DỰ thảo lầN 4 (Ngày 28/5/2013)


Nguy cơ (thách thức) và cơ hội



tải về 1.07 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu02.06.2018
Kích1.07 Mb.
#39299
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

1.5. Nguy cơ (thách thức) và cơ hội

1.5.1. Nguy cơ (thách thức)
a) Khai thác trái phép và quá mức các nguồn tài nguyên sinh vật

Hầu hết các loài động thực vật hoang dã và quý hiếm có giá trị kinh tế lớn của đất nước đều ở các khu bảo tồn. Hiện tại, hoạt động khai thác trái phép các loài hoang dã (cho mục đích thương mại, giải trí hay mưu sinh) đã làm nhiều loài động vật ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên và tạo ra những áp lực nghiêm trọng lên các quần đàn khác. Ví dụ, ước tính hiện nay Việt Nam chỉ còn gần 50 con hổ trong tự nhiên. Vào năm 2010, Cục Kiểm lâm đã tịch thu hơn 34.000 Kg động vật hoang dã buôn bán trái phép, bao gồm 13.000 cá thể động vật. Ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, việc khai thác các cây thuốc có giá trị để xuất khẩu trái phép qua biên giới rất phổ biến. Khai thác quá mức các loài thực vật cũng gây ảnh hưởng tới đời sống của người dân địa phương tại các vùng nông thôn mà rất nhiều hộ gia đình phải sống phụ thuộc vào lâm sản để sinh tồn.

Rừng ở Việt Nam tiếp tục bị khai thác cho các mục đích thương mại và phi thương mại, dẫn tới sự suy giảm nhanh chóng về diện tích và chất lượng, chỉ còn lại một diện tích rất nhỏ rừng nguyên sinh (khoảng 0,5 triệu ha, trải dọc từ Tây Nguyên và Bắc Trung bộ) chủ yếu đã được quy hoạch thành rừng đặc dụng đưa vào bảo tồn. Mặc dù các khu RĐD được bảo vệ khá nghiêm ngặt, nhưng áp lực đối với những khu rừng này ngày càng tăng. Hàng năm, Cục Kiểm lâm tịch thu hàng nghìn mét khối gỗ khai thác trái phép.

Hoạt động du lịch phát sinh nhu cầu đối với mặt hàng đồ lưu niệm dẫn tới việc khai thác các loài động vật hoang dã như rùa biển, sò, hến và san hô ngày càng tăng. Đồng thời cũng gây ra những tác động cơ học do việc thả neo trên rạn san hô và những bất cẩn của khách du lịch...Theo Võ Sỹ Tuấn (2002), khoảng 10% diện tích RSH ở vịnh Nha Trang bị tác động bởi việc thả neo, chủ yếu ở những vùng nhiều tàu thuyền neo đậu để khách du lịch bơi và lặn. RSH còn bị ảnh hưởng do việc xả rác từ tàu du lịch và ngư dân. Ở vùng rừng, các khu nghỉ dưỡng cho khách du lịch mọc lên xung quanh các VQG ngày càng nhiều, dẫn tới mất sinh cảnh; xây dựng đường xá làm xáo động và xáo trộn đời sống của những loài hoang dã.

Việc khai thác quá mức các loài thủy sinh đã dẫn tới sự suy giảm năng suất thủy sản và tổng lượng thủy sản đánh bắt cũng như quần thể các loài cá nước ngọt quý hiếm và có giá trị. Sử dụng các phương thức đánh bắt cá hủy diệt (như dùng chất nổ, thuốc độc, lưới mắt cáo, lưới vét, điện...) và giảm sút diện tích các HST biển-ven biển (mất 40-70% diện tích) đã khiến cho nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức: tổng sản lượng hải sản đánh bắt không ngừng tăng, nhưng sản lượng của một đơn vị đánh bắt (hiệu suất khai thác) giảm từ 0,92 xuống 0,34 tấn/CV/năm (2009); tỉ lệ cá tạp trong một mẻ lưới ngày càng tăng. Nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt: trong vòng 10 năm (1984-1994) đã giảm tới trên 30% trữ lượng cá đáy. Các bãi cá kinh tế suy giảm sản lượng, năng suất đánh bắt giảm 2-6 lần. Một số đặc sản có nguy cơ suy kiệt như bào ngư, tu hài, vẹm xanh... Ngoài ra, nguồn giống hải sản tự nhiên cũng giảm sút nghiêm trọng so với trước đây


b) Hệ sinh thái và nơi cư trú của loài bị chia cắt và suy thoái do thay đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước

- Trong thời gian 36 năm, từ năm 1975 đến năm 2011 dân số Việt Nam tăng từ 47,6 triệu người lên 87,84 triệu người; Với sự gia tăng dân số bình quân mỗi năm thêm hơn 1,1 triệu người, đã phát sinh nhu cầu lớn về lương thực thực phẩm và các sản phẩm có nguồn gốc từ Nông - lâm sản, do đó dẫn tới nhu cầu mạnh mẽ phải chuyển đổi đất rừng sang sử dụng cho nhu cầu về đất ở, đất trồng cây công nghiệp, cây lương thực thực phẩm là một trong các nguyên nhân chính gây nên mất rừng tự nhiên; Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX về trước nhiều vùng đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây nguyên, vẫn tồn tại những trảng cỏ tự nhiên, và các cánh rừng đại ngàn, rừng đất ngập nước; ngày nay phần lớn những đồng cỏ tự nhiên và nhiều diện tích rừng đại ngàn đều bị cải tạo chuyển đổi thành vùng trồng lúa, vùng trồng cây công nghiệp. Việc mất đất rừng, suy giảm về số lượng và chất lượng rừng đã kéo theo những hệ lụy nặng nề đối với bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái tự nhiên bị xâm hại, thay đổi, làm cho những nơi cư trú của các loài bị chia cắt là những nguy cơ thách thức lới đối với công tác bảo tồn.

Theo Viện Tài nguyên thế giới (2002, 2008), khoảng 80% tài sản vô giá của biển Việt Nam như các HST RSH, RNM và thảm cỏ biển đang nằm trong tình trạng rủi ro và 50% trong số chúng được cảnh báo là rủi ro cao. Trong 50 năm vừa qua, dải ven biển Việt Nam đã mất đi khoảng 80% RNM, chủ yếu chuyển mục đích sang nuôi tôm. Hơn 60% thảm cỏ biển đã bị mất do khai thác quá mức hoặc do nuôi trồng thủy sản. Trồng RNM ở những bãi triều lầy đã gây tác động nghiêm trọng đến sinh cảnh và nơi kiếm ăn của rất nhiều loài chim di cư như Cò thìa (Ptelea minor).

Khảo sát gần đây đối với khoảng 20 rạn san hô dọc bờ biển Việt Nam cho thấy tỷ lệ các RSH sống ở miền bắc Việt Nam đã giảm khoảng 25-50% và theo tiêu chí của IUCN về RSH chỉ khoảng 1% các RSH được khảo sát tại miền Nam Việt Nam là còn ở trong tình trạng rất tốt.

- Thực hiện các mục tiêu thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, và chuyển hướng mục tiêu chiến lược của nền kinh tế sang sản xuất, xuất khẩu đã phát sinh nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, đất đồng cỏ tự nhiên, mặt nước hồ, ao, đầm, phá để phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp ( Nhà máy, công xưởng, ngành điện, cơ sở hạ tầng giao thông, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng...) và cho nhu cầu xây dựng các các khu dân cư, mở rộng và xây dựng mới các khu đô thị,.... gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới các sinh cảnh tự nhiên; chia cắt nhiều VQG và khu dự trữ thiên nhiên, cản trở sự phân bố và di chuyển của các loài hoang dã, đồng thời tạo ra các điều kiện thuận lợi cho những mạng lưới buôn bán động thực vật hoang dã khi mở những tuyến đường giao thông chạy qua các KBT.

- Các hoạt động khai thác có ý thức và vô ý thức của con người đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học (khai thác hầm mỏ, khai thác cát, khai thác mật ong, đốt gỗ lấy than, làm thủy điên, du canh ...), gây ra những vụ cháy rừng, hoặc nhấn chìm xuống lòng hồ hàng ngàn hecta rừng mỗi năm, gây hậu quả nghiêm trọng lên sinh cảnh sống và các quần thể của các HST rừng. Theo Cục Kiểm lâm, trong giai đoạn 2006-2009, diện tích rừng bị cháy trên cả nước bình quân là 1.400ha/năm. Vụ cháy rừng lớn tại VQG Hoàng Liên, tỉnh Lào Cai năm 2010 đã thiêu rụi khoảng 200 ha rừng và 700 ha cây bụi. Những vụ cháy rừng ở VQG Tràm Chim ở đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 4/2010 đã thiêu rụi 200 ha rừng, đe dọa tới nơi sinh cư của loài sếu đầu đỏ.

c) Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu:

Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nguồn nước, đặc biệt là ở các con sông hạ du, những vùng đất ngập nước và vùng duyên hải.

Chất thải từ sản xuất công nghiệp và từ các khu đô thị, chưa được xử lý, không được kiểm soát, đang xả vào các sông và hồ và môi trường tự nhiên. Việc sử dụng quá mức các hóa chất nông nghiệp cũng góp phần làm suy giảm các hệ sinh thái quan trọng và những quần thể loài quý hiếm và có tầm quan trọng về mặt kinh tế. gây ra những tác động tiêu cực trong trung và dài hạn. Các nguồn ô nhiễm từ đất liền chiếm đến 60% chất gây ô nhiễm ở vùng cửa sông, ven biển và biển. Ô nhiễm đã làm thay đổi các sinh cảnh sống trong HST, ảnh hưởng tới chất lượng của các loài thủy sinh và sinh sống ven biển cũng như sinh cảnh sống của chúng.

Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi biến đổi khí hậu trái đất đã gây ra những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như: nóng – lạnh bất thường, mưa bão, lũ lụt, lũ quét, hạn hán sa mạc hóa, xói lở đất ... diến ra hàng năm với tần suất ngày càng dồn dập và và quy mô cường độ ngày càng khủng khiếp có thể gây ra những thản họa cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, tán phá các công trình kinh tế - văn hóa xã hội được tích lũy xây dựng từ nhiều thế hệ; đồng thời gây ra những thảm họa về môi trường, hủy diệt những sinh cảnh sống, các quần thể sinh vật quan trọng và các hệ sinh thái trên đất liền; tác động đặc biệt nguy hiểm đối với các HST rạn san hô như: gây tổn thất cơ học, lắng phủ bùn lên một số rạn và mưa lớn làm giảm độ mặn của nước dọc vùng biển ven bờ.

- Biến đổi khí hậu làm cho mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng tới các vùng đất ngập nước ven biển, gây ra sự di chuyển và thay đổi sinh cảnh sống và nguồn thức ăn khiến nhiều loài động thực vật hoang dã sẽ chịu áp lực ngày càng tăng. Các HST bị cô lập và chia cắt với các quần thể là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất; đặc biệt đối với các khu rừng ngập mặn dễ bị tổn thương ở Cà Mau, Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh), Bà Rịa-Vũng Tàu và Nam Định. Khi nước biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 vùng đất ngập nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng; nước mặn sẽ tràn vào những vùng đất thấp ven biển, làm chết nhiều loài động thực vật nước ngọt, ảnh hưởng tới các nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và tưới tiêu ở nhiều vùng ven biển. Khoảng 36 KBT, gồm 8 VQG và 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ bị ngập nước biển.

d) Sự du nhập của các loài ngoại lai xâm hại

Đến nay, vẫn chưa có một đánh giá tổng hợp về các loài ngoại lai xâm hại tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự quan ngại về nguy cơ gây hại cho ĐDSH, sức khỏe con người và nền kinh tế của các loài ngoại lai xâm hại ngày càng tăng.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 94 loài thực vật ngoại lai di nhập vào Việt Nam, trong đó có 42 loài xâm hại, 12 loài xâm hại điển hình và đang phát triển nhanh như Bèo Nhật bản (Eichhornia crassipes) và cây Mai dương lần đầu tiên được phát hiện tại VQG Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp) năm 1995, nay xâm nhập gần như khắp nơi và đã trở thành một nguy cơ lớn tại nhiều vùng đất ngập nước trong toàn quốc.

Năm 2009, Bộ NN&PTNT đã công bố danh sách 48 loài động vật thuỷ sinh ngoại lai đã xâm nhập vào Việt Nam qua nhiều đường, trong đó có 14 loài gây hại đối với ĐDSH thuỷ sản. Năm 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố Danh mục các loài ngoại lai xâm hại với 33 loài ngoại lai xâm hại đã biết và 69 loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại.


  1. Chưa nhân thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của Đa dạng sinh học và môi trường trong việc phát phát triển kinh tễ xã hội của đất nước.

Hơn 20 năm đổi mới vừa qua, Việt Nam đã tập trung ưu tiên phát triển kinh tế và đã giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh (tốc độ tăng trưởng GDP trên 5%/năm từ năm 1994). Tuy nhiên, Trong quá trình xây dựng các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề môi trường và đánh giá tác động môi trường của các chương trình, đề án này đã bị xem nhẹ, hầu hết không được xét duyệt một cách cẩn trọng và đúng mức vì vậy khi triển khai thực thiện đã nảy sinh các hậu quả là: không có các giải pháp bảo vệ, xử lý môi trường kèm theo; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học bị khai thác thiếu kế hoạch và không bền vững (chưa đánh giá được hết sự lãng phí và không hiệu quả), môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên bị hủy hoại nghiêm trọng theo chiều tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế; nhiều dòng sông, nhiều đầm phá bị biến thành nơi chứa các nguồn chất thải công nghiệp nên các hệ sinh thái ở các khu vực này bị bức tử. Để phục hồi lại môi trường và các hệ sinh thái tại các khu vực này phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của, là cái giá phải trả trong tương lai gần.

Các giá trị của HST tự nhiên, đa dạng sinh học là vô cùng quý giá, riêng giá trị dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) ước tính có thể đem lại hàng trăm triệu USD mỗi năm, nhưng việc nhận thức chung của xã hội về ý nghĩa và giá trị của các dịch vụ này hầu như vẫn chưa đầy đủ, nên chưa được công nhận và phản ánh vào hệ thống kế toán, tài chính, chưa hình thành một hệ thống giám sát đánh giá trong nền kinh tế quốc dân. Chưa phát triển mạnh mẽ các công cụ (chính sách) kinh tế như DVMTR (PFES), DVHST hoặc áp dụng công cụ quản lý mới theo hướng phát triển bền vững (ABS). Việc triển khai các phương thức, giải pháp bảo tồn ĐDSH trong hệ thống các KBT còn rất thiếu, thiên về công tác bảo vệ hơn là bảo tồn ĐDSH; đặc biệt là các giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa trên cộng đồng, tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích thu được từ ÐDSH, đồng quản lý,... chưa được quan tâm thích đáng.


Công tác quản lý bảo tồn còn nhiều bất cập, chưa có một thể chế điều phối thống nhất về bảo tồn ĐDSH. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH được chia sẻ giữa Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT và UBND các tỉnh còn chồng chéo và mâu thuẫn; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đặc biệt là giữa cấp chính quyến cơ sở với KBT. Trong xã hội, ý thức về bảo tồn và nhận thức giá trị thực sự của ĐDSH còn hạn chế, kể cả đối với một số nhà hoạch định chính sách cấp cao. Hệ thống pháp luật, chính sách còn bất cập, thiếu văn bản hướng dẫn. Trong một số trường hợp, quy định trong nhiều chính sách và luật còn chồng chéo về trách nhiệm, thiếu rõ ràng và có khi dẫn đến những mâu thuẫn. Đặc biệt, hiệu quả thực thi pháp luật chưa cao, nên công tác quản lý nhà nước về bảo tồn ĐDSH chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Lực lượng làm công tác bảo tồn nói chung, ở KBT nói riêng còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, chưa đủ trang thiết bị cần thiết.


1.5.2. Thuận lợi (cơ hội)


  1. Chủ trương định hướng.

Nhà nước đã quan tâm đến công tác Bảo tồn, trong điều kiện các nguồn lực còn hạn chế nhưng Nhà nước đã chú trọng ưu tiên giành những khoản đầu tư thỏa đáng đến việc thành lập, phát triển và quản lý hệ thống KBT, tạo ra những điều kiện cho hệ thống KBT phát huy có hiệu quả chức năng bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trên cơ sở Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Luật Đa dạng sinh học (2008), và các văn bản pháp luật liên quan, đã hình thành khái niệm về khu bảo tồn “là một khu vực địa lý, có các hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu cho vùng sinh thái tự nhiên, được quy hoạch, xác định ranh giới, có các phân khu chức năng dành cho bảo tồn đa dạng sinh học”; đồng thời, đã hình thành một hệ thống tiêu chí phân hạng các KBT, đã được phân thành 04 hạng KBT, gồm: Vườn Quốc gia, Khu Dự trữ thiên nhiên, Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh và Khu bảo vệ cảnh quan.




  1. Tổ chức các hệ thống KBT.

Nỗ lực của Việt Nam trong việc tổ chức hệ thống các KBT đã được thể hiện trên những văn bản quy phạm pháp Luật Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004) quy định: Nhà nước quản lý các khu RĐD là loại rừng được sử dụng cho những mục đích đặc biệt, chủ yếu là bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên và nghiên cứu khoa học; Luật Thủy sản (2003) quy định quản lý nhà nước về quy hoạch và quản lý các KBT VNNĐ và KBTB (Điều 9). Luật này quy định Bộ Thủy sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy sản trên phạm vi cả nước (Điều 52); Luật Đất đai (2003) quy định quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai được phân loại đất theo mục đích sử dụng, trong đó “Đất rừng đặc dụng” thuộc Nhóm đất nông nghiệp; còn “Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng” thuộc Nhóm đất phi nông nghiệp (Điều 13); Luật Đa dạng sinh học (2008) quy định quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học. Trong đó quy định việc thành lập, quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Mục 1, Chương III). Luật này quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường có chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước (Điều 6). Bộ Tài nguyên và Môi trường còn được giao quản lý nhà nước về đất ngập nước.

Đến nay, ở Việt Nam đã hình thành 03 hệ thống KBT được thành lập ở cấp quốc gia là: hệ thống các KBT rừng đặc dụng (theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004), hệ thống các KBT biển (theo Nghị định số 27/2005/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản 2003), hệ thống KBT vùng nước nội địa (theo Luật Thủy sản, 2003).

Hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước (theo Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003 và Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010) đến nay chưa được quy hoạch và thành lập trên thực tế.

Các hệ thống KBT trên đây sẽ là những mô hình thực tế để tổng kết kinh nghiệm, tiến tới thành lập một hệ thống KBT thống nhất, có khả năng tập trung các nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn hiệu quả.



Nguồn nhân lực trong KBT

Các hệ thống KBT đã xây dựng, tổ chức được đội ngũ cán bộ viên chức gần 5.000 người, trong đó: riêng 27 Vườn quốc gia có đội ngũ cán bộ nhân viên khoảng 2.880 người (khoảng 1.840 người ở các KBT RĐD), số còn lại thuộc các KBTB đang có hoạt động quản lý. (Các KBT VNNĐ chưa được thành lập và đưa vào hoạt động nên hiện chưa có cán bộ làm việc, ngoại trừ những khu nằm trong các khu RĐD). Đội ngũ cán bộ nhân viên này là nguồn nhân lực quan trọng, đảm bảo cho việc quản lý và hoạt động của hệ thống các KBT hiện nay đồng thời cũng là nguồn nhân lực chủ yếu để đào tạo bối dưỡng các kỹ năng, kiến thực về chuyên môn nghiệp vụ của công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đáp ứng cho nhu cầu quản lý baot tồn đa dạng sinh học của các hệ thống KBT trong giai đoạn mới .



  1. Sự mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế

Việt Nam đã tích cực tham gia và cam kết thực hiện các công ước và hiệp ước quốc tế liên quan tới bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Chính phủ đã phân công cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thực hiện Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) (1979); Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hiệp quốc (1992); Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện 04 cam kết quốc tế là: Công ước đa dạng sinh học (1992), Công ước về đa dạng sinh học năm 2004; Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Công ước Ramsar, 1971); Dự thảo Cartagena về An toàn sinh học (2003); Ủy ban UNESCO Việt Nam chủ trì thực hiện 01 cam kết là Công ước về Di sản thế giới (1972).

Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả và có sự chuyển biến về chất; nhiều tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn có văn phòng hoạt động tại Việt Nam, như: WB, ADB, GTZ (GIZ), Winrock, IUCN, UNDP, GEF, WWF, FFI, Carier, EU SIDA,FFI, FAO, NOAA, Hà Lan, Pháp, PEMSEA, COBSEA, UNESCO,...... Hoạt động của các tổ chức quốc tế đã bám sát được các thay đổi về hoạt động bảo tồn tại các vùng trọng điểm của Việt Nam đặc biệt đã hướng các mục tiêu tài trợ giúp đỡ đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn sâu về khoa học kỹ thuật, ngoại ngữ, kỹ năng hoạt động hiện trường, vận dụng các giải pháp bảo tồn ĐDSH dựa trên cộng đồng, tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích thu được từ ÐDSH, đồng quản lý.....; Hoạt động hợp tác quốc tế đã giúp cho các KBT có được đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực tốt hơn như các VQG: Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Cát Tiên....




tải về 1.07 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương