Danh mục các từ viết tắT


Sự xác lập quyền lực của Mỹ trên lĩnh vực quân sự trong thế kỷ XX



tải về 269.52 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích269.52 Kb.
#28950
1   2   3

1.2.2 Sự xác lập quyền lực của Mỹ trên lĩnh vực quân sự trong thế kỷ XX.

Trong lịch sử nhân loài, các đế quốc thường sử dụng các căn cứ quân sự ở bên ngoài để áp đặt sự thống trị của mình lên các quốc gia đó, vì vậy vào thế kỷ XIX sau khi đế chế Anh đã thiết lập được một hệ thống thuộc địa lớn trên toàn cầu đã thiết lập trên đó các căn cứ quân sự có chức năng bảo hộ và áp đặt:



“người Anh đã thành lập 4 mạng lưới dọc hành lang đường biển nằm dưới sự thống trị của đế chế Anh: (1) từ Địa Trung Hải đến Ấn Độ thông qua kênh đào suêz, (2) Nam Á; Viễn Đông và Thái Bình Dương; (3) Bắc Mỹ và Caribê; (4) Tây Phi và nam Thái Bình Dương, vào giai đoạn này căn cứ quân sự của đế chế Anh trải dài trên 35 quốc gia trên các thuộc địa” [18, tr. 34]. Nhưng kể từ sau thế chiến thứ hai kết thúc đế chế Anh đã chấm dứt vai trò người đứng đầu thế giới thì sức mạnh quân sự mà trước hết là các căn cứ quân sự của Anh trên khắp thế giới hoặc là bị bỏ roi hoặc là bị phá sản, quyền lực đó được chuyển sang cho Mỹ:

“sau thế chiến hai sự xuất hiện của Mỹ với vai trò của một đế chế mới trỗi dậy, Mỹ đã sử dụng hệ thống những căn cứ quân sự rộng lớn chưa từng có, cho đến cuối chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống các căn cứ quân sự nước ngoài của Mỹ lên đến hơn 30 nghìn căn cứ được phân bố tại hai nghìn địa điểm và được xây dựng tại khoảng 100 quôc gia và khu vực, mở rộng vành đai từ Bắc cưc đến Nam cực” [18, tr 35]. Không chỉ dừng lại ở việc thiết lập các căn cứ quân sự, để thực hiện âm mưu tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, Mỹ đã tiến hành thành lập các tổ chức quân sự xâm lược nhằm tập hợp các lực lượng phản cách mạng dưới sự chỉ huy của Mỹ để bao vây Liên Xô và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa, để thực hiện mục đích đó chính phủ Mỹ một mặt ra sức vận động Quốc hội Mỹ, mặt khác thương lượng với các nước Tây Âu để thực hiện mục đích, kết quả là ngày 11 – 6 – 1948 Quốc hội Mỹ đã thông qua quyết định Vanđenbơ cho phép chính phủ Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử có quyền được ký kết những liên minh quân sự với các nước ngoài Châu Mỹ trong thời bình, quyết định này như là sự cởi trói cho chính phủ Mỹ được tự do thực hiện những âm mưu quân sự của mình để vươn tới ngôi vị bá chủ thế giới về sức mạnh quân sự, ngày 4 – 4 – 1949 hiệp ước Bắc Đại Tây Dương đã được ký kết quyết định thành lập ủy ban phòng thủ và ủy ban quân sự (NATO) gồm 12 nước trong đó Mỹ đứng đầu (Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Canađa, Hà Lan, Na uy, Đan Mạch, Bỉ, Lúcxembua, Bồ Đào Nha, Airơlen).

Với mục đích bao vây và ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và lấy lý do biện minh cho sự cần thiết phải đưa sức mạnh ra bên ngoài và bảo vệ những lợi ích của Mỹ ở bên ngoài, do đó Mỹ thành lập các khối quân sự và liên minh quân sự cùng hỗ trợ cho NATO đạt mục đích tối cao của mình:



“hiệp định an ninh Mỹ - Nhật (9 – 1951), khối ANZUS (Mỹ - Ôxtraylia – Niudilen 9 – 1951), khối SEATO ở Đông Nam Á (9 – 1954), khối CENTO ở Trung Cận Đông (1959)…Mỹ đã có 1,5 triệu quân đóng ở nước ngoài trong tổng số 3.477.000 quân thường trực của Mỹ, trong đó có 60 vạn quân ở Đông Dương, 32 vạn quân ở Châu Âu, 28 vạn ở Nhật Bản” [13, tr .242]. Chính phủ Mỹ ra sức thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, phát huy tối đa nền kinh tế quân sự hóa, hàng năm Mỹ bỏ tiền ra để mua các nhà khoa học giỏi, các bằng phát minh, sáng chế trên thế giới để phát triển ngành công nghiệp quân sự, mức đầu tư cho quốc phòng của Mỹ luôn cao hơn bất cứ nước nào trên thế giới, năm 1990 ngân sách quốc phòng của Mỹ là 385 tỉ USD chiếm 5,2 % tổng sản phẩm quốc dân của Mỹ, năm 1998 Mỹ đầu tư 280 tỉ USD cho quốc phòng, chiếm 3% tổng sản phẩm quốc dân của nước này. Chính sự đầu tư đó đã làm cho tiềm lực quân sự hùng mạnh nhất thế giới.

Với sự phô trương sức mạnh ra bên ngoài thông qua lập các căn cứ quân sự, thiết lập các khối liên minh quân sự với các nước đồng minh và tiến hành đưa quân ra bên ngoài quốc gia của Mỹ không chỉ đơn thuần vì mục tiêu quân sự, mà đằng sau đó còn là mục đích chính trị và kinh tế, chẳng hạn một công ty của Mỹ muốn xây dựng một đường dẫn dầu và khí đốt tự nhiên đặt dưới sự kiểm soát của Mỹ từ biển Caspian qua Trung Á đến biển Ôman, đi qua Apghanistan và Pakistan phải dựa vào sức mạnh quân sự của Mỹ để làm điều đó. Nhờ vào sức mạnh quân sự hùng hậu của mình, Mỹ luôn tự cho mình những đặc quyền lãnh đạo cả thế giới, chỉ tính từ năm 1945 – 2000 Mỹ đã hơn 70 lần đưa quân can thiệp vào các quốc gia khác.



      1. Quyền lực chính trị của Mỹ trong thế kỷ XX.

Trong những thập niên đầu thế kỷ XX Mỹ thực sự đã trở thành một cường quốc về kinh tế, tổng sản lượng toàn nền kinh tế của Mỹ luôn chiếm quá nửa sản lượng của toàn thế giới. Tuy nhiên Mỹ lại là một người lùn về chính trị, trước năm 1919 Mỹ chưa có vị thế trong nền chính trị quốc tế, một phần đây là quốc gia mới trỗi dậy, và suốt một thời gian dài theo đuổi chính sách ngoại giao biệt lập, mặt khác những tiêu chí để được coi là ông lớn trong nền chính trị thế giới phải là những cường quốc có nhiều thuộc địa, chính thuộc địa là thước đo cho sức mạnh của quốc gia đó về mọi mặt, nhưng đối với Mỹ, thuộc địa dường như chưa có. Quân đội của Mỹ đầu thế kỷ XX thì quá non yếu, chưa thực sự tương xứng với nền kinh tế của Mỹ, chỉ với 1,3 triệu quân trong khi chính sách ngoại giao lại quá ngờ nghệch, chưa có những thủ đoạn chính trị khôn ngoan như các nước phương Tây, do vậy Anh, Pháp luôn là những chủ thể có lợi nhất trong các hội nghị quốc tế.

Sự thay đổi vị thế đó của Mỹ chỉ thực sự bắt đầu vào năm 1922, khi Mỹ chủ động triệu tập hội nghị Oansinhtơn để lôi kéo những quốc gia không có quyền lợi trong Hòa ước Véc sai bao gồn 8 nước: Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Nhật Bản, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Trung Quốc. Mục đích chia lại lợi ích mà Mỹ chưa được hưởng trong Hòa ước Véc sai, với tư cách là chủ trì Hội nghị, Mỹ đã giành được ảnh hưởng của mình ở Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, tạo điều kiện cho Mỹ xâm nhập vào châu Á, châu Âu. Kể từ sau hội nghị Véc sai – Oansinhtơn, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, chủ thể của trật tự này là 3 cường quốc Anh – Pháp – Mỹ có quyền phán quyết vận mệnh quốc tế, cũng từ đây vị thế của Mỹ cũng nâng lên ngang bằng với các quốc gia đế quốc thực dân truyền thống Anh, Pháp.

Sự lớn mạnh về kinh tế, sự hùng hậu về quân sự là những động lực cho vị thế chính trị quốc tế của Mỹ ngày càng vững chắc hớn, trong thế chiến lần thứ hai Mỹ cùng các nước trong phe Đồng minh đứng ra tổ chức hội nghị Ianta phân chia quyền lợi sau chiến tranh, từ sau hội nghị này thế giới đã hình thành lên một trật tự mới – trật tự thế giới hai cực, mà Mỹ là người đứng đầu một cực đại diện cho phe TBCN.

Quyền lực kinh tế của Mỹ còn được thể hiện trong các tổ chức quốc tế nữa, Mỹ là một trong năm quốc gia thường trực tại Liên Hợp Quốc, là quốc gia có số đóng góp lớn nhất cho hoạt động của tổ chức này, do đó quan điểm của Mỹ cũng phần nào tác động đến quyết định của tổ chức lớn nhất thế giới này:



“Liên hợp quốc là tài sản riêng của một cường quốc duy nhất là Hoa Kỳ, họ đã dùng hăm dọa, răn đe và quyền phủ quyết để điều hành thế giới và quyền lợi của mình” [8, tr.75]. Dựa vào Liên Hợp Quốc để hợp pháp hóa hành động của mình, xây dựng liên minh, áp dụng lệnh trừng phạt lên các quốc gia khác mà Mỹ không ưa, Mỹ đã đưa ra các sáng kiến cho Liên Hợp Quốc như tuyên ngôn nhân quyền toàn thế giới nhằm củng cố nền tự do dân chủ trên toàn thế giới theo kiểu phương Tây.

Mỹ luôn dùng sức mạnh của mình để phủ quyết bất cứ nghị quyết hay tuyên ngôn nào không thể hiện sự ưu tiên về chính trị - kinh tế cho Hoa Kỳ, tại hội nghị Giơnevơ năm 1954 bàn về việc ngừng bắn ở Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ với tư cách là một trong 5 nước lớn triệu tập hội nghị và giải quyết vấn đề quốc tế đã gây khó khăn và không chịu ký vào các văn bản tuyên bố chung để hòng mục đích quay lại chiếm Việt Nam là một ví dụ.



Tiểu kết: Sự vươn lên của Mỹ một cách mau chóng và bằng con đường đi riêng của mình đã giúp cho Mỹ không chỉ là một cường quốc về kinh tế mà thực sự đã trở thành một siêu cường quốc toàn diện, một đế chế Mỹ nắm quyền định đoạt vận mệnh của thế giới trong nhiều thập niên của thế kỷ XX. Từ việc thay đổi trong đường lối ngoại giao cho đến vươn lên xác lập các vị thế về kinh tế, chính trị, quân sự cho thấy Mỹ thực sự là chủ nhân của thế kỷ XX – thế kỷ Mỹ.

Chương 2

NƯỚC MỸ VỚI NHỮNG THAM VỌNG TRONG THẾ KỶ XXI

2.1 Bối cảnh thế giới sau chiến tranh lạnh và vai trò của Mỹ sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết.

Trải qua hơn 40 năm với gánh nặng của cuộc chạy đua vũ trang khiến cho Liên Xô và Mỹ lâm vào tình trạng suy thoái tương đối, trong khi cả Liên Xô và Mỹ ra sức tập trung và phát triển nền kinh tế quân sự, phát triển khoa học quân sự để tăng cường sức đề kháng thì các nước tư bản trẻ như Đức, Nhật Bản đã mau chóng hồi phục sau chiến tranh và trở thành những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với Mỹ, trong thời điểm thập niên 70 của thế kỷ trước cuộc khủng hoảng năng lượng bùng nổ các quốc gia tư bản trẻ đi đầu là Nhật Bản đã khởi xướng cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và mau chóng thoát ra khỏi khủng hoảng về năng lượng 1973.

Chính sự vươn lên này đã khiến cho cả Mỹ và Liên Xô nhận thức được rằng việc kéo dài chiến tranh lạnh thực sự không có lợi cho cả hai bên, trong những năm 80, đặc biệt là sau khi Goocbachôp trở thành lãnh đạo Liên bang Xô Viết thì quan hệ Xô – Mỹ đã có những chuyển biến từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết các vấn đề tranh chấp, những cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Rigân và Goocbachôp, giữa Busơ và Goocbachôp đã có nhiều văn kiện hợp tác về các lĩnh vực kinh tế, buôn bán, văn hóa và khoa học kĩ thuật được ký kết, hai bên cùng nhau thỏa thuận từng bước chấm dứt chiến tranh lạnh, cắt giảm vũ khí và hạn chế chạy đua vũ trang. Năm 1989 trong cuộc gặp gỡ chính thức giữa Busơ và Goocbachôp tại Manta hai bên đã tuyên bố chính thức chấm dứt chiên tranh lạnh, quan hệ hai bên bước sang một giai đoạn mới mà lịch sử gọi là thời kỳ “hậu chiến tranh lạnh”.

Trong khoảng thời gian từ 1989 – 1991, tình hình chính trị thế giới có những biến động phức tạp, hệ thống XHCN đang lâm vào tình trạng khủng hoảng và đi đến sụp đổ hầu hết các nhà nước XHCN ở Đông Âu, dẫn đến tình trạng thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô trên lãnh thổ châu Âu, quyền lợi và sức mạnh của Liên Xô cũng bị giảm sút sau sự sụp đổ ấy. Công cuộc cải tổ của Liên Xô không giúp được tình trạng khó khăn đó mà ngược lại nó còn đẩy cuộc khủng hoảng ở Liên Xô đi đến đích sụp đổ nhanh hơn, với chủ trương tập trung vào cải tổ chính trị là trọng tâm, Liên Xô thực hiện hình thức đa nguyên đa đảng về chính trị, đã dẫn đến nguy cơ mất sức chiến đấu và lãnh đạo của Đảng cộng sản, không những thế trong những thỏa thuận với Mỹ thì Liên Xô đã có những thỏa thuận không có lợi cho cách mạng thế giới như thực hiện chính sách “không can thiệp” vào Đức và các nước Đông Âu, không thực hiện các cam kết với các đồng minh trong phe XHCN… những sai lầm đó của Liên Xô đã dẫn đến sự sụp đổ của của nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô Viết ngày 25 – 12 – 1991. Sự sụp đổ của Liên Xô đã làm thay đổi cục diện trật tự thế giới hai cực, một cục diện thế giới mới chưa định hình trong khi Mỹ là quốc gia có tiềm lực và sức mạnh nhất thế giới muốn vươn lên lãnh đạo toàn thế giới, biến trật tự thế giới từ hai cực chuyển sang đơn cực, tuy nhiên siêu cường này gặp không ít khó khăn từ sự cạnh tranh khốc kiệt của các đối thủ mới nổi, do vậy Mỹ phải định hình những chiến lược mới để thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ.

Những chiến lược gia ở Oasinhtơn mong muốn Hoa Kỳ sẽ trở thành một nước có vai trò lãnh đạo hệ thống thế giới, đặt ra luật chơi cho cả thế giới, Mỹ là người có khả năng ban thưởng cho những nước nào đi theo Mỹ và phạt các nước nào làm Mỹ không hài lòng, những tham vọng đó được Mỹ theo đuổi trong suốt thời kỳ hậu chiến tranh lạnh bằng một loạt các chiến lược như thời tổng thống Bush (cha) (1989 – 1992) “chiến lược ngăn chặn – một chiến lược đã được Mỹ triển khai từ sau chiến tranh thế giới thứ hai để chống chủ nghĩa xã hội vẫn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Bush cha” [15, tr.40], Trong bối cảnh Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng, Bush cha chỉ là người hoàn tất một cách thành cồng chiến lược ngăn chặn do các tổng thống tiền nhiệm xây dựng lên, với chính sách này công lao của Bush cha được đánh giá rất lớn về tính hiệu quả của việc thực hiện chính sách này:

Thứ nhất: Bush cha với chiến lược này đã “khuyến khích” và “phối hợp” với Goocbachôp trong việc đưa Liên Xô vào con đường giảm căng thẳng quốc tế, cắt giảm viện trợ cho đồng minh tức là gián tiếp tiếp tay cho Liên Xô bỏ đi những mặt mạnh và thế mặc cả trong quan hệ với Mỹ và Tây Âu, nói cách khác Bush cha đã dùng cách hòa hoàn để giảm đi sức mạnh của Liên Xô trong quan hệ với Mỹ



Thứ hai: Chính sách của Bush cha được coi là “có công” trong việc tạo ra môi trường bên ngoài hòa hoãn cho Liên Xô thực hiện chương trình cải tổ không đi quá xa, nhượng bộ Mỹ và buông Đông Âu về đối ngoại, làm xáo trộn hệ thống chính trị về đối nội. Có thể nói, chính sách hòa hoãn với Liên Xô của Bush cha là mũi tên bắn trúng nhiều đích làm Liên Xô sụp đổ từ bên trong mà không mất một viên đạn nào” [15, tr. 40 – 41].

Đối với các nước Đồng minh, Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện theo chiến lược toàn cầu hóa phản cách mạng, thông qua viện trợ để thiết lập mô hình kiểu Mỹ khống chế các nước bạn đồng minh.

Những chính sách của Mỹ cho thấy những tham vọng vươn lên nắm quyền định đoạt thế giới, tuy nhiên trật tự thế giới cũ mất đi, Liên Xô sụp đổ nhưng Mỹ còn phải đối mặt với nhiều thách thức và cần phải có những chiến lược lâu dài phục vụ cho mục đích bá chủ thế giới của mình.

2.2 Chính sách ngoại giao của Mỹ - bản chất cho sự lựa chon trong thế kỷ XXI.

Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa sụp đổ cũng có nghĩa là trật tự thế giới đã có sự thay đổi, do đó trong chính sách ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ cũng phải có sự thay đổi cho phù hợp với thời cuộc. Nhưng các nhà chiến lược gia của Mỹ lúc này gặp rất nhiều khó khăn trong việc hoạch định một chiến lược trong thời kỳ mới, khó khăn đó là vì:

Mỹ đã sống với chiến tranh lạnh, và chính sách ngăn chặn hơn 40 năm. Trong quãng thời gian đó, nhiều thế hệ quan chức, chính khách và học giả của Mỹ đã kế tiếp nhau để hoàn thiện chính sách ngăn chặn. Như vậy Mỹ thiếu đi kinh nhiệm và kiến thức cho việc xây dựng chính sách cho viêc đối ngoại trong một giai đoạn mới” [15, tr. 40], mỗi đời tổng thống Mỹ lại đưa ra một chính sách mới để thực hiện những mục tiêu trước mắt mà nước Mỹ cần phải thực hiện, thời tổng thống Bill Clintơn với chủ trương tập trung vào đối nội và đưa ra khẩu hiệu: “Sự quan tâm của tôi đối với các vấn đề kinh tế như luồng ánh sáng Lazer” [dẫn theo 15, tr.42]. Với khẩu hiệu đó đã đưa ông vào nhà Trắng, vượt qua những trở ngại trong tranh cử chức tổng thống của Bush cha với chính sách đối ngoại và chiến tranh vùng vịnh. Nhưng điều đó không có nghĩa là giới chiến lược gia dưới thời cầm quyền của tổng thống Bill Clintơn lại không tiếp tục hình dung chiến lược toàn cầu của Mỹ cho thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, đó chính là bản chất cho sự lựa chọn con đường của Mỹ vào thế kỷ XXI.

Trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Bill Clinton, các chính trị gia đã có những cuộc thảo luận sôi nổi xung quanh vấn đề mục tiêu mới và đôi tượng mới của chiến lược toàn cầu, theo quan điểm của Joshep Nye cho rằng Mỹ vẫn là số một sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản trước chủ nghĩa xã hội dường như đã khẳng định thuyết “quyền lực mềm” của ông đã trở thành điểm tựa mới, theo ông Mỹ dù có suy yếu về một số chỉ số “sức mạnh cứng” nhưng vẫn dư sức về “sức mạnh mềm” đủ để cho các nước khác phải đi theo một cách tâm phục khẩu phục mà nhờ đó Mỹ vẫn giữ được vị trí siêu cường số một trên thế giới.

Còn theo Fukugama cho rằng cần có một đối thủ làm cho Mỹ mạnh hơn, đúng như nguyên tăc “kiềm chế và đối trọng” vì theo ông nếu không có lực lượng đối trọng thì sẽ không thể kiềm chế được và sẽ trở thành “bệnh khó chữa”, theo chuyên gia Huntington cho rằng tương lai của loài người sẽ đánh dấu bằng những cuộc đụng độ lớn, không phải giữa ý thức hệ như ở thế kỷ XX, mà là sự đụng đầu giữa các quốc gia theo các nền văn minh khác nhau, theo ông loài người sẽ xẩy ra cuộc đụng đầu giữa các văn minh Phương Tây – Hồi giáo – Khổng giáo, do đó tâm điểm của chính chính sách đối ngoại của Mỹ trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh phải là quan hệ Mỹ - Trung Quốc và ông đưa ra thuyết “mối đe dọa Trung Quốc” (china thereat theory) như vậy Trung Quốc trở thành nước đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ có khả năng thách thức Mỹ trong việc kiểm soát hệ thống thế giới.

Trên cơ sở các hoạch định của các chiến lược gia, cũng như dựa vào bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ vào tháng 2 năm 1995 chính quyền Bill Clintơn đưa ra chiến lược toàn cầu có tên “chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” với nội dung: Mỹ cam kết tiếp tục can dự vào công việc của thế giới trên tư cách “người lãnh đạo thế giới” nhưng sẽ chú trọng hơn vai trò trọng tài mà bớt dần đi vai trò vai trò sen đầm, mở rộng cộng đồng các quốc gia dân chủ, tăng vai trò của các thể chế đa phương trong đó Mỹ là hạt nhân.

Đánh giá về chiến lược toàn cầu của Bill Clinton, học giả Stephen Walt vào năm 1999 đã viết bài “Hai điều đáng khen cho chính sách đối ngoại của Bill Clintơn” mà theo ông có hai luận điểm về chiến lược toàn cầu của Clintơn thành công vì sau chiến tranh lạnh đã duy trì được vị thế lãnh đạo thế giới của Mỹ và làm được việc đó với mức vừa phải, lại bắt các nước đồng minh của Mỹ và các tổ chức quốc tế chia sẻ gánh nặng lãnh đạo của Mỹ. Ông khẳng định bất cứ ai vào nhà Trắng đều không có thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại toàn cầu của Mỹ vươn tới lãnh đạo toàn thế giới.

Thời kỳ cầm quyền của tổng thống Bush con những chủ kiến về một chiến lược ngoại giao mới là phải sử dụng thế mạnh vượt trội một cách quyết liệt để chứng tỏ sự lãnh đạo của mình, dù việc đó dẫn đến chủ nghĩa đơn phương, phiêu lưu về quân sự, làm mất lòng mọi người và tốn kém tiền của, người Mỹ mơ ước về một đế chế Mỹ và muốn xác lập đế chế đó bằng mọi giá, nhất là bằng biện pháp quân sự, muốn vậy yêu cầu đối với chính quyền Bush con là phải xây dựng được một lực lượng quân đội mạnh và sẵn sàng đáp ứng các thách thức trong hiện tại và tương lai, một chính sách đôi ngoại mạnh dạn và có ý thức thúc đẩy các nguyên tắc Mỹ ở nước ngoài và một bộ máy lãnh đạo quốc gia giám chấp nhận trách nhiệm. Sau vụ tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 – 9 – 2001 chiến lược ngoại giao toàn cầu của chính quyền Bush con thực sự đã định hình với những biểu hiện “đơn phương” và “đánh chặn” là những dấu nhấn của chiến lược an ninh quốc gia “Chính sách ngoại giao cao bồi” “đánh đòn phủ đầu”. Năm 2002 khi tuyên bố chính sách này, tổng tống G.Bush đã khẳng định quyền tấn công bằng vũ lực đối với bất kỳ nước nào và các nhóm khủng bố được coi là mối đe dọa cho Mỹ, người ta gọi chính sách này là “học thuyết G.W.Bush” mà thực chất là chấp nhận sử dụng quyền lực cứng để thực hiện mục tiêu của chiến lược toàn cầu.

Không giống với các tổng thống tiền nhiệm như Bill Clintơn tập trung vào đối nội và mục đích là sử dụng sức mạnh quyền lực mềm và G.Bush lại tập trung sử dụng sức mạnh quyền lực cứng để mơ ước xây dựng một đế chế Mỹ, thì tổng thống Ôbama đã có sự điều chỉnh về đường lối đối ngoại, việc bầu thượng nghị sĩ Hillary Clintơn làm bộ trưởng ngoại giao đã được sự tán đồng của nhiều người, các chuyên gia trong giới chính trị của Mỹ đã khẳng định đây là một lựa chọn đáng giá của tổng thống Ôbama vì lẽ ngoại trưởng Hillary Clintơn đã nhanh chóng làm sáng tỏ những cơ sở lý luận mới trong chính sách ngoại giao mới của Mỹ, trong cuộc điều trần trước ủy ban đối ngoại trung ương Mỹ trước khi bổ nhiệm chính thức, ngoại trưởng Hillary Clintơn đã tuyên bố cần phải sử dụng sức mạnh khôn ngoan trong đó ngoại giao là công cụ tiên phong:

sức mạnh khôn ngoan được hiểu là sự pha trộn giữa sức mạnh mềm dưới thời tổng thống Clintơn và sức mạnh cứng dưới thời Bush con, công cụ ngoại giao sẽ được coi trọng hơn. Mỹ chỉ sử dụng công cụ quân sự khi các biện pháp ngoại giao không còn tác dụng. Hơn nữa khi sử dụng các biện pháp ngoại giao Mỹ sẽ tránh không sử dụng các biện pháp đơn phương, tức coi trọng cách tiếp cận đa phương và quan tâm tới ý kiến và lợi ích của nước khác…” [ 16, tr.44], trong báo cáo của tổng thống Ôbama về chiến lược an ninh quốc gia mới đã tái khẳng định lại chủ trương sử dụng sức mạnh khôn ngoan đã công bố từ đầu nhiệm kỳ, tuyên bố đoạn tuyệt với những hành động quân sự đơn phương của chính quyền Bush con, trong chiến lươc an ninh mới này Hoa Kỳ đã thừa nhận không thể hoạt động một mình trên thế giới và cam kết hình thành lên một trật tự thế giới mới như là một phần của chiến lược an ninh quốc gia mới, nhưng không vì thế mà từ bỏ vai trò lãnh đạo và tham vọng đứng đầu trật tự mới, thừa nhận một cách thức về trật tự mới đa cực nhưng Mỹ phải là hạt nhân trung tâm.

Như vậy kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, các chiến lược toàn cầu đã được thử nghiệm trên cơ sở sức mạnh vượt trội từ quyền lực mềm, quyền lực cứng cho đến sức mạnh khôn ngoan, chính quyền Mỹ đều hướng đến mục tiêu cuối cùng là khẳng định vị thế độc tôn của Mỹ trong thế giới, những tham vọng xây dựng một đế chế Mỹ luôn được đặt ra trên cơ sở sức mạnh to lớn về kinh tế và quân sự cũng như sự tự tin về sức hấp dẫn của mô hình Mỹ, điều đó càng cho thấy tham vọng của Mỹ muốn lãnh đạo thế giới chưa phải dừng lại ở thế kỷ XXI này.

2.3 Những tham vọng của Mỹ trong thế kỷ XXI.

2.3.1 Tham vọng về kinh tế.

Nếu như trong thập niên 80 của thế kỷ XX sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản đã đưa đến mức tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 9% trong suốt 23 năm liên tục, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Những con số tăng trưởng thần kỳ của Nhật Bản trong những năm 1960 – 1969 tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Nhật Bản là 13,6% tăng gấp 6 lần so với Mỹ, tăng 5 lần so với Anh, 3 lần so với Pháp và 2 lần so với Đức, năm 1973 tổng giá trị quốc dân của Nhật Bản đạt 402 tỉ USD đã khiến, người ta lo ngại rằng Nhật Bản sẽ đi đến thay thế vị trí đứng đầu của Mỹ về kinh tế và là chủ nhân của thế giới trong tương lai. Nhưng trên thực tế không xẩy ra điều đó, vì từ năm 1973 đến nay kinh tế Nhật Bản đi vào phát triển theo chiều sâu và liên tục vấp vào những cuộc khủng hoảng chu kỳ 1973, 1980, 1998, 2008 do đó Nhật Bản không thể thực hiện được cú cán đích cuối cùng trong cuộc chạy đua giành ngôi vị bá chủ nền kinh tế thế giới, vị trí đó của Mỹ vẫn chưa có quốc gia nào đủ khả năng tranh giành.

Bước sang thế kỷ XXI sự trỗi đạy của những người khủng lô cũng khiến người ta nghi ngờ về vị trí và quyền lực kinh tế của Mỹ trong thế kỷ mới, sự trỗi dậy của Trung Quốc, Brazin, Nga, Ấn Độ đang chiếm 33% GDP của toàn thế giới: “hiện giờ thì những người khủng lồ đang hành động và với kích cỡ to lớn mà tự nhiên phú cho, họ sẽ in đậm những dấu chân trên bản đồ…” [5, tr.37] .

Vậy sức mạnh kinh tế của Mỹ có còn được duy trì trong thê kỷ mới hay không? Sự vươn lên của các quốc gia đang phát triển có thực sự thay thế được vị thế đứng đầu của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hay không? Khảo sát xu thế phát triển kinh tế thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI chúng ta thấy nền kinh tế thế giới đang vận động với biên độ ngày càng nhanh, các chu kỳ kinh tế được rút ngắn lại, khoảng cách giữa tăng trưởng và suy thoái trở nên mong manh hơn. “Trong khoảng thời gian từ 2001 – 2010 giá trị tổng sản phẩm quốc gia (GDP) toàn thế giới theo giá trị thực ước tính đạt 463.675.35 tỉ USD, gấp 1,6 lần so với giai đoạn 1990 – 2000, tốc độ tăng trưởng chung bình ước tính đạt 3,2%” [dẫn theo 19]. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008, 2009 tác động không nhỏ đến nền kinh tế thế giới, lần đầu tiên trong vòng 20 năm (1990 – 2010) tốc độ tăng trưởng kinh tế lại âm, nhịp độ phát triển kinh tế thế giới có sự biến động mạnh, năm 2007 tốc độ kinh tế thế giới đạt 5,2% thì đến năm 2008 giảm xuống 2% , năm 2009 âm 1,3%.

Cùng với sự biến động của nền kinh tế thế giới, kinh tế Mỹ với vị trí đầu tàu nền kinh tế thế giới cũng có những biểu hiện suy thoái tương đối, sự đóng góp của kinh tế Mỹ đối với kinh tế thế giới cũng giảm dần theo thời gian:

tỷ trọng của nền kinh tế Hòa Kỳ đối với kinh tế thế giới càng giảm, tỷ trọng này năm 2008 là 23.79% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây, giảm 8% so với năm 2001. Tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế Hoa Kỳ giảm từ 3,42%/năm (từ 1991-2000) xuống 1,61%/năm (từ 2001- 2010) trong khi tốc độ tăng trưởng trung bình của kinh tế thế giới tăng từ 3,07%/năm (1991-2000) lên 3,2%/năm (2001-2010)”.[dẫn theo.19], tuy nhiên Hoa Kỳ vẫn là nước có tỷ trọng GDP luôn ở mức đứng đầu, đạt 14441.42 tỷ USD năm 2008 (trước khi rơi xuống đáy suy thoái vào năm 2009), chiếm 23.79% tổng GDP của thế giới, gấp 2.94 lần GDP của Nhật Bản (nước đứng thứ 2) và 3.33 lần GDP của Trung Quốc (nước đứng thứ 3), năm 2010 GDP của Hoa Kỳ 14.700 tỷ trong khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc mới chỉ có 5878,6 tỷ USD. Năm 2008 tổng giá trị tín dụng ngân hàng của toàn thế giới là 61,1 nghìn tỷ USD (bằng 101% tổng GDP), tăng 221% so với năm 1990, trong đó tín dụng Ngân hàng tại Mỹ đạt 12.5 tỷ USD (chiếm 20.4%), Mỹ cũng là quốc gia có số công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới, trong tổng số 50 công ty có số vốn tư bản hóa lớn nhất thế giới Mỹ đã chiếm 24 công ty chiếm 50%, Anh đứng thứ hai 6 công ty chiếm 10%, Trung Quốc đứng thứ ba với 5 công ty chiếm 10%, Thụy Sỹ đứng thứ tư với 4 công ty, Bồ Đào Nha và Nhật Bản mỗi nước có 2 công ty, Nga và Italia mỗi nước có 1 công ty, điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư tư bản ra nước ngoài của Mỹ chiếm tỷ trọng khá lớn chiếm hơn 40 % tổng giá trị nhập khẩu của nước này.

Sự suy thoái của Mỹ về lĩnh vực kinh tế chỉ ở mức tương đối, so với mức tăng trưởng của các cường quốc khác Mỹ đã vượt xa về chỉ số giá trị thực, những tham vọng trong việc thống trị nền kinh tế thế giới vẫn là mối quan tâm của chính quyền Hoa Kỳ, sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Mỹ ra sức thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết khủng hoảng, đặc biệt tại hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G20 tại Oasinhton và Luôn đôn Mỹ đã đạt được đồng thuận của các nước đồng minh và các nước đang phát triển (BRICs) trong việc duy trì các tổ chức tài chính như WB, IMF, để thông qua đó Mỹ tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của mình trong hệ thống kinh tế toàn cầu, sư chi phối của Mỹ trong các tổ chức tài chính quốc tế này cũng chính là sự chi phối nền kinh tế thế giới đi theo con đường có lợi nhất cho Mỹ. Nguy cơ suy thoái tương đối về nền kinh tế được Mỹ hóa giải bằng các biện pháp khẩn cấp, như việc chấp nhận cắt giảm lãi xuất đồng đôla để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nền kinh tế, việc làm này sẽ giảm áp lực cho các ngân hàng Mỹ trong việc cho vay vốn, nhưng nó lại kích thích người dân và các doanh nghiệp Mỹ vay được nhiều tiền hơn cho viêc đầu tư phát triển kinh tế ra bên ngoài và mua sắm, tiêu thụ sản phẩm trong nước, sự cắt giảm lãi xuất đồng đôla của Mỹ cũng được sự ủng hộ của thị trường châu Âu vì đồng Euro cũng giảm 4% so với trước. Chính quyền Hoa Kỳ liên tiếp bơm vào thị trường Mỹ những gói kích cầu lớn 47,25 tỷ USD năm 2007, 168 tỷ USD năm 2008 thông qua đó mà cứu vãn tình hình trong nước và tiếp tục chi phối nền kinh tế thế giới, Mỹ cũng rót 24 tỷ USD vào thị trường châu Âu để làm giảm đi áp lực đối với Mỹ.

Như vậy những biểu hiện của nền kinh tế Mỹ cho thấy trên thế giới thời điểm đầu thế kỷ XXI xuất hiện nhiều cường quốc về kinh tế nhưng hầu hết các quốc gia đó chưa lớn mạnh và phát triển toàn diện như Mỹ, sự suy thoái của Mỹ chỉ ở mức tương đối, đóng góp của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới luôn ở mức cao nhất, sự chi phối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới hiện nay là không thể phủ nhận, sức ảnh hưởng của kinh tế Mỹ có thể thúc đẩy hay cũng có thể làm trao đảo nền kinh tế thế giới hiện nay.



Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam

tải về 269.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương