Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 7/2013


Đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng trưởng



tải về 3.98 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39911
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng trưởng

rong đó, dư nợ cho vay tại khu vực ĐBSCL đạt khoảng 117.489 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2012, chiếm 41% tổng dư nợ tại các tổ chức tín dụng trong khu vực.

Cụ thể, tính đến hết tháng 5.2013 dư nợ cho vay thu mua lúa gạo cả nước đạt khoảng 28.993 tỷ đồng. Riêng tại khu vực ĐBSCL, dư nợ cho vay thu mua lúa gạo đạt khoảng 22.167 tỷ đồng, tăng 30% so với thời điểm cuối năm 2012; cho vay xuất khẩu gạo đạt khoảng 9.552 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2012. Đối với chương trình cho vay thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, tính đến 1.7, các tổ chức tín dụng?trên địa bàn khu vực ĐBSCL đã cho vay đạt 2.644,46 tỷ đồng, tương đương với khối lượng thu mua là 342.961 tấn quy gạo.

Trong lĩnh vực thủy sản, tính đến hết tháng 5.2013 dư nợ cho vay nuôi trồng, thu mua và chế biến thủy sản xuất khẩu của các tổ chức tín dụng tại khu vực ĐBSCL đạt khoảng 35.290 tỷ đồng, tăng 0,26% so với cuối năm 2012. Chỉ tính riêng cho vay đối với cá tra đã đạt khoảng 19.597 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Viết Mạnh - Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), từ năm 2008 trở lại đây đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng bình quân khoảng 18%/năm. Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành điều chỉnh lãi suất tiền gửi, từ đó giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp. Riêng đối với các lĩnh vực ưu tiên (trong đó có nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu), Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng trần lãi suất cho vay và liên tục giảm trần này đến nay chỉ còn 9%/năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, từ đầu năm tới nay giá xuất khẩu nhiều mặt hàng nông - thủy sản sụt giảm, cộng thêm nhiều nước áp dụng các hàng rào kỹ thuật, áp thuế chống bán phá giá đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản gặp khó khăn. Một số doanh nghiệp chế biến thủy sản đã sử dụng vốn không đúng mục đích, vay vốn ngắn hạn để đầu tư trung, dài hạn dẫn đến mất khả năng trả nợ, làm cho nợ xấu trong lĩnh vực này tăng lên...


Nguồn báo Nông thôn ngày nay

VÂN ĐỒN: PHÁT TRIỂN NÔNG , LÂM NGƯ NGHIÊP THEO HƯỚNG HÀNG HÓA

V




Nông dân huyện Vân Đồn kiểm tra độ sinh trưởng của hàu nuôi
ới việc xác định cơ cấu kinh tế của huyện là nông, lâm, ngư nghiệp - dịch vụ du lịch - thương mại - tiểu thủ công nghiệp, những năm qua huyện Vân Đồn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá nhằm tăng giá trị và năng suất sản phẩm nông nghiệp. Tính từ năm 2009, đến nay, huyện đã phê duyệt thực hiện 29 đề án phát triển sản xuất và 29 mô hình khuyến nông - lâm - ngư nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi.

Tổng mức đầu tư ước khoảng 25 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trên 10 tỷ đồng; vốn đối ứng của người dân gần 15 tỷ đồng. Các mô hình, đề án phát triển sản xuất đã hỗ trợ người dân tiếp cận được tiến bộ khoa học, kỹ thuật với nhiều đối tượng giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Đến nay, sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đã có sự chuyển đổi tích cực về cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, thuỷ sản luôn được quan tâm đầu tư phát triển theo định hướng hình thành một khu nuôi trồng thuỷ sản giá trị cao. Giá trị sản xuất của ngành Thuỷ sản tăng từ 65,9% năm 2009 lên 71% năm 2013 trong tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp. Do có sự quan tâm đầu tư phát triển toàn diện cả về khai thác và nuôi trồng nên sản lượng thuỷ sản trong những năm qua luôn đạt ở mức cao, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho ngư dân và góp phần giữ gìn an ninh vùng biển, đảo. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2012 ước đạt trên 19.800 tấn, tăng 50% so với năm 2008. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản trên địa bàn đã đạt trên 10.000 tấn. Tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản tăng bình quân 7,9%/năm.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quang Ninh, Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thì lĩnh vực thuỷ sản trên địa bàn cũng đang gặp không ít khó khăn, trong đó phải kể đến hoạt động khai thác thuỷ sản xa bờ. Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, tình hình dịch bệnh cũng gây không ít khó khăn cho người dân và các doanh nghiệp. Trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù diện tích gieo trồng giảm hàng năm do việc thu hồi đất để phục vụ các dự án trên địa bàn, song do tích cực chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng lương thực vẫn giữ ở mức ổn định, bình quân đạt 2.700-2.800 tấn/năm. Nhiều giống lúa mới: BC15, QR1, ĐT34, ĐT52, giống ngô lai Bioseed 21, Faccy-111, MX6... có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất góp phần chuyển đổi đáng kể cơ cấu giống cây trồng tại các địa phương. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt giảm từ 12,5% năm 2009 xuống còn 9,08% năm 2013 trong tổng giá trị sản xuất của lĩnh vực nông nghiệp. Trong chăn nuôi, do chịu sự tác động của tình hình dịch bệnh, giá thức ăn chăn nuôi tăng đã khiến phần lớn các hộ giảm quy mô chăn nuôi.



Nguồn Baoquangninh.com.vn




tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương