Danh sách cáC ĐỀ TÀI ĐÃ nghiệm thu năM 2016 Chương trình: HÓA, HÓa dưỢc và CÔng nghệ thực phẩM



tải về 144.42 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích144.42 Kb.
#37551
DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI ĐÃ NGHIỆM THU NĂM 2016

Chương trình: HÓA, HÓA DƯỢC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


STT

Tên đề tài/dự án

(1)

Sản phẩm nghiên cứu

(2)

Kết quả đạt được

(3)

Tình hình, khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu (4)

Địa chỉ ứng dụng (5)

Ghi chú



Xây dựng quy trình chiết xuất nọc ong (Apis mellifera) và đánh giá tác dụng dược lý theo hướng sử dụng hỗ trợ điều trị viêm khớp

Đào tạo: 01 Thạc sỹ

02 bài báo Đăng tạp chí chuyên ngành trong nước.

02 Báo cáo hội nghị trong nước.


- Quy trình chiết xuất nọc ong từ loài ong mật Apis mellifera tại trang trại nuôi ong.

- Quy trình làm sạch nọc ong trong phòng thí nghiệm

- Quy trình phân tích nọc ong bằng phương pháp RP-HPLC/Q-TOF.

- Kết quả thẩm định quy trình phân tích

- Thành phần nọc ong chiết xuất ở Việt Nam so với chất lượng nọc ong ở một số nước khác.

- Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của nọc ong.

- Hồ sơ thử nghiệm độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của nọc ong.

- Hồ sơ thử nghiệm tác dụng chống viêm khớp, giảm đau, của nọc ong.




Điểm mới: Đề tài này đã nghiên cứu quy trình chiết xuất, tinh chế, phân tích thành phần, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của nọc ong cũng như đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng kháng viêm, giảm đau của nọc ong trên động vật thực nghiệm. Đây là nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam.

Đóng góp của đề tài:

- Quy trình chiết xuất nọc ong được thực hiện đơn giản, không làm chết ong, không ảnh hưởng đến sản lượng mật;

- Quy trình tinh chế và bảo quản nọc ong đơn giản, dễ thực hiện trong các phòng thí nghiệm;

- Quy trình phân tích chất lượng nọc ong có độ tin cậy cao, thành phần các hợp chất trong nọc ong chiết xuất được tương tự như trong nọc ong của hãng Sigma-Aldrich và các công bố của các nước khác;

- Nọc ong ở liều 1,5 mg/kg không gây độc và có tác dụng kháng viêm, giảm đau trên động vật thực nghiệm.

Hướng ứng dụng của đề tài:

Trên cơ sở kết quả này, cần tiến hành thêm một số nghiên cứu lâm sàng trên người để định hướng phát triển thuốc thủy châm (tiêm vào huyệt) điều trị bệnh viêm khớp từ nọc ong, vốn đã và đang được sử dụng trong dân gian nhưng chưa có cơ sở khoa học.


Nghiên cứu chế tạo thiết bị chiết xuất nọc ong để trang bị cho các trang trại chiết xuất nọc ong, làm nguyên liệu hóa dược và tăng thu nhập cho người nuôi ong.










Nghiên cứu tiêu chuẩn hóa một số hợp chất để làm chất đối chiếu sử dụng trong kiểm nghiệm tạp chất liên quan của thuốc.

Biên soạn tài liệu giảng dạy học phần “Kiểm nghiệm tạp chất liên quan”

Đào tạo 03 Thạc sỹ; hỗ trợ 01 tiến sỹ.

05 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành trong nước.

02 báo cáo tại Hội nghị quốc tế Pharma Indochina VIII vào tháng 12 năm 2013 tại Việt Nam.

02 báo cáo in kỷ yếu.


- Đã điều chế thành công tạp chất captopril disulfid, 7-ADCA, D-phenylglycin, tạp D của amlodipin, tạp A và tạp B của nifedipin có thể dùng làm chất đối chiếu trong kiểm nghiệm.

- Đã xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu quy trình xác định độ tinh khiết của captopril disulfid, 7-ADCA, D-phenylglycin, tạp D của amlodipin, tạp A và tạp B của nifedipin bằng phương pháp HPLC.

- Đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở các tạp 7-ADCA, D-phenylglycin, captopril disulfid, tạp D của amlodipin, tạp A và tạp B của nifedipin bao gồm chỉ tiêu tính chất, định tính, hàm ẩm, độ tinh khiết, mức chất lượng của từng chỉ tiêu và phương pháp thử. Tất cả các tạp đã được thiết lập chất đối chiếu, đủ điều kiện để đăng ký chuẩn Dược điển.

- Đã xây dựng và thẩm định đạt yêu cầu quy trình định lượng captopril disulfid trong nguyên liệu và thành phẩm captopril bằng phương pháp HPLC.

- Tất cả 4 quy trình kiểm nghiệm tạp chất liên quan được khảo sát tính phù hợp của hệ thống và đạt yêu cầu theo qui định theo Dược điển Việt Nam IV. Bốn quy trình này có giới hạn phát hiện thấp hơn mức chất lượng cho phép của tạp chất liên quan theo Dược điển Việt Nam IV. Đã ứng dụng 4 quy trình trên để kiểm tra tạp chất captopril disulfid, 7-ADCA và D-phenylglycin, tạp D của amlodipin, tạp A và tạp B của nifedipin trong một số nguyên liệu và thành phẩm tương ứng trên thị trường.


ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

  1. Qui trình tổng hợp tạp chất captopril disulfid từ captopril bằng phản ứng oxy hóa khử, sử dụng tác nhân oxy hóa là hydrogen peroxyd.

  2. Qui trình điều chế tạp D-phenylglycin và 7-ADCA của cephalexin, sử dụng enzym PGA.

  3. Qui trình HPLC định lượng captopril và đồng thời kiểm tra tạp chất captopril disulfid trong nguyên liệu và thành phẩm captopril.

  4. Tiêu chuẩn hóa các tạp 7-ADCA, D-phenylglycin, captopril disulfid, tạp D của amlodipin, tạp A và tạp B của nifedipin bao gồm chỉ tiêu tính chất, định tính, hàm ẩm, độ tinh khiết, mức chất lượng của từng chỉ tiêu và phương pháp thử. Tất cả các tạp đã được thiết lập chất đối chiếu, đủ điều kiện để đăng ký chuẩn Dược điển.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

Góp phần phát triển danh mục tạp chuẩn quốc gia, sử dụng trong kiểm nghiệm tạp chất liên quan của thuốc.

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:

Kiểm nghiệm tạp chất liên quan của thuốc. Đây là nội dung được Cục Quản lý Dược Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp dược trong nước phải kiểm tra tạp chất liên quan một cách chặt chẽ trong nguyên liệu và thành phẩm đăng ký cho sản xuất và lưu hành.

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TIẾP CỦA ĐỀ TÀI:

Tiếp tục nghiên cứu điều chế các tạp chất khác hiện nay đang rất cần như tạp chất của fexofenadin, gliclazid, indapamid, itraconazol, perindopril, ….

Nâng cấp các qui trình điều chế tạp lên qui mô pilot.


Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh







Nghiên cứu điều chế và thử tác dụng hạ đường huyết của cao dược liệu từ Mướp đắng, Râu mèo và Mắc cỡ

Đào tạo 03 cử nhân

02 bài báo trong Tạp chí Y học TP. HCM


Cao dược liệu có tác dụng hạ đường huyết

Quy trình chiết xuất cao dược liệu khả thi và đạt hiệu quả kinh tế

Bộ tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu Mướp đắng; Mắc cỡ; Râu mèo

Kết quả độc tính cấp của 2 công thức (cao chiết cồn và cao chiết nước)

Kết quả tác dụng hạ đường huyết thực nghiệm của 2 công thức (cao chiết cồn và cao chiết nước)

Kết quả khảo sát độ ổn định về tác dụng hạ đường huyết của cao dược liệu có hiệu quả

Kết quả khảo sát độ ổn định cao dược liệu có hiệu quả trong thời gian 12 tháng theo điều kiện tự nhiên.

Với các kết quả thu được như trên, đề tài đã nghiên cứu được quy trình chiết xuất,công thức và tiêu chuẩn kiểm nghiệm một sản phẩm an toàn và có tác dụng dược lý hạ đường huyết. Quy trình chiết xuất này hoàn toàn đảm bảo tính khả thi công nghệ, thích hợp với điều kiện của các công ty cổ phần Dược hiện nay ở Việt Nam.



ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

Đã nghiên cứu được một quy trình chiết xuất cao dược liệu đảm bảo tính khả thi công nghệ, có hiệu quả kinh tế và có tác dụng dược lý hạ đường huyết.

Đã xây dựng được tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu có tính an toàn và có tác dụng dược lý hạ đường huyết tốt nhất.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện một dược phẩm có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường.

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Hoàn thiện một dược phẩm có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường.

Với kết quả thu được, đề tài rất có khả năng phát triển thành một dược phẩm hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường nếu được nghiên cứu hoàn thiện các bước tiền lâm sàng và lâm sàng tiếp theo.











Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết tách Taxol từ lá cây thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.) ở quy

- Đại học: 02 (đại học Nông Lâm)

- Thạc sỹ: 01 (Đại học Bách Khoa)

- 03 bài báo đăng Tạp Chí Y học thành phố


- Đưa ra được trình chiết tách Taxol từ lá cây thông đỏ lá dài ở quy mô pilot

- Phân lập được 4 taxoid khác gồm: Deacetyl baccatin III; 10-DAB; Taxuspine F; Taxchin A




ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Chiết tách hoạt chất taxol, áp dụng trên đối tượng là thông đỏ lá dài với nguyên liệu là lá, đối tượng này đã đươc trồng ở Việt nam. Chưa có nghiên cứu nào công bố việc thu nhận taxol từ nguyên liệu này với quy mô có thể ứng dụng sản xuất

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Khảo sát và đưa ra thông số chiết taxol bằng kỹ thuật CO2 siêu tới hạn

Khảo sát và đưa ra quy trình chiết tách taxol ở quy mô pilot, quy trình đơn giản, phù hợp với điều kiện hiện có trong nước

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Áp dụng để nghiên cứu, nâng cấp lên quy mô sản xuất.












Nghiên cứu bào chế kem chứa nọc bò cạp Heterometrus laoticus.


Đại học: 2 (1 dược sỹ, 1 cử nhân hóa học)

Thạc sỹ: 2 (1 bào chế, 1 kiểm nghiệm thuốc).

01 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành trong nước.


Bào chế ra kem xoa bóp chứa nọc bò cạp. Kem có hoạt tính kháng viêm, giảm đau.

ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Cho đến nay trên thị trường Việt Nam chưa có kem xoa bóp chứa nọc bò cạp.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Nghiên cứu sử dụng nguyên liệu của Việt Nam để điều chế ra kem xoa bóp kháng viêm, giảm đau.

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Ứng dụng trong y dươc

KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN TIẾP CỦA ĐỀ TÀI: Bào chế kem chứa nọc bò cạp ở quy mô pilốt để tiến hành khảo sát kem trên lâm sàng.












Nghiên cứu bào chế và tiêu chuẩn hóa sản phẩm chứa tinh dầu chuẩn hóa Lá Trầu (Piper betle L.) hổ trợ điều trị bệnh Tay Chân Miệng.


  1. Xây dựng công thức

  2. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

  3. Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất tại Nhà máy OPC.

  4. Triển khai sản xuất tại Nhà máy OPC và thẩm định quy trình sản xuất

  5. Theo dõi độ ổn định thuốc




-Đã xây dựng công thức phù hợp dựa trên việc khảo sát 6 CT ở quy mô pilot, cỡ lô 3 lít, chọn được công thức có tỷ lệ chất diện hoạt phù hợp, đảm bảo các thông số độ nhớt, tỷ trọng, pH, độ phân tán hàm lượng phenolic đạt yêu cầu.

Đã hợp tác với Công ty Sắc ký Hải đăng tiến hành xây dựng quy trình phân tích và hồ sơ thẩm định phương pháp định lượng hàm lượng phenolic và thành phần 4-Allyl Pyrocatechol Diacetate trong sản phẩm.

-Đã xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm.

-Đã thẩm định tiêu chuẩn sản phẩm tại Viện Kiểm nghiệm TP Hồ Chí Minh.

-Dựa trên các thông số kỹ thuật của quy trình pha chế lô 3 lít, tiến hành xây dựng quy trình công nghệ sản xuất trên dây chuyền Nhà máy OPC, cỡ lô 400 lít.

-Đã triển khai sản xuất 3 lô 001NC, 002NC, 003NC, cỡ lô 400 lít, mỗi lô 4444 chai x 90 ml. Sản xuất trên Nhà máy OPC.

-Đã xây dựng đề cương và tiến hành thẩm định quy trình sản xuất cho 3 lô sản xuất nêu trên: Đạt yêu cầu.

-Đã xây dựng đề cương và tiến hành theo dõi độ ổn định thuốc ở điều kiện thường. Kết quả sản phẩm sau khi sản xuất, sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 9 tháng, sau 12 tháng, sau 18 tháng, sau 24 tháng, đạt tất cả các chỉ tiêu trong tiêu chuẩn chất lượng đã nghiên cứu. Độ ổn định sản phẩm đến nay được 24 tháng.



ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

- Nghiên cứu bào chế một sản phẩm ổn định về quy trình sản xuất là tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Về tiêu chuẩn chất lượng, đưa vào chỉ tiêu kiểm nghiệm các chất chuẩn mới như: 4-Allyl Pyrocatechol Diacetate phải nhập từ nước ngoài; Chavibetol và Chavibetol acetat chưa có trên thế giới.



  • Sản phẩm để thực hiện đề tài “Nghiên cứu tác dụng ức chế virus EV71, kháng viêm, kháng khuẩn và độc tính của sản phẩm trên thực nghiệm”. Làm cơ sở cho nghiên cứu lâm sàng tiếp theo cho sản phẩm, hướng đến có một sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Tay Chân Miệng với nguồn dược liệu Lá Trầu dễ trồng và có sẵn trong nước.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

  • Sản phẩm của đề tài là cơ sở cho giai đoạn nghiên cứu lâm sàng cho sản phẩm, hướng đến là nghiên cứu một sản phẩm thuốc nước chứa tinh chất Lá Trầu hổ trợ điều trị bệnh Tay Chân Miệng với nguồn dược liệu Lá Trầu dễ trồng và có sẵn trong nước.

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI:

  • Đề tài còn tiếp tục giai đoạn nghiên cứu trên lâm sàng sau khi tiến hành các qui trình thủ tục thực hiện một đề tài nghiên cứu cấp Thành phố, đặc biệt có ý kiến chỉ đạo của Bộ Y Tế.

  • Chế phẩm sản xuất từ Lá Trầu không, nguồn dược liệu có sẵn trong nước.




Công ty cổ phần Dược phẩm OPC







Nghiên cứu điều chế và thử tác dụng hạ đường huyết của cao dược liệu từ Mướp đắng, Râu mèo và Mắc cỡ

03 cử nhân .

Đăng 2 bài báo trong Tạp chí Y học TP. HCM




Cao dược liệu có tác dụng hạ đường huyết

Quy trình chiết xuất cao dược liệu khả thi và đạt hiệu quả kinh tế

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu Râu mèo; Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu Mướp đắng; Tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu Mắc cỡ

Tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu có tác dụng dược lý hạ đường huyết tốt nhất

Hồ sơ thử nghiệm dược lý của của các công thức:

Kết quả độc tính cấp của 2 công thức (cao chiết cồn và cao chiết nước)

Kết quả tác dụng hạ đường huyết thực nghiệm của 2 công thức (cao chiết cồn và cao chiết nước)

Kết quả khảo sát độ ổn định về tác dụng hạ đường huyết của cao dược liệu có hiệu quả

Kết quả khảo sát độ ổn định cao dược liệu có hiệu quả trong thời gian 12 tháng theo điều kiện tự nhiên


Đề tài đã nghiên cứu được quy trình chiết xuất,công thức và tiêu chuẩn kiểm nghiệm một sản phẩm an toàn và có tác dụng dược lý hạ đường huyết. Quy trình chiết xuất này hoàn toàn đảm bảo tính khả thi công nghệ, thích hợp với điều kiện của các công ty cổ phần Dược hiện nay ở Việt Nam.

ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:

Đã nghiên cứu được một quy trình chiết xuất cao dược liệu đảm bảo tính khả thi công nghệ, có hiệu quả kinh tế và có tác dụng dược lý hạ đường huyết.

Đã xây dựng được tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao dược liệu có tính an toàn và có tác dụng dược lý hạ đường huyết tốt nhất.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện một dược phẩm có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường.

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Hoàn thiện một dược phẩm có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh đái tháo đường.













Nghiên cứu sản xuất bán thành phẩm (cao chiết chuẩn hóa) và một vài chế phẩm từ actisô Đà Lạt có hàm lượng cynarin và acid clorogenic tương đương với chế phẩm của nước ngoài (Chophytol) đang lưu thông ở thị trường trong nước”.

3 quy trình kiểm nghiệm

2 quy trình bào chế viên nén bao phim và thuốc bột đóng gói.

Đại học (CN, KS): 5 dược sĩ

Thạc sỹ: 2 thạc sĩ dược học

Đăng trong tạp chí Dược học (2 bài)

1 bài báo cáo trong Hội nghị quốc tế





Đề tài nghiên cứu toàn diện từ nguyên liệu (lá Actisô) đến cao chiết (bán thành phâm) và cuối cùng là nghiên cứu sản xuất thành phẩm. Ở mỗi giai đọan sản xuất đều tiến hành xây dựng phương pháp kiểm nghiệm, đánh giá chất lượng và phương pháp đánh giá hiện đại, hoàn toàn phù hợp với phương pháp kiểm nghiệm ở các nước tiến tiến. Hầu như tất cả các kết quả của đề tài đều mang tính mới ở phạm vi quốc gia vì cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào tương tự được báo cáo trước đây. Sản phẩm của đề tài có hàm lượng hoạt chất cao hơn rất nhiều lần so với chế phẩm được sản xuất ở nước ngoài (Chophytol của hãng ROSA - Pháp) và đang lưu thông ở thị trường trong nước.

HƯỚNG ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI: Chuyển giao kết quả nghiên cứu cho cơ sở có chức năng để sản xuất thành phẩm chỉ có riêng Actisô hoặc kết hợp với các dược liệu khác như một số thành phẩm hiện đang lưu hành trong nước.















Hoàn thiện quy trình tổng hợp hydrogel composite sinh học trên cơ sở biphase calcium phosphate-oxidized alginate, gelatin ứng dụng làm vật liệu thay thế tạm thời và hỗ trợ quá trình tái tạo xương.

Đại học: 01

Hỗ trợ đào tạo tiến sỹ: 01

Trong nước: 01

Ngoài nước: 01

SHTT: 01


Hoàn thiện của quy trình tổng hợp hydrogel composite sinh học biphase calcium phosphate-oxidized alginate, gelatin.

Đánh giá khả năng khoáng hóa của vật liệu.

Khảo sát khả năng phát triển tế bào gốc của thỏ trên vật liệu và cấy ghép vật liệu trên xương thỏ. Đánh giá sự phát triển của xương sau khi cấy ghép vật liệu composite vào xương đùi thỏ dựa trên kết quả phân tích micro-CT về tỉ lệ thể tích xương/thể tích mô, diện tích xương bề mặt/thể tích xương và kết quả phân tích mô học.

Nhuộm mô học bằng kỹ thuật nhuộm thường quy H&E để khảo sát cấu trúc mô xương, hình thái, các thành phần khác trong mô xương, đánh giá sự phát triển của tế bào trên khối xương ghép vật liệu.



Hoàn thiện quy trình tổng hợp hydrogel composite sinh học trên cơ sở biphase calcium phosphate-oxidized alginate, gelatin ứng dụng làm vật liệu thay thế tạm thời và hỗ trợ quá trình tái tạo xương làm cơ sở khoa học cho ứng dụng cho vật liệu y sinh thay thế tạm thời và hỗ trợ quá trình tái tạo xương.










Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất tinh dầu lá trầu (piper betle l.) Bằng phương pháp chưng cất hơi nước ở quy mô pilot đạt chất lượng làm bất hoạt được virus tay chân miệng EV 71”

Đào tạo Đại học: 01

4 bài báo khoa học trong nước; Tham dự 2 hội nghị quốc tế, 1 hội thảo và 1 hội nghị trong nước (3 báo cáo miệng và 1 poster)



Xây dựng được quy trình tách chiết tinh dầu bằng phương pháp chưng cất đạt chất lượng bất hoạt được virus gây bệnh TCM EV71, trong khi hiện nay bệnh này chưa có thuốc điều trị hay vaccine phòng ngừa.

sản xuất được tinh dầu trầu trên quy mô công nghiệp để cung cấp cho sản xuất thuốc hỗ trợ trị bệnh Tay Chân Miệng


Công ty cổ phần dược phẩm OPC






Nghiên cứu tổng hợp Erlotinib dược dụng cho thuốc điều trị bệnh ung thư.

Đại học: 04

Thạc sỹ: 01

Tạp Chí Dược Học: 01

Tạp Chí Hóa Học: 01

Erlotinib dược dụng

Các quy trình tổng hợp và tinh chế Erlotinib

Hồ sơ tiêu chuẩn hóa chứa các phổ xác định cấu trúc của các hợp chất trung gian và sản phẩm Erlotinib


Đã đưa ra quy trình tổng hợp erlotinib hydrochloride kết hợp các bước tổng hợp nối tiếp đạt hiệu suất cao trên 53%.


Có tiềm năng ứng dụng. Tiếp tục nâng cao hiệu suất của quy trình ở quy mô pilot để hướng tới sản xuất dược dụng ở Việt Nam



Công ty Dược phẩm Vimedimex






Nghiên cứu chế tạo vật liệu composite trên cơ sở PP/TiO2/Ag.

Đại học: 03

Thạc sỹ: 01

Ngoài nước: 02

Quy trình chế tạo vật liệu NTs TiO2/Ag

Quy trình chế tạo vật liệu compozit PP/NTs TiO2/Ag có khả năng kháng/khử khuẩn.


Đưa ra được qui trình chế tạo vật liệu compozit PP/NTs TiOs/Ag có hiệu suất kháng/khử khuẩn đạt 99,9% và kết quả phân tích lượng bạc giải phóng ra môi trường cho thấy nồng độ bạc giải phóng ra thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng được phép theo WHO.

Đánh giá sơ bộ giá thành sản phẩm so với sản phẩm cùng loại trên thị trường có giá thấp hơn rất nhiều



Có thể triển khai sản xuất nhựa khử khuẩn để tạo ra các sản phẩm sử dụng trong các cơ sở y tế, trường học, bảo quản thực phẩm…










Nghiên cứu bào chế mỹ phẩm "Gel Dương cam cúc (Matricaria chamomilla L.) – Liposomes" hỗ trợ điều trị da bị viêm và dị ứng.

Đại học: 1 Dược sĩ đại học

Thạc sỹ: 3 Thạc sĩ dược học

Trong nước: 2 (tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh)

Hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ 31 tại đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh



Đã xây dựng thành công công thức và qui trình bào chế gel liposome, đây là dạng bào chế mới, giúp gia tăng hiệu quả điều trị thông qua khả năng thấm sâu vào da.

Là một trong những đề tài đầu tiên về dạng bào chế gel liposome.



có thể nâng cấp qui trình sản xuất để hướng đến sản xuất thực tế.









Nghiên cứu quy trình công nghệ tổng hợp dược chất anastrozole từ 3,5-Bis(1-Cyano-2-methylethyl)toluene quy mô 100g/mẻ.

Đại học (CN, KS): 01

Trong nước: 01

GIẢI PHÁP HỮU ÍCH: 01

Hoàn thiện quy trình tổng hợp Anastrozole từ 3,5-bis(2-cyano-2-methylethyl)toluene ở quy mô phòng thí nghiệm.

Xây dựng hệ thống sản xuất pilot 100g/mẻ

Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm Anastrozole



Bằng việc sử dụng hệ KBrO3/NaHSO3, đã tìm được điều kiện thích hợp để tổng hợp Ana-4 từ Ana-3 với độ chuyển hóa cao (>90%) đồng thời phản ứng được tiến hành trong dung môi ethyl acetate và H2O, vì vậy tránh được việc sử dụng các dung môi độc hại. Hơn nữa, kết quả HPLC cho thấy chỉ có duy nhất một loại sản phẩm phụ sinh ra, do đó quá trình tách sắc kí cột cuối cùng để tinh chế Anastrozole sẽ thuận lợi hơn.

Đối với phản ứng tổng hợp Anastrozole từ Ana-4, kết quả khảo sát cho thấy aceton là dung môi phù hợp để thay thế cho DMF với hiệu suất cao, độ chuyển hóa tối đa, tỉ lệ TMTADMBA thấp. Đồng thời, do nhiệt độ sôi thấp, do đó dung môi có thể dễ dàng được loại bỏ khỏi phản ứng.



Ứng dụng vào việc tổng hợp dược chất cho việc sản xuất thuốc chống ung thư của ngành công nghiệp Dược Việt Nam.










Nghiên cứu tổng hợp rod-coil diblock copolymers dẫn điện Poly(3-hexylthiophene) – block – Poly(2-hydroxyethylmethacrylate – random –N,N-dimethylamino-2-ethylmethacrylate) trên cơ sở Ply(3-hexylthiophene)-Macroinitiator.

Thạc sỹ: 01 chuyên ngành vật liệu polymer.

Trong nước: 01

Ngoài nước: 02

Giải pháp hữu ích: 01




Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu về tổng hợp các loại vật liệu polymer dẫn điện mới cấu dạng rod-coil. Các polymer dẫn này thể hiện tính chất ưu việc như là tính sắp xếp mạch cao, tính dẫn điện tương đối, và đặt biệt khả năng hòa tan trong các dung môi phân cực và không phân cực tốt, vật liệu này hướng đến các ứng dụng tiềm năng cho việc chế tạo transistor hữu cơ, pin mặt trời hữu cơ hoặc thiết bị chuyển đổi quang sắc khi thay đổi điện thế (electro-chromic).

Đề tài đã cho tạo ra các nguồn vật liệu polymer dẫn điện cấu dạng mới. Các quy trình tổng hợp vật liệu ổn định.

Đề tài tạo được vật liệu có thể sử dụng để chế tạo các linh kiện quang điện như là transistor hữu cơ, pin hữu cơ, cảm biến, và thiết bị chuyển đổi quang sắc.



Ứng dụng những vật liệu để chế tạo thiết bị quang điện










Nghiên cứu tổng hợp polyurethane “tự chữa lành” trên cơ sở nối mạng Diels-Alder giữa các pha cứng/mềm nhằm ứng dụng trong chế tạo sản phẩm polyme kỹ thuật chống rạn nứt

Thạc sỹ: 01 chuyên ngành vật liệu polymer.

Trong nước: 01

Ngoài nước: 01

Giải pháp hữu ích: 01



Đề tài đã thực hiện các nội dung nghiên cứu về tổng hợp các loại vật liệu polymer với khả năng nối mạng thuận nghịch trên cơ sở liên kết Diels-Alder. Các polymer được tổng hợp thể hiện tính chất hồi phục tính khâu mạng khi thực hiện vết rạch xướt, vật liệu này hướng đến các ứng dụng tiềm năng cho việc chế tạo các loại lớp phủ thông minh như là màng sơn hoạc trong lĩnh vực chống ăn mòn mội trường biển.

Đề tài đã cho tạo ra các nguồn vật liệu polymer thông minh tự chữa lành là loại vật liệu đang được nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới rất quan tâm và khai thác. Các quy trình tổng hợp vật liệu ổn định.



Đề tài tạo được vật liệu có thể sử dụng để chế tạo các loại màng polymer phủ như là sơn thông minh trong các ứng dụng đặt biệt như bảo vệ ăn mòn kim loại hoặc các thiết bị điện tử cần có lớp bảo vệ an toàn làm việc trong môi trường khắc nghiệt.

Ứng dụng vật liệu chế tạo các màng sơn có khả năng tự phục hồi vết nứt dủng trong ngành sơn, như sơn oto, thiết bị điện.












Nghiên cứu điều chế nguyên liệu nano chứa cyclosporine a với các tá dược lipid sẵn có ở Việt Nam

Đại học: 01 Khóa luận dược sĩ

Thạc sỹ: 03

Trong nước: 02

Ngoài nước: 01 hội nghị quốc tế

01 Hội nghị PharmNet và 01 Hội thảo trong nước

Khảo sát tính chất hóa lý để thiết lập công thức thuốc và ổn định các nguyên liệu đầu vào

Xây dựng qui trình điều chế thuốc nano cyclosporine A.

Nghiên cứu nâng cỡ lô 1 kg/lô

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm hệ phân tán nano cyclosporine A

Đánh giá tính an toàn

Nghiên cứu độ ổn định hệ phân tán nano cyclosporine A


Đề tài là hướng nghiên cứu mới nên rất có ý nghĩa về mặt khoa học – kỹ thuật. Sản phẩm của đề tài được phát triển trên các nguyên liệu thiên nhiên sẵn có, giá cả phù hợp ở Việt Nam với quy trình điều chế dễ dàng nâng cỡ lô trên quy mô sản xuất lớn. Chính vì thế, giá thành của sản phẩm sẽ giảm nhiều so với sản phẩm đối chiếu (tính toán sơ bộ giảm khoảng 5 lần). Hiện nay, sản phẩm chứa cyclosporine A hoàn toàn nhập khẩu với giá thành cao, trong khi đó nhu cầu cần thuốc chống thải ghép rất cao hiện nay ở Việt Nam. Khi sử dụng thuốc chống thải ghép, người bệnh phải sử dụng suốt cả phần đời còn lại. Chính vì vậy, sản phẩm có tính cấp thiết hướng đến cộng đồng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Định hướng ứng dụng trong ngành Dược đối với sản xuất thuốc phòng và điều trị trong chống thải ghép.









Nghiên cứu chế phẩm dùng ngoài trị nấm da có nguồn gốc từ dược liệu

Đại học: 03

Thạc sỹ: 02

Trong nước: 04

Xác định các thành phần cho tác động kháng nấm chiết từ dược liệu (cao riềng phối hợp với các chiết xuất khác) dùng trong công thức bào chế.

Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm thành phẩm.

Theo dõi độ ổn định và ước tính tuổi thọ của thuốc.



Đã nghiên cứu thành công 2 chiết xuất từ dược liệu cộng lực kháng nấm da, CandidaMalassezia. Xác định được liều hợp lý của hai chiết xuất này để bào chế chế phẩm dùng ngoài cho hiệu quả kháng nấm, không kích ứng da thỏ.


Hoàn thiện công thức và qui trình bào chế để chuyển giao công nghệ










Nghiên cứu công thức và qui trình sản xuất viên clarithromycin 500 mg phóng thích kéo dài.

Đại học: 02

Trong nước: 03



Phát tiển dạng thuốc mới – dạng thuốc phóng thích kéo dài với hoạt chất clarithromycin

Góp phần nâg cao khả năng nghiên cứu dạng thuốc phóng thích kéo dài.

Góp phần phát triển sản xuất thuốc trong nước phục vụ cho nhười dân.
Về kiểm nghiệm:

Định lượng clarithromycin bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với các điều kiện chứng minh đạt độ lặp lại và độ đúng trong giới hạn tuyến tính (đã được thẩm định).

Về bào chế:


  • Đã lựa chọn được tá dược để xây dựng thành phần công thức cho viên nhân và qui trình sản xuất viên nhân bằng phương pháp dập thẳng.

  • Đã tối ưu hóa mô hình công thức để lựa chọn được tỉ lệ tá dược đạt theo TCCS và đạt so với thuốc đối chiếu.

Đã xây dựng qui trình bao phim với dung môi sử dụng là Opadry II®white. Lớp bao giúp bảo vệ và tạo thẩm mỹ mà không ảnh hưởng đến độ hòa tan và ổn định của viên thành phẩm.

Đề tài tạo ra sản phẩm có thể thay thế một phần thuốc ngoại nhập.

Tiếp tục thực hiện giai đoạn đánh giá tương đương sinh học cho thành phẩm viên nghiên cứu, nhằm đủ điều kiện xin cấp phép cho thuốc nghiên cứu và đưa thuốc ra thị trường theo qui định của Bộ Y Tế với hoạt chất clarithromycin dạng thuốc phóng thích kéo dài, muốn đưa ra thị trường sử dụng bắt buột phải thử tương đương sinh học.




Công ty Dược phẩm Glomed







Nghiên cứu thành phần cấu tạo, tiêu chuẩn và tác dụng tiền lâm sàng cao xương cá sấu hoa cà ứng dụng trong điều trị bệnh tạo xương bất toàn (osteogenesis imperfecta)

ĐÀO TẠO: 03 Thạc sĩ Dược, 02 Dược sĩ đại học

- BÀI BÁO: 6 bài báo trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc gia (5 trên Tạp chí Dược liệu, 1 trên Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh)

Nghiên cứu thành phần hóa học Cao xương Cá sấu Hoa cà

Xây dựng tiêu chuẩn Cao xương Cá sấu Hoa cà

Phân biệt Cao xương Cá sấu Hoa cà với một số loại cao động vật thông thường khác

Nghiên cứu tác dụng dược lý Cao xương Cá sấu Hoa cà



Nghiên cứu đã làm sáng tỏ thành phần cấu tạo của Cao xương Cá sấu Hoa cà, xây dựng tiêu chuẩn cao xương và giúp phân biệt nó với một số cao động vật thông thường khác. Đề tài cũng nghiên cứu các tác dụng tiền lâm sàng của cao xương Cá sấu Hoa cà bao gồm độc tính (cấp và mạn tính), tính tăng lực, tính chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch, tính giảm đau và chống viêm, tác dụng hạ uric huyết (cấp và mạn tính), tác dụng chống loãng xương trên mô hình thực nghiệm. Các kết quả nghiên cứu về hóa học và thử nghiệm tiền lâm sàng đã chứng minh những tác dụng và vai trò của Cao xương Cá sấu Hoa cà trong ưng dụng điều trị bệnh tạo xương bất toàn.


Các kết quả nghiên cứu đã góp phần chứng minh vai trò và tác dụng của Cao xương Cá sấu Hoa cà trong điều trị chứng tạo xương bất toàn (osteogenesis imperfecta) đồng thời triển vọng áp dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh cơ-xương-khớp, đặc biệt là chứng loãng xương.


Công ty Cá sấu Hoa cà






Quy trình tổng hợp nhiên liệu sinh học Bio Hydrofined Diesel (BHD) từ nguyên liệu mỡ cá bằng phương pháp hydro hóa có xúc tác

- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học và công nghệ; Đào tạo 3 kỹ sư; 01 giải pháp hữu ích;

- 01 quy trình tổng hợp biodiesel BHD từ nguyên liệu mỡ cá; Nhiên liệu sinh học BHD; xúc tác cho phản ứng BHD; báo cáo chuyên đề, báo cáo tổng kết.



Các kết quả từ nghiên cứu đã chỉ ra rằng xúc tác tốt nhất là MoCo/TiO2 có biến tính Cu. So với đề cương đăng ký đề tài đã hoàn thành đầy đủ các nội dung về số lượng và chủng loại.

Kết quả chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, khó có thể ứng dụng đại trà trong tình hình hiện nay.









Nghiên cứu tạo hydro (H2) từ bã mía bằng phưong pháp lên men kỵ khí

- Hỗn hợp giống vi sinh vật có khả năng lên men tạo H2; Quy trình tiền xử lý bã mía làm cơ chất lên men H­2; Quy trình lên men tạo H2 từ bã mía trên hệ thống bioreactor quy mô phòng thí nghiệm;

- Đào tạo 01 thạc sỹ, 02 cử nhân, 02 bài báo đăng trên tạp chí trong nước.



Đề tài đưa ra được nhiều điểm mới về mặt khoa học, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là những phương pháp vừa thông dụng và hiện đại, các số liệu có thể tin cậy được.
Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng bã mía, nguồn phụ phẩm nông nghiệp cho quá trình lên men hydro.
Thông tin phân tích đánh giá so sánh với các công trình liên quan;Các phương pháp được sử dụng chưa thuyết minh rõ; Phần kết luận chưa nêu được những điểm sáng, điểm đóng góp mới của đề tài;


Kết quả chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm, khó có thể ứng dụng đại trà trong tình hình hiện nay.









Nghiên cứu phát triển giải pháp làm mát không khí nhằm cải thiện chất lượng sống cho kiểu nhà cấp 4 còn phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp

- Mô hình giải pháp làm mát không khí;

- Đào tạo 02 sinh viên, 03 bài báo đăng trên tạp chí trong nước.



Đã đề xuất được mô hình mô tả quá trình làm mát dựa trên hiệu ứng bay hơi làm mát trực tiếp. Từ lời giải quả phương trình này, nhóm nghiên cứu đã đưa ra các điều kiện để thực hiện giảm nhiệt độ trong kênh khô, kênh ướt và bề mặt khô của tấm xốp cách nhiệt, đã thực hiện mô hình trực tiếp và mô hình gián tiếp.

Kết quả mô hình đã được sử dụng để phát triển thành giải pháp thử nghiệm trên mô hình và nhà thực tế. Kết quả cho thấy giải pháp làm mát tương đối khả quan, giảm chi phí so với việc sử dụng máy điều hòa không khí.



Để có thể áp dụng rộng rãi, đề tài cần chứng minh được hiệu quả đầu tư, khả năng triển khai của các hộ gia đình cũng như nhiều vấn đề phát sinh như độ bền vật liệu, thiết bị, độ ồn, khả năng triển khai khi hạn chế không gian.









Nghiên cứu chế tạo màng TiO2/Nafion nhằm nâng cao hiệu suất Pin nhiên liệu dùng methanol trực tiếp (DMFC)

Quy trình spin coating để chế tạo màng mỏng có chứa hệ các thành phần vật liệu cấu trúc nano anatase TiO2 ở nhiệt độ thấp trên nền chất điện giải polymer Nafion117 - và các đặc trưng chủ yếu

02 bài báo khoa học, 01 thạc sỹ.



Đã khẳng định và đánh giá các kết quả đạt được với các đặc trưng của pin nhiên liệu DMFC với thành phần vật liệu cấu trúc nano anatase TiO2 chế tạo của đề tài so sánh với các kết quả khi không sử dụng lớp phủ chứa thành phần nano TiO2. Các kết quả thực tế cho thấy hiệu suất của pin nhiên liệu DMFC đã đạt được khoảng 25% - cao hơn khá nhiều mức 22% như đã đăng ký - khi sử dụng cấu trúc nano TiO2/Nafion làm giảm thấm nhiên liệu. Mật độ công suất cực đại của DMFC khi có lớp phủ nano TiO2 đạt khoảng 170 mW/cm2 so với chỉ khoảng 122 mW/cm2 khi không sử dụng nano TiO2.

DMFC còn có giá thành cao, do còn trong nghiên cứu thử nghiệm nên cấu trúc và cách thức sử dụng còn cần thay đổi để tiếp cận với thị trường và người sử dụng (chứa chất lỏng, kết cấu cần phù hợp hơn).
Vật liệu còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài nên việc đầu tư, ứng dụng rất hạn chế.










tải về 144.42 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương