Dị vật đường ăn là một tai nạn rất thường gặp trong lĩnh vực Tai Mũi Họng. Dị vật đường ăn bao gồm dị vật họng và dị vật thực quản. Dị vật họng thường xảy ra trong sinh hoạt vì đường vào là đường miệng


SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC



tải về 0.55 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.55 Mb.
#31301
1   2   3   4   5   6

1.5. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

DVĐA đã có từ lâu và đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu.



1.5.1. Ngoài nước

Năm 1917 Chevalier-Jackson có nghiên cứu đầy đủ về dịch tễ học trên 612 trường hợp dị vật đường ăn và đường thở, sau đó năm 1934 là trên 3038 trường hợp hóc dị vật.

Năm 1975 Baraka A nghiên cứu 54 trường hợp dị vật đường ăn. Trẻ em có 45 trường hợp (83,3%) mắc nhiều hơn người lớn và dị vật hay gặp là đồng xu [35].

Nayak 1984 dị vật đường ăn ở họng và thực quản qua 226 trường hợp [59].

Năm 1998 Al-Qudah A, Daradkeh S, Abu-Khalaf M đã dùng xông Foley để lấy dị vật thực quản cho 25 trường hợp và thành công 21/25 trường hợp chiếm 84% [30].

Năm 2004 Anwer AE lấy dị vật đường ăn cho 25 trường hợp dị vật qua nội soi tỉ lệ thành công 100% [31].

Năm 2005 Waltzman ML, Baskin M, Wypij D, Mooney D, Johnes D, Fleisher G dùng ống soi cứng lấy dị vật là đồng xu ở thực quản cho 168 trẻ em [70].

Năm 2005 Sankinsi U, Kocer B, Dural K, Kayhan B, Han S đã đưa ra kỹ thuật mở thực quản để lấy dị vật thực quản khi dị vật quá lớn không thể láy qua nội soi [64].

Năm 2009 Bennett A, Sharma A, Price T, Montgomery PQ dùng ống soi mềm để lấy dị vật cho 21 trường hợp hóc ở họng và 79 dị vật thực quản. Tỉ lệ thành công 100% [36].

1.5.2. Trong nước

Năm 1984 Nguyễn Tư Thế “Nhận xét 174 trường hợp dị vật đường ăn tại khoa Tai Mũi Họng Học viện Y Huế” [27].

Năm 1987 Võ Thanh Quang “Nhận xét về các biến chứng của dị vật thực quản gặp tại viện Tai Mũi Họng Trung ương 1/1980 - 12/1984” [22].

Năm 1994 Trịnh Thị Lạp tình hình dị vật thực quản tại Bệnh viện đa khoa Thái Bình trong 5 năm 1985 - 1989 [16].

Năm 1996 Nguyễn Văn Đức và Cộng sự, “Dị vật đường ăn ở trẻ em” gặp tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhi Đồng I trong 10 năm 1985 - 1995 [8].

Năm 1997 Vũ Trung Kiên tình hình biến chứng dị vật thực quản tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ 1/1990 - 9/1997 [14].

Năm 1998 Phan Thị Hoài Thanh, Chu Lan Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung nghiên cứu Tình hình dị vật đường ăn tại Trung tâm TMH Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 01/1991 đến tháng 12/1997 [25].

Năm 1999 Huỳnh Anh, Phạm Sỹ Hoãn, Tình hình dị vật thực quản tại Bệnh viện Đà Nẵng từ 1995 - 1998 [1].

Năm 1999 Thái Phương Phiên nhận xét 37 trường hợp áp xe thực quản cổ do hóc xương cá tại Bệnh viện Ninh Thuận trong 5 năm từ 1/1994 - 1/1999 [20].

Năm 2004 Nguyễn Tư Thế đánh giá dịch tễ và đặc điểm lâm sàng dị vật đường ăn đến khám và điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế [28].

Năm 2006 Lê Thị Hà tình hình dị vật thực quản tại khoa Tai mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh 1/2004 - 12/2005 [10].

Năm 2006 Trần Phương Nam nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị Dị vật thực quản tại Bệnh viện Trung ương Huế [21].

Năm 2008 Chử Ngọc Bình, Đặng Hanh Biên đánh giá kết quả điều trị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba từ 1/2004 - 6/2008 [3].

Nhiều tác giả đã nghiên cứu về dị vật đường ăn và đưa ra nhận xét về đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị và đề xuất các biện pháp giáo dục sức khỏe cộng đồng như: Trần Minh Trường, Đặng Mỹ Hạnh [11], [29]…



Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Mẫu nghiên cứu

Gồm 147 bệnh nhân tiến cứu được chẩn đoán là DVĐA vào điều trị nội trú và ngoại trú tại khoa TMH Bệnh viện Trung ương Huế và khoa TMH Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế từ ngày 1/3/2008 đến ngày 31/5/2009 không phân biệt tuổi, giới, nghề nghiệp, dân tộc, địa dư và các bệnh liên quan. Thỏa mãn các tiêu chuẩn chẩn đoán xác định DVĐA.



2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Khoa TMH Bệnh viện Trung ương Huế.

Khoa TMH Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.

2.1.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 1/3/2008 đến ngày 31/5/2009.



2.1.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tiêu chuẩn chọn bệnh là những bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị dị vật đường ăn do mọi nguyên nhân, vị trí dị vật ở họng hoặc thực quản như:

Dị vật ở họng mũi: Soi mũi trước ít khi thấy dị vật, soi mũi sau thấy dị vật dính vào cửa mũi sau hoặc ở loa vòi nhĩ.

Dị vật ở họng miệng: Nếu dị vật cắm nông khám soi họng trực tiếp và gián tiếp qua gương thanh quản hoặc qua nội soi sẽ nhìn thấy dị vật. Trường hợp dị vật cắm sâu thì không nhìn thấy và khó tìm. Thầy thuốc dò tìm nơi nghi ngờ có dị vật bằng que bông hoặc bằng đầu ngón tay hoặc dùng móc đầu tù thăm dò các khe rãnh của amiđan, đáy lưỡi.

Dị vật ở họng thanh quản: Soi hạ họng thanh quản sẽ thấy dị vật mắc vào vùng đáy xoang lê, nếp phễu thanh thiệt, rãnh lưỡi thanh thiệt, sụn phễu…

Dị vật ở thực quản: Soi thực quản hoặc mở thực quản, mở cạnh cổ kết hợp soi thực quản sẽ thấy dị vật.



2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những trường hợp tuy có tiền sử hóc xương nhưng vẫn ăn uống bình thường, khi khám không thấy dị vật ở họng, X-Q không có hình ảnh cản quang và soi thực quản không thấy có dị vật.

- Những trường hợp không có tiền sử hóc dị vật, nhưng có rối loạn nuốt, X-Q nghi ngờ có hình ảnh cản quang nhưng khám, soi họng, soi thực quản không có dị vật.

- Những BN chẩn đoán loạn cảm họng, bệnh tâm thần. Những BN ung thư thực quản, hạ họng-thanh quản giai đoạn đầu.



2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu tiến cứu, thống kê mô tả, có can thiệp lâm sàng.



2.2.2. Phương pháp tiến hành

Thăm khám và ghi nhận các chỉ tiêu nghiên cứu một cách thống nhất trong quá trình vào khám và điều trị dựa vào phiếu bệnh án đã lập sẵn.



2.2.3. Phương tiện nghiên cứu

- Dụng cụ khám TMH thông thường gồm:

Đèn clar.

Đè lưỡi khuỷu hoặc thẳng.

Gương soi thanh quản gián tiếp có kèm cán.

Kẹp khuỷu.

Móc vén trụ amiđan.

Kìm Franken.

Bình xịt thuốc tê liđocaine 6 - 10%.

Đèn cồn 90o và khay quả đậu.

Xông Foley.

- Bộ nội soi TMH gồm:

Ống nội soi 30o, 70o.

Nguồn sáng.

Dây dẫn sáng.

Camera và màn hình.

- Máy huyết học tự động.

- Máy chụp X-Q.

- Hệ thống soi thực quản cứng của Chevalier-Jackson: ống soi có 5 cỡ: ống dài 180mm, rộng 9.5x13mm; ống dài 250mm, rộng 10x14mm; ống dài 300mm, rộng 11x15mm; ống dài 350mm, rộng 11x15mm; ống dài 400mm, rộng 12x16mm; ống dài 450mm, rộng 13x16mm.

Nguồn sáng, dây dẫn ánh sáng.

3 kìm thực quản gắp dị vật.

Ống hút, máy hút.

- Bộ dụng cụ mở thực quản, mở cạnh cổ gồm có:

Lưỡi dao số 11 hoặc 15 có cán.

Dao điện đơn cực.

Kelly cong cầm máu 5 cái.

Banh Farabeuf 2 cái.

Kéo cong đầu tù Metjenbaum 1 cái.

Forcep có mấu và không mấu, mỗi thứ 1 cái.

Chỉ vicryl 4.0 và dafilon 4.0.

Ống hút và máy hút.

- Phiếu điều tra.



2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.2.4.1. Các đặc điểm của mẫu nghiên cứu

- Tuổi: lứa tuổi được phân chia thành các nhóm: ≤ 5 tuổi, từ 6-15 tuổi, từ 16-25 tuổi, từ 26-35 tuổi, từ 36-45 tuổi, từ 46-55 tuổi và > 55 tuổi.

- Giới tính: nam và nữ.

- Nghề nghiệp: được phân thành các nhóm như sau: lao động chân tay (công nhân, nông dân), học sinh - sinh viên, lao động trí óc (cán bộ công nhân viên chức), còn nhỏ.

- Địa dư: chia thành 2 nhóm:

Thành thị: bao gồm những bệnh nhân sống ở thành phố, thị xã, thị trấn hoặc các khu đô thị mới.

Nông thôn: bao gồm các bệnh nhân sống ở nông thôn, miền biển hoặc miền núi, vùng sâu, vùng xa.

- Ngày tháng năm vào viện.

- Hoàn cảnh hóc dị vật: nói chuyện cười đùa trong khi ăn, ăn nhanh nuốt vội, ngậm dị vật vô tình hóc, say rượu, chậm phát triển trí tuệ.

- Loại dị vật: xương cá, xương gà, xương vịt, xương lợn, răng giả, đồng xu, viên thuốc còn vỏ, loại khác (cụ thể loại dị vật).

- Xử trí trước lúc vào viện: khạc mạnh, ăn thêm cơm, ăn thêm rau, móc họng, nhờ bàn tay người đẻ ngược cào, cúng bái, uống kháng sinh.

2.2.4.2. Đặc điểm lâm sàng

- Các triệu chứng toàn thân

Phát hiện các rối loạn chức năng.

Sốt, mạch nhanh, huyết áp tụt, suy kiệt, nhiễm trùng.

- Triệu chứng cơ năng

Nuốt vướng.

Đau, đau tăng lên mỗi khi nuốt.

Nôn.


Ho: Do dị vật đè ấn vào lòng thực quản, do ứ đọng nước bọt.

Khó thở: Do dị vật ấn vào khí quản.

Không ăn uống được.

- Triệu chứng thực thể

+ Dị vật họng:

Dị vật vòm mũi họng: Quan sát mũi trước khó thấy dị vật, phải soi mũi sau để tìm dị vật.

Dị vật họng miệng: Khám họng quan sát thường sẽ thấy dị vật.

Dị vật họng thanh quản: Soi hạ họng thanh quản có thể thấy dị vật.

+ Dị vật thực quản

Sưng ở máng cảnh một hay hai bên, hố thượng ức, hố thượng đòn đầy, da phù nề và đỏ, đầu vẹo sang một bên. Hiện tượng biến dạng này thường che đậy hiện tượng viêm phù nề, áp xe bên trái.

Khi ấn dọc máng cảnh hai bên có thể phát hiện điểm đau chói.

Xem dấu hiệu lọc cọc thanh quản cột sống còn hay mất.

Khi sờ có thể phát hiện ra tình trạng tràn khí dưới da với tiếng “lép bép” dưới tay. Một túi mủ căng dưới da hoặc một khối đóng bánh cứng dưới tay. Đó là dấu hiệu của thủng thực quản cổ, gây viêm, áp xe trung thất.

2.2.4.3. Đặc điểm cận lâm sàng

Sau khi vào viện BN sẽ làm các xét nghiệm cận lâm sàng sau:

- X- Q

Tư thế cổ nghiêng, cổ thẳng, phổi thẳng, nghiêng mà tư thế thông thường nhất là tư thế cổ nghiêng và phổi thẳng.



Chỉ khi nào nghi ngờ dị vật đi ra ngoài thành thực quản, biến chứng áp xe vùng cổ, trung thất mới sử dụng chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).

Những hình ảnh X-Q cổ điển bệnh lý:

Cột sống cổ thẳng, mất chiều cong sinh lý. Vùng thực quản hoặc thành sau họng sưng nề, dày hơn bình thường.

Trong tư thế cổ nghiêng thấy hình ảnh dị vật cản quang ở phần mềm trước cột sống cổ như đồng xu, các loại xương, răng giả có móc sắt.

Trên phim cổ, ngực nghiêng phát hiện dấu hiệu Minnegerod với hình ảnh các điểm to, nhỏ khác nhau với mức khí dịch.

Trong phim phổi nghiêng có thể phát hiện khí quản bị đẩy cong về phía trước, thấy dị vật nếu là dị vật cản quang.

Trong phim phổi thẳng thấy nhiều vệt trong không khí nằm rải rác không hệ thống ở vùng rốn phổi trong trường hợp tràn khí trung thất.

Những hình ảnh bệnh lý trên phim CT Scan.

- Xét nghiệm công thức máu.

Số lượng hồng cầu.

Số lượng bạch cầu.

Công thức bạch cầu.

- Chẩn đoán

+ Chẩn đoán xác định

Dựa vào tiền sử có hóc xương, dựa lâm sàng đau họng, nuốt đau, sưng đau và ấn máng cảnh có điểm đau chói.

Dựa vào X-Q: Có thể thấy dị vật, viêm tấy hoặc đã áp xe.

Dựa vào công thức máu có bạch cầu tăng nhất là đa nhân trung tính.

Dựa vào nội soi: Là phương pháp vừa chẩn đoán vừa điều trị.

+ Chẩn đoán giai đoạn

Giai đoạn chưa viêm nhiễm.

Giai đoạn viêm nhiễm.

Giai đoạn biến chứng.

+ Chẩn đoán phân biệt

Loạn cảm họng (còn gọi là hóc xương giả): Cảm giác nuốt vướng, nuốt đau, như có dị vật, khi nuốt nước bọt, nhưng khi ăn uống hoàn toàn bình thường. Loạn cảm họng gặp trong: Hội chứng dạ dày tá tràng, trào ngược dịch vị, viêm amiđan, viêm xoang sau mãn tính, hội chứng cổ, tâm thần, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh. Khám, X-Q, nội soi…không có dị vật.

Ung thư thực quản, hạ họng-thanh quản giai đoạn đầu.

2.2.4.4. Điều trị

* Điều trị ngoại khoa

Các phương pháp được chúng tôi áp dụng để lấy dị vật đó là:

- Đối với dị vật họng: Soi gắp dị vật trực tiếp hoặc gián tiếp khá dễ dàng. Với BN có phản xạ nôn ọe mạnh, phải gây tê bằng Liđocaine 6 - 10%.

- Đối với dị vật thực quản: Dùng ống nội soi thực quản ống cứng của Chavelier-Jackson và xông Foley (với dị vật đồng xu). Phẫu thuật mở thực quản đối với những dị vật lớn không thể lấy bằng nội soi (ví dụ hóc hàm răng giả có móc sắt nhọn), mở cạnh cổ được chỉ định khi có biến chứng áp xe.

Chuẩn bị BN trước soi hoặc trước mổ

Chụp phim cổ thẳng, nghiêng. Xét nghiêm công thức máu, thời gian chảy máu, máu đông. Nhịn ăn uống trước mổ hay làm phẩu thuật 4 giờ. Gỡ răng giả nếu có.

Phương pháp vô cảm

Tất cả BN có chỉ định soi thực quản, mở thực quản và phẫu thuật mở cạnh cổ đều được gây mê giãn cơ có đặt nội khí quản.

Với những BN có chỉ định lấy bằng xông Foley được gây tê tại chỗ bằng tê Lidocaine 6-10% dưới dạng spray phun vào miệng và họng.



Soi thực quản

Bước 1: Tìm lưỡi gà, sụn thanh thiệt

Phẫu thuật viên đứng trên đầu BN, tay trái vén môi BN, tay phải cầm ống soi để gần như thẳng đứng đi vào họng. Khi đến lưỡi gà hạ thấp đuôi ống soi làm cho ống soi đi theo nền lưỡi đến tận thành sau họng. Đẩy ống từ từ đến thanh thiệt: đây là một cứ điểm chính. Khi nhìn thấy thanh thiệt sẽ tìm thấy hai sụn phễu ở phía sau và dưới nó.



Bước 2: Tìm sụn phễu

Sụn phễu là cứ điểm rất quan trọng, thầy thuốc dùng đầu ống soi vén sụn phễu lên và tức khắc nhìn thấy ngay miệng thực quản. Miệng thực quản có hình giống như một khe gấp nằm ngang, hơi ngoằn ngoèo dài độ 15mm.



Bước 3: Chui qua miệng thực quản

Nếu thấy miệng thực quản ta cứ tiếp tục đẩy ống soi vượt qua, nếu đóng kín chúng ta phải đợi nó mở ra. Khi đóng kín miệng thực quản giống một đường ngang nằm ngoằn ngoèo. Qua khỏi miệng thực quản thấy lòng thực quản xuất hiện và ống soi đi một cách nhẹ nhàng, niêm mạc có màu hồng nhạt.



Bước 4: Soi thực quản ngực

Tiếp tục đẩy ống soi đến từng cm một và hạ đầu BN xuống làm cho đầu ống soi luôn nhìn thẳng vào lòng thực quản. Khi đến quai động mạch chủ (22-23cm) thấy thành thực quản đập theo nhịp mạch, dưới eo động mạch là eo phế quản (26-27cm), qua đoạn này thành thực quản không đập nữa. Chúng ta tiếp tục đi xuống và hạ dần đầu xuống, khi đến gần cơ hoành lòng thực quản bé lại.



Bước 5: Vượt eo cơ hoành

Y tá ngã đầu BN về bên phải độ 5cm, người soi hướng ống soi về phía trước - trên của xương chậu trái rồi tiếp tục đẩy ống về phía dưới. Niêm mạc cơ hoành dúm lại như miệng túi, tì đầu ống soi vào eo sẽ mở ra và chui qua nhẹ nhàng. Tâm vị ở cách eo cơ hoành 4cm, niêm mạc màu đỏ tươi và có các nếp dọc, tâm vị cách CRT 40cm.



Bước 6: Rút ống soi

Chúng ta rút từ từ và tiếp tục quan sát niêm mạc thực quản, giai đoạn này rất quan trọng vì nó giúp phát hiện ra dị vật mà ta không phát hiện khi đẩy ống vào.

Nếu có áp xe dưới niêm mạc hoặc niêm mạc viêm nề đỏ, xước rách niêm mạc do dị vật gây ra trong quá trình soi cần đặt ống xông mũi dạ dày.

Những hình ảnh bệnh lý thường gặp

Dị vật các loại: Xương các loại thường cắm vào sâu trong lòng thực quản, miếng gân thịt, răng giả, đồng xu…cần xác định vị trí mắc của dị vật ở đoạn nào, cách CRT bao nhiêu cm.

Trong các trường hợp đến muộn sau 24 - 48 giờ sau hóc niêm mạc thực quản có hình ảnh phù nề đỏ, bám giả mạc hoặc sùi lên. Nếu muộn hơn niêm mạc mưng mủ và căng phồng. Túi mủ thường vỡ vào lòng thực quản, mủ bao vây dị vật. Có khi thấy được lỗ vỡ của áp xe và khi ấn vào vùng cổ sẽ thấy mủ trào ra.

Những dị vật nhẵn, không sắt nhọn như đồng xu hiếm khi thấy áp xe, thủng thực quản mà chỉ viêm nhẹ.



Xông Foley

Được chỉ định khi hóc đồng xu, trên X-Q có hình ảnh cản quang ở thực quản.

Dùng xông Foley 12F hoặc 14F đưa từ từ vào mũi xuống họng rồi thực quản đến dưới vị trí dị vật, dùng bơm tiêm thêm 20cm2 không khí phồng bóng ở đầu. Cho BN nằm tư thế Trendelenburg rồi rút từ từ ống xông cùng dị vật lên. Khi qua miệng thực quản dị vật được BN nhổ ra hoặc lấy bởi một cái kẹp.

Phẫu thuật mở thực quản, mở cạnh cổ

Chỉ định đối với những dị vật thực quản cổ không thể lấy qua nội soi (ví dụ hóc hàm răng giả có nhiều móc sắt nhọn). Đặc biệt khi dị vật thực quản cổ đã gây biến chứng nhiễm khuẩn áp xe vùng cổ thì chỉ định mở cạnh cổ là một việc làm khẩn cấp.

- Rạch da cạnh cổ bờ trước cơ ức đòn chũm dài khoảng 6 - 7 cm.

- Bóc tách cân cơ cổ nông, cân cơ cổ giữa, vén cơ ức đòn chũm và bó mạch cảnh ra ngoài.

- Dựa vào hình ảnh phim cổ nghiêng, CT Scan, xác định vị trí dị vật, liên quan của dị vật với các bộ phận xung quanh (động tĩnh mạch lớn, tuyến giáp, xương đòn…).

- Nếu trên phẫu trường khi đến vùng có hiện tượng phản ứng viêm xơ hoặc có mủ là gần tới dị vật, cấy mủ làm kháng sinh đồ.

- Khi tiếp cận khu vực gần, phẫu thuật viên dùng ngón tay để thám xét xem có chạm dị vật không. Đây là động tác cần thiết và rất hữu dụng để tìm dị vật. Động tác cần nhẹ nhàng, không làm tổn thương thêm mô xung quanh.

- Dị vật quá lớn, còn nằm trong thực quản, hoặc dị vật đã đâm thủng thực quản nhưng còn nằm trong thực quản thì phải rạch thực quản ra. Rạch dọc, rạch đủ rộng để lấy dị vật. Khi gắp dị vật ra dùng kelly nhỏ cặp lấy dị vật kéo ra. Khi rút dị vật ra khỏi lòng thực quản thì phải hết sức nhẹ nhàng, xoay dị vật theo đúng chiều dễ ra nhất, không làm rách, tổn thương thêm thực quản.

- Đối với dị vật sắc nhọn như xương, hàm răng giả móc sắt đã đâm ra ngoài, nghi ngờ đâm vào vùng động mạch lớn. Phải kẹp tạm thời động hoặc tĩnh mạch trước khi lấy dị vật.

- Rửa sạch hố mổ bằng oxy già sau đó bằng Betadine pha loãng.

- Khâu vết thủng thực quản nếu vết thủng là do rạch ra và vùng mổ tương đối sạch.

- Khâu tái tạo động tĩnh mạch lớn nếu có tổn thương thủng.

- Để hở vết mổ nếu có áp xe quanh thực quản.

- Soi thực quản kiểm tra.

- Dẫn lưu ổ áp xe bằng mèche.

- Sau mổ đặt xông mũi - dạ dày.

- Hậu phẫu: Đặt BN nằm ở tư thế đầu thấp để tránh nguy cơ nhiễm trùng đi xuống và cần duy trì đến ngày thứ tư.

- Rút mèche sau 24-48 giờ.

- Săn sóc vết mổ hằng ngày, thay mèche mới nhỏ dần cho tới ngày thứ 15, từ đó sẽ liền sẹo tự nhiên.

- Cho kháng sinh và cho ăn qua xông dạ dày cũng tới ngày đó, trước khi rút xông cho uống xanh Methylen kiểm tra, nếu còn lỗ dò thì sau này cần làm phẫu thuật tạo hình.

* Điều trị nội khoa

Những trường hợp lấy dị vật không dùng kháng sinh khi không có tổn thương, BN đến viện sớm ở giai đoạn chưa viêm nhiễm.

Các trường hợp còn lại sau soi lấy dị vật BN được điều trị kháng sinh uống hoặc bằng đường tĩnh mạch.

Nếu BN có biến chứng viêm tấy quanh thực quản mà chưa tạo áp xe, thì có thể điều trị kháng sinh nhóm Cephalosphorin thế hệ 3 phối hợp với nhóm Quinolon và Metronidazol, chống viêm và phù nề bằng Corticoid. Nếu BN ngửa cổ được và đỡ đau hơn sẽ tiến hành soi thực quản gắp dị vật.

Sau mổ dẫn lưu ổ áp xe, hoặc soi rút mủ trong áp xe thành thực quản cần điều trị kháng sinh phối hợp với phác đồ điều trị.

Theo dõi kết quả điều trị, tình trạng BN khi ra viện với tiêu chí đánh giá BN khỏi bệnh hoàn toàn.

+ Chức năng đường ăn phục hồi bình thường: Ăn uống bình thường qua đường miệng không đau.

+ Không còn biểu hiện nhiễm trùng.

+ X-Q cổ nghiêng, phổi bình thường.

+ Tình trạng BN tốt lên.

Nặng lên: Xuất hiện các biến chứng ngoài tầm giải quyết của khoa phải chuyển khoa hoặc chuyển viện.

2.2.5. Xử lý số liệu

Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng các thuật toán thống kê y học, sử dụng chương trình toán thống kê SPSS 15.0.


Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 147 trường hợp bệnh nhân bị dị vật đường ăn tại Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế từ tháng 3/2008 đến 5/2009 chúng tôi thu được một số kết quả sau

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

3.1.1. Phân loại bệnh nhân theo giới và nhóm tuổi

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới (n = 147)

Giới

Số bệnh nhân

Tỉ lệ %

p

Nam

68

46,3

> 0,05

Nữ

79

53,7

Tổng cộng

147

100,0



Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

- Nam có 68/147 trường hợp chiếm 46,3%; nữ 53,7%.

- Không có sự khác biệt về giới (p > 0,05).

Bảng 3.2. Phân bố theo độ tuổi đối tượng nghiên cứu (n = 147)


Đối tượng

Nhóm tuổi

Số lượng

Tỉ lệ %

Trẻ em

≤5

5

3,4

7,5

6-15

6

4,1

Người lớn

16-25

36

24,5

92,5

26-35

27

18,4

36-45

29

19,7

46-55

16

10,9

>55

28

19,0

Tổng cộng

147

100,0


Каталог: 2009
2009 -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
2009 -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam thành phố HỒ chí minh độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN
2009 -> Nghị ĐỊnh số 163/2004/NĐ-cp ngàY 07/9/2004 quy đỊnh chi tiết thi hành một số ĐIỀu của pháp lệNH
2009 -> BỘ CÔng thưƠng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Mẫu số: 01 (Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 31 /2009/ttlt-btc –BLĐtbxh ngày 09 tháng 09 năm 2009) CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> BỘ y tế Số: 12/2006/QĐ-byt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam sở TƯ pháP Độc lập Tự do Hạnh phúc
2009 -> CÔng ty cp đIỆn tử BÌnh hòa cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
2009 -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh

tải về 0.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương