Dị vật đường ăn là một tai nạn rất thường gặp trong lĩnh vực Tai Mũi Họng. Dị vật đường ăn bao gồm dị vật họng và dị vật thực quản. Dị vật họng thường xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng



tải về 0.55 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31301
1   2   3   4   5   6

Tỉ lệ khỏi bệnh là 100%. Không có trường hợp nào chuyển viện, tử vong.

Chương 4

BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 147 trường hợp DVĐA tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 3/2008 đến tháng 5/2009 chúng tôi có một số nhận xét và bàn luận sau:

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

4.1.1. Giới và tuổi

4.1.1.1. Về giới

Chúng tôi thấy tỉ lệ DVĐA gặp ở nữ là 79 trường hợp chiếm 53,7%, nam chiếm 46,3% (bảng 3.1), tỉ lệ mắc giữa nam và nữ không có sự khác biệt (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế tại khoa TMH Học viện Y Huế đã công bố vào năm 1984 thì tỉ lệ mắc DVĐA chung giữa nam: nữ là 1: 1 [27], Nguyễn Tư Thế năm 2004 nam 47,7%, nữ 52,3% [28]. Điều này cũng phù hợp nghiên cứu của Phan Thị Hoài Thanh (3249 trường hợp) nam chiếm 45%, nữ 55% [25], Theo Chử Ngọc Bình có 46,8% là nam, nữ 53,2% [3], Đặng Mỹ Hạnh tỉ lệ giữa nam/nữ là 44%/56% [14], Leong nghiên cứu 154 BN tỉ lệ nam/nữ 48,7%/51,3% [51], tỉ lệ này ở nghiên cứu của Anwer là 52%/48% [31]. Như vậy chúng tôi thấy rằng tỉ lệ hóc dị vật ở hai giới nam và nữ là tương đương nhau.

Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu đưa ra tỉ lệ nam hóc dị vật cao hơn nữ như: Park nghiên cứu 209 trường hợp DVĐA thì tỉ lệ nam/nữ là 61,2%/38,8% [62], Theo Shirakumar nam/nữ 65,4%/34,6% [67] (p < 0,05).



4.1.1.2. Tuổi

Trong 147 BN nghiên cứu này, chúng tôi gặp DVĐA ở mọi lứa tuổi, tuổi nhỏ nhất là 10 tháng và tuổi lớn nhất là 102 tuổi. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân dị vật đường ăn là 37,74 ± 20,04 tuổi.

Trong nghiên cứu của chúng tôi tần suất mắc DVĐA ở nhóm tuổi người lớn là 92,5%, nhóm tuổi trẻ em có tỉ lệ thấp hơn với 7,5% (p < 0,01).

Tỉ lệ này của chúng tôi cũng phù hợp (p > 0,05) với kết quả của một số tác giả trong nước như: Phan Thị Hoài Thanh (98,8% - 1,2%) [25], Nguyễn Tư Thế (82,1% - 17,9%) [28], Đặng Mỹ Hạnh (87,0% - 23,0%) [11], Chử Ngọc Bình (70,2% - 29,8%) [3], hoặc nước ngoài như Leong (93,5% - 6,5%) [51].

Chúng tôi xếp trẻ trên 15 tuổi vào nhóm tuổi người lớn vì ở độ tuổi này trẻ em cũng đã tham gia sinh hoạt như người lớn, nguy cơ mắc DVĐA cũng như người lớn. Nhóm tuổi người lớn gặp nhiều nhất (92,5%) phù hợp với các tổng kết trong nước cho thấy DVĐA ở Việt nam người lớn gặp nhiều hơn trẻ em. Trong đó độ tuổi 16-55 là lứa tuổi lao động chính trong xã hội, ăn khỏe và nhiều nhất hơn nữa ở tuổi này phần lớn răng còn tốt nhưng có lẽ do chủ quan nên thường ăn nhanh nhai không kỹ, hay cười đùa nói chuyện trong bữa ăn nhất là trong buổi tiệc.

Trong khi đó kết quả nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài tần suất mắc DVĐA ở trẻ em lại thường cao hơn người lớn. Theo Shirakumar tỉ lệ hóc dị vật ở trẻ em là 87,5%, người lớn chỉ chiếm 12,5% [67], Khurana trẻ em chiếm 67%, người lớn 33% [48]. Sở dĩ có sự khác biệt này theo chúng tôi là do tập quán ăn, chế biến thức ăn ở Việt nam khác các nước khác: Ở nước ngoài thực phẩm chế biến tốt hơn, nhiều đồ hộp và hay ăn thức ăn để nguội từ thực phẩm đã chế biến sẵn nên không có dị vật. Đối với trẻ em hóc dị vật do ngậm đồ chơi, đưa vào miệng các vật ngậm. Đây là những yếu tố thuận lợi nhất để mắc DVĐA khi có kèm các điều kiện như cười đùa, khóc.



4.1.1.3. Phân bố theo địa dư

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi từ bảng 3.3 cho thấy có 59,2% trường hợp bệnh nhân sống ở nông thôn, chỉ có 40,8% là bệnh nhân ở thành thị. Sự phân bố bệnh nhân ở vùng nông thôn cao hơn thành thị có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Ở đây chúng tôi chưa đi sâu nghiên cứu về trình độ học vấn của người bệnh hoặc người thân, nhưng nhìn chung có thể nói nhận thức về bệnh tật ở nông thôn còn thấp. Họ chưa ý thức hết được những nguy hiểm do những tập quán, thói quen ăn uống không đúng đặc biệt khâu chế biến thức ăn. Thức ăn không được chế biến tốt để lẫn xương trong thịt, cá, trong canh, cháo, bún…Khi ăn rất dễ bị hóc xương. Bố mẹ và người thân có thể cho trẻ ăn, ngậm bất kỳ thứ gì mà không biết rằng ở độ tuổi đó cơ nhai của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh trẻ có thể nuốt, sặc khi cười đùa giật mình.

Tác giả Huỳnh Anh và Phạm Sỹ Hoãn nghiên cứu 240 BN dị vật thực quản tại Đà Nẵng cũng kết luận BN ở nông thôn chiếm 63,4%, thành thị chiếm 36,6% [1] cho thấy dị vật thực quản nói riêng và DVĐA nói chung gặp ở nông thôn nhiều hơn thành thị.



4.1.1.4. Nghề nghiệp

Chúng tôi chia nghề nghiệp ra thành bốn nhóm gồm: lao động chân tay (công nhân, nông dân), học sinh-sinh viên, lao động trí óc (cán bộ công chức) và còn nhỏ. Theo bảng 3.4 thì tất cả các nhóm đều có gặp DVĐA và tỉ lệ mắc dị vật đường ăn cao nhất ở những đối tượng là người lao động chân tay (công nhân, nông dân) với 83/147 trường hợp chiếm 56,5%. Có thể lý giải điều này do đặc thù công việc mà họ phải ăn nhanh, ăn vội…hoặc cũng có thể do thiếu hiểu biết nên chưa ý thức được sự nguy hiểm tiềm tàng do thói quen ăn uống không đúng (như nhai cả xương lẫn thịt, ăn trong bóng tối…) trong sinh hoạt hằng ngày mang lại. Kết quả này phù hợp với một số tác giả khác nghiên cứu về dị vật thực quản, DVĐA như Trần Phương Nam [19], Nguyễn Tư Thế [28] (p > 0,05).



4.1.1.5. Thời gian mắc dị vật

Từ bảng 3.5 cho thấy DVĐA xảy ra rải rác các tháng trong năm nhưng thống kê có số lượng cao ở quý IV (tương ứng với tháng 10, 11, 12), còn các quý khác không có sự chênh lệch nhau nhiều. Tuy vậy sự khác nhau này vẫn chưa có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Có thể đây là ba tháng cuối năm có liên quan đến lễ tết, lễ hội, cưới hỏi… nên người ta ăn uống nhiều cá, thịt nên dễ xảy ra tai nạn DVĐA.



4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN

4.2.1. Đặc điểm lâm sàng

4.2.1.1. Thời gian từ khi mắc dị vật đến khi vào viện

DVĐA xảy ra đột ngột, rất thường gặp trong khi ăn uống. Khi bị hóc nuốt đau với các mức độ khác nhau, phải bỏ dở bữa ăn, nhưng không gây triệu chứng ồ ạt như dị vật đường thở nên BN thường có xu hướng nuốt thêm miếng cơm, miếng rau, chữa dân gian với hy vọng dị vật bị kéo xuống dạ dày. Ở trẻ nhỏ có một số không có triệu chứng nên BN đôi khi không đến bệnh viện ngay mà không biết rằng DVĐA là một cấp cứu và thời gian đóng một vai trò quan trọng trong tiên lượng bệnh [26], [44]. Xuất phát từ cơ sở này chúng tôi nghiên cứu, phân tích thời gian từ khi BN mắc dị vật đến khi vào viện.

Từ bảng 3.6 cho thấy

- BN vào viện khám và điều trị trong vòng 24 giờ đầu chiếm tỉ lệ cao nhất 59,9%, ngày thứ hai chiếm 23,8%.

- Nếu tính đến khám trong 48 giờ đầu thì tỉ lệ này lên đến 83,7%.

- Còn lại 16,3% BN vào viện muộn sau ngày thứ ba.

So sánh thời gian nhập viện sớm thì kết quả của chúng tôi cao hơn các tác giả trong nước và ngược lại tỉ lệ nhập viện muộn thì thấp hơn: Phan Thị Hoài Thanh (1997) tỉ lệ nhập viện sớm là 68,4%, muộn là 31,6% [25]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Tư Thế (1984) vào những thập niên 80 vào viện sớm chỉ 23,8% [27]. Sau hơn 20 năm vào viện trong hai ngày đầu theo Nguyễn Tư Thế (2004) là 65,9% [28]. Theo Trần Phương Nam (2006) tỉ lệ này là 68,7% [19]. Vào viện trong hai ngày đầu theo Chử Ngọc Bình (2008) là 83,1% [3]. Điều này cho thấy nhận thức về tầm nguy hiểm của DVĐA trong nhân dân ngày càng được nâng cao, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở ngày càng có hiệu quả.

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu trong nước này so với các tác giả nước ngoài vẫn còn thấp hơn: theo Nayak có 79,6% BN nhập viện sau hóc 24 giờ [59], theo Khan có 89% BN đến viện trong 24 giờ đầu [47]. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác nhau về trình độ nhận thức của người bệnh về bệnh lý này theo từng vùng miền và giữa các quốc gia.



4.2.1.2. Các phương pháp xử trí trước lúc vào viện

Từ bảng 3.7 thống kê cho thấy đa số các trường hợp BN sau hóc dị vật đều cố gắng khạc mạnh (94,6%) với hy vọng dị vật được tống ra ngoài nhưng đa số những dị vật sắc nhọn cắm sâu thêm gây phức tạp cho điều trị sau này. Nhất là những dị vật mắc ở thực quản đoạn bắt chéo cung động mạch chủ, dị vật có thể từ thực quản cắm vào mạch máu. Nếu dị vật làm thủng mạch máu lớn, BN có thể tử vong.

Có 44,9% (66 trường hợp) trước khi nhập viện tự ý chữa bằng phương pháp dân gian (ăn thêm cơm, rau, móc họng, nhờ bàn tay người đẻ ngược cào, cúng bái), điều trị kháng sinh. Theo Trịnh Thị Lạp có 30,8% có chữa dân gian, điều trị ở tuyến trước [16]. Theo Vũ Trung Kiên thì 58,5% bệnh nhân có chữa dân gian [14], theo Trần Phương Nam có 33,3% trước khi nhập viện tự ý chữa bằng phương pháp dân gian và điều trị kháng sinh [19]. Điều này cho thấy thực tế một số người dân Việt nam nói chung và người Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của bệnh DVĐA nếu không đến chuyên khoa TMH lấy dị vật mà tự chữa chắc chắn sẽ đưa đến hậu quả xấu.

4.2.1.3. Đặc điểm vị trí dị vật

- Chúng tôi thấy tỉ lệ mắc dị vật ở họng có 102 trường hợp chiếm 69,4%, có 30,6% dị vật mắc ở thực quản. Như vậy dị vật mắc lại ở họng nhiều hơn ở thực quản. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). (bảng 3.8)

Đa số dị vật của chúng tôi là xương cá nhỏ, nhọn sắc bén nên mắc lại ở họng với tỉ lệ cao hơn dị vật thực quản.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp (p > 0,05) với một số tác giả khi kết luận dị vật ở họng chiếm đa số: Chử Ngọc Bình có 3530/4250 trường hợp dị vật mắc ở họng chiếm 73,6% [3], Leong tỉ lệ dị vật ở họng chiếm 63,5% [51], Ciriza dị vật mắc ở họng là 71% [37]. Trên thực tế tỉ lệ hóc ở vùng họng còn cao hơn nhiều vì bệnh nhân có thể sau hóc khạc ra được, tự gỡ được dị vật vùng miệng. Một số phòng mạch tư nhân đã lấy được dị vật đơn giản, dễ thấy. Kể cả không phải phòng mạch chuyên khoa TMH.

Tuy nhiên vị trí mắc dị vật có khác các tác giả khác như: Li dị vật họng 12%, dị vật thực quản 58,4%, dạ dày 29,6% [52]. Web dị vật họng 16,1%, thực quản và dạ dày 83,9% [71]. Còn dị vật họng theo Higo chiếm 38,4% [43].

- Khi phân tích bảng 3.9 thì tỉ lệ dị vật mắc ở amiđan chiếm 51,0% tổng số DVĐA, thực quản cổ 27,9%, đáy lưỡi - rãnh lưỡi thanh thiệt 10,9%, xoang lê 3,4%, miệng thực quản và thực quản ngực cùng chiếm 2,7%, thành sau họng và sụn phễu cùng chiếm 0,7%, không có dị vật ở thực quản bụng. Nếu cộng lại dị vật ở họng sẽ chiếm 69,4%. Chúng tôi so sánh kết quả nghiên cứu này với Chử Ngọc Bình thì không có sự khác nhau nhiều về phân bố các vị trí mắc dị vật, theo Chử Ngọc Bình dị vật ở họng chiếm 73,6%, thực quản cổ 19,7%, thực quản ngực 2,47%, không có dị vật ở thực quản bụng [3].

+ Qua bảng cho thấy dị vật ở họng có tỉ lệ từ cao đến thấp là: Amiđan 73,5%, đáy lưỡi - rãnh lưỡi thanh thiệt 15,7%, xoang lê 4,9%, miệng thực quản 3,9%, thành sau họng và sụn phễu cùng chiếm 1,0%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Wai dị vật ở Amiđan 72,2%, đáy lưỡi - rãnh lưỡi thanh thiệt 13%, miệng thực quản 6,8%, các vị trí khác 8,0% [69].

+ Để xác định vị trí đối với dị vật thực quản chúng tôi dựa vào kết quả soi thực quản, do chưa có số liệu về hằng số giải phẫu chiều dài thực quản của người Việt nam nên chúng tôi dựa vào bảng hằng số giải phẫu chiều dài thực quản của Jackson C-Jackson CL [65] để xác định vị trí mắc của dị vật. Với trường hợp lấy dị vật bằng xông Foley chúng tôi dựa vào X-Q và cảm giác bàn tay khi lấy dị vật. Bảng 3.9 cho thấy có ba vị trí dị vật thực quản với các tỉ lệ khác nhau.

• Mắc ở đoạn thực quản cổ có 41/45 trường hợp chiếm tỉ lệ 91,1%.

• Có 4/45 trường hợp dị vật mắc ở đoạn thực quản ngực chiếm 8,9%.

• Không có dị vật ở thực quản bụng.

Với tỉ lệ 91,1% cho thấy phần lớn vị trí dị vật đều mắc tại đoạn thực quản cổ điều này hoàn toàn trùng khớp với nhận xét của các tác giả trong và ngoài nước mặc dầu tỉ lệ này ở mỗi vùng miền, mỗi nước có khác nhau. Mà gần đây nhất năm 2006 Trần Phương Nam và Nguyễn Tư Thế có một nghiên cứu về tỉ lệ này thứ tự là 81,2% dị vật mắc ở đoạn thực quản cổ, 16,7% đoạn thực quản ngực và thực quản bụng 2,1% [17], [19], [22], [33], [42].

Dị vật thực quản cổ chiếm tỉ lệ đa số điều này giải thích do đặc điểm giải phẫu khi dị vật đi qua miệng thực quản là điểm hẹp tự nhiên đầu tiên và hẹp nhất của thực quản với hệ thống cơ thắt trên được cấu tạo bởi cơ nhẫn họng và cơ xiết họng dưới do đó đây chính là nơi dị vật thường hay mắc nhất. Những dị vật trung bình như mảnh xương khi qua được miệng thực quản thường hay dừng lại ngay dưới miệng thực quản tuy rằng ở đó không có eo hẹp, có lẽ sau khi bị cơ xiết họng đẩy qua miệng thực quản, dị vật hết đà và nhu động của thực quản không đủ sức thắng sự ma sát làm cho dị vật không tiến xuống được và vướng lại đó [24]. Kết quả này của chúng tôi phù hợp với nhận xét của các tác giả trên thế giới khi cho rằng phần lớn dị vật mắc tại cơ nhẫn họng [49], [59], [63].

Điều này giúp cho chúng tôi rất nhiều trong quá trình soi thực quản tìm dị vật cần lưu ý kiểm tra kỹ đoạn thực quản cổ nhất là vùng miệng thực quản nơi có rất nhiều nếp ngoằn ngoèo làm che lấp dị vật hoặc khi viêm phù nề làm hẹp miệng thực quản, do đó khi đưa ống soi vào có thể trườn qua dị vật hoặc đẩy dị vật cắm sâu trong thành thực quản. Có trường hợp dị vật chỉ được phát hiện trong thì rút ống soi.

Vị trí mắc thứ hai trong nghiên cứu của chúng tôi là đoạn thực quản ngực với tỉ lệ 8,9%, vị trí này có hai điểm hẹp tự nhiên đó là nơi quai động mạch chủ và phế quản gốc trái đè vào bờ trái và trước của thực quản, không có trường hợp dị vật mắc ở đoạn thực quản bụng. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với tổng kết của các tác giả Trịnh Thị Lạp, Lưu Vân Anh, Vũ Trung Kiên, Võ Thanh Quang, Chử Ngọc Bình đều nhận thấy vị trí dị vật thường mắc thứ hai là ở đoạn ngực và không ghi nhận được trường hợp nào dị vật mắc tại đoạn thực quản bụng [2], [3], [11], [16], [22]. Trong khi đó theo Anwer tỉ lệ mắc dị vật ở đoạn thực quản ngực là 20%, đoạn thực quản bụng là 10% [31], theo Nayak tỉ lệ mắc ở đoạn ngực 9,8%, đoạn bụng là 6,8% [59]. Sở dĩ có các tỉ lệ khác nhau giữa các tác giả nguyên nhân có lẽ là do đối tượng nghiên cứu khác nhau, đặc điểm dị vật khác nhau.

4.2.1.4. Đặc điểm giai đoạn bệnh

Sau khi hóc dị vật tùy thuộc vào bản chất dị vật và thời gian từ lúc hóc cho đến lúc được điều trị mà lâm sàng sẽ diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn chưa viêm với triệu chứng cơ năng là chính, giai đoạn viêm nhiễm và cuối cùng là giai đoạn biến chứng.

Qua bảng 3.10 chúng tôi thấy có 87,8% BN ở giai đoạn chưa viêm, chỉ có 9,5% BN ở giai đoạn viêm và 2,7% ở giai đoạn biến chứng. Điều này có thể được giải thích vì phần lớn các trường hợp mắc dị vật vào viện ở giai đoạn sớm. Tuy vậy trong 2,7% (4 trường hợp) ở giai đoạn biến chứng có 2 trường hợp vào viện ngày thứ 2 sau hóc xương cá đã gây biến chứng viêm tấy thực quản cổ. Tương tự các tác giả trong nước như Võ Thanh Quang, Vũ Trung Kiên, Thái Phương Phiên, Phan Thị Hoài Thanh nhận xét “2-4 ngày sau hóc dị vật đủ gây biến chứng” và đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhân sau hóc 36 giờ đã gây biến chứng nặng áp xe quanh thực quản cổ [14], [20], [22], [25]. So sánh với các tác giả khác về giai đoạn bệnh qua bảng sau:
Bảng 4.1. So sánh giai đoạn bệnh khi vào viện


Giai đoạn

Tác giả

Giai đoạn chưa viêm

Giai đoạn viêm

Giai đoạn biến chứng

Nguyễn Tư Thế (1984)

23,8%

49,9%

23,6%

Phan Thị Hoài Thanh (1999)

68,4%

19,5%

13,1%

Trần Phương Nam (2006)

83,3%

6,3%

10,4%

Chử Ngọc Bình (2008)

83,1%

13,3%

3,4%

Nguyễn Đức Phú (2009)

87,8%

9,5%

2,7%

Qua bảng 4.1 cho thấy có sự gia tăng tỉ lệ BN vào viện ở giai đoạn chưa viêm và ngược lại có sự giảm dần tỉ lệ bệnh ở giai đoạn biến chứng tính theo thời gian từ trước tới nay. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với những người làm công tác điều trị như chúng tôi vì nằm viện sẽ giảm chi phí điều trị cũng giảm theo. Tỉ lệ biến chứng tương tự với các báo cáo của các tác giả nước ngoài: tỉ lệ biến chứng McGahren < 2% [56], Shirakumar 1,92% [67].

Sau khi hóc dị vật, tùy theo kích thước hình thái, bản chất và thời gian dị vật lưu lại mà trên lâm sàng sẽ có những biểu hiện và diễn biến khác nhau.



4.2.1.5. Triệu chứng cơ năng

Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi nhận thấy đối với bệnh DVĐA triệu chứng nuốt đau có mặt ở hầu hết các trường hợp 140/147 chiếm 95,2%. Kết quả này cho thấy đau là triệu chứng nổi bật nhất, phù hợp với đặc điểm dị vật ở nước ta chủ yếu là dị vật sắc nhọn như xương các loại, răng giả, viên thuốc còn vỏ kẽm…gây rất đau khi nuốt làm BN hầu như không ăn uống được (77,6%) (bảng 3.11). Nghiên cứu của chúng tôi tương tự kết luận của Trần Phương Nam với nuốt đau 95,9%, không ăn uống được 75% [19], tác giả Trịnh Thị Lạp cũng cho rằng “bao giờ cũng có nuốt đau ảnh hưởng đến ăn uống” [16].

Chiếm tỉ lệ thấp hơn nhiều là các triệu chứng nuốt vướng có 7 trường hợp chiếm 4,7%, ho 2,1%, nôn 1,4%. Chúng tôi gặp 4,7% nuốt vướng đối với những dị vật tròn nhẵn, nhỏ mỏng chỉ gây ra cảm giác nuốt vướng. Ho thường xảy ra khi dị vật to, do ứ đọng nước bọt. Có ba trường hợp ho (2,1%) thì đều có đi kèm với nôn có lẽ do BN không nuốt được gây ứ đọng nước bọt ở hạ họng tràn vào đường thở gây ho.

Trong khi đó theo Mahhikafza tăng tiết nước bọt 72,0%, nuốt vướng 71%, nôn 20% [55], Balci tăng tiết nước bọt 45,9%, nuốt vướng 26,7%, nuốt đau 11,0%, nôn 1,1%, chán ăn 0,08% [34]. Theo Khan: nuốt vướng 92%, đau cổ 60% [47]. Sở dĩ có sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của các tác giả này chủ yếu là trẻ em và dị vật đồng xu là phổ biến nên tỉ lệ các triệu chứng cơ năng có khác với nghiên cứu của chúng tôi.

Có 9,5% có triệu chứng sốt có lẽ do BN đến viện muộn gợi ý đã có biến chứng do DVĐA gây nên, trong nghiên cứu của Trịnh Thị Lạp (1994) triệu chứng sốt chiếm 54,2% [16], theo Trần Phương Nam triệu chứng này chiếm 16,7% [19]. Sở dĩ có sự khác nhau là do tỉ lệ BN vào viện muộn có thấp hơn. Theo tác giả Balci thì sốt chỉ có mặt trong 0,3% [34] thấp hơn nhiều so với kết quả của chúng tôi là do đối tượng nghiên cứu là trẻ em nên dị vật chủ yếu là đồng xu là chất có thể để lâu trong lòng thực quản mà không hoặc ít gây tổn thương, chỉ làm xung huyết nhẹ niêm mạc ở vị trí tiếp xúc. Trong khi đó đa số dị vật trong nghiên cứu của chúng tôi là những dị vật sắc nhọn và ô nhiễm nên sẽ gây viêm và biến chứng sớm.

4.2.1.6. Triệu chứng thực thể

Nếu BN đến sớm khi thăm khám lâm sàng chỉ phát hiện có điểm đau ở cổ và ứ nước bọt ở xoang lê hay không mà thôi. Còn các triệu chứng như dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống mất, sưng máng cảnh chỉ có trong giai đoạn viêm hoặc biến chứng. Qua bảng 3.12 cho thấy ấn đau ở cổ chiếm tỉ lệ cao nhất 86,7%, dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống cổ mất 28,9%, ứ nước bọt xoang lê 22,2%, chỉ 4,4% sưng máng cảnh. Theo Nguyễn Tư Thế ấn có điểm đau ở cổ 69,7% [28], Trần Phương Nam ấn có điểm đau ở cổ 70,8% [19]. Như vậy dấu hiệu ấn đau ở cổ là triệu chứng rất có giá trị để chẩn đoán dị vật thực quản. Tỉ lệ các triệu chứng lọc cọc thanh quản cột sống cổ mất, ứ nước bọt ở xoang lê, và sưng máng cảnh chiếm tỉ lệ thấp có lẽ bệnh nhân đến sớm, chưa đến giai đoạn viêm và biến chứng.

Khi phân tích bảng 3.13 chúng tôi nhận thấy thương tổn tại nơi có dị vật hay gặp nhất là xước, rách niêm mạc 45,9%, tiếp đến là niêm mạc nề mọng 12,3%, giả mạc 11,7%.

Với 97,2% dị vật là xương các loại động vật và 2,1% là răng giả, viên thuốc còn vỏ bọc đều là những dị vật sắc nhọn dễ gây tổn thương hơn nữa trong quá trình soi lấy dị vật niêm mạc cũng có thể bị xước, rách do dụng cụ soi gắp, cứng, do dị vật lớn. Đó chính là lý do vì sao hình ảnh xước rách lại chiếm tỉ lệ chủ yếu.

Trong trường hợp không được lấy ra sớm, dị vật sau khi cắm vào niêm mạc sẽ gây loét, hoại tử do chèn ép và viêm nhiễm, đặc biệt các dị vật là hàm răng giả, mẫu xương sẽ nhanh chóng đi tới giai đoạn nhiễm trùng. Lúc soi ta sẽ thấy có hình ảnh loét nông có giả mạc trắng, niêm mạc xung huyết đỏ, phù nề. Nếu dị vật không được loại bỏ kịp thời và điều trị kháng sinh tích cực hữu trùng tại chỗ sẽ gây ra một áp xe dưới niêm mạc. Lúc này có thể thấy được lỗ vỡ của áp xe và khi ấn vào sẽ thấy mủ trào ra từ lỗ này. Đôi khi những dị vật sắc nhọn là xương cá sau khi lấy bỏ dị vật kiểm tra lại thấy có lỗ thủng do dị vật để lại.

4.2.1.7. Phân loại dị vật gắp đuợc

Bảng 3.14 cho thấy tổng số xương các loại động vật (cá, vịt, gà, lợn) là hay gặp nhất với 143 trường hợp chiếm tỉ lệ đến 97,2%, kết quả này giống với các báo của các tác giả trong từ trước tới nay [8], [20], [22], [28], [29]. Nhưng khi phân tích kỹ hơn thì thấy trong nghiên cứu của chúng tôi xương cá chiếm tỉ lệ lớn (85,0%), kết quả này cao hơn các báo cáo của các tác giả Trần Minh Trường (38,0%) [29], Phan Thị Hoài Thanh (46,2%) [25], Đặng Mỹ Hạnh (62,0%) [11] (với p < 0,05) ở thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi đó kết quả của các tác giả miền Bắc cho thấy tỉ lệ mắc xương cá thấp hơn nhiều như Vũ Trung Kiên (27,3%) [14], Trịnh Thị Lạp (27,1%) [11], Lưu Vân Anh (15,6%) [2]. Qua đó chúng tôi nhận thấy rằng dị vật có nguồn gốc là xương các loại là hay gặp ở nước ta. Nhưng ở mỗi vùng miền trên đất nước thì chủng loại xương có khác nhau ở miền Trung và miền Nam xương cá là loại hay gặp nhất, còn ở miền Bắc thì xương gà là hay gặp nhất. Có lẽ do ở miền Trung và miền Nam gần biển, sông hồ nhiều nên có thói quen ăn cá nhiều hơn. Điều này phù hợp với nhận xét của tác giả Al-Quadah “tỉ lệ mắc xương cá cao ở những nước mà cá là thực phẩm chủ yếu” [30].

Sau xương cá thì xương vịt 5,4%. Trong khi đó xương gà 4,1%, lợn 2,7% chiếm tỉ lệ thấp hơn. Kết quả này khác với nhận xét của tác giả Trần Minh Trường cho rằng xương gà (24,0%) là dị vật phổ biến chỉ đứng sau xương cá. Với nghiên cứu của các tác giả miền Bắc như Lưu Vân Anh, Võ Thanh Quang thì tần suất xương gà đứng hàng thứ nhất. Giải thích về sự khác biệt này có lẽ do thói quen sử dụng thực phẩm ở từng địa phương có khác nhau.

Chúng tôi gặp một trường hợp cháu nhỏ 2 tuổi ngậm dị vật là đồng xu mãi chơi nuốt vào và đã được lấy ra an toàn bằng xông Foley.

Răng giả có 2 trường hợp chiếm 1,4%, viên thuốc còn vỏ chiếm 0,7% hóc ở thực quản cổ, đây cũng là những dị vật kích thước lớn, sắc nhọn nguy hiểm dễ gây thủng thực quản. Điều này đã được nhiều tác giả ghi nhận [47], [58].

4.2.2. Nguyên nhân hóc dị vật

Tìm hiểu các nguyên nhân gây hóc dị vật chúng tôi nhận thấy rằng đa số các trường hợp hóc dị vật là nói chuyện, cười đùa trong khi ăn (57,8%). Theo Nguyễn Tư Thế tỉ lệ này là 66,1% [28] (p < 0,05). Có lẽ trong khi ăn uống ở các buổi tiệc, cưới hỏi… thậm chí trong các bữa cơm gia đình thì thói quen nói chuyện, cười đùa trong khi ăn còn phổ biến nên dễ hóc dị vật.

Nguyên nhân ăn nhanh nuốt vội có 38 BN chiếm 25,8%, theo Trần Phương Nam 35,4%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Nguyên nhân này thường gặp ở người lớn có thể bận nhiều công việc, hay ăn nhậu, lại ỷ vào sức khỏe tốt, răng đầy đủ nên thường ăn nhanh, ăn vội vàng. Nhất là những người có sở thích húp cơm canh, cháo, bún nhai cả xương lẫn thịt thì rất dễ dẫn đến tai nạn hóc xương. Với những người cao tuổi do mất răng hay không có đeo răng giả nên khi ăn uống thì cảm giác vùng miệng giảm, khả năng nghiền thức ăn kém nên dễ hóc dị vật.

Nguyên nhân ngậm dị vật, vô tình hóc chiếm 11,6%, trong đó có một dị vật là đồng xu gặp ở trẻ em gái 2 tuổi, do ngậm dị vật mãi chơi nuốt vào. Điều này cảnh báo cho chúng ta về những dị vật là đồ chơi dễ hóc. Các trường hợp hóc còn lại bệnh chỉ cần lơ đễnh một tí là có thể bị tai nạn.

Nguyên nhân say rượu hóc dị vật (6 trường hợp) chiếm tỉ lệ 4,1% là do bất cẩn trong ăn uống. Có một BN chậm phát triển trí tuệ hóc chiếm 0,7%.


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương