DỰ thảo lầN 4 (Ngày 28/5/2013)


Lời tựa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn



tải về 1.07 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.07 Mb.
#39299
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Lời tựa của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


_____________________________________________________

Hơn 50 năm qua, với sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam và với những nỗ lực trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước chuyên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ĐDSH ở Việt Nam không ngừng hoàn thiện, Đến nay, các hệ thống KBT thiên nhiên đã được thành lập, phân bố trên địa bàn cả nước, với 164 khu BT RĐD có tổng diện tích 2.198.744 hecta (ha); đã xác định quy hoạch đến năm 2020 gồm: 16 KBT Biển (với quy mô diện tích khoảng 270.271 héc ha chiếm 0.24% diện tích biển cả nước), và 45 KBT vùng nước nội địa. Đồng thời với việc quy hoạch phát triển các hệ thống KBT TN, Nhà nước đã ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về quản lý, bảo vệ các hệ thống KBT TN và bảo tồn ĐDSH; Việt Nam đã và đang tham gia nhiều Công ước Quốc tế có liên quan tới lĩnh vực này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN & PTNT) với chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về Bảo tồn đa dạng sinh học, được Nhà nước giao thực hiện các hoạt động bảo tồn, quản lý khai thác tài nguyên đa dạng sinh học theo các hệ sinh thái khác nhau (bao gồm hệ sinh thái Rừng, Biển, đất ngập nước nội địa, nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, trồng trọt…); Với hơn 50 năm thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bảo tồn đa dạng sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đào tạo, xây dựng được một đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý lão luyện, có chuyên môn sâu về quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học; luôn coi trọng công tác quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, đã và đang đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của đất nước và giữ gìn các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc.

Công trình xây dựng “Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với sự tài trợ của Cơ quan hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (GIZ), Quỹ hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp (TFF) và nhiều tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam đã thể hiện rõ ý tưởng chỉ đạo của các Nhà lãnh đạo Chính phủ và sự mong muốn của nhân dân Việt Nam; của các nhà khoa học trong, ngoài nước và cộng đồng Quốc tế về sự cần thiết của việc quy hoạch hệ thống KBT thiên nhiên Việt Nam; thống nhất tổ chức quản lý để bảo tồn có hiệu quả nguồn tài nguyên đa dạng sinh học vô cùng quý giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Bản Chiến lược này là Khung kế hoạch, xác định nhiệm vụ công tác trọng tâm của ngành, lĩnh vực trong các kỳ kế hoạch dài hạn và tầm nhìn tới năm 2030; bản Chiến lược cũng là tài liệu hướng dẫn cho các nhà quản lý ở các cấp, các ngành tăng cường phối hợp, thống nhất về nhận thức và hành động nhằm thúc đẩy công tác quản lý hệ thống các KBT ở Việt Nam một cách có hiệu quả. Đồng thời, giúp cho các cơ quan Chính phủ, các tổ chức trong nước và Quốc tế dễ dàng xác định được các mục tiêu bảo tồn và các lĩnh vực ưu tiên để thiết kế các dự án hỗ trợ hiệu quả nhất.

Hy vọng rằng Chiến lược Quản lý Hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 kế tục và phát huy được những thành quả của Chiến lược quản lý hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến năm 2010 (được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 192/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2003), sẽ đóng góp một cách tích cực vào các hoạt động về quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn ĐDSH của đất nước, đồng thời tạo điều kiện để kết hợp hài hoà giữa các lợi ích khác.

Thay mặt cho Bộ NN & PTNT, Tôi xin cảm ơn Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức, Tổ chức hợp tác quốc tế của nước Cộng hòa Liên Bang Đức (GIZ), Quỹ hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp (TFF) đã tài trợ và giúp đỡ có hiệu quả trong quá trình xây dựng Chiến lược này; cảm ơn các Nhà khoa học, các Chuyên gia quản lý đã nỗ lực, lao động nghiêm túc cho sự thành công của Chiến lược. Mong rằng với sự hỗ trợ và cộng tác chặt chẽ của các nhà tài trợ, các tổ chức Phi chính phủ trong nước và quốc tế, các nhà khoa học trong nước và quốc tế; cùng với những nỗ lực cao nhất của Chính phủ Việt Nam, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan; trong thời gian tới, những khuyến nghị của Chiến lược sẽ được thực hiện thành công.



Hà Công Tuấn

Thứ trưởng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Mở đầu



Xây dựng chiến lược

Thực hiện sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN), Bộ NN & PTNT đã tổ chức triển khai các hoạt động xây dựng Chiến lược này. TCLN đã nhận thấy có một nhu cầu cấp bách về việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chính sách và mục tiêu rõ ràng, thành lập những nguyên tắc và lý luận khoa học về các hoạt động quy hoạch, quản lý, bảo tồn ĐDSH; là cơ sở cho các hành động quản lý trong hệ thống KBT RĐD, KBTB và KBT VNNĐ. Từ việc quy hoạch tổ chức, xây dựng các hệ thống KBTTN hiện nay, sẽ tiến tới được mở rộng và kết hợp tất cả những KBT hiện có (bao gồm hệ thống KBT RĐD, Hệ thống khu KBT VĐNN NĐ và hệ thống KBTB) thành một hệ thống thống nhất, nhằm đảm bảo các điều kiện để Bộ NN&PTNT thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về Bảo tồn đa dạng sinh học trong thời gian tới.

Nhóm công tác Quốc gia về xây dựng Chiến lược bao gồm các chuyên gia về chính sách và khoa học thuộc các Viện, Trường và các Bộ, ngành liên quan của Việt Nam làm việc, phối hợp chặt chẽ với Dự án Bảo tồn đa dạng sinh học các Hệ sinh thái rừng Việt Nam do Cơ quan hợp tác Quốc tế của nước Cộng hòa liên bang Đức (GIZ), Quỹ hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp (TFF) hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và kinh phí cho quá trình thực hiện việc xây dựng Chiến lược này.

Chiến lược này được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu của quốc gia để tập trung chủ yếu thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về Bảo tồn đa dạng sinh học của Bộ NN&PTNT trong hệ thống KBT TN và việc kết nối trực tiếp, mang lại lợi ích mà các KBT đem lại đối với người dân Việt Nam, đóng góp cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đóng góp cho cộng đồng quốc tế. Chiến lược nhấn mạnh đến sự gia tăng các vấn đề mà quốc gia gặp phải trong quá trình phát triển (như tài nguyên đa dạng sinh học bị khai thác và hủy hoại quá mức, vấn đề ô nhiễm môi trường và thảm họa thiên nhiên do biến đổi khí hậu trái đất gây ra…); đáp ứng giải quyết các áp lực đó theo như Luật pháp chính sách của Nhà nước là phải đạt được sự hài hòa giữa các mục tiêu song hành: góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng phát triển các KBT TN cùng với việc bảo tồn những lợi ích sinh thái mà hệ thống KBT TN mang lại.

Quan trọng hơn, Chiến lược sẽ là một công cụ điều phối thống nhất hành động của các cấp chính quyền từ TW đến địa phương. Thách thức lớn nhất là sự xung đột quyền lợi của người dân và yêu cầu bảo tồn ĐDSH thuộc hệ thống KBT TN. Việt Nam có một cơ hội thành công trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược, do có thể chế chính trị vững mạnh, được nhân dân tin tưởng, ủng hộ và có sự cộng tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế (trong khi một số nước đang thất bại), nếu bây giờ các vấn đề được đặt ra và được giải quyết triệt để. Chiến lược này là một công cụ rất quan trọng để trợ giúp quá trình đó. Cơ hội này sẽ không tồn tại trong một vài năm nữa nếu hành động chậm trễ.

Mục tiêu chính của Chiến lược là :

- Thiết lập một hệ thống khu bảo tồn, tăng diện tích, tỷ lệ bao phủ và điều kiện của hệ thống, bảo tồn để thực hiện quản lý có hiệu quả các hệ sinh thái, loài, nguồn gen thuộc KBT. Quy hoạch, xác định ranh giới, cắm mốc ổn định trên bản đồ, trên thực địa và tăng quy mô diện tích hệ thống KBT TN ít nhất bằng 10% diện tích lãnh thổ trên cạn và 0,24% diện tích vùng biển Việt Nam, bao gồm các vùng đại diện thuộc các HST (rừng, biển, đất ngập nước, đảo và ven biển).

- Hệ thống văn bản luật pháp, chính sách và những quy định về quy chế, thể chế ..liên quan tới công tác quản lý hệ thống KBTTN được sửa đổi hoàn thiện thành các công cụ pháp lý thống nhất và toàn diện (về quy hoạch, tổ chức, đầu tư, quản lý); được cập nhật, sử dụng hiệu quả và phù hợp, hài hòa với các luật và chính sách ở các lĩnh vực khác về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế,

- Hệ thống KBT phải được quản lý và quản trị bởi các cơ quan chuyên trách nằm trong một hệ thống tổ chức thống nhất. Tất cả các KBT trong hệ thống KBT TN Việt Nam được áp dụng quy định chung về các tiêu chí phân hạng, phân loại, quy hoạch, kiểm tra và chế độ báo cáo, giám sát định kỳ theo mẫu chuẩn. Đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu thông tin sẽ được thành lập, duy trì cập nhật thông suốt. Các cơ chế điều hành (Vị trí công tác, phân cấp quản lý điều hành, tự chủ), quản lý, quản trị KBTTN được áp dụng chính thức và thống nhất trong hệ thống KBT. sự tham gia tích cực của các bên có liên quan và của người dân địa phương trong việc giám sát và quản lý hệ thống KBT.

- Đảm bảo các giá trị cảnh quan thuộc hệ thống KBT được gìn giữ; ĐDSH của hệ thống KBT thống nhất sẽ tồn tại và phát triển, đặc biệt nhấn mạnh tới các hệ sinh thái và các loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Nội dung Chiến lược nhằm góp phần giúp cho các Nhà lãnh đạo Chính phủ, chính quyền các cấp và các nhà lãnh đạo quản lý hệ thống KBT, các bên có liên quan, cũng như các nhà bảo tồn, NGOs, các nhà tài trợ song phương và đa phương sử dụng cho hoạt động của mình. Để đáp ứng được các nhu cầu rất đa dạng đó, Chiến lược được xây dựng trên cơ sở những bài học kinh nghiệm tốt đã tiếp thu được và sự đóng góp từ cấp cơ sở, cùng với việc tham gia đóng góp, hỗ trợ của các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, các cơ quan có liên quan nhằm bổ sung cho những điểm cơ bản và thực tiễn.

Chiến lược được soạn thảo theo một quy trình toàn diện với sự tham khảo ý kiến của các bên có liên quan và các nhóm có quan tâm trong nước trong suốt hai năm. Bên cạnh đó là sự đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế về KBT thuộc Dự án (GIZ) cùng với các cán bộ Văn phòng dự án, và Quỹ hỗ trợ phát triển ngành lâm nghiệp. Việc soạn thảo đã dựa trên một phương thức tiếp cận hợp tác và bổ sung của của các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT (Cục, vụ, viện, trường….). Những tư vấn đó đã tiến hành các góp ý, đánh giá tổng quát hiện trạng và đưa ra những chính sách có liên quan đến các vấn đề đặc biệt quan trọng cho việc xây dựng chiến lược. Kết quả của các nghiên cứu đó được thể hiện trong một loạt các báo cáo kỹ thuật do dự án ấn hành.

Do đó, bản dự thảo chiến lược quản lý hệ thống KBT thiên nhiên đến năm 2020, tầm nhìn đên năm 2030 là một sản phẩm của các bên có liên quan và cũng chính là những người sẽ có trách nhiệm thực thi chiến lược sau này. Bản dự thảo chiến lược này sẽ cần được đánh giá và điều chỉnh lại để phù hợp với những thành công đã đạt được, những chính sách mới được áp dụng và những hoạt động phát triển mới diễn ra. Theo kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược, việc đánh giá giữa kỳ sẽ diễn ra sau năm năm và một cuộc đánh giá tổng thể thông qua việc tổ chức một cuộc hội thảo quốc gia vào giữa năm 2017 để có thời gian hoàn chỉnh cuối cùng nhằm đáp ứng được những yêu cầu của các năm tiếp theo (đến 2020 tầm nhìn đến năm 2030).



Vị trí địa lý tự nhiên - sinh thái đặc biệt của Việt Nam

Việt Nam có diện tích tự nhiên là 329.240 km2 trải dài gần 15 vĩ độ (từ 8030` - 22022` vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (từ 102010` -109020` kinh độ Đông), Lãnh thổ Việt Nam được xác định thành 8 vùng địa lý tự nhiên - kinh tế trên cạn và 1 triệu km2 lãnh hải và thềm lục địa. Bảy mươi lăm phần trăm (75%) diện tích đất liền của Việt Nam là đồi núi, chạy từ phía Tây sang Đông, xuống vùng duyên hải hẹp và có hai vùng đồng bằng chính là đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam và đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc. Việt Nam có bờ biển dài với hơn 3.200 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm rải rác dọc bờ biển và có một số quần đảo ngoài khơi là Quần đảo Trường Sa ở phía Nam và quần đảo Hoàng Sa ở phía Bắc biển Đông. Ngoài ra, ở vùng biển miền Nam còn có hòn đảo lớn gần bờ là đảo Phú Quốc và đảo Côn Đảo nằm cách bờ biển phía Nam khoảng 100 km (Chính phủ Việt Nam, 1994).

Việt Nam bị ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa mưa điển hình ở miền Nam và thời tiết ôn đới hơn ở miền Bắc. Về mặt sinh địa, Việt Nam là giao điểm của vùng Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Malaysia. Do đó, đây là một vùng có tính ĐDSH cao, một số khu vực ở Việt Nam được công nhận là những điểm ưu tiên bảo tồn toàn cầu với tính đặc hữu cao.





tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương