Danh mục các tin, BÀi của bản tin kh&Đs tháng 08/2017


Cái khó của những người gác rừng



tải về 3.45 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích3.45 Mb.
#39910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Cái khó của những người gác rừng
Hiện nay, trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng Quảng Nam Châu thuộc về 3 đơn vị Ban Quản lý rừng phòng hộ Chúc Bài Sơn, Lâm trường 103 và Hạt Kiểm lâm huyện Hải Hà. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ rừng, những năm gần đây, 3 đơn vị này đã phối hợp duy trì 7 trạm gác rừng, mỗi trạm thường xuyên có từ 5-7 người. Các trạm gác đều được đặt ở sát chân rừng, vị trí hẻo lánh, vùng sâu xa, nhằm bảo vệ các điểm xung yếu của rừng, nên điều kiện đi lại, ăn ở rất thiếu thốn, hạn chế.



Là rừng phòng hộ biên giới, thế nhưng người dân vẫn tự do ra vào, tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm rừng.

Tiêu biểu như trạm Hang Vây nằm biệt lập trên tuyến đường biên giới đoạn qua xã Quảng Sơn, cách 18km mới có nhà dân. Bên cạnh đó, do đặc thù địa hình thấp, bị bao kín bởi các cánh núi nên sương mù nhiều, độ ẩm không khí rất cao, mưa kéo dài. Đại uý Nguyễn Hữu Doanh, Lâm trường 103, Trưởng trạm Hang Vây, cho biết: Chính vì đặc thù thời tiết như vậy nên trong khi vùng lân cận nắng ráo thì khu vực Hang Vây vẫn mưa hoặc sương giăng mờ lối, khiến mọi đồ đạc cá nhân thường xuyên bị ẩm mốc, quần áo nhiều khi phơi cả ngày cũng không khô nổi. Nhiều anh em trong trạm cũng vì thế mà thường mắc các bệnh ngoài da. Đặc biệt khu vực này hiện chưa có điện lưới, hiện trạm gác rừng Hang Vây đang dùng pin năng lượng mặt trời, tuy nhiên theo anh Doanh cũng chỉ đủ để chiếu sáng một chốc buổi tối, nạp đèn pin, điện thoại... chứ không dùng được các thiết bị điện khác. Anh Nguyễn Văn Điềm, nhân viên Hạt Kiểm lâm Hải Hà được điều động bổ sung lực lượng cho trạm Hang Vây 3 buổi/tuần, cho biết: Tôi thì đi đi về về nên dễ thay đổi tư trang, chứ còn các anh em phải trực đến cuối tuần nên rất khổ. Giá mà ở đây có điện lưới như ở các trạm khác thì anh em đỡ vất vả nhiều lắm, an tâm làm nhiệm vụ hơn...



Rừng Quảng Nam Châu có những thác nước rất đẹp.

Với sự chủ động của các đơn vị quản lý, sự nỗ lực của từng nhân viên các trạm gác rừng, nên nhiều năm qua rừng Quảng Nam Châu được quản lý, bảo vệ tốt, không xảy ra tình trạng xâm phạm nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, khu rừng này vẫn tiềm ẩn nguy cơ bị xâm hại, nhất là từ việc khai thác lâm sản hay tập quán chăn thả gia súc của người dân. Trong chuyến thâm nhập thực tế vào vùng lõi rừng Quảng Nam Châu, chúng tôi không khó bắt gặp từng nhóm người dân tự do ra, vào rừng hoặc những đàn trâu, bò được chăn thả trên núi cao. Chính bởi vậy, thiết nghĩ, để quản lý, bảo vệ khu rừng Quảng Nam Châu cần có chính sách khuyến khích người dân phát triển rừng trồng thay cho việc sống dựa vào nguồn lợi tự nhiên của Quảng Nam Châu như hiện nay. Bên cạnh đó, về lâu dài, Quảng Nam Châu cần hướng tới 1 chủ rừng duy nhất, giống như mô hình các khu bảo tồn rừng đang có.
Có thể thấy, qua chuyến đi thực tế và những thông tin chúng tôi thu thập được chỉ thể hiện một phần rất nhỏ giá trị, sự tươi đẹp, giàu có, đa dạng sinh học của khu rừng Quảng Nam Châu. Nơi đây thật sự cần có thêm những nghiên cứu khoa học đồng bộ, để từ đó làm cơ sở đẩy nhanh lộ trình thành lập khu bảo tồn rừng như mục tiêu đã đề ra.

Theo baoquangninh.com.vn


tải về 3.45 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương