Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 7/2013



tải về 3.98 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.98 Mb.
#39911
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Mô hình nuôi cá sủ đất trong ao

ở vùng thuỷ sản Đông Yên Hưng
hững năm gần đây, cá sủ đất đã được người dân một số địa phương trong nước nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh, cá sủ đất thường được nuôi theo hình thức nuôi lồng, bè tại các địa phương như Cẩm Phả, Vân Đồn. Vừa qua, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý dự án Thuỷ sản Đông Yên Hưng (Quảng Yên) đã đưa vào nuôi

thử nghiệm mô hình nuôi cá sủ đất thương phẩm trong ao. Đây là mô hình mới, một hình thức nuôi mới đối với cá sủ đất và bước đầu được đánh giá là cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Dự án được triển khai thực hiện từ tháng 5-2012 tại hai hộ dân thôn 3, xã Hoàng Tân, với tổng diện tích nuôi là 5.000m2, mật độ thả: 2 con/m2, cỡ giống thả 4-6cm/con. Tổng lượng giống thả nuôi 10.000 con do Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ của Trường Cao đẳng Thuỷ sản Bắc Ninh (phường Minh Thành, Quảng Yên) cung cấp. Toàn bộ thức ăn cho cá sủ đất được sử dụng là thức ăn công nghiệp Kinh Bắc (hàm lượng đạm: 40-45%, Lipid: 10-15%). Sau 12 tháng nuôi, tổng kết mô hình cho thấy, tỷ lệ cá sống đạt 72-75%, kích cỡ bình quân 1kg/con. Tổng sản lượng đạt trên 7 tấn.

Bà Vũ Thị Lan, thôn 3, xã Hoàng Tân, một trong hai hộ dân tham gia mô hình cho biết: “Tôi thấy, nuôi cá sủ đất theo hình thức này kỹ thuật không đòi hỏi nhiều, dễ nuôi, cá nhanh lớn và tỷ lệ cá sống cao và dễ bán. Mô hình nhà tôi thả nuôi 5.000 con giống, tỷ lệ sống đạt 72%. Sau 1 năm thả nuôi, gia đình tôi đã thu hoạch được hơn 3 tấn cá thương phẩm”.

Còn chị Dương Thị Thanh Chuyên, kỹ sư nuôi trồng thuỷ sản, Ban Quản lý dự án Thuỷ sản Đông Yên Hưng, Chủ nhiệm dự án thì cho hay: “Cá sủ đất là loài sống gần bờ và trên các vùng đáy bùn, cá có thể phân bố đến độ sâu 60m, là loài cá nhiệt đới, cận ôn đới. Chính vì vậy, loài cá này tương đối rộng nhiệt. Cá có thể sống được ở nhiệt độ từ 5-34oC, nhiệt độ thích hợp từ 20-30oC. Là loài cá ăn tạp, thiên về động vật; tốc độ sinh trưởng nhanh. Nuôi thương phẩm trong ao, nuôi lồng, bè sau 1 năm có thể đạt kích cỡ bình quân từ 1,5-2kg/con, sau 2 năm tuổi có thể đạt từ 8-10kg/con. Tại Quảng Ninh, cá sủ đất mới chỉ được nuôi thương phẩm theo hình thức nuôi lồng, bè tại Cẩm Phả, Vân Đồn, còn nuôi trong ao đất thì đây là mô hình đầu tiên trong tỉnh. Tuy nhiên, việc thực hiện quy trình nuôi có nhiều thuận lợi vì quy trình kỹ thuật nuôi cá sủ đất thương phẩm của Trường Cao đẳng Thuỷ sản Bắc Ninh đã được xây dựng nhờ đúc kết kinh nghiệm nuôi thực tế của người nuôi tại một số địa phương và được kiểm chứng qua thực nghiệm nên có tính thực tiễn cao. Mặt khác, nguồn giống được sản xuất và nuôi tại Trại thực nghiệm nuôi trồng thuỷ sản mặn, lợ tại phường Minh Thành tương đối gần và có điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp với vùng dự án thuỷ sản Đông Yên Hưng. Toàn bộ con giống thả nuôi đều khoẻ mạnh, kích cỡ đồng đều và được kiểm dịch chặt chẽ. Với việc thực hiện thành công mô hình này, hiện nay tại vùng dự án thuỷ sản Đông Yên Hưng đã có một số hộ gia đình trong số 40 hộ gia đình tham gia tập huấn kỹ thuật đã cải tạo ao đầm đầu tư nuôi cá sủ đất thương phẩm”.

Với giá bán thương phẩm hiện nay trên thị trường từ 100.000-120.000 đồng/kg, thì mô hình nuôi cá sủ đất thương phẩm trong ao bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao. Kết quả của mô hình này đã góp phần đa dạng hoá các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao tại vùng dự án thuỷ sản Đông Yên Hưng nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung. Bước đầu mở ra một hướng đi mới cho người nuôi trồng thuỷ sản.



Nguồn: Baoquangninh.com.vn

NUÔI TRÂU THU NHẬP TRÊN 200 TRIỆU/NĂM
Đến xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội dễ dàng nhận thấy những đàn trâu nhởn nhơ ăn cỏ ven đê. Ở Tứ Hiệp, số hộ nuôi trâu không nhiều nhưng lại có nguồn thu tương đối cao, trong đó phải kể đến gia đình ông Nguyễn Văn Báu, thôn Đồng Trì.

Ô




Ông Báu bên đàn trâu của gia đình

ng Báu tâm sự: Ban đầu, gia đình ông chỉ dám mua 5-6 con giống để nuôi, vì theo ông Báu nuôi trâu khi chưa có kinh nghiệm dễ gặp rủi ro. Vừa nuôi vừa tích lũy kinh nghiệm, giờ ông đã nắm chắc cách phòng bệnh và chăm sóc đàn trâu. Đến nay, ông đã có hơn 60 con trâu bố mẹ và trâu con.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Báu cho hay: “Tôi nuôi trâu cũng đã hơn 30 năm rồi. Nuôi trâu cũng như chăm sóc con người vậy, phải hiểu tính nết của chúng; những dịch bệnh trâu hay mắc; phải vệ sinh chuồng trại thường xuyên... trâu sẽ không phụ công mình”.

Theo ông Báu, không phải giống trâu nào cũng có thể nuôi được. Khi mua trâu, cần chọn con nái tốt, thuần dưỡng không húc người, không phá chuồng thì mới chọn về nuôi.

Đặc biệt, khâu vệ sinh chuồng trại cho trâu được ông Báu rất chú trọng. Tứ Hiệp đang đô thị hoá, diện tích cho chăn nuôi đang bị thu hẹp nên việc đảm bảo môi trường sạch sẽ là rất quan trọng. “Những lúc có dịch bệnh bùng phát, tôi thường xuyên rắc vôi bột xung quanh chuồng trâu để ngăn ngừa việc lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, phải tẩy sán thường xuyên cho trâu, vì thức ăn của trâu là nguồn cỏ tự nhiên ở ngoài đồng ruộng” - ông Báu nói.

Giờ đây, dù đã ngoài 70 tuổi nhưng ông Báu vẫn gắn với nghiệp nuôi trâu. Điều làm ông vui nhất, là trang trại nuôi trâu của gia đình ông đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về thăm và tuyên dương.

Với giá thịt trâu trên thị trường hiện nay hơn 200.000 đồng/kg, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông Báu thu về từ 150-200 triệu đồng.



Nguồn báo Nông thôn ngày nay

tải về 3.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương