Danh mụC ĐỀ TÀi khoa học và CÔng nghệ CẤp bộ



tải về 450.72 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu26.09.2016
Kích450.72 Kb.
#32426
1   2   3   4   5

Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển loài lan hài Paphiopedilum vietnamense có nguy cơ tuyệt chủng

- Thu thập được tập đoàn lan hài trong đó có 4 loài đặc hữu của Việt Nam là hài bóng- P.vietnamense, hài giáp- P.malipoense, hài gấm- P.concocor, hài xuân cảnh- P.canhii từ các chợ hoa cây cảnh tại các khu vực xuất hiện 4 loài lan hài đặc hữu của Việt Nam như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh.

- Ứng dụng CNSH trong nhân giống và bảo tồn in vitro 4 loài lan hài đặc hữu của Việt Nam.

- Xây dựng được quy trình nuôi trồng và chăm sóc 4 loài loài lan hài tại Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên và tại tỉnh Cao Bằng, nơi xuất hiện loài lan hài bóng có giá trị.


- Tập đoàn lan hài trong đó phải có 4 loài lan hài đặc hữu của Việt nam (hài bóng-P.vietnamense, hài giáp- P.malipoense, hài gấm- P.concocor, hài xuân cảnh- P.canhii thu thập từ các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

- Quy trình công nghệ:

+ 04 quy trình nhân giống lan hài cho 4 loài đặc hữu của Việt Nam bằng phương pháp nuôi cấy in vitro.

+ 04 quy trình chăm sóc 4 loài lan hài đặc hữu của Việt Nam lan từ giai đoạn cây con sau nuôi cấy mô trong nhà lưới, các nơi bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia và các hộ kinh doanh hoa lan.

- 1000 cây lan /mỗi giống lan hài đặc hữu nêu trên.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.




Chọn tạo giống khổ qua F1 năng suất và mang giá trị dược liệu từ nguồn gene khổ qua rừng hoang dại

- Thu thập được dòng/ giống khổ qua rừng hoang dại ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Xây dựng được quy trình lai khổ qua rừng và khổ qua trồng thương mại.



- Chọn tạo được giống khổ qua lai F1 năng suất và mang giá trị dược liệu từ nguồn gene khổ qua rừng hoang dại. 

- 3 dòng/ giống khổ qua rừng hoang dại ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

- Quy trình lai khổ qua rừng và khổ qua trồng thương mại.

- Sản phẩm hạt giống khổ qua lai F1: 5 kg hạt lai F1.

- Quy trình thâm canh tăng năng suất giống khổ qua thương phẩm.

- Mô hình trồng và đánh giá khảo nghiệm hạt giống F1 vừa lai tạo: 500 m2.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.




Tuyển chọn giống hồ tiêu (Piper nigrum L.)  năng suất cao và chống chịu tốt với bệnh chết nhanh cho vùng miền Đông Nam Bộ

- Chọn lọc được dòng/giống hồ tiêu có năng suất cao, phẩm chất tốt và kháng được bệnh chết nhanh cho vùng tiêu chuyên canh Đông Nam Bộ.


- Báo cáo đánh giá hiện trạng sử dụng chỉ thị sinh học phân tử và xâm nhiễm bệnh chết nhanh của các giống tiêu chủ lực đang được trồng tại các vùng.

- Chọn lọc được 1-2 dòng/giống tiêu chống chịu được bệnh chết nhanh và sinh trưởng phát triển tốt.

- Sản xuất được 1000 hom/ giống tiêu mới được tuyển chọn.

- Quy trình giâm hom và thâm canh giống tiêu mới được tuyển chọn ra.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Tạo dòng đậu nành kháng tuyến trùng sung rễ bằng công nghệ RNA can thiệp

- Xác định được các dòng tuyến trùng sưng rễ gây hại trên đậu nành.

- Xác định được trình tự các gen độc tính tuyến trùng.

- Xây dựng được quy trình thiết kế và vector mang cấu trúc micro interference RNA (miRNA).

- Xây dựng được quy trình chuyển gen và tái sinh cây đậu nành chuyển gene.

- Tạo được 02-03 dòng đậu nành biến đổi gen mang cấu trúc miRNA có khả năng kháng tuyến trùng ở mức khá - cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Đánh giá được tính kháng tuyến trùng sưng rễ của các dòng đậu nành biến đổi gen.



- Các dòng tuyến trùng sưng rễ gây hại trên đậu nành.

- Trình tự các gen độc tính tuyến trùng.

- Quy trình thiết kế và vector mang cấu trúc micro interference RNA (miRNA).

- Quy trình chuyển gen và tái sinh cây đậu nành chuyển gene.

- 02-03 dòng đậu nành biến đổi gen mang cấu trúc miRNA có khả năng kháng tuyến trùng ở mức khá - cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Báo cáo khoa học về đánh giá tính kháng tuyến trùng sưng rễ của các dòng đậu nành biến đổi gen.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.






Nghiên cứu thu thập, bảo tồn, đánh giá và chọn tạo các giống cây họ đậu từ nguồn giống tốt, chịu hạn bản địa cho vùng Tây Bắc.


- Thu thập, đánh giá và bảo tồn được nguồn gen một số loại cây họ đậu có nguồn gốc bản địa tại Tây Bắc.

- Đánh giá được các đặc tính sinh học, nông nghiệp, khả năng chịu hạn của các giống trong tập đoàn quỹ gen.

- Ứng dụng công nghệ sinh học chọn tạo được 3-4 giống tốt, có khả năng chịu hạn vượt trội cho vùng Tây Bắc.


- Báo cáo khoa học về đánh giá tình hình sản xuất và thực trạng thoái hóa giống đối với các loại cây họ đậu bản địa tại Sơn La.

- Có được 01 tập đoàn các giống cây họ đậu bản địa ở vùng Tây Bắc và tư liệu hóa được tập đoàn đó.

- Báo cáo khoa học về đánh giá các đặc tính sinh học, nông nghiệp, khả năng chịu hạn của các giống trong tập đoàn quỹ gen.

- 03 - 04 giống cây họ đậu có đặc tính sinh học, nông nghiệp tốt, khả năng chịu hạn vượt trội so với các giống hiện tại đang trồng phổ biến ở vùng Tây Bắc.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.





Nghiên cứu qui trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm gồm 2 chủng vi sinh cố định đạm Burkholderia vietnamiensis (KG1 và CT1) trên cây lúa

 - Xây dựng được quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh từ 2 chủng vi khuẩn cố định đạm Burkholderia vietnamiensis đảm bảo thu được ít nhất 5 lít chế phẩm dạng lỏng / một lần lên men với mật độ tế bào đạt 108-109 /ml sản phẩm dịch lỏng.

- Xây dựng được quy trình bảo quản chế phẩm ổn định sau 6 tháng từ ngày sản xuất và quy trình ứng dụng chế phẩm cho cây lúa làm tăng năng suất và giảm chi phí phân đạm hóa học.




- Quy trình và môi trường nuôi cấy thích hợp cho sản xuất 2 chủng vi khuẩn Burkholderia vietnamiensis KG1 và B. vietnamiensis CT1 đảm bảo thu được 5 lít chế phẩm dạng lỏng / một lần lên men với mật độ vi khuẩn đạt 108-109 tế bào/ml.

- Phương pháp lưu giữ và bảo quản 2 loại vi khuẩn đảm bảo mật độ tế bào sống và có khả năng phục hồi đạt 108 tế bào/ml sau 6 tháng lưu trữ.

- Quy trình sử dụng chế phẩm từ 2 chủng vi sinh cố định đạm cho cây lúa đảm bảo thay thế được 1/3 đến 1/2 lượng phân bón N và giữ được năng suất lúa tương đương so với đối chứng bón đạm.

- Định lượng được mức tăng N tổng số nhờ bổ sung chế phẩm và đánh giá biến động của quần thể 2 chủng vi sinh cố định đạm trên ruộng lúa sau từ 1 đến 3 vụ thu hoạch.

- Chuyển giao giống và quy trình sản xuất 2 chủng vi sinh cho 01 doanh nghiệp.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.




Nghiên cứu pheromone sinh dục của ngài sâu đục trái bưởi Citripestis sagittiferella Moore (Lepidoptera Pyralidae): xác định cấu trúc hóa học, tổng hợp và đánh giá hiệu quả ngoài đồng


- Xác định được cấu trúc hóa học của pheromone giới tính của sâu đục trái bưởi C. sagittiferalis.

- Tổng hợp được các thành phần pheromone giới tính chủ yếu của C. sagittiferalis.

- Đánh giá được hiệu quả của pheromone giới tính đối với C. sagittiferalis trong các điều kiện nhà lưới và ngoài đồng.

- Xác định được điều kiện thích hợp cho việc áp dụng pheromone giới tính của C. sagittiferalis.

- Ứng dụng pheromone giới tính trong mô hình quản lý C. sagittiferalis tại Đồng bằng sông Cửu Long.


- Báo cáo khoa học về cấu trúc hóa học của các thành phần pheromone sinh dục chủ yếu của C. sagittiferella.

- Quy trình tổng hợp các các thành phần pheromone sinh dục chủ yếu của C. sagittiferella.

- Báo cáo khoa học về đánh giá hiệu quả của pheromone giới tính đối với C. sagittiferalis trong các điều kiện nhà lưới và ngoài đồng.

- Quy trình ứng dụng pheromone sinh dục trong mô hình quản lý C. sagittiferella ở ĐBSCL.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.






Nghiên cứu khả năng nhân giống cây Sâm đá (Curcuma sp) bằng nuôi cấy mô thực vật

- Xây dựng được quy trình nhân nhanh giống cây Sâm đá bằng nuôi cấy mô với hệ số nhân cao và trồng thử nghiệm.

- Đánh giá được sinh trưởng, phát triển, năng suất dược liệu của cây Sâm đá cấy mô ở độ cao trên 500m tại Vườn quốc gia Chư Jang Sin, Tây Nguyên.



- Quy trình nhân nhanh giống cây Sâm đá bằng nuôi cấy mô.

- Mô hình thử nghiệm trồng sâm đá từ cấy mô trên diện tích 500 m2

- Báo cáo khoa học về đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất dược liệu của cây Sâm đá cấy mô ở độ cao trên 500m tại Vườn quốc gia Chư Jang Sin.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.




Nghiên cứu tạo chế phẩm gây floc và xử lý ammonia trong nuôi thâm canh tôm chân trắng

- Phân lập, tuyển chọn được một số chủng vi khuẩn có khả năng tạo floc và xử lý ammonia.

- Sản xuất được chế phẩm vi khuẩn tạo floc và xử lý ammonia trong nuôi thâm canh tôm chân trắng.



- Phân lập và tuyển chọn được 6-7 chủng vi khuẩn có khả năng tạo floc và xử lý ammonia.

- 300 kg chế phẩm hỗn hợp > 3 chủng vi khuẩn có khả năng tạo floc và xử lý ammonia chất lượng ổn định (mật độ tế bào vi khuẩn > 110 CFU/g), không lẫn tạp.

- Mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh tôm chân trắng sử dụng chế phẩm của đề tài đạt kết quả:

+ Lượng thức ăn giảm >20%

+ FCR giảm 10-15%

+ Hiệu quả kinh tế tăng >15%

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Nghiên cứu biện pháp hạn chế sự phát triển một số loài rong xanh chủ yếu (họ cladophoraceae) trong ao, đầm nuôi tôm ở Đồng bằng sông Cửu Long và sử dụng chúng làm thức ăn nuôi động vật thủy sản.

- Xác định được một số biện pháp thích hợp để hạn chế sự phát triển quá mức của một số loài rong xanh chủ yếu trong ao, đầm nuôi tôm nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tăng sản lượng và năng suất tôm nuôi.

- Đánh giá được khả năng tận dụng nguồn lợi một số loài rong xanh chủ yếu trong ao, đầm nuôi nước lợ để chế biến thức ăn nuôi động vật thủy sản.



- Báo cáo khoa học về đặc điểm sinh học, giá trị dinh dưỡng, khả năng gây hại của một số loài rong xanh chủ yếu (5-7 loài) trong ao, đầm nuôi tôm ở ĐBSCL.

- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn nuôi động vật thủy sản sử dụng nguyên liệu là một số loài rong xanh chủ yếu trong ao đầm nước lợ.

- Bản kiến nghị một số giải pháp kỹ thuật chủ yếu để diệt và hạn chế sự phát triển của một số loài rong xanh trong ao, đầm nuôi tôm nước lợ.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.




Nghiên cứu một số dòng tảo, vi khuẩn trong ao nuôi tôm có khả năng ức chế dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease-AHPND).

Xác định được một số dòng tảo và vi khuẩn trong ao nuôi tôm có khả năng ức chế dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi.


- 01-03 loài/dòng vi khuẩn và 01-03 loài/dòng tảo thuần chủng có tác dụng nổi trội trong ức chế AHPND.

- Báo cáo khoa học về mối tương quan giữa các dòng vi khuẩn, tảo phân lập được từ môi trường ao nuôi với dòng vi khuẩn gây bệnh AHPND.

- Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm sử dụng một số dòng tảo, vi khuẩn thuần chủng phân lập được từ môi trường ao nuôi tômcó khả năng phòng bệnh AHPND.

- 01 mô hình nuôi thử nghiệm sử dụng dòng tảo, vi khuẩn thuần chủng phân lập được từ môi trường ao nuôi tôm có khả năng phòng bệnh AHPND (5000 m2, năng suất 15 tấn/ha).

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.





Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và trồng cây Mạy châu (Carya tonkinensis Lecomte, 1921) tại vùng Tây Bắc.

Xây dựng được kỹ thuật nhân giống và trồng cây Mạy châu để mở rộng diện tích trồng tại vùng Tây Bắc.

- 20 cây mẹ cung cấp giống

- 7000 cây giống Mạy châu

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Mạy châu được Hội đồng khoa học công nhận

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Mạy châu được Hội đồng khoa học công nhận

- 03 ha mô hình rừng trồng cây Mạy châu

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.




Nghiên cứu chọn giống cói và kỹ thuật canh tác để đạt năng suất cao, phẩm chất tốt ở đất mặn, phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chọn được giống cói có năng suất cao, phẩm chất tốt và xây dựng quy trình canh tác thích hợp cho vùng đất phèn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  • 02 giống cói mới có năng suất cao hơn các giống cũ 10-15%, thích hợp cho vùng khô hạn và ngập phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Quy trình kỹ thuật canh tác giống cói mới tại vùng khô hạn và ngập phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long đạt hiệu quả kinh tế cao, được công nhận cấp cơ sở.

  • Mô hình thử nghiệm giống cói mới 01ha/mô hình/giống đạt hiệu quả kinh tế cao hơn 10-15% so với sản xuất đại trà.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.





Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng qui trình canh tác hợp lý để phát triển Bí đỏ hàng hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Xác định được 1-2 giống bí đỏ có năng suất chất lượng cao và xây dựng được các quy trình canh tác hợp lý cho những giống bí đỏ đã tuyển chọn để phục vụ sản xuất bí đỏ hàng hóa ở cá tỉnh miền núi phía Bắc

- 1-2 giống bí đỏ năng suất đạt 15-18 tấn/ha, chất lượng tốt

- 1-2 quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thâm canh các giống bí đỏ đã tuyển chọn có năng suất, chất lượng cao

- 02 mô hình/giống, qui mô 1ha/mô hình đạt năng suất 15-18 tấn/ha.

- Đào tạo tập huấn cho 40 lượt người nắm được kỹ thuật thâm canh cây bí đỏ

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp mọt đục quả (Stephanoderes hampei Fer.) hại cà phê tại Sơn La

Xác định được mức độ tác hại, đặc điểm phát sinh, gây hại và biện pháp phòng trừ tổng hợp mọt đục quả cà phê phù hợp với điều kiện của Sơn La.


- Báo cáo khoa học về mức độ tác hại, đặc điểm phát sinh, gây hại của mọt đục quả cà phê tại Sơn La

- Qui trình phòng trừ tổng hợp mọt đục quả cà phê được công nhận cấp cơ sở giảm thiệt hại do mọt đục quả cà phê trên 70%.

- Mô hình thử nghiệm qui mô 01ha/mô hình/điểm nghiên cứu (với 4 điểm nghiên cứu)

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 02 thạc sỹ.




Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học từ nấm ký sinh giống Isaria cho rau họ thập tự

Sản xuất và ứng dụng thuốc trừ sâu sinh học từ nấm ký sinh giống Isaria bảo đảm hiệu quả phòng trừ ≥ 80%

- Tuyển chọn được ít nhất 3 loài nấm thuộc giống Isaria có hoạt tính sinh học cao

- Qui trình sản xuất chế phẩm nấm Isaria có mật độ ≥108 CFU/g, được công nhận cấp cơ sở

- 400 kg chế phẩm nấm Isaria có hiệu quả phòng trừ sâu hại trên rau họ thập tự ≥ 80%

- Mô hình sử dụng chế phẩm nấm Isaria qui mô 0,1-0,3 ha ha/đối tượng rau và cho ít nhất 5 loại rau họ thập tự

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Nghiên cứu phát triển giống đào H’Mông tại vùng Tây Bắc

Bảo tồn và phát triển được giống đào H’Mông thành sản phẩm hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam

- 01 vườn bảo tồn được 100-150 cây đào H’Mông bản địa.

- Quy trình nhân giống và trồng thâm canh đào H’Mông, được công nhận cấp cơ sở

- Mô hình trồng đào H’Mông quy mô 50-100 gốc/mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Việt Nam.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.




Khả năng cải tạo đất canh tác lúa, màu bị nhiễm mặn ở các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng hấp thu thực vật (phytoremediation) trong điều kiện không hoặc có kết hợp với hóa chất

Đề xuất được giải pháp rửa đất nhiễm mặn bằng hấp thu thực vật (phytoremediation) hiệu quả và kinh tế cho các vùng canh tác lúa nước trời, lúa canh tác hai, ba vụ nhưng bị nhiễm mặn đột xuất trong năm (cần thời gian nghỉ để rửa mặn), lúa-màu hay lúa tôm ở các tỉnh dễ bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre).

- Danh mục các cây trồng, thực vật hoang dại có tiềm năng sử dụng cho việc hấp thu muối, cải tạo đất nhiễm mặn ở ĐBSCL.

- Bản đồ đất bị nhiễm mặn ở 4 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre tỷ lệ 1/50000 hoặc 1/100000

- Qui trình cải tạo đất nhiễm mặn bằng giải pháp thực vật (phytoremediation) nhằm thay thế liệu pháp hóa chất hiệu quả và kinh tế cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, được công nhận cấp cơ sở

- Mô hình thử nghiệm cải tạo đất nhiễm mặn bằng 01 cây trồng và 01 thực vật hoang dại, qui mô 0,5ha/mô hình

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Nghiên cứu nhân, trồng cây Sơn đậu căn (Sophora tonkinensis Gagnep.) họ Đậu (Fabaceae) tại vùng núi đá vôi tỉnh Cao Bằng

Xây dựng được kỹ thuật nhân giống bằng hom, bằng hạt và kỹ thuật trồng cây Sơn đậu căn (Sophora tonkinensis Gagnep.) trên đất nương rẫy hoặc đất mới khai hoang ở vùng núi đá vôi tỉnh Cao Bằng

- Bản hướng dẫn kỹ thuật nhân giống cây Sơn đậu căn (Sophora tonkinensis Gagnep.) bằng hom và bằng hạt, được công nhận cấp cơ sở

- Bản hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Sơn đậu căn (Sophora tonkinensis Gagnep.) trên đất nương rẫy hoặc đất mới khai hoang ở vùng núi đá vôi tỉnh Cao Bằng, được công nhận cấp cơ sở

- Mô hình trồng cây Sơn đậu căn ở năm tuổi thứ 2 với qui mô 1,5ha

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.




Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và hàm lượng anthocyanin của giống khoai lang tím trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long

Xác định được giống và biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanin trong sản xuất khoai lang tím tại Đồng bằng sông Cửu Long

- Bộ giống khoai lang tím trồng tại đồng bằng sông Cửu Long gồm 10-15 giống;

- 1-2 giống khoai lang tím có năng suất 14-16tấn/ha, hàm lượng anthocyanin >0,05%;

- Biện pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao năng suất, phẩm chất và hàm lượng anthocyanin của các giống có triển vọng.

- Mô hình sản xuất 1-2 giống khoai lang tím có năng suất 14-16 tấn/ha và hàm lượng anthocyanin >0,05%, qui mô 01ha/mô hình/giống và tăng hiệu quả kinh tế 10-15% so với sản xuất đại trà.

- Công bố (tối thiểu): 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, 01 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Cải cách giáo dục ở Nhật Bản 1868 – 1912, 1945 – 1950 và những bài học tham khảo cho Việt Nam.

- Luận giải được các vấn đề của 2 cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản (cả về lý thuyết lẫn thực tiễn)

- Xác định được bản chất, nội dung, chương trình của cải cách giáo dục ở Nhật Bản.

- Xác định được những vấn đề có thể vận dụng vào cải cách giáo dục ở Việt Nam.


- Sách chuyên khảo về Cải cách giáo dục ở Nhật Bản 1868 – 1912, 1945 – 1950 và những bài học tham khảo cho Việt Nam

- Bản kiến nghị về vấn đề có thể vận dụng vào cải cách giáo dục ở Việt Nam từ kinh nghiệm của Nhật bản về cải cách giáo dục ở Nhật Bản 1868 – 1912, 1945 – 1950.

- Công bố (tối thiểu): 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.

- Đào tạo (tối thiểu): 01 thạc sỹ.





Chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam đối với vùng Tây Bắc xưa và nay

- Làm rõ được cách thức quản lý vùng Tây Bắc của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ XI đến XIX, với những tích cực và hạn chế cụ thể.

- Làm rõ được nghệ thuật thu phục nhân tâm của triều đại phong kiến với các tù trưởng, tộc trưởng ở Tây Bắc.

 - Miêu tả được công cuộc đấu tranh của các dân tộc Tây Bắc chống các thế lực ngoại bang gây chia rẽ khối đoàn kết xuôi ngược, củng cố sự thống nhất quốc gia…

   - Đề xuất được các kiến nghị bổ sung, hoàn thiện chính sách dân tộc của Đảng đối với vùng Tây Bắc hiện nay.



Каталог: data -> file -> De%20tai%20Bo
file -> SỞ gd&Đt bắc ninh trưỜng thpt hàn thuyêN
file -> ĐỀ thi thử quốc gia năM 2014-2015 MÔn thi: anh văN
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Những bài hát tiếng Anh buồn nhất thế giới
file -> Những câu châm ngôn Tiếng Anh hay I love you not because of who you are, but because of who I am when I am with you
file -> Những câu nói hay về tình yêu bằng Tiếng Anh I used to think that dreams do not come true, but this quickly changed the moment I laid my eyes on you
file -> 105 thành ngữ thông dụng trong Tiếng Anh
file -> VnDoc Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
file -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
De%20tai%20Bo -> Danh sách đỀ TÀi kh&cn cấp cơ SỞ NĂM 2013 – ĐỢt II

tải về 450.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương