Danh mục viết tắt va : Amidan vòm : Végétation Adenoides ĐẶt vấN ĐỀ


Biểu đồ 3.11. so sánh độ quá phát của VA trước và sau mổ



tải về 1.17 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích1.17 Mb.
#34816
1   2   3   4   5   6   7

Biểu đồ 3.11. so sánh độ quá phát của VA trước và sau mổ

Nhận xét: Mức độ quá phát của VA sau mổ giảm so với trước mổ. Sau mổ có 10 trường hợp VA không còn quá phát chiếm 28,6%. VA quát độ I là 13 trường hợp chiếm 37,1%; độ II là 12 trường hợp chiếm 34,3%. Không còn VA quá phát độ III và IV.



3.3.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

Bảng 3.14. Kết quả phẫu thuật sau 1 tháng (n = 35)

Kết quả phẫu thuật

Tốt

Khá

Kém

Tổng

Số bệnh nhân

10

24

1

35

Tỷ lệ

28,6%

68,6%

2,9%

100%




Biểu đồ 3.12: kết quả nạo VA
Nhận xét: kết quả khá chiếm tỷ lệ cao nhất 68,6%; tốt là 28,6% và kém là thấp nhất 2,9%.

3.3.3. LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI TRƯỚC MỔ

Bảng 3.15. Kết quả phẫu thuật và tuổi

Tuổi

Kết quả phẫu thuật

Tổng

n = 35

p

Tốt

n = 10

28,6%

Khá và kém

n = 25

71,4%

6

2 (16,7%)

10 (83,3%)

12 (100%)

P = 0,46

> 6

8 (34,8%)

15 (65,2%)

23 (100%)

Nhận xét: Sự khác biệt về kết quả phẫu thuật giữa nhóm tuổi ≤ 6 và > 6 không có ý nghĩa thống kê, với P > 0,05.


Bảng 3.16. Kết quả phẫu thuật và độ quá phát của VA trước mổ

Độ quá phát của VA trước mổ

Kết quả phẫu thuật

Tổng

n = 35

p

Tốt

n = 10

28,6%

Khá và kém

n = 25

71,4%

Độ I và II

4 (50%)

4 (50%)

8 (100%)

P = 0,278

Độ III và IV

6 (22,2%)

21 (77,8%)

27(100%)

Nhận xét: sự khác biệt về kết quả phẫu thuật của nhóm VA quá phát độ I + II và nhóm VA độ III + IV không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


3.3.4. BIẾN CHỨNG PHẪU THUẬT

Trong 35 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi không có ca nào xẩy ra biến chứng trong và sau khi phẫu thuật.



Chương 4

BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

4.1.1. TUỔI VÀ GIỚI

Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.1 và biểu đồ 3.1), nhóm tuổi ≤ 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,9%); nhóm tuổi > 9 chiếm tỷ lệ cao nhất (40%). Tuổi trung bình là 8,14 ± 3. Nhỏ nhất là 2 tuổi và lớn nhất là 15 tuổi.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Anh Tuấn 7,4 ± 4 [23].

Kết quả của chúng tôi khác nghiên cứu của Đỗ ĐứcThọ từ 2002 – 2009, tại Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa, nhóm tuổi từ 18 tháng đến 6 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (75,2 %) [22], của Luiz Euribel Prestes Carneiro ở São Paulo, Braxil tuổi chiếm tỷ lệ cao là từ 3 - 6 tuổi (56,86%) [27]..



Bảng 4.1: Tuổi trung bình của chúng tôi và một số tác giả

Tác giả

Nơi nghiên cứu

n

Tuổi
trung bình


Trần Anh Tuấn (2010) [23]

Bệnh Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh

52

7,4 ± 4

Caylakli F. (2009) [24]

Thổ Nhĩ Kỳ

85

5.0±2.2

Chen L. (1999) [27]

Đài Loan

105

6,1

Sedat A.(2008) [45]

Thổ Nhĩ Kỳ

1132

9.59±2.6

Ungkanont K, Damrongsak S (2004) [49]

Thái Lan

37

6 ± 2.8

Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010)

Bệnh Đa Khoa Thành Phố Buôn Ma Thuột

35

8,14 ± 3

Viêm VA là một trong những bệnh lý thường gặp ở lứa tuổi nhà trẻ mẫu giáo (1 – 6) tuổi. Mô lympho vùng mũi họng có ở trẻ sơ sinh ngay từ lúc chào đời, phát triển tối đa trong thời kỳ 1 - 6 tuổi. Sau đó nhỏ dần và đến tuổi dậy thì nó teo đi. Và nội soi thấy mô lympho ở trẻ từ 1 – 6 tuổi to, thì đây là sự phát triển sinh lý bình thường [4]. Tuy nhiên chúng tôi vẫn thực hiện phẫu thuật nạo VA ở những trẻ từ ≤ 6 tuổi, Nếu VA viêm VA mạn tính nhiều đợt ≥ 5 đợt/năm hoặc VA quá phát gây nên biến chứng lên các cơ quan lân cận như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản… hoặc gây ảnh hưởng chất lượng sống như các rối loạn khi ngủ (ngủ ngáy, hay thở miệng, ngừng thở khi ngủ …) [9, 17, 32, 35]. Theo Lê Văn Lợi (2006) thường tiến hành nạo VA cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, trừ trường hợp VA quá phát gây ảnh hưởng rõ rệt đến hô hấp có thể tiến hành nạo sớm hơn [9].

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.1 và biểu đồ 3.2) có tỷ lệ nam là 71,4% lớn hơn tỷ lệ nữ 28,6% với p < 0,01. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Đức thọ có nam là 71,5%, nữ là 28,5% [22], của Phạm Đình Nguyên có nam 74,2%, nữ là 25,8% [12]. Tỷ lệ nam và nữ của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả nước ngoài, nghiên cứu của Luiz Euribel Prestes Carneiro ở São Paulo, Braxil có tỷ lệ nam là 60,78%, nữ là 39,22% [31].

Bảng 4.2: Tỷ lệ nam và nữ của chúng tôi và một số tác giả


Tác giả

Nơi nghiên cứu

n

nam

Nữ

Phạm Đình Nguyên (2009) [12]

Bệnh Viện Nhi Đồng 1TP HCM

61

74,2%

25,8%

Đỗ Đức Thọ (2010) [22]

Bệnh Viện Đa Khoa Khánh Hòa

137

71,5%

28,5%

Chen L. (1999) [27]

Đài Loan

105

70,5%

29,5%

Euribel Prestes Carneiro L. (2009) [31]

São Paulo

51

60,78%

39,22%

Osman B. (2005) [41]

Turkey

60

58,3%

41,7%

Võ Nguyễn Hoàng Khôi

Bệnh Viện Đa Khoa TP BMT

35

71,4%

28,6%


4.1.2. VỀ ĐỊA DƯ

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2 và biểu đồ 3.3) có tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị là 68,6% khác biệt có ý nghĩ thống kê so với bệnh nhân ở nông thôn 31,4%, với p < 0,01. Trong nghiên cứu của Luiz Euribel Prestes Carneiro ở São Paulo, Braxil có tỷ lệ thành thị 54,9% và nông thôn 45,1% với p > 0,05.

Kết quả của chúng tôi có tỷ lệ thành thị cao hơn hẳn nông thôn, điều này cho thấy ở thành thị trẻ được chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn nông thôn, người dân nhận thức tốt hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ.
4.1.3. LÝ DO VÀO VIỆN

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.3 và biểu đồ 3.4) có tỷ lệ lý do đến khám theo thứ tự giảm dần: chảy mũi chiếm tỷ lệ cao nhất 71,4%; tiếp đến là ngạt mũi 42,9%; ho là 17,1% và thấp nhất là khịt khạc 8,6%.

Trong các triệu chứng cơ năng trước khi phẫu thuật thì nghẹt mũi chiếm tỷ lệ cao nhất 94,3%. Nhưng trong các lý do vào viện thì chảy mũi chiếm tỷ lệ cao nhất là vì triệu chứng chảy mũi là triệu chứng mà cha, mẹ của trẻ dễ dàng nhận biết nhất.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI TRƯỚC PHẪU THUẬT

4.2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRƯỚC PHẪU THUẬT

4.2.1.1. Tiền sử

Theo bảng 3.4, Số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≤ 3 năm chiếm tỷ lệ lớn 91,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với mắc bệnh > 3 năm, với p <0,01.

Sự khác biệt giữa tỷ lệ bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≤1 năm và > 1 năm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh > 1 là 51,4% cho thấy vấn đề phát hiện và điều trị VA hiện nay vẫn còn chưa tốt. Đa số trẻ đi khám với triệu chứng chảy mũi thì thường được chẩn đoán là viêm mũi họng, nhưng không được kiểm tra VA. Nội soi chẩn đoán VA là phương tiện chẩn đoán chính xác, cho ta 1 hình ảnh rõ ràng về kích thước, độ quá phát của VA, tình trạng bề mặt, viêm nhiễm của VA. Tuy nhiên, nội soi chỉ áp dụng được với những trẻ hợp tác tốt. Hiện nay, ngoài nội soi chẩn đoán VA, người ta có thể chẩn đoán VA dựa vào X-quang, CT-scanner, IMR …Cũng cho hình ảnh về độ quá phát của VA [5, 37, 39].

Ngày nay, chụp X-quang là phương tiện phổ biến, với điều kiện hiện tại của cơ sơ chúng ta hiện nay, đối với những trẻ không nội soi kiểm tra VA được, chúng ta có thể cho chụp X-quang sọ nghiên để hổ trợ chẩn đoán tránh bỏ sót bệnh.



4.2.1.2. Các rối loạn khi ngủ trước mổ

Theo bảng 3.5 và biểu đồ 3.6, tỷ lệ triệu chứng rối loạn khi ngủ theo tỷ lệ giảm dần: đổ mồ hôi khi ngủ là 62,9%; ngủ ngáy 65,7%; hay thức giấc 54,3%; nghiến răng khi ngủ 52,9%.

Tỷ lệ ngủ ngáy ngáy của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ ngủ ngáy trước phẫu thuật 69,3% [22], Phạm Đình Nguyên 68,9% [12].

Biểu đồ 3.6 cho thấy > 50% có các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, phù hợp với các tài liệu trong và ngoài nước VA là một trong những nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ [18, 20, 27, 30]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, qua quá trình thu thập số liệu chúng tôi thấy đa số cha mẹ trẻ không quan sát và đánh giá được dấu hiệu ngừng thở khi ngủ, điều này do dân trí của chúng ta còn chưa cao, người dân chỉ quan sát để ý những dấu hiệu dễ phát hiện như chảy mũi, ngủ ngáy, nghiến răng, thở miệng …

Tỷ lệ các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ của một số tác giả khác:

- Phạm Đình Nguyên (2009) nghiên cứu 61 ca nạo VA ở trẻ em bằng coblator tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Thành Phố Hồ Chí Minh có: ngủ ngáy 68,9%; ngưng thở lúc ngủ 24,6% [12].

- Đỗ Đức Thọ (2010) nghiên cứu 137 trẻ trong đề tài đánh giá kết quả phẫu thuật nạoVA nội soi tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa: ngủ ngáy 69,3%; ngừng thở khi ngủ 14,6% [22].

Nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác cho thấy, VA quá phát gây nên rối loạn giấc ngủ, điều này ảnh hưởng đến chất lượng sống, sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.

Hiện nay trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về liên quan giữa rối loạn giấc ngủ với VA quá phát:


  • Ameli F., Brocchetti F., Semino L., Fibbi A.., (2007), nghiên cứu hội chứng ngừng thở khi ngủ và phẫu thuật cắt amidan và nạo VA trên 118 trẻ, kết quả có 80,5% trẻ hết ngủ ngáy sau phẫu thuật [24].

  • Izu SCItamoto CHPradella-Hallinan M et all, (2010), ở Braxin, nghiên cứu hội chứng ngừng thở khi ngủ ở trẻ thở bằng miệng với n = 248. Cho kết quả quá phát cả amidan và VA là 61,2%; chỉ có VA quá phát là 14,9% [32].

  • Euribel Prestes Carneiro L., Cardoso Ramalho Neto G., Gonçalves Camera M., (2009) trong nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật cắt Amidan và nạo VA với chất lượng sống của trẻ, ở những trẻ có amidan và VA quá phát với n = 51, cho kết quả: có sự cải thiện rõ rệt về ngủ ngáy sau mổ so với trước mổ [31].

  • Ungkanont K, Damrongsak S (2004), n = 37, ở Thái Lan, nghiên cứu hiệu quả của phẫu thuật nạo VA với các vấn đề về mũi xoang và các bệnh lý khác: cho thấy có 92% trẻ có rối loạn tắc nghẽn khi ngủ và sự cải thiện rõ sau phẫu thuật.

4.2.1.3. Các triệu chứng cơ năng trước mổ

Bảng 3.6 cho thấy các triệu chứng cơ năng chiếm tỷ lệ cao xếp theo thứ tự giảm dần: cao nhất là nghẹt mũi 94,3 %; chảy mũi 85,7 %; khịt khạc 80 %, thường xuyên thở miệng 68,6 %; ho 68,6 %, chảy mủ tai có tỷ lệ thấp nhất 5,7%. Thứ tự này phù hợp với một số tác giả khác trong và ngoài nước:

Theo nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ, trước phẫu thuật nghẹt mũi 89,1%; chảy mũi 79,6%; chảy mủ tai 32,8% [22].

Theo nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên, trước phẫu thuật nghẹt mũi 45,9%; thở miệng 39,3%; chảy mũi 11,5%; chảy mủ tai 3,3% [12].

Nghiên cứu của Osman B., Thổ Nhĩ Kì (n = 60), trước phẫu thuật: nghẹt mũi 91,6%; thở miệng 85%; chảy mũi 75% [41]

Ta thấy nghẹt mũi chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng trong lý do vào viện thì chảy mũi là lý do trẻ được đưa đến khám cao nhất. Vì nghẹt mũi là dấu hiệu chủ quan, cha mẹ trẻ thường chỉ biết trẻ nghẹt mũi khi trẻ thông báo. Cho nên khi trẻ được đưa đến khám thì thường VA đã gây biến chứng lên mũi xoang và các cơ quan lân cận.



4.2.1.4. Các triệu chứng thực thể trước mổ

Theo bảng 3.7, các triệu chứng thực thể theo thứ tự giảm dần: hốc mũi đọng dịch 65,7%; niêm mạc họng viêm đỏ 60%; đọng dịch ở thành sau họng và vòm mũi họng là 42,4%; có bộ mặt VA là 31,3%.

Các triệu chứng thực thể để đánh giá tình trạng VA chủ yếu là các triệu chứng biểu hiện qua các cơ quan khác, vì khi khám thực thể chúng ta không thể quan sát rõ VA bằng những dụng cụ khám thông thường. Trong đó triệu chứng đọng dịch hốc mũi là biểu hiện của viêm mũi xoang, niêm mạc họng viêm đỏ và đọng dịch ở thành sau họng là biểu hiện của viêm vòm mũi họng, do vậy nhưng triệu chứng này tuy xuất hiện với tỷ lệ cao > 50%, nhưng nó không có giá trị chẩn đoán xác định VA, mà cần phải có những triệu chứng khác và dấu hiệu về hình ảnh hổ trợ. Trẻ có bộ mặt VA đây là biến dạng của vùng sọ mặt, do VA quá phát gây bít tắc mũi sau lau ngày [1, 5]. Trong nhiều tài liệu y khoa và công trình nghiên cứu về VA của Việt Nam và thế giới chúng tôi thấy có đề cập đến bộ mặt VA, nhưng chưa thấy các tác giả đưa ra tỷ lệ bộ mặt VA. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 11 trẻ có bộ mặt VA có tỷ lệ 31,3%, cho thấy nhiều trẻ bị VA quá phát lâu ngày.
4.2.2. HÌNH ẢNH NỘI SOI TRƯỚC PHẪU THUẬT

4.2.2.1. Độ quá phát của VA trước mổ

Theo bảng 3.8 và biểu đồ 3.8, tỷ lệ độ quá phát của VA: độ I là 2,9%; độ II là 20%; độ III là 40%; độ IV là 37,1%. VA quá phát độ III chiếm tỷ lệ cao nhất 40%; độ I thấp nhất 2,9%. Độ quá phát của VA chủ yếu là độ III và IV. Tỷ lệ độ III + IV là 77,1% lớn hơn độ I + II là 22,9%, với p< 0,01.


Bảng 4.3: So sánh độ quá phát của VA trong nghiên cứu của chúng tôi và một số tác giả khác

Tác giả

Tỷ lệ độ quá phát của VA

Độ I

Độ II

Độ III

Độ IV

Đỗ Đức Thọ (2010)

n = 137 [22].



1,45%

40,1%

52,6%

5,8%

Trần Anh Tuấn (2010), n = 52 nhóm nạo bằng La Foce [23]

7,7%

40,4%

34,6%

17,3%

Cassano P. (2003)

n = 98 [25 ]



8,2%

20,4%

64,3%

7,14%

Võ Nguyễn Hoàng Khôi (2010), n = 35

2,9%

20%

40%

37,1%

Theo bảng 4.3, cả 4 nghiên cứu đều cho kết quả VA độ I có tỷ lệ thấp nhất. Đây là kết quả của những trẻ có chỉ định nạo VA và được phẫu thuật nạo VA. Còn tỷ lệ VA quá phát độ I ở trẻ có thể cao hơn nhiều.

Còn đối với độ II, III, IV thì cả 4 nghiên cứu đều khác nhau, xếp theo tỷ lệ thứ tự giảm dần:

Của Đỗ Đức Thọ: độ III có tỷ lệ cao nhất 52,6%; tiếp theo là độ II (40,1%); độ IV (5,8%), độ I thấp nhất (1,45%).

Của Trần Anh Tuấn: độ II chiếm tỷ lệ cao nhất 40,4%; tiếp theo là độ III (34,6%); độ IV (17,3%); độ I (7,7%).

Cassano P.: Cao nhất là độ III (64,3%); tiép đến là độ II (20,4%); độ I (8,2%); độ IV (7,14%).

Của chúng tôi: độ III có tỷ lệ cao nhất (40%); tiếp đến là độ IV (37,1%); độ II (20%); độ I (2,9%).

Trong nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ và Trần Anh Tuấn, nhóm VA độ II và III chiếm ưu thế. Còn nghiên cứu của chúng tôi thì độ III và IV chiếm ưu thế.

Theo Cassano P., không nên phẫu thuật nạo VA đối với độ I và II vì triệu chứng chảy mũi có thể do liên quan tới dị ứng, viêm mũi không do VA…[25]. Tuy nhiên đa số các tài liệu và công trình nghiên cứu đưa ra chỉ định nạo VA khi viêm V.A tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/ 1năm), V.A quá phát gây cản trở đường thở, VA gây biến chứng gần và xa [1, 17, 38].
4.2.2.2. Liên quan độ quá phát của VA và các rối loạn khi ngủ trước mổ

Bảng 3.9 cho thấy các triệu chứng rối loạn giấc ngủ trong 35 trường hợp nghiên cứu có tỷ lệ tăng theo độ quá phát của VA. Tuy nhiên chúng tôi chưa đưa ra được mối liên quan giữa độ qua phát VA và các triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Vì mẫu trong mỗi phân độ còn nhỏ, ngoài ra có nhiều bệnh lý khác cũng gây nên những triệu chứng rối loạn giấc ngủ tương tự như (yếu tố nhiễu): VA quá phát, dày màn hầu, dị tật bẩm sinh hàm miệng, béo phì …



4.2.2.3. Liên quan độ quá phát của VA và một số triệu chứng lâm sàng ( n = 35)

Theo bảng 3.10:

- Trong 33 trường hợp nghẹt mũi: Độ IV và Độ III có tỷ lệ bằng nhau 39,4%; Độ II (39,4%); Độ I (3%).


  • Trong 30 trường hợp chảy mũi: có tỷ lệ giảm dần như sau: Độ IV (40%); Độ III (36,7%); Độ II (20%); Độ I (3,3%).

  • Trong 35 trường hợp nghiên cứu, chỉ có 3 trường hợp có khịt khạc, trong đó 2 trường hợp VA quá phát Độ IV; 1 trường hợp VA quá phát Độ II.

  • Trong 35 trường hợp nghiên cứu có 11 trẻ có bộ mặt VA, trong đó có 5 trường hợp VA quá phát Độ III; 6 trường hợp còn lại VA quá phát Độ IV. Còn Độ II và I không có trường hợp nào có bộ mặt VA.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, VA quá phát độ IV chiếm tỷ lệ cao nhất trong các triệu chứng lâm sàng.
4.3. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

4.3.1. CÁC RỐI LOẠN KHI NGỦ SAU MỔ 1 THÁNG VÀ SO SÁNH VỚI TRƯỚC MỔ (n = 35)

Theo bảng 3.11, các rối loạn khi ngủ sau mổ xếp theo thứ tự giảm dần như sau: đổ mồ hôi khi ngủ 20%; ngủ ngáy 14,3%; hay thức giấc 5,7%; nghiến răng khi ngủ 2,9%.

Bảng 3.11 và biểu đồ 3.9 cho thấy các rối loạn sau mổ giảm hẳn so với trước mổ, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Ngủ ngáy từ 65,7% còn 14,3 %; nghiến răng khi ngủ từ 52,9% còn 2,9%; hay thức giấc từ 54,3% còn 5,7%; đổ mồ hôi khi ngủ từ 62,9% còn 20%.

Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho thấy có sự cải thiện rõ các rối loạn khi ngủ sau mổ:

Nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ: ngủ ngáy (trước mổ 69,3% - sau mổ 14,6%); ngừng thở khi ngủ (trước mổ 14,6% - sau mổ 0%) [22].

Nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên: tỷ lệ ngủ yên của trẻ là 100% vào ngày thứ 3 sau phẫu thuật, tuy nhiên nghiên cứu của Phạm Đình Nguyên khác với chúng tôi là phẫu thuật nạo VA bằng coblator [12].

Nghiên cứu của Osman B., Thổ Nhĩ Kì (n = 60): tỷ lệ ngủ ngáy (trước mổ 83% - sau mổ là 5%) [41].
4.3.2. CÁC TRIỆU CHỨNG CƠ NĂNG SAU MỔ 1 THÁNG VÀ SO SÁNH VỚI TRƯỚC MỔ (n = 35)

Theo bảng 3.12 và biểu đồ 3.10, Các triệu chứng hay thở miệng, khịt khạc, chảy mũi, nghẹt mũi, ho sau mổ đều giảm rõ so với trước mổ, sự khác biệt tỷ lệ của các triệu chứng này trước và sau mổ có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.

Sự khác biệt giữa tỷ lệ chảy mủ tai trước và sau mổ không có ý nghĩa thống kê, với p > 0,05.

Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho thấy có sự cải thiện rõ triệu chứng cơ năng sau mổ:

Nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ: chảy mũi (trước mổ 79,6% - sau mổ 25,5%); nghẹt mũi (trước mổ 89,1% - sau mổ 9,5%) [22].

Nghiên cứu của Osman B., Thổ Nhĩ Kì (n = 60): chảy mũi (trước mổ 75% - sau mổ là 0%); nghẹt mũi (trước mổ 91,6% - sau mổ 6,6%) [41]

Qua nghiên cứu của chúng tôi và một số các tác giả khác cho thấy lợi ích của phẫu thuật nạo VA, với sự cải thiện về các triệu chứng rối loạn giấc ngủ và triệu chứng cơ năng.

4.3.3. MỨC ĐỘ QUÁ PHÁT CỦA VA SAU MỔ VÀ SO SÁNH VỚI TRƯỚC MỔ (n = 35)

Theo bảng 3.13, tỷ lệ độ quá phát của VA sau mổ: không quá phát (28,6%); độ I (37,1%); độ II (34,3%); độ III và IV là 0%.

Mức độ quá phát của VA sau mổ giảm so với trước mổ. Sau mổ có 10 trường hợp VA không còn quá phát chiếm 28,6%. VA quát độ I là 13 trường hợp chiếm 37,1%; độ II là 12 trường hợp chiếm 34,3%. Không còn VA quá phát độ III và IV.

Sau mổ chỉ có 28,6% VA hết quá phát, còn 71,4% còn sót VA sau nạo, tỷ lệ còn sót VA sau nạo khá cao so với VA hết quá phát (p<0,01). Theo nghiên cứu của Trần Anh Tuấn có 96,2% còn sót VA sau nạo ở nhóm nạo bằng Laforce [23].

Kết quả của chúng tôi và của Trần Anh Tuấn ở nhóm nạo bằng Lafort, cho thấy tỷ lệ sót VA sau nạo là khá cao. Nghiên cứu của chúng tôi và Trần Anh Tuấn ở nhóm nạo bằng Lafort là nạo gây tê tại chỗ còn gọi là nạo mù, trong quá trình nạo phẫu thuật viên phải thao tác nhanh, không quan sát được phẫu trường, nên không kiểm soát được là đã nạo sạch VA hay chưa.

Ngày nay, với sự tiến bộ của kỹ thuật nạo VA dưới gây mê, đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có thể nạo sạch được VA, đặc biệt là sự phát triển của nạo VA bằng nội soi. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về nạo VA dưới gây mê:

Nghiên cứu Trần Anh Tuấn ở nhóm nạo bằng kỹ thuật coblation: cho kết quả 100% sạch VA [23].

Nghiên cứu của Đỗ Đức Thọ cho kết quả 100% sạch VA [22].

Chen L và cộng sự (1999) nghiên cứu 105 trẻ, cho thấy phẫu thuật nạo VA bằng nội soi là phương pháp an toàn, không gây tổn thương mô xung quanh [27]

Saxby AJChappel CA (2009) nghiên cứu VA tồn dư sau phẫu thuật nạo VA và vai trò của nội soi vòm mũi họng trong phẫu thuật nạo VA. Cho thấy có một tỷ lệ lớn VA còn sót sau nạo VA và sử dụng nội soi vòm mũi họng cho phép phẫu thuật dễ dàng và hiệu quả hơn [44].

Thomas Havas (2002), nghiên cứu trên 130 trẻ nạo VA theo phương pháp truyền thống (nạo mù), cho thấy có 51 trẻ (39%) trẻ còn sót VA và có 42 trẻ (32%) trong số 51 trẻ này VA còn gây tắc nghẽn [47].

Nạo VA dưới gây mê có ưu điểm là: quan sát được phẫu trường, kiểm soát được VA đã sạch hay còn trong lúc phẫu thuật, không gây shock và đau đớn cho trẻ trong khi phẫu thuật. Tuy nhiên nhược điểm là thời gian phẫu thuật kéo dài hơn gây tê, và trẻ phải chịu một cuộc gây mê và tốn kém hơn gây tê.
4.3.4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT

Theo bảng 3.14 và biểu đồ 3.12 cho kết quả phẫu thuật: tốt có 10 trường hợp (28,6%); khá là 24 trường hợp (68,6%); kém là 1 trường hợp (2,9%). Kết quả phẫu thuật khá (VA còn quá phát, nhưng giảm so với trước mổ) có tỷ lệ cao nhất 68,6%. Kết quả kém (độ quá phát của VA sau mổ không giảm so với trước mổ) là thấp nhất 2,9%.

Kết quả phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ phẫu thuật viên, người phụ, sự hợp tác của trẻ, dụng cụ …

4.3.5. LIÊN QUAN GIỮA KẾT QUẢ PHẪU THUẬT VÀ HÌNH ẢNH NỘI SOI TRƯỚC MỔ

Về tuổi và kết quả phẫu thuật, theo bảng 3.15:

Nhóm tuổi ≤ 6 (n =12): tốt có 2 trường hợp (16,7%); Khá + kém có 10 trường hợp (83,3%).

Nhóm tuổi > 6 (n =23): tốt có 8 trường hợp (34,8%); khá + kém có 15 trường hợp (65,2%).

Sự khác biệt về kết quả phẫu thuật giữa 2 nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Trong nhóm tuổi ≤ 6, kết quả khá + kém lớn hơn tốt với p < 0,01. Trong nhóm > 6 kết quả khá + kém khác biệt với tốt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong cùng một điều kiện phẫu thuật, với nhóm tuổi ≤ 6, thì trẻ thường không nghe lời và sự hợp tác kém nên gây khó khăn cho cuộc mổ hơn những trẻ > 6 tuổi.

Về kết quả phẫu thuật và độ quá phát của VA trước mổ, theo bảng 3.16:

Nhóm độ I + độ II (n =8) : tốt 4 trường hợp (50%); khá + kém 4 trường hợp (50%).

Nhóm độ III + IV (n = 27): tốt 6 trường hợp (22,2%); khá + kém 21 trường hợp (77,8%). Nhóm tỷ lệ khá + kém lớn hơn tốt, với p < 0,01.

Sự khác biệt về kết quá phẫu thuật của nhóm VA quá phát độ I + II và nhóm VA độ III + IV không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


4.3.6. BIẾN CHỨNG

Trong 35 trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, không có trường hợp nào xảy ra biến chứng. Tuy nhiên cũng như các loại phẫu thuật khác, chúng ta luôn phải đánh giá, đề phòng các biến chứng trước, trong khi nạo VA và sau khi nạo VA. Đặc biệt là tình trạng chảy máu trong và sau khi nạo. Và tình trạng nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân sau nạo VA.



KẾT LUẬN
Qua 35 ca nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau:

  1. Các đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi

  • Số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh ≤ 3 năm chiếm tỷ lệ lớn 91,4%.

  • Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ sau mổ giảm hẳn so với trước mổ, với tỷ lệ trước và sau mổ như sau: ngủ ngáy (65,7% - 14,3%); nghiến răng khi ngủ (52,9% - 2,9%); hay thức giấc (54,3% - 5,7%); đổ mồ hôi khi ngủ (62,9% - 20%).

  • Các triệu chứng cơ năng sau mổ giảm so với trước mổ, với tỷ lệ trước và sau mổ như sau: thở miệng (68,6% - 8,6%); khịt khạc (80% - 22,9%); chảy mũi (85,7% - 8,6%); nghẹt mũi (94,3% - 5,7%); ho (68,6% - 20%); chảy mủ tai (5,7% - 2,9%).

  • Có bộ mặt VA 31,4%.

  • Độ quá phát của VA trước phẫu thuật: chủ yếu là độ III và IV. Độ III (40%); độ IV (37,1%).

  • Độ quá phát của VA sau phẫu thuật: VA hết quá phát là 28,6%; độ quá phát giảm so với trước mổ là 68,5% ; độ quá phát VA không giảm so với trước mổ 2,9%.

  1. Kết quả phẫu thuật nạo VA

  • Tốt là 28,6%.

  • Khá là 68,6%.

  • Kém là 2,9%.

KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu chúng tôi có những kiến nghị:

  1. Những trẻ có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, nghẹt mũi, chảy mũi, thở miệng nên cho nội soi kiểm tra VA.

  2. Phát triển phẫu thuật nạo VA dưới gây mê và nội soi.

  3. Theo dõi và tái khám sau mổ bằng khám lâm sàng và nội soi kiểm tra VA.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT

  1. Nguyễn Đình Bảng (2005), “Viêm V.A và Amidan”, Bài giảng Tai Mũi Họng, Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Lưu Hành Nội Bộ, tr. 32-73.

  2. Phạm Thị Bích Đào (2009), “Viêm VA”, Bệnh hô hấp, http://www.bacsigiadinh.org/?vnp=News&sl=53&id=673

  3. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “Cơ quan lympho họng”, Viêm họng amidan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 121-128.

  4. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “VA, viêm họng mũi và VA quá phát bít tắc”, Viêm họng amidan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 137-138.

  5. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “Viêm họng mũi (viêm VA)”, Viêm họng amidan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 139-143

  6. Nguyễn Hữu Khôi (2006), “Một số kỹ thuật mới trong nạo VA”, Viêm họng amidan và VA, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 151-152

  7. Lê Hữu Linh (2003), “Giải phẫu vùng tỵ hầu”, Tuyển tập ảnh của nội soi đường hô hấp: phần 1- đường hô hấp trên, http://www.ykhoanet.com/noisoihohap/

  8. Ngô Ngọc Liễn (2006), “Viêm VA và amidan”, Giản yếu bệnh học tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 258-259.

  9. Ngô Ngọc Liễn (2006), “Nạo VA”, Giản yếu bệnh học tai mũi họng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 262-263.

  10. Lê Văn Lợi (2001), “Phẫu thuật nạo VA”, Các phẫu thuật thông thường tai mũi họng tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nôi, tr. 5-22

  11. Phùng Minh Lương (2005), “Mô hình bệnh lý TMH trong 5 năm 2000-2004”, Tạp chí tai mũi hong, (3), tr. 17-24.

  12. Phạm Đình Nguyên, Đặng Hoàng Sơn, Nhan Trừng Sơn (2009), “Nhân 61 ca nạo VA ở trẻ em bằng coblator tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1, Thành Phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí tai mũi họng số đặc biệt 2 và 3 năm 2009, tr. 12 - 15

  13. Cát Huy Quang (2008), “Viêm VA ở trẻ em”, y khoa và tin tức, Bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh, http://www.benhvienvanhanh.com/newsdetail.php?cid=1&id=34&PHPSESSID=0513ee57534133bc2ba82faee3abd5bc

  14. Nguyễn Quang Quyền (1995), “Hầu”, Bài giảng giải phẫu học tập I, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 361-362

  15. Sức Khỏe & Đời Sống “Viêm VA khi nào cần nạo” Bệnh trẻ em, http://www.khamchuabenh.com/read.php?114

  16. Nhan Trừng Sơn (2004), “Viêm VA”, Tai mũi họng nhập môn, , Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 242-246

  17. Nhan Trừng Sơn (2004), “Nạo VA”, Tai mũi họng nhập môn, , Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 247-249

  18. Nhan Trừng Sơn (2008), “Viêm VA”, Tai mũi họngquyển 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 502-511

  19. Nhan Trừng Sơn (2008), “Phẫu thuật nạo VA”, Tai mũi họngquyển 2, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 513-523

  20. Võ Tấn (2003), “Viêm VA”, Tai mũi họng thực hành tập I, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 236-212

  21. Đặng Thanh (2009), “Viêm VA”, Giáo trình tai mũi họng, Nhà xuất bản Đại Học Huế, tr. 105-109.

  22. Đỗ Đức Thọ (2010), “Đánh giá kết quả phẫu thuật nạo VA nội soi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Tỉnh Khánh Hòa”, Hội nghị Tai Mũi Họng Khánh Hòa Mở Rộng năm 2010, tr. 20-25.

  23. Trần Anh Tuấn (2010), Sử dụng coblation trong phẫu thuật cắt amidan và nạo VA, Luận án tiến sỹ, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.


TIẾNG NƯỚC NGOÀI

  1. Ameli F., Brocchetti F., Semino L., Fibbi A., (2007), “Adenotonsillectomy in obstructive sleep apnea syndrome. Proposal of a surgical decision-taking algorithm”, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17303255

  2. Cassano P., Gelardi M., Cassano M., (2003), “Adenoid tissue rhinopharyngeal obstruction grading based on fiberendoscopic findings: a novel approach to therapeutic management” http://cat.inist.fr/?aModele=afficheN&cpsidt=15317755

  3. Caylakli F., Hizal E., Yilmaz I. et all (2009), “Correlation between adenoid–nasopharynx ratio and endoscopic examination of adenoid hypertrophy: A blind, prospective clinical study”, http://www.ijporlonline.com/article/S0165-5876%2809%2900409-1/abstract

  4. Charles D, Blustone and Richad M. (2002), “Tonsillectomy, adenoidectomy, and UPP” Surgical atlas of pediatric otolaryngology, BC Decker inc , p. 381 – 385.

  5. Chen L, Lee1 F, Chen H, and all (1999), “A Combined Method of Transoral and Transnasal Endoscopic Adenoidectomy”, http://www.tzuchi.com.tw/file/tcmj/91-5/3.htm

  6. Cummings K., (2010), “Adenoid Hypertrophy, Symptoms and Treatment”, http://www.associatedcontent.com/article/2942140/adenoid_hypertrophy_symptoms_and_treatment.html?cat=70

  7. David N., Jan V., (2008), “Snoring and Obstructive Sleep Apnea, Upper Airway Evaluation”, http://emedicine.medscape.com/article/868925-overview

  8. Euribel Prestes Carneiro L., Cardoso Ramalho Neto G., Gonçalves Camera M., (2009), “Adenotonsillectomy Effect on the Life Quality of Children with Adenotonsillar Hyperplasia”, http://www.arquivosdeorl.org.br/conteudo/acervo_eng.asp?Id=627

  9. Izu SCItamoto CHPradella-Hallinan M et all, (2010), “Obstructive sleep apnea syndrome (OSAS) in mouth breathing children”, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20963335

  10. Jerome L., Michael C. (2008), “Adenotonsillectomy for obstructive sleep apnoea in children”, http://www.mrw.interscience.wiley.com/cochrane/clsysrev/articles/CD003136/frame.html

  11. Julian R.S, Charlie H., Malcolm P.H (2009), “Alternative methods of adenoidectomy versus curettage in children”, http://www.mrw.interscience.wiley.com/cochrane/clsysrev/articles/CD007642/frame.html

  12. John E. (2008), “Adenoidectomy”, http://emedicine.medscape.com/article/872216-overview

  13. Gray H. (1918), “The mouth”, anatomy of the Human body, http://www.bartleby.com/107/242.html

  14. Lertsburapa KSchroeder JW JrSullivan C. (2010), “Assessment of adenoid size: A comparison of lateral radiographic measurements, radiologist assessment, and nasal endoscopy”, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20828838

  15. Maaike T. (2009), “Adenoidectomy for recurrent or chronic nasal symptoms in children”, http://mrw.interscience.wiley.com/cochrane/clsysrev/articles/CD008282/frame.html

  16. Mlynarek A., Marc A., Abdulrahman H., (2004), “Lateral Neck Radiography versus Direct Video Rhinoscopy in Assessing Adenoid Size” http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:yc8NBMn3H8EJ:faculty.ksu.edu.sa/drhagr/Publications/Lateral%2520Neck%2520Radiography%2520versus%2520Direct%2520Video%2520Rhinoscopy%2520in%2520Assessing%2520Adenoid%2520Size.pdf+adenoid+hypertrophy+%2B+radio&cd=11&hl=vi&ct=clnk&gl=vn

  17. Muhammad A.., “Systemic medecine avoids sugery”, http://www.adaptogeno.com/art_opinion/art188_ing.asp

  18. Osman B., Refik C., Devrim B. and all, (2005), “ Effects of adenoidectomy in children with symptoms of adenoidal hypertrophy”, http://www.springerlink.com/content/v8975477021220m5/fulltext.html

  19. Pasquale C., Matteo G., Michele C., “Adenoid tissue rhinopharyngeal obstruction grading based on fiberendoscopic findings: a novel approach to therapeutic management”, http://www.ijporlonline.com/article/PIIS0165587603002556/abstract

Bottom of Form

  1. Ribens S.S., Rosana C., Jeferson S.D (2005), “Schoolchildren submitted to nasal fiber optic examination at school: findings and tolerance”, http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:I4MrqvS6H4oJ:www.scielo.br/pdf/jped/v81n6/en_v81n6a06.pdf+degree+adenoid+%2B+schoolchildren&hl=vi&gl=vn&sig=AHIEtbT27N3nmkb8uWv1ljRMWDW7600yRQ

  2. Saxby A.J., Chappel C.A. (2009), “Residual adenoid tissue post-curettage: role of nasopharyngoscopy in adenoidectomy”, http://hinari-gw.who.int/whalecomwww.ncbi.nlm.nih.gov/whalecom0/pubmed/20078531?itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum&ordinalpos=5

  3. Sedat A., Arif S., Ozlem C., et all (2008), “Prevalence of adenoid hypertrophy and nocturnal enuresis in primary school children in Istanbul, Turkey”, http://www.ijporlonline.com/article/S0165-5876%2808%2900066-9/abstract

  4. Takahashi H., Honjo I., Fujita A., Kurata K. (1997), “Effects of adenoidectomy on sinusitis”, http://hinari-gw.who.int/whalecomwww.ncbi.nlm.nih.gov/whalecom0/pubmed/9241373?itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum&ordinalpos=13

  5. Thomas Havas F., David Lowinger F (2002), “Obstructive Adenoid Tissue”, Arch Otolaryngol Head Neck Surg, Page. 789-791.

  6. Tramilton L., (2009), “The Side Effects of Adenoidectomyhttp://www.ehow.com/about_5292383_side-effects-adenoidectomy.html#ixzz13fUBqCfb

  7. Ungkanont K, Damrongsak S, (2004), “Effect of adenoidectomy in children with complex problems of rhinosinusitis and associated diseases”, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15013612

  8. Vulgaris-medical, “végétation adénoid”, http://www.vularis-medical.com/encyclopedie/vegetation-adenoid-4767.html

  9. Zhang XW, Li Y, Zhou F, Guo CK, Huang ZT (2007), “Comparison of Polygraphic Parameters in Children With Adenotonsillar Hypertrophy With vs Without Obstructive Sleep Apnea”, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17309978

PHỤ LỤC


PHIẾU NGHIÊN CỨU
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI VIÊM AMIDAN VÒM VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NẠO AMIDAN VÒM
Số BA:…….........Ngày vào:……./.…/2010 Ngày mổ:….../.…/2010

Ngày ra:… …./….…/2010 Ngày tái khám:. ……/……/2010



1. PHẦN HÀNH CHÍNH

1.1. Họ và tên bệnh nhân: …………………………………....…………...…….......

1.2. Tuổi:. .................................................. 1.3. Giới: Nam £ Nữ £

1.4. Tên cha mẹ (nếu BN <16 tuổi):. .........................................................................

1.5. Địa chỉ:. ...............................................................................................................

1.6. Số điện thoại của người đỡ đầu. .....................................



2. LÝ DO VÀO VIỆN..............................................................................................

3. TIỀN SỬ - BỆNH SỬ

3.1. Tiền sử

- Chảy mũi thường xuyên hoặc tái phát nhiều lần £

- Thời gian chảy mũi: …………………

- Đã điều trị nội khoa nhiều lần £

- Kết quả sau mỗi lần điều trị nội khoa: đỡ nhưng tái phát £; không đỡ £

- Đã nạo VA £ số lần đã nạo £

- Thời gian tái phát sau mỗi lần nạo ……………

3.2. Bệnh sử

- Ngủ ngáy £ - Nghiến răng khi ngủ £ - Thở khụt khịt £

- Có những cơn thức ngừng thở ngắn khi ngủ £ - Khi bú, ăn có hay bị sặc, nôn £

- Thường xuyên thở miệng £ - Hay lờ đờ, buồn ngủ, kém linh hoạt, học sút £

- Đổ mồ hôi trộm khi ngủ £
4. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG TRƯỚC PHẪU THUẬT

4.1. Triệu cơ năng

- Chảy mũi £ : Tính chất dịch mũi: mủ đục £ mủ trong £

- Nghẹt mũi: có £ không £ không ghi nhận được £

- Cảm giác vướng ở họng (ở người lớn) £

- Ho £ : ho khan £ ho có đàm £

- Chảy mũi xuống thành sau họng: có £ không £ không ghi nhận được £

- Ù tai: có £ không £ không ghi nhận được £

- Nghe kém: có £ không £ không ghi nhận được £

- Đau đầu: có £ không £ không ghi nhận được £

4.2. Triệu chứng thực thể

- Có bộ mặt VA (Trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, cằm lẹm, khẩu cái cong lên, ngực lép, miệng luôn há, trông đờ đẫn, ngơ ngác) £

- Hốc mũi đọng dịch £ Không đọng dịch £

- Soi mũi trước: Thấy được VA £ Không thấy được VA £

- Soi mũi sau: Không thực hiện được £ Thấy được VA £ Không thấy VA £

- Khám họng: Niêm mạc họng viêm đỏ £ Các hạt lympho thành sau họng qua phát £

Màn hầu bị đẩy dồn về phía trước £ Hàm ếch lõm cao lên trên £

- Khám tai: màng nhĩ đục £ màng nhĩ lõm £ Khác ………………………



5. Hình ảnh nội soi

- VA phì đại Độ I (che lấp bờ trên cửa mũi sau) £

- VA phì đại Độ II (che lấp nửa trên cửa mũi sau) £

- VA phì đại Độ III (che lấp hoàn toàn cửa mũi sau)

- Bề mặt niêm mạc vòm họng : …………………………………………………………..

6. Biến chứng của viêm VA

- Viêm tai giữa £ - Viêm mũi họng £ - Áp xe thành sau họng £

- Viêm thanh quản co rít ở trẻ nhỏ - Viêm thanh quản ở trẻ lớn, người lớn £

- Biến chứng khác: ………………………………………………………………….



7. Phẫu thuật

- Nạo VA gây tê £ - Nạo VA gây mê £

- Nạo bằng thìa Moure £ - Nạo bằng LaFort £

- Biến chứng trong khi phẫu thuật: ………………………………………………………...

- Biến chứng sau phẫu thuật: ………………………………………………………………

8. Kết quả phẫu thuật

8.1. Kết quả phẫu thuật sau 1 tuần

- Những triệu chứng cơ năng còn: …………………...........................................................

...............................................................................................................................................

- Hình ảnh nội soi: Sạch VA £ còn VA phì đại Độ I £ - VA phì đại Độ II £

Còn VA phì đại Độ III £ Khác:……………………………….
8.2. Kết quả phẫu thuật sau 1 tháng

- Những triệu chứng cơ năng còn: …………………...........................................................

...............................................................................................................................................

- Hình ảnh nội soi: Sạch VA £ còn VA phì đại Độ I £ - VA phì đại Độ II £

Còn VA phì đại Độ III £ Khác:……………………………….
Người điều tra

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Số lượng

Tổng số tiền(đồng)

1

Xây dựng đề cương

Giờ

30

732.136

2

Duyệt đề cương

Buổi

01

850.000

3

Lập mẫu phiếu điều tra

Phiếu

70

210.000

4

Cung cấp thông tin vào phiếu

Phiếu

70

700.000

5

Xử lý, phân tích số liệu

Giờ

142

3.711.561

6

Viết đề tài

Giờ

28

675.449

7

Nghiệm thu đề tài

Buổi

01

850.000

8

Thù lao trách nhiệm chung của chủ nhiệm đề tài






1.500.000



9

Thù lao trách nhiệm cho cộng sự







1000.000

10

Văn phòng phẩm







300.000




TỔNG







9.899.146


TỔ CHỨC THỰC HIỆN


  • Cơ quan chủ trì đề tài: Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Buôn Ma Thuột.

  • Cơ quan quản lý đề tài: Sở Y Tế Dak Lak.

  • Chủ nhiệm đề tài: Bác sỹ Võ Nguyễn Hoàng Khôi – Khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Buôn Ma Thuột

Giám đốc bệnh viện Chủ tịch hội đồng Chủ nhiệm đề tài






Каталог: 2011
2011 -> HƯỚng dẫn viết tiểu luậN, kiểm tra tính đIỂm quá trình môn luật môi trưỜNG
2011 -> Dat viet recovery cứu dữ liệu-hdd services-laptop Nơi duy nhất cứu dữ liệu trên các ổ cứng Server tại Việt Nam ĐC: 1a nguyễn Lâm F3, Q. Bình Thạnh, Tphcm
2011 -> Ubnd tỉnh thừa thiên huế SỞ giáo dục và ĐÀo tạO
2011 -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> NĐ-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
2011 -> BỘ NỘi vụ CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2011 -> Nghị quyết số 49-nq/tw ngàY 02 tháng 6 NĂM 2005 CỦa bộ chính trị VỀ chiến lưỢc cải cách tư pháP ĐẾn năM 2020
2011 -> Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàU
2011 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 1.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương