Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 7/2013



tải về 3.98 Mb.
trang7/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39911
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Ảnh minh hoạ
ã đến 15.7, thời hạn mà Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu cơ quan chức năng phải có báo cáo về tình hình vận chuyển chở cá tầm Trung Quốc qua đường hàng không vào TP.HCM và buôn bán công khai cá tầm nhập lậu vào miền Bắc…17.5 cũng là thời điểm Thái Lan xả kho tạm trữ 17 triệu tấn gạo.

500, 700, hay đến 3.000 tấn cá tầm được nhập lậu vào Việt Nam mỗi năm? Chưa ai biết chính xác. Chỉ biết là cá tầm Trung Quốc tràn ngập các chợ, chui vào những siêu thị lớn nhất, và cưỡi máy bay vào miền Nam trong một nguy cơ mà Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh đã dùng chữ “sinh tồn” để chỉ mối đe dọa đến từ bên kia biên giới.

Chính phủ phải quan tâm xử lý từ chuyện con gà, con cá nhập lậu, rồi thu mua tạm trữ đến nâng giá lúa. Đó là chuyện lo toan cho nông dân, cho nông nghiệp, nhưng âu cũng là một sự bất đắc dĩ.

Nhưng điều mà nông dân cũng như các chủ trại cá mong chờ, không phải là một báo cáo thừa nhận tình trạng. Không phải là sự xác nhận 3-5 tấn cá “cưỡi” máy bay mỗi ngày. Cũng như có thu mua tạm trữ thì nhất thời giá lúa “lên” được mấy trăm đồng. Mà là biện pháp sẽ áp dụng để con cá, hạt gạo trong nước có thể sống khỏe và cạnh tranh lành mạnh trong ao nhà.

Bởi nói đến con cá, không thể không nhắc lại câu hỏi của người tiêu dùng mỗi khi đắn đo lần cạp quần trước hai con cá nom chẳng khác gì nhau: Vì sao cá Trung Quốc tới Việt Nam qua cả ngàn km với lỉnh kỉnh mọi thiết bị chuyên dụng, thậm chí đi máy bay và cả “thuế đường” mà giá bán chỉ 120-140 ngàn, chưa bằng một nửa so với giá thành sản xuất ở Việt Nam?

Nhân chuyện cá, mục “Cuộc sống đó đây” của một tờ báo mô tả lại quy cách sản xuất trứng cá tầm ở Thụy Sĩ - một sản phẩm đang được bán với giá 200-2.500 USD.

Hóa ra, nông dân Thụy Sĩ đủ nguồn lực và sự kiên nhẫn để chờ một con cá tầm lớn ít nhất tới 6 tuổi mới bắt đầu scan siêu âm xác định trứng để thu hoạch.

Có lẽ, căn cơ nhất để chống nhập lậu, vừa để giúp nông dân, vừa xóa tan sự so sánh trong lòng người tiêu dùng thì ngoài chuyện “đóng chặt những cánh cửa” biên giới, phải là việc mở ra những “cánh cửa” giúp nông dân tăng giá trị nông lâm thủy sản, thay vì phải chặt phá “những mũi nhọn thoát nghèo” như chuyện thời sự đang diễn ra ở Đăk Nông, Đăk Lăk. Điều mà những nhà quản lý với tư duy “Thái Lan xả gạo chẳng ảnh hưởng vì giá gạo Việt Nam đã… thấp nhất”, có lẽ, còn lâu làm được.



Nguồn báo Nông thôn ngày nay

CON TÔM VIỆT NAM HƯỚNG TỚI THỊ TRƯỜNG CHÂU Á

T




Ảnh minh hoạ
rước những rào cản từ các thị trường trọng điểm là Mỹ và EU, nhiều nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam đã năng động  tìm kiếm các thị trường khác, trong đó châu Á đã trở thành sự lựa chọn tốt cho xuất khẩu tôm Việt Nam.

Trong 5 tháng đầu năm 2013, ASEAN trở thành thị trường hấp dẫn của xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam với mức tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó Philippines tăng 88,5%, Malaysia tăng 16,8%, Singapore tăng 3,7%.

Xét về giá trị, Singapore là thị trường lớn nhất nhập khẩu (NK)  tôm Việt Nam với giá trị đạt 10,78 triệu USD trong 5 tháng đầu năm, riêng tháng 5 XK tôm sang Singapore có tốc độ tăng trưởng tới 76%. Theo thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới, năm 2012 Việt Nam dẫn đầu về cung cấp tôm đông lạnh cho Singapore với thị phần lên tới 31,7%.

Trong thời gian tới, Malaysia cũng được dự báo sẽ là thị trường hấp dẫn cho XK tôm Việt Nam do nguồn cung tôm nước này trong quý I/2013 giảm trên 30%, từ 90.000 tấn xuống chỉ còn 60 tấn vì ảnh hưởng dịch bệnh. Để bù đắp lượng nguyên liệu chế biến trong nước bị thiếu hụt lớn, Malaysia phải tăng cường nhập khẩu tôm và đây sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp tôm Việt Nam.

Trong quý I/2013, Trung Quốc đã vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Mỹ và Nhật Bản với mức tăng trưởng hàng tháng từ 7,3-97%. Tính đến hết tháng 5, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc (gồm cả Hong Kong) đạt 108,5 triệu USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái và tiếp tục giữ vị trí thứ 3 về nhập khẩu tôm Việt Nam.

Nhu cầu tiêu thụ tôm tăng nhanh, thị trường không quá khó tính ở châu Á sẽ là cơ hội tốt cho xuất khẩu tôm Việt Nam.



Nguồn Chinhphu.vn

GIÁ CÁ TRA , TÔM SÚ DIỄN BIẾN TRÁI CHIỀU
Giá cá tra và tôm sú, hai mặt hàng thủy sản XK chủ lực ở ĐBSCL đang diễn biến trái chiều nhau. Trong khi giá cá tra liên tục sụt giảm khiến nông dân lao đao thì tôm nguyên liệu nhiều tháng nay luôn ổn định ở mức cao.

Cá tra tụt dốc

Ô





tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương