củ nghệ

- Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cho cao toàn phần, cao ethyl acetat của lá chùm ngây

- Xây dựng quy trình mô phỏng một số rối loạn chức năng gan gây ra do CCl4 trên dòng tế bào gan người HepG2

- Xây dựng quy trình mô phỏng một số rối loạn chức năng gan gây ra do acid béo trên dòng tế bào gan người HepG2

- Xây dựng quy trình mô phỏng một số rối loạn chức năng gan do rượu gây ra trên dòng tế bào gan người HepG2

- Xây dựng quy trình mô phỏng một số rối loạn chức năng gan gây ra do glucose nồng độ cao trên dòng tế bào gan người HepG2

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat từ lá chùm ngây, isoquercitrin trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với tác nhân rượu

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất curcumin từ củ nghệ trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với tác nhân rươu

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất isoquercitrin từ lá chùm ngây trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với glucose

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất curcumin từ củ nghệ trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với glucose

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất isoquercitrin từ lá chùm ngây trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với acid béo

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất curcumin từ củ nghệ trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với acid béo

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan của cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất isoquercitrin từ lá chùm ngây trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với CCl4

- Nghiên cứu sàng lọc tác dụng bảo vệ tế bào gan củaa cao toàn phần, cao ethyl acetat, hoạt chất curcumin từ củ nghệ trên quy trình thử nghiệm đã xây dựng với CCl4




Lần đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào xây dựng được 4 quy trình mô phỏng một số rối loạn chức năng gan do 4 tác nhân độc gan khác nhau (CCl4, rượu, glucose và acid béo) gây ra trên dòng tế bào gan người HepG2. Các quy trình này đã được ứng dụng để sàng lọc, chứng minh tác dụng bảo vệ tế bào gan của các cao chiết toàn phần (cồn 70%), cao phân đoạn ethyl acetat và hai hoạt chất chính tương ứng của dược liệu lá Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) và củ Nghệ (Curcuma longa). Từ đó, có thể phát triển mô hình thử nghiệm của đề tài để sàng lọc, khảo sát tác dụng bảo vệ tế bào gan của các chất/dược liệu có tiềm năng phát triển thành thuốc phòng và/hoặc điều trị các bệnh về gan.

Về mặt khoa học, công nghệ: Kết quả của đề tài là tiền để cho việc sử dụng kỹ thuật nuôi cấy tế bào để sàng lọc tác dụng của dược liệu, dược phẩm; là cơ sở tiến hành nghiên cứu sản xuất thuốc mới có nguồn gốc dược liệu với thành phần thích hợp, thử tác dụng in vivo và lâm sàng, độ ổn định; góp phần làm phong phú thị trường thuốc phòng và điều trị bệnh gan, làm chậm quá trình tổn thương gan, tăng sự tái tạo của tế bào gan, góp phần vào công tác điều trị các bệnh về gan.

- Về đào tạo: Đề tài góp phần nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ năng nghiên cứu sàng lọc và phát triển thuốc mới có nguồn gốc từ dược liệu. Đề tài cũng góp phần vào công tác đào tạo của Khoa Dược, ĐH Y Dược TP.HCM và Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TP. HCM thông qua việc hướng dẫn làm luận văn tốt nghiệp cho 03 Thạc sĩ, 07 Dược sĩ đại học, 02 cử nhân sinh học.

- Về chính sách: Kết quả thu được là một đóng góp khoa học cho sự phát triển khoa học - kỹ thuật của thành phố. Từ đó, thúc đẩy các nghiên cứu ứng dụng trên cơ sở các mô hình bệnh lý được xây dựng từ đề tài.

- Về phát triển kinh tế xã hội: Nghiên cứu sàng lọc tác dụng trị liệu một cách có hệ thống sẽ làm tăng “giá trị thặng dư” của dược liệu lá Chùm ngây và củ Nghệ nhờ các cơ sở khoa học có tính thuyết phục cao. Việc phát triển các chế phẩm từ nguồn dược liệu trong nước sẽ góp phần nâng cao nguồn thuốc trong nước, giảm kinh phí trong điều trị các bệnh về gan và nâng cao đời sống kinh tế của người dân trồng dược liệu.

Đào tạo: 03 Thạc sĩ, 07 Dược sĩ đại học, 02 cử nhân sinh học

- Bài báo: 07 bài báo trên tạp chí Dược học và Tạp chí Y học Tp. HCM

- Báo cáo hội nghị/hội thảo:

03 báo cáo tại Hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ Đại học Y Dược TP. HCM lần thứ 23/2014

01 báo cáo tại Hội nghị khoa học kỹ thuật Đại học Y Dược TP. HCM lần thứ 32 tháng 1/2015

01 báo cáo tại Hội nghị ASEAN PharmNET1 tại Thái Lan (tháng ngày 3-4 tháng 12/2015)




Ứng dụng kỹ thuật chất lỏng siêu tới hạn trong quy trình sản xuất hạt nano một số carotenoids từ quả Gấc”

- CNĐT: PGS. TS. Lê Thị Kim Phụng

- CQCT: Trường đại học Bách Khoa – ĐHQG TPHCM


- Sau khi phân tích kết quả thu được của các thí nghiệm khảo sát yếu tố ảnh hưởng, tối ưu quá trình trích ly β-caroten và lycopen trong bột gấc bằng dung môi CO2 siêu tới hạn và kết quả trên quy mô sản xuất công nghiệp, chúng tôi có các kết luận như sau:

- Xác định được điều kiện phân tích thích hợp dùng trong phân tích sắc ký lỏng cao áp là: hỗn hợp pha động với tỉ lệ thành phần là 90%MeOH:10%THF với tốc độ dòng pha động là 1ml/phút và bước sóng phân tích là 472 nm đối với lycopen và 450 nm đối với β-caroten.

- Phương pháp ngâm được sử dụng chủ yếu để trích kiệt hàm lượng hợp chất mong muốn. Với thời gian trích ly kéo dài và không có tác dụng nhiệt, phương pháp ngâm thích hợp với những hợp chất không quá nhạy cảm với ánh sáng, không khí và nhiệt độ.

- Phương pháp soxhlet với thời gian trích ly ngắn hơn và có thêm tác dụng nhiệt nên thích hợp cho độ chọn lọc cao của những hợp chất không quá kém bền với nhiệt và ít nhạy cảm với ánh sáng.

- Phương pháp trích ly siêu tới hạn với khoảng nhiệt độ và áp suất có thể điều khiển được cộng thêm thời gian trích ly ngắn (3 giờ), quá trình trích ly hầu như không tiếp xúc với ánh sáng nên đây là một phương pháp thích hợp cho những hợp chất kém bền với nhiệt, ánh sáng và không khí. Ngoài ra khi sử dụng thêm đồng dung môi sẽ làm tăng hiệu suất thu hồi hơn so với khi chỉ sử dụng dung môi siêu tới hạn.

- Phương pháp trích ly có hỗ trợ vi sóng cho hiệu suất thu hồi các hợp chất mong muốn tương đối cao. Thích hợp không những với các hợp chất ít nhạy cảm với nhiệt và các điều kiện môi trường mà còn với những hợp chất kém bền do có thể điều khiển được các thông số vận hành, quá trình trích ly hầu như không tiếp xúc với môi trường bên ngoài và thời gian thực hiện nhanh.

- Sử dụng đồng dung môi EtOH làm tăng hiệu suất trích ly β-caroten, lycopen.Nguyên liệu được ngâm trước trong một số loại dầu thực vật đạt được hiệu suất trích ly dầu cao hơn tuy nhiên hiệu suất trích ly beta caroten và lycopen thấp hơn khi trích ly chỉ sử dụng EtOH làm đồng dung môi.

- Đối với quy trình trích ly β-caroten và lycopen từ màng hạt gấc sử dụng dung môi siêu tới hạn: thời gian thích hợp để trích ly là 3 giờ; nhiệt độ, áp suất và lưu lượng dòng CO2 trong khảo sát tăng đều làm tăng hiệu suất trích ly β-caroten, lycopen. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi β-caroten ít ảnh hưởng bởi nhiệt độ trích từ 40-80 oC; điều kiện tối ưu trong khoảng khảo sát để trích ly β-caroten, lycopen là: nhiệt độ 80 oC, áp suất 300 bar, lưu lượng dòng CO2 20 g/phút, thời gian 3 giờ và dùng 5 % ethanol làm đồng dung môi. Hiệu suất tối đa trong khoảng khảo sát của β-caroten là 93,56 %, lycopen là 32,16 %; kết quả và điều kiện thí nghiệm phù hợp với sản xuất thực tế, do đó có thể ứng dụng phương trình quy hoạch thực nghiệm để tính toán sơ bộ hiệu suất thu hồi β-caroten và lycopen trên quy mô công nghiệp.

-Đối với quá trình tạo hạt bằng phương pháp nhũ hóa: các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình tạo hệ phân tán submicron như sau tốc độ đồng hóa là 15000 vòng/phút, nhiệt độ đồng hóa ở nhiệt độ phòng, hàm lượng dầu gấc là 1,75 %, hàm lượng Lecithin là 1,50 %, Tween 80 có ảnh hưởng tốt hơn Tween 20 với hàm lượng là 0,10 %, thời gian khuấy nhũ là 14 phút, hệ phân tán submicron carotenoid có kích thước hạt trung bình vào khoảng 115 nm ( xác định bằng LDS) với sự phân bố đồng đều. Khả năng dung nạp của hệ là 80,63 mg lycopen /100 g nhũ và 3,99 g β-caroten/100 g nhũ.

- Đối với quá trình tạo hạt bằng phương pháp giản nỡ nhanh chóng (RESS): nhiệt độ hoà tan, áp suất hoà tan và nhiệt độ vòi phun đều ảnh hưởng đến kích thước tạo thành của sản phẩm; kết quả đo FT-IR sản phẩm tạo ra có cấu trúc không bị biến đổi so với nguyên liệu ban đầu.




Đề tài ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ sản xuất nano dược phẩm

Đào tạo: 03 Thạc sĩ và 08 Đại học

- bài báo: 02 bài báo đăng Tạp chí trong nước và 02 bài báo đăng Kỷ yếu hội nghị quốc tế

- 01 bài báo báo cáo tại Hội thảo “Nghiên cứu phát triển các sản phẩm tự nhiên lần thứ IV”

- Đăng ký 01 đơn sở hữu trí tuệ

- Quy trình trích ly và tạo hạt một số carotenoid từ màng hạt quả gấc






Nghiên cứu chế tạo thử nghiệm thiết bị ngưng tụ hơi hóa học bằng nhiệt (T–CVD) dung trong hợp ống nano carbon đơn thành (SWNT).

- CNĐT: TS. Lê Văn Thăng.

- CQCT: Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM.


- Thiết bị T–CVD thử nghiệm

- Quy trình tổng hợp xúc tác

- Quy trình làm sạch (kết quả khảo sát)

- Quy trình tổng hợp ống nano carbon




- Chế tạo được thiết bị tổng hợp SWNT từ nguồn khí. Đây là thiết bị hiện đại sử dụng trong quá trình tổng hợp vật liệu nano carbon tự chế tạo trong nước, sản phẩm SWNT đã được kiểm tra, đánh giá và đạt các thông số cơ bản tương tự như sản phẩm tổng hợp của các nước tiên tiến Âu – Mỹ.

- Giới thiệu một công nghệ mới trong lĩnh vực tổng hợp vật liệu nano, biến tính vật liệu nano carbon và tổng hợp xúc tác nano với thiết bị và quy trình công nghệ tự chế tạo và hoàn toàn tự chủ.

- Đưa ra được quy trình tổng hợp xúc tác, quy trình tổng hợp SWNT chất lượng cao và quy trình làm sạch SWNT có tính khả thi cao, vốn là một trong các vấn đề đang được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước trong lĩnh vực nano carbon

- Báo cáo hội nghị/hội thảo: 02





Nghiên cứu, tổng hợp graphene/graphene oxide để tạo màng polymer nanocomposite định hướng ứng dụng trong công nghệ lọc tách sản xuất nhiên liệu sạch.

- CNĐT: TS. Nguyễn Hữu Hiếu và PGS.TS. Huỳnh Kỳ Phương Hạ

- CQCT: Trường đại học Bách Khoa Tp.HCM – Đại học Quốc Gia Tp.HCM


- Tổng hợp GO

- Tổng hợp GE từ GO

- Tạo màng GE/PVA và GO/PVA

- Khảo sát hàm lượng chất độn GE/GO.




- Tổng quát, có hai phương pháp tổng hợp GE/GO từ Gi: oxy hóa và đan xen (intercalation). Trong đề tài này, chúng tôi dùng phương pháp oxy hóa. Bởi vì, Gi sau khi oxy hóa, trên mặt phẳng nằm ngang của các lớp có các nhóm hydroxy, epoxy, và trên các góc của mặt phẳng ngang có thể hình thành nhóm chức carbonyl hoặc carboxylic – mô hình Lerf-Klinowski. Nhờ các nhóm chức phân cực này, GO có tính thân nước hơn nên có thể phân tán tốt trong dung môi nước. Nước tương tác tốt với GO bằng liên kết hydrogen. Và vì thế GE/GO dễ dàng phân tán trong các dung dịch polymer như PVA giúp cho quá trình đúc màng composite thuận lợi hơn với các tấm nano phân tán đồng đều trong hỗn hợp

- Qua việc ứng dụng các sản phẩm GE/GO làm vật liệu độn nano chế tạo màng sẽ giúp cải thiện hiệu quả làm việc của màng thương mại không độn GE/GO. Bởi vì, với cấu trúc dạng tấm (nanoplates) sẽ ngăn chặn các phân tử có kích thước lớn như ethanol khuếch tán bên trong màng (Hình 2.18) và vì thế hiệu suất của quá trình lọc màng sẽ tăng lên.

- Mặt khác, các GO có tính ưa nước sẽ làm tăng tính ái nước của màng và do đó thông lượng dòng nước qua màng tăng dẫn đến làm tăng năng suất của quá trình. Với phương pháp này sẽ nâng cao được hiệu quả làm việc của màng .

- Đồng thời, trong đề tài này chúng tôi cũng giới thiệu phương pháp nâng cao nồng độ ethanol bằng công nghệ thẩm thấu-bốc hơi dùng chính sản phẩm màng đã chế tạo. Vì vậy, sẽ định hướng ứng dụng sản phẩm của đề tài trong sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam bằng kỹ thuật màng.

- Thẩm thấu-bốc hơi là quá trình màng trong công nghệ lọc màng, được ứng dụng chủ yếu để khử nước các dung dịch, đặc biệt là dung dịch ethanol. Đây là công nghệ khá mới trên thế giới cũng như ở nước ta, nếu thành công sẽ được triển khai ứng dụng để sản xuất nhiên liệu sạch như xăng sinh học. Sản phẩm của quá trình sẽ góp phần làm đa dạng các nguồn nhiên liệu phục vụ cho các lĩnh vực liên quan trong công nghiệp và đời sống.

- Đào tạo: 2 kĩ sư và 1 thạc sĩ

- Bài báo: 1 bài báo trong nước và 1 bài báo quốc tế




Nghiên cứu hoạt tính ức chế enzyme acetylcholinesterase và ba dòng tế bào ung thư từ lá hai loài Bần (Sonneratia) và hai loài Mắm (Avicennia) ở rừng ngập mặn Cần Giờ- thành phố Hồ Chí Minh

- CNĐT: GS.TS. Nguyễn Kim Phi Phụng & TS. Phạm Nguyễn Kim Tuyến

- CQCT: Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên


- Kết quả khảo sát thành phần hóa học trên 02 loài Bần và 02 loài mắm đã cô lập được 103 hợp chất. Tuy nhiên, khi xác định cấu trúc và định danh, đã xác định 85 hợp chất vì có 18 hợp chất hiện diện ở cả 2 hoặc 3 loài cây nghiên cứu. Trong số 85 hợp chất này, có 11 hợp chất mới trong tự nhiên được xác định dựa trên việc tra cứu bằng phần mềm Scifinder tại đại học Roskilde, Đan Mạch vào tháng 08/2015. 85 hợp chất cô lập thuộc các nhóm hợp chất sterol, triterpenoid, flavonE, lignan, megastigmane, phenolic, iridoid, quinon và các hợp chất khác.

- Ba loại acid: gallic acid, ursolic acid và oleanolic acid được khảo sát định lượng HPLC trên 64 cao chiết của bốn loài (4 cao x 2 mùa mưa – nắng x 2 loại lá già –non x 4 loài). Kết quả cho thấy gallic acid tập trung nhiều ở cao ethyl acetate, oleanolic acid và ursolic acid hiện diện nhiều ở cao n-hexane. Lá Bần ổi già – mùa mưa có tổng hàm lượng acid triterpene (oleanolic acid và ursolic acid) cao nhất, trong khi lá Bần ổi non – mùa nắng có hàm lượng gallic acid cao nhất. Lá Bần trắng non – mùa mưa và lá Bần trắng già – mùa nắng có hàm lượng cao đồng thời cả 3 acid khảo sát.

- Hai mươi cao chiết và bốn mươi bốn hợp chất tinh khiết cô lập được từ lá 2 loài Bần và 2 loài Mắm được đánh giá khả năng gây độc tế bào trên 3 dòng tế bào Hela, NCI–H460 và MCF–7 tại nồng độ 100 g/mL. Các cao chiết của cây Bần trắng và 14 hợp chất có tiềm năng gây độc trên 50% trên một, hai hoặc cả 3 dòng tế bào khảo sát.

- Mười sáu cao chiết của hai loài BầnSonneratia và hai loài MắmAvicennia và năm mươi hợp chất tinh khiết cô lập được từ lá 2 loài Bần, 2 loài Mắm được đánh giá khả năng ức chế acetylcholinesterase tại ba nồng độ 100, 50 và 25g/mL. Tất cả các cao chiết từ 2 loài Bần và Mắm thể hiện hoạt tính ức chế từ rất yếu đến yếu, 3 hợp chất ức chế trên 50% ở nồng độ 100 g/mL.

- Các kết quả đạt được trong đề tài đã được viết thành các bài báo đăng trong các tạp chí trong nước và quốc tế, giúp tăng thêm kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học và trong sự nghiệp giảng dạy, đào tạo cho bản thân các cán bộ, đồng thời góp phần đưa khoa học, công nghệ hóa dược của nước ta đạt trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực.

- Thông qua việc thực hiện đề tài, một nghiên cứu sinh (NCS. Nguyễn Thị Hoài Thu) và hai học viên cao học (HVCH Lâm Phục Khánh, Nguyễn Trường Thiên Kim) đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ, luận văn thạc sĩ tại Khoa Hoá, trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Công tác này góp phần cung cấp nguồn nhân lực cao cho thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cho cả nước nói chung.



Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc hướng đến nghiên cứu triển khai sản xuất gallic acid, ursolic acid và oleanolic acid từ loài bần và mắm mọc ở rừng ngập mặn Cần Giờ.

Đào tạo: 1 nghiên cứu sinh và 2 cao học

- Bài báo: 3 bài trong nước và 2 bài quốc tế

- 1 bài tham dự Hội nghị quốc tế, sau khi được phản biện đã được đăng trong Tạp chí Hóa học






Nghiên cứu tác dụng ức chế virus EV71, kháng viêm, kháng khuẩn và độc tính của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu trên thực nghiệm.

- CNĐT:: PGS.TS. Nguyễn Phương Dung.

- CQCT : Công Ty Cổ phần Dược phẩm OPC.


- Khảo sát khả năng ức chế virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu

- Ðánh giá tác dụng kháng viêm cấp của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu trên mô hình gây viêm bằng carragenin

- Ðánh giá tác dụng kháng viêm mạn của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu trên mô hình tạo u hạt thực nghiệm

- Ðánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu

- Khảo sát độc tính cấp đường uống của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu trên chuột nhắt trắng

- Thống kê, xử lý số liệu thực nghiệm

- Khảo sát độc tính bán trường diễn của thuốc nước chứa tinh chất lá Trầu trên chuột nhắt trắng


- Nghiên cứu tác dụng ức chế virus EV71, kháng viêm, kháng khuẩn và độc tính của sản phẩm trên thực nghiệm. Làm cơ sở cho nghiên cứu lâm sàng tiếp theo cho sản phẩm, hướng đến có một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Tay Chân Miệng với nguồn dược liệu Lá Trầu dễ trồng và có sẵn trong nước.

- Sản phẩm của đề tài là cơ sở cho giai đoạn nghiên cứu lâm sàng cho sản phẩm, hướng đến là nghiên cứn một sản phẩm thuốc nước chứa tinh chất Lá Trầu hổ trợ điều trị bệnh Tay Chân Miệng với nguồn dược liệu Lá Trầu dễ trồng và có sẵn trong nước.

Đào tạo:

- 1 Cử nhân khoa học,

Bài báo:

- Bài báo: Đề tài “Tác dụng kháng viêm và độc tính của thuốc nước chứa tinh chất Lá Trầu (Piper Bette L.)” Võ Thị anh Đào*, Lê Thị Lan Phương**, Nguyễn Lê Việt Hùng**, Nguyễn Phương Dung** đăng trên Tạp chí Y Học Thành Phố - Phụ bản của Tập 19*Số 5* 2015 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh – Hội nghị Khoa học công nghệ Khoa Y học cổ truyền ngày 18/09/2015.

- Bài báo: Đề tài “Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn, trung hòa virus EV71 của thuốc nước chứa tinh chất Lá Trầu (Piper Bette L.)”, Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Vũ Thị Quế Hương**, Đỗ Thị Hồng Tươi**, Nguyễn Phương Dung** đăng trên Tạp chí Y Học Thành Phố - Phụ bản của Tập 19*Số 5* 2015 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh – Hội nghị Khoa học công nghệ Khoa Y học cổ truyền ngày 18/09/2015.

Báo cáo hội nghị/hội thảo:

- Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh – Hội nghị Khoa học công nghệ Khoa Y học cổ truyền ngày 18/09/2015.




Nghiên cứu thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị sản xuất hydro quy mô phòng thí nghiệm trên cơ sở điện cực nano Pt

- CNĐT: ThS. Nguyễn Huy Du

- CQCT: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP. HCM


- Tổng hợp được xúc tác nano-Pt/vulcan XC-72R bằng phương pháp ngâm khử nhiều bước.

- Biến tính được màng Nafion với Nafion monomer, giúp chế tạo được MEA có độ ổn định và hiệu năng cao.

- Chế tạo được một thiết bị sản xuất hydro hoàn chỉnh


- Với kết quả đạt được, đề tài có thể cung cấp thiết bị sinh hydro phục vụ cho các phòng thí nghiệm nhằm tiết kiệm ngoại tệ. Theo thống kê sơ bộ của nhóm, Nước ta hiện đang sử dụng trên 500 thiết bị sinh hydro qui mô phòng thí nghiệm. Giá nhập khẩu của thiết bị sinh hydro 300 mL/phút khoảng trên 185 triệu/thiết bị và tuổi thọ của thiết bị này khoảng 5 năm. Do đó, với giá thành sản xuất thấp hơn 85 triệu/thiết bị, chúng ta sẽ tiết kiệm được khoảng 45 tỉ và mang lại giá trị thặng dư cho xã hội khoảng 10 tỉ trong 5 năm.

- Với trang thiết bị đã đầu tư, hai nhân lực của nhóm thực hiện đề tài có thể chế tạo 01 thiết bị sinh hydro trong 10 ngày. Do đó, nhóm thực hiện đề tài có khả năng cung cấp thiết bị sinh hydro qui mô phòng thí nghiệm cho cả thị trường Việt nam và các nước lân cận.

Qui trình chế tạo thiết bị sản xuất hydro

Thiết bị sản xuất hydro “HD 300 Hydrogen Generator”

Đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Bài báo: 01 bài báo quốc tế trên tạp chí Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology (Scopus)






Nghiên cứu chế tạo xúc tác oxi hóa CO ở nhiệt độ thấp và ứngng dụng xử lý khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu biomass

- CNĐT: GS.TSKH. Lưu Cẩm Lộc

- CQCT: Viện Công nghệ Hóa học


- Điều chế và nghiên cứu các đặc trưng lý hóa của các xúc tác oxit kim loại trên cơ sở CuO, Cr2O3, CeO2 và xúc tác biến tính Pt: 2 xúc tác CuCrAl và PtCuAl có họat độ và độ bền cao trong môi trường có tạp chất, phù hợp với mục đích ứng dụng cho xử lý khí thải trong thực tế.

Chế tạo chất mang và 2 xúc tác công nghiệp CuCrAl(CN) và PtCuAl(CN) dạng ống Æ3/Æ6 x H12 có hoạt họat độ, độ bền và tính chất cơ lý phù hợp làm xúc tác xử lý khí thải lò hơi nhiên liệu biomass có thể ứng dụng trong điều kiện công nghiệp. Xúc tác có khả năng xử lý tổng hợp CO và các thành phần độc hại khác như NO, NOx và H2. Hai xúc tác xử lý khí thải lò hơi ở nhiệt độ tương đối thấp (250oC) với tốc độ thể tích dòng khí cao 10.000 h-1, khí thải lò hơi sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

Xúc tác công nghiệp CuCrAl(CN) được chọn là xúc tác có các tính chất lý hóa, hiệu quả xử lý cũng như về giá thành rẻ, có thể ứng dụng trong công nghiệp để xử lý khí thải lò hơi ô nhiễm nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.


Việc ứng dụng các công nghệ xử lý khí thải và xúc tác xử lý khí thải có hiệu quả xử lý cao, tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chi phí vận hành giúp các nhà sản xuất tiếp cận với các phương tiện có trình độ, chất lượng hiện đại. Xúc tác họat động ở nhiệt độ thấp nên một mặt giảm thiểu lượng khí thải không xử lý trong giai đọan “khởi động lạnh”, mặt khác không tạo ra các chất độc hại thứ cấp như NOx. Xúc tác dễ sử dụng và đễ hoàn nguyên để tái sử dụng, nên có tuối thọ cao, có khả năng sử dụng trong thời gian dài. Độ ổn định cao, thời gian hòan nguyên ngắn (2 giờ), nên hệ thống xử lý có thể làm việc liên tục.

Hệ thống xử lý khí thải đơn giản, tận dụng nhiệt tốt. Với đặc điểm xúc tác có họat độ cao ở nhiệt độ thấp và phản ứng tỏa nhiệt mạnh, nên khi xử lý khí thải nồng độ CO cao, chỉ cần gia nhiệt trong thời gian đầu của phản ứng, sau đó phản ứng tự cấp nhiệt.



Sản phẩm:

- 6 mẫu xúc tác dạng hạt: 50 g/mẫu

- 12 kg 2 loại xúc tác viên công nghiệp

- Quy trình công nghệ tạo hình xúc tác dùng cho xử lý khí thải ở nhiệt độ thấp.

- Quy trình công nghệ xử lý khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu biomass.

- Đào tạo: 01 thạc sĩ ; 4 KSTN

- Bài báo: 03 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành trong nước

- 02 báo cáo tham dự hội nghệ khoa học trong nước




Xây dựng mô hình đánh giá sự kích thích tăng sinh và biệt hóa tế bào gốc thần kinh của một số dược liệu Việt Nam.

- CNĐT: ThS. Phan Kim Ngọc và ThS. Trương Hải Nhung

- CQCT: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Tp.HCM


- Đã thu nhận được 1 cao thô và 3 phân đoạn cao Sâm Ngọc Linh, 1 cao thô và 2 phân đoạn cao Nấm Linh chi đỏ và 1 cao thô và 3 phân đoạn cao rau đắng biển. Các cao thu nhận được đạt yêu cầu cho các thử nghiệm in vitro in vivo.

- Phân lập, nuôi cấy và xác định được đặc điểm của tế bào gốc thần kinh chuột thu nhận từ não thai chuột. Giải đông và nuôi cấy tế bào gốc thần kinh người (H9). Đã thiết lập được quy trình đánh giá khả năng tăng sinh của neurosphere/tế bào lớp đơn.

- Bước đầu, kết quả nghiên cứu cho thấy cao chiết ethanol Nấm linh chi đỏ nồng độ 500 ug/ml, cao phân đoạn nước rau đắng biển với nồng độ 500 μg/ml và cao cồn tổng sâm Ngọc linh (200 ug/ml) có kích thích sự tăng sinh của tế bào gốc thần kinh. So sánh 3 loại dược liệu, phân đoạn cồn tổng Sâm Ngọc Linh cho hiệu quả kích thích tăng sinh tốt nhất (sphere tăng 27% so với chứng âm), gia tăng biểu hiện gen Ki67, Cyclin A, C và D, kích thích tế bào đi vào pha G2/M hiệu quả hơn so với các phân đoạn khác của Sâm Ngọc Linh, Nấm Linh chi và Rau đắng biển.

- Đánh giá được hiệu quả kích thích biệt hoá của các phân đoạn cao chiết lên tế bào gốc thần kinh. Kết quả cho thấy phân đoạn rau đắng n-butanol (200 ug/ml) có tác động gây biệt hoá mạnh nhất.

- Đã xây dựng được mô hình chuột tiền bệnh Parkinson với các biểu hiện như: tăng biểu hiện gen gây viêm và gen TH; tăng số lượng tế bào hoại tử trong vùng não giữa. Phân đoạn Sâm cồn tổng (500 mg/kg) có tác dụng hạn chế sự hoại tử tế bào tại vùng chất đen của chuột, kích thích tăng biểu hiện gen TH.


- Đề tài đã xây dựng được quy trình thu nhận và nuôi cấy tế bào gốc thần kinh từ não thai chuột

Đề tài đã tạo được quy trình đánh giá tác động của dược liệu lên mô hình dòng tế bào gốc thần kinh theo 2 dạng: nuôi cấy neurosphere và nuôi cấy lớp đơn

- Đề tài đã tạo được mô hình chuột tiền bệnh lý Parkinson bằng hoá chất MPTP

Kết quả đã chỉ ra tác dụng kích thích tăng sinh in vitro của Sâm Ngọc linh (cao cồn tổng) trong điều kiện in vitro. Sâm Ngọc Linh (cao cồn tổng) cũng có tác dụng bảo vệ tế bào, hạn chế sự hoại tử tế bào tại vùng chất đen của chuột.

- Việc nghiên cứu đánh giá tác động của các dược liệu như Sâm Ngọc Linh, Nấm Linh chi và Rau đắng biển trên dòng tế bào gốc thần kinh hiện còn rất hạn chế ở Việt Nam và trên thế giới. Nghiên cứu này tiếp cận theo hướng mới về sàng lọc thuốc đó là việc sử dụng các mô hình dòng tế bào gốc.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đã phân lập và nuôi cấy thành công tế bào gốc thần kinh từ não thai chuột.

Nghiên cứu đã cung cấp các giá trị tham khảo mới trong đánh giá tác động của 3 loại dược liệu này trên mô hình dòng tế bào gốc thần kinh
Đào tạo: 9 cử nhân và 1 thạc sĩ

- Bài báo: 1 bài báo thuộc ISI, 1 bài báo trên tạp chí nước ngoài,



- 4 bài báo tham gia hội nghị quốc tế và 1 bài báo tham gia hội nghị trong nước






tải về 166.34 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương