DỰ thảo báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế XÃ HỘI, quốc phòng an ninh 5 NĂM 2016 2020 thành phố ĐÀ NẴng phần thứ nhất



tải về 435.77 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích435.77 Kb.
#36075
1   2   3   4

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý đô thị; tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị; tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”

2.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch và quản lý đô thị; tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị nhanh, đồng bộ, hiện đại, theo hướng sinh thái

Triển khai và quản lý thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, không gian kiến trúc và môi trường đô thị thành phố đến 2020; Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh) theo Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển chung của vùng và các chủ trương có liên quan. Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng phát triển không gian đô thị theo hướng mở rộng về phía Tây, Tây Nam, Nam thành phố, có phân khu chức năng hợp lý và có xác định các trung tâm chuyên ngành tạo nền tảng định hướng phát triển đô thị Đà Nẵng72. Thực hiện khớp nối và lập quy hoạch chi tiết tại các khu vực trọng điểm, tập trung tại các hướng chính phát triển đô thị của trung tâm thành phố: hướng Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam v.v.. và các xã vùng ven. Chú trọng công tác thiết kế đô thị, tổ chức không gian đô thị hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, tạo những điểm nhấn đa dạng về cảnh quan; bảo đảm các tiêu chuẩn đô thị hiện đại về diện tích đất giao thông, đất ở, mật độ cây xanh73, đất xây dựng các công trình văn hóa, giáo dục, y tế…; đầu tư hoàn thiện mạng lưới cung cấp nước sạch, đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện sức khỏa của nhân dân74; giải quyết triệt để tình trạng ngập úng, ô nhiễm trong các khu dân cư trên cơ sở tiếp tục đầu tư hệ thống hạ tầng thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn75. Xây dựng chương trình phát triển nhà ở Thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý quy hoạch và kiến trúc đô thị; gắn việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại với công tác thiết kế và xây dựng các công trình kiến trúc tiêu biểu. Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế tình trạng “quy hoạch treo”, quy hoạch kém chất lượng; tăng cường xử lý vi phạm về trật tự xây dựng.

Đẩy mạnh thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy và Kế hoạch của UBND thành phố về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung thực hiện các dự án: di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, dự án xây dựng khu liên hợp thể thao, dự án xây dựng cảng Liên Chiểu, dự án Hành lang kinh tế Đông Tây 2 (EWEC2), Làng đại học Đà Nẵng, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng (giai đoạn 2), Trường Đại học quốc tế Việt - Anh, Trung tâm công nghệ sinh học khu vực miền Trung tại Đà Nẵng, Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ Đà Nẵng, Trung tâm Hội nghị Quốc tế tại Đà Nẵng, nâng cấp sân bay Quốc tế Đà Nẵng, mở rộng tuyến quốc lộ 14B giai đoạn 2 và cải tạo, mở rộng Quốc lộ 14G, xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm trên địa bàn thành phố. Tiếp tục quán triệt chỉ đạo của Trung ương trong việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện điều chuyển, giảm, giãn tiến độ, chuyển đổi hình thức đầu tư một số công trình, dự án để làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.



2.2. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”; quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên

Đẩy mạnh triển khai, hoàn thành các mục tiêu của Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - thành phố môi trường”; phấn đấu đến năm 2020, Đà Nẵng trở thành đô thị đủ năng lực để ngăn ngừa ô nhiễm và suy thoái môi trường, xử lý khắc phục các sự cố môi trường dựa trên nền tảng ý thức xã hội của tất cả mọi người và cả hệ thống chính trị; tạo sự an toàn về sức khỏe và văn minh, một môi trường sống tốt cho người dân, nhà đầu tư và du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng. Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Thu gom rác thải theo giờ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp”; từng bước xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo tiến độ tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn phát sinh các cơ sở gây ô nhiễm mới. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa một số hoạt động về bảo vệ môi trường, nhất là đối với hoạt động thu gom và xử lý chất thải; hoàn thiện các chính sách tạo cơ chế thuận lợi thu hút đầu tư bảo vệ môi trường trong và ngoài nước; tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường. Triển khai lập quy hoạch chuyên ngành khai thác, sử dụng tài nguyên các vùng biển, hải đảo trên địa bàn thành phố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường cho các tổ chức và tầng lớp nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm.



Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2016 - 2020, hoàn thành việc thống kê định kỳ đất đai hàng năm. Triển khai thực hiện “Dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2018, định hướng đến năm 2020”. Tiếp tục thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Thường xuyên rà soát quỹ đất ngoài khu công nghiệp để đáp ứng mặt bằng cho doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng đất cho sản xuất, kinh doanh.

3. Phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội tướng xứng với vị thế trung tâm kinh tế - xã hội lớn và đô thị văn minh, hiện đại

3.1. Đầu tư phát triển mạnh các lĩnh vực văn hóa

Phát huy vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội; tạo chuyển biến rõ nét trong việc đầu tư phát triển văn hóa, nhất là xây dựng các công trình văn hóa, thiết chế văn hoá trọng điểm, ngang tầm vị thế của thành phố. Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình, thiết chế văn hóa trọng điểm, 100% các trung tâm văn hóa thể thao quận, huyện được đầu tư và hoàn thiện; 80% phường, xã có thiết chế trung tâm văn hóa thể thao, trong đó được đầu tư trang thiết bị và dành tối thiểu 30% thời gian sử dụng trong năm để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em và 100% Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn được nâng cấp, hoàn thiện theo tiêu chuẩn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử, công trình văn hóa, các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, trùng tu, tu bổ các di tích; gắn việc tôn tạo, nâng cấp các công trình văn hoá và tổ chức các lễ hội với việc phát triển du lịch.

Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân; thu hẹp khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa các vùng. Đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng “Nếp sống văn hoá - văn minh đô thị” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong các khu dân cư; chú trọng đưa các phong trào này đi vào chiều sâu, phấn đấu 90% số hộ không có có bạo lực trong gia đình; 100% nam, nữ thanh niên được trang bị kiến thức về hôn nhân và gia đình; 100% số xã, phường thiết lập đường dây nóng, mạng lưới địa chỉ tin cậy tại cộng đồng dân cư. Tiếp tục xây dựng công sở văn hoá, phường/xã, thôn/tổ dân phố... đạt chuẩn văn hóa đi đôi với nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang và lễ hội, nâng tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 80%; 80% số thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa, 100% xã, phường có nhà văn hóa, 100% số quận, huyện có trung tâm văn hóa-thể thao đạt chuẩn quốc gia và tổ chức hoạt động hiệu quả. Phát huy vai trò tích cực của văn học - nghệ thuật trong việc xây dựng con người Đà Nẵng trong thời kỳ mới.

3.2. Phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao

Đổi mới phương pháp giáo dục - đào tạo và công tác quản lý. Tiếp tục phát triển mạng lưới trường học theo cơ cấu hợp lý giữa các ngành học, cấp học vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, vừa phù hợp với tỷ lệ định hướng mở rộng mạng lưới các cơ sở ngoài công lập. Giảm hợp lý nội dung chương trình học phù hợp với tâm sinh lý cấp tiểu học và trung học cơ sở. Duy trì việc thực hiện hiệu quả cuộc vận động “2 không”. Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và quản lý. Bồi dưỡng, sắp xếp hợp lý đội ngũ giáo viên, đảm bảo chất lượng dạy và hoạt động giáo dục của chương trình. Đấu tranh khắc phục cơ bản các tiêu cực trong giáo dục, đào tạo.

Đôn đốc việc triển khai xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng theo quy hoạch. Xúc tiến nhanh việc thành lập trường Đại học Việt - Anh, trường Đại học Văn hóa tại Đà Nẵng (thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch); xây dựng trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng thành trường đào tạo nghề đạt đẳng cấp quốc tế; xây dựng Đại học Đà Nẵng xứng đáng là Đại học trọng điểm vùng, cùng với các cơ sở giáo dục đào tạo khác, phấn đấu đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm đào tạo lớn, chất lượng cao của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

3.3. Phát triển khoa học và công nghệ, y tế, hoạt động thể dục - thể thao, chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân

Triển khai mạnh mẽ nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ để khoa học - công nghệ tham gia ngày càng sâu, rộng, hiệu quả vào quá trình phát triển thành phố. Đẩy nhanh lộ trình đổi mới công nghệ theo hướng đi thẳng vào công nghệ hiện đại, tiên tiến; tăng cường chuyển giao, làm chủ những công nghệ mới nhằm tạo bước tăng trưởng mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả trong nền kinh tế. Đảm bảo tốc độ đổi mới công nghệ trung bình đạt 20-30%/năm, riêng các lĩnh vực then chốt phải đạt 30-40%. Duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001: 2008 tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp.

Đảm bảo an ninh mạng, bảo vệ sở hữu trí tuệ phần mềm và thông tin số. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Khu Công nghệ cao, khu công nghệ thông tin. Đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Có chính sách thu hút và trọng dụng các chuyên gia khoa học và công nghệ. Xây dựng, phát triển một số viện, trung tâm nghiên cứu chuyên ngành, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ phát triển khoa học công nghệ76. Khuyến khích, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân đạt 100% vào năm 2020. Tăng cường đầu tư của nhà nước, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh các hoạt động y tế chuyên sâu, bệnh viện chuyên khoa, đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế có chất lượng, kỹ thuật cao, dịch vụ y tế chuyên sâu. Đến năm 2020, phấn đấu đạt 66,33 giường/1 vạn dân, 15 bác sĩ/ 1 vạn dân. Đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực y tế, tiếp tục phát triển hệ thống y tế ngoài công lập.

Nâng cao năng lực giám sát dịch tễ, chủ động phòng chống, kiểm soát có hiệu quả các dịch bệnh: chân tay miệng, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm, giảm tỉ lệ mắc, chết do dịch bệnh và đảm bảo công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm có qui mô lớn. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế tư nhân. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giáo dục các chủ trương, chính sách, pháp luật dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động thể dục - thể thao; tạo chuyển biến cơ bản về quy mô và chất lượng thể thao quần chúng, tăng tỷ lệ người luyện tập thể thao thường xuyên lên 33%. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh phát triển các môn thể thao giải trí, thể thao biển kết hợp với du lịch. Đổi mới và tăng cường huấn luyện, đào tạo, tập huấn trong và ngoài nước nhằm thu hút nguồn lực thể thao thành tích cao; xây dựng nền tảng vững chắc cho vận động viên trẻ, có chất lượng; phấn đấu đến năm 2020, đào tạo từ 30-32 môn thể thao, khoảng 700-750 vận động viên; số lượng huấn luyện viên, chuyên gia khoảng 100-110 người. Hoàn thiện Sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi và tập trung đầu tư cho một số hạng mục quan trọng, ưu tiên trong Khu liên hợp thể dục - thể thao Hòa Xuân.

Ban hành Đề án Giải quyết việc làm giai đoạn 2016 - 2020, kết hợp với đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực đảm bảo cân đối theo cơ cấu hợp lý. Phát triển nguồn vốn, mở rộng đối tượng được hỗ trợ vốn vay từ Quỹ việc làm; mở rộng và phát triển thị trường lao động ngoài nước; đầu tư phát triển thông tin thị trường lao động: tiến hành điều tra hằng năm, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin về cung, cầu lao động. Nâng cao hiệu quả các dịch vụ giới thiệu việc làm và nhận thức các cấp, các ngành và toàn xã hội về việc làm, dạy nghề và học nghề; xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, tăng cường công tác tuyên truyền huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động.

Đổi mới cơ bản nhận thức về đào tạo nghề trong toàn xã hội. Đăc biệt chú trọng hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh phổ thông; tăng cường các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề; tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án “Phát triển giáo viên dạy nghề thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013-2020, hoàn thiện và đề nghị thành phố ban hành đề án Đào tạo lao động dịch vụ chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

Ưu tiên nguồn lực đẩy mạnh thực hiện Đề án giảm nghèo giai đoạn 2013-2017, nâng cao điều kiện sống cho các hộ nghèo; hỗ trợ, tạo điều kiện cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo có nhà ở, có sinh kế, phương tiện để sản xuất; đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ đặc biệt nghèo được tiếp cận các nguồn lực và các dịch vụ miễn phí. Các dự án giảm nghèo phải đạt được mục tiêu: tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các phường, xã, nhất là vùng khó khăn, miền núi; hướng dẫn cách làm ăn, khuyến công, khuyến nông; đào tạo, nâng cao năng lực và ổn định đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo… để lộ trình giảm nghèo luôn ổn định và bền vững.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chương trình thành phố “5 không”, “thành phố 3 có”. Thực hiện tốt công tác ngăn chặn người lang thang xin ăn và lang thang xin ăn biến tướng, thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Phòng chống mại dâm; Luật phòng chống ma túy (sửa đổi); giữ vững và xây dựng mới xã, phường lành mạnh không có tệ nạn xã hội, gắn chặt với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới” và đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị”.

4. Tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống

Tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối quốc phòng của Đảng và Nhà nước; triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới; tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đấu tranh làm thất bại “âm mưu diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; đối phó có hiệu quả với mọi tình huống, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra “điểm nóng”. Chủ động nắm tình hình các loại đối tượng chống đối trong và ngoài nước; tấn công, ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên các lĩnh vực, giữ vững an ninh quốc gia trong mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ. Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ cho các phường, xã trọng điểm, xây dựng 100% phường, xã vững mạnh về quốc phòng - an ninh. Chỉ đạo thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình công tác tuyển quân hàng năm đạt 100% chỉ tiêu. Tích cực chuẩn bị các phương án phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh.

Thực hiện quyết liệt các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; tập trung rà soát, phát hiện, phân loại và quản lý các đối tượng hình sự; kiềm chế các loại tội phạm, nhất là tội phạm cố ý gây thương tích, cướp giật, trộm cắp tài sản. Tích cực đấu tranh phòng chống buôn lậu, tệ nạn xã hội, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế. Tạo chuyển biến vững chắc về đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, giảm dần tai nạn giao thông trên cả ba tiêu chí (số vụ, số người chết và bị thương); xử lý nghiêm các vi phạm. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng để giữ vững trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Thường xuyên tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các vụ vi phạm Luật giao thông, không để xảy ra ùn tắc và kiềm chế tai nạn, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đô thị. Xây dựng lực lượng Quân sự, Công an, Biên phòng thành phố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

5. Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực và hiệu lực điều hành, quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, thanh tra, tư pháp; phòng, chống tham nhũng

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân, chất lượng hoạt động của Thường trực, các ban và đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố. Năng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và năng lực ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp và năng lực tổ chức thực hiện. Xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiện đại và dân chủ, hình thành bộ máy quản lý nhà nước theo hướng chính quyền đô thị, tập trung và chuyên môn hóa một số lĩnh vực về hoạt động quản lý đô thị. Xây dựng chính quyền vững mạnh đặc biệt là chính quyền cơ sở; tiếp tục thí điểm mô hình không có HĐND quận, huyện, phường. Hình thành đồng bộ chính quyền điện tử; đẩy mạnh cải cách hành chính sâu rộng hơn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cả lượng và chất đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; tiếp tục triển khai việc tuyển chọn các chức danh lãnh đạo, quản lý thông qua hình thức thi tuyển; thực hiện chính sách thu hút có chọn lọc phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội thành phố.

Đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, ngành trong công tác quản lý nhà nước tập trung vào các nội dung: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; quản lý đầu tư xây dựng; tài chính ngân sách, đầu tư mua sắm tài sản; việc thực hiện pháp luật về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 90% đối với các vụ việc mới phát sinh; giải quyết cơ bản số vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài đi đến dứt điểm theo hướng dẫn và quy trình thực hiện. Chú trọng tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo có hiệu lực pháp luật.



Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Thành ủy thực Nghị quyết Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm.Thực hiện tốt Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020; kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng; tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng.


Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (b/c);

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (b/c);

- TTTU, HĐND Tp;

- VP TU, HĐND, UBND Tp;

- Các sở, ban, ngành;

- UBND các quận, huyện;

- Lưu: VT-LT, TH.



TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH





1 Như dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; dự án nâng cấp, mở rộng ga hàng không quóc tế Đà Nẵng; dự án xây dựng Cảng Liên Chiểu và đường sắt 2 chiều Đà Nẵng - Quảng Ngãi; dự án xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng; dự án Khu công nghệ cao; dự án di dời ga đường sắt, kho xăng dầu, kho vũ khí ra khỏi thành phố...

1 Giá trị tuyệt đối được chuyển đổi từ giá ss1994 về giá ss2010 theo Thông tư số 02/2012/TT-BKHĐT ngày 04/4/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2011-2015 chỉ tiêu Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn thành phố vẫn được tính toán theo phương pháp cũ, là phương pháp Giá sản xuất và do Cục Thống kê thành phố công bố số liệu.

2 Cuối năm 2012, thành phố cơ bản hoàn thành Đề án giảm nghèo giai đoạn 2009-2015 (về đích trước 3 năm) theo chuẩn nghèo khu vực nông thôn 400.000 đồng/người/năm, khu vực thành thị 500.000 đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn TW còn dưới 1%. Từ năm 2013 áp dụng chuẩn nghèo mới đối với k/vực nông thôn là 600.000 đồng/người/năm và k/vực thành thị là 800.000 đồng/người/năm.

3 Đến năm 2013: nội thành gồm Quận Hải Châu, Thanh Khê đạt tỷ lệ 98% (nguồn Công ty Cấp nước Đà Nẵng); nội thành gồm 6 quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu và Cẩm Lệ đạt tỷ lệ 89% (nguồn Công ty Cấp nước Đà Nẵng); Về cấp nước sạch nông thôn: đạt tỷ lệ 97,7%.

4 Theo phương pháp tính toán của Thống kê, ngoài 3 thành phần kinh tế trên còn có yếu tố Thuế nhập khẩu: năm 2011: 0,64% và ước năm 2015: 0,59%.

5 Công ty Môi trường đô thị Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng.

6 Như: Khách sạn Novotel, Intercontinental Sun Peninsula Resort, Sân Golf Hòa Hải (được bình chọn là sân golf tốt nhất Việt Nam), Vinpearl Luxury. Đến năm 2015, Thành phố có khoảng 475 khách sạn (KS) với 16.900 phòng, tăng 197 KS8.237 phòng so với năm 2011, trong đó có 80 khách sạn 3-5 sao và tương đương (8.311 phòng).

7 Năm 2015, ước có 4,43 triệu lượt du khách, gấp 1,9 lần so với năm 2011, trong đó: khách quốc tế 1,15 triệu lượt, gấp 2,2 lần so với năm 2011; tổng thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước đạt 11.800 tỷ đồng, gấp 2,6 lần năm 2011.

8 Đỉnh đèo Hải Vân được công nhận là điểm du lịch địa phương; Khu du lịch Bà Nà Hills tiếp tục đưa vào hoạt động các sản phẩm du lịch mới như: Khu làng Pháp, cáp kéo, vườn hoa 4 mùa, Khu du lịch tâm linh lầu chuông, Lễ hội Bà Nà, Tàu hỏa leo núi, Vườn hoa Tình yêu …; đưa vào hoạt động Vòng quay Mặt trời (Sun Wheel) thuộc dự án Công viên Châu Á , Cầu Trần Thị Lý và Cầu Rồng, tổ hợp vui chơi nghệ thuật cao cấp tại Intercontinental Danang Sun Peninsula Resort, các tour tuyến tham quan bán đảo Sơn Trà bằng đường bộ, đường sông, đường biển và các dịch vụ trên biển như: các tour câu cá kết hợp lặn ngắm san hô, các sản phẩm giải trí thể thao biển (môtô nước, lướt sóng, kayak, dù bay); khởi công dự án Bến du thuyền Đà Nẵng và Câu lạc bộ thể thao dưới nước (DHC MARINA) v.v..

9 Năm 2008: 50.000 lượt khách, năm 2009: 60.025 lượt khách, năm 2010: 100.743 lượt khách, năm 2011: 300.000 lượt khách, năm 2012: 365.000 lượt khách, năm 2013: 395.000 lượt khách.

10 Thành phố đã tổ chức các sự kiện lớn như: Cuộc thi Trình diễn pháo hoa Quốc tế, Hoa hậu Việt Nam, Duyên dáng Việt Nam…; phối hợp với các đài truyền hình trong nước và quốc tế thực hiện các phóng sự du lịch về Đà Nẵng; tổ chức thành công Cuộc thi Logo và Slogan chính thức của du lịch Đà Nẵng với tên gọi Da Nang - Fantasticity; hoàn thành và đưa vào hoạt động Trung tâm Hỗ trợ du khách Đà Nẵng, Quầy thông tin tại ga đến quốc nội và Quốc tế Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Cổng Thông tin điện tử du lịch; tham gia các hội chợ xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; tổ chức các Roadshow, tổ chức và đón các đoàn Famtrip, Presstrip; tổ chức nghiên cứu các thị trường trọng điểm gồm Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ (năm 2008), nghiên cứu thị trường khách Nga, Hàn Quốc…

11 Đến nay, thành phố có 16 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng, trong đó có 07 đường bay trực tiếp thường kỳ: Singapore (Silk Air), Hồng Kông (Dragon Air), Siêm Riệp (Vietnam Airlines), Incheon (Asiana Airlines, Korean Airlines, Vietnam Airlines), Quảng Châu (Vietnam Airlines), Narita (Vietnam Airlines), Kuala Lumpur (Air Asia) và 09 đường bay trực tiếp thuê chuyến: Macao (Jetstar, Air Macau), Hàng Châu (Vietnam Airlines), Bắc Kinh (China Eastern Airlines), Busan (Air Busan), Côn Minh (China Eastern Airlines) và Incheon (VietjetAir), Tây An (Vietnam Airlines); Thành Đô (Vietnam Airlines); Thượng Hải (Vietnam Airlines).

12 Như: Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Lâm Đồng, Nghệ An, các tỉnh duyên hải miền Trung.v.v..

13 Thành phố hiện có 05 Trung tâm thương mại, 41 siêu thị chuyên doanh, 69 chợ (02 chợ quy mô lớn trên 1.000 hộ kinh doanh, 03 chợ trên 500 hộ); khởi công xây dựng Khu phố chuyên doanh hàng thời trang trên đường Lê Duẩn (từ đường Trần Phú đến đường Ông Ích Khiêm) với tổng mức đầu tư 24 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động cuối tháng 12/2014; tập trung hỗ trợ Tập đoàn Parkson hoàn thiện các thủ tục pháp lý để đầu tư Trung tâm thương mại Parkson tại khu thương xá Vĩnh Trung, dự kiến đưa vào hoạt động cuối tháng 12/2014. Đến năm 2015 số lượng Trung tâm Thương mại và siêu thị dự kiến tăng từ 10% so với hiện nay.

14 Tổ chức nhiều cuộc tiếp xúc, làm việc với các đoàn chính quyền, doanh nghiệp và đoàn chuyên gia tư vấn thuộc các dự án hỗ trợ kỹ thuật từ các nước như: Phần Lan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Thái Lan… cũng như các cơ hội giao thương giữa doanh nghiệp Đà Nẵng với các doanh nghiệp các tỉnh Lâm Đồng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Bến Tre... nhằm giới thiệu, quảng bá, tăng cường hợp tác kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá thương hiệu Việt. Tổ chức và phối hợp tổ chức được hơn 20 lớp tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo và hơn 15 cuộc hội thảo với các với nhiều nội dung đa dạng ở các lĩnh vực như xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, văn minh thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm..

15 CPI năm 2011 tăng 17,5% so với 2010, năm 2012 tăng 9,2% so với 2011, năm 2013 tăng 8,3% so với 2012, năm 2014 ước tăng 3,5% so với 2013.

16 Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2013 là: Nhật Bản chiếm tỷ trọng 34,3%; Mỹ 19,2%; EU 15% và các nước khác 31,5%, dự kiến đến 2015 cơ cấu thị trường tiếp tục giữ mức ổn định. Tuy nhiên, xuất khẩu hàng hóa của thành phố vào một số thị trường mới chỉ dừng ở mức thăm dò, chào hàng, số lượng nhỏ lẻ, không bên vững, thiếu tính ổn định qua các năm (thị trường Châu Phi, Đông Âu, Trung Đông).

17 Xây dựng phương án đầu tư các tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn 2015 - 2020; tổ chức đấu thầu đưa vào hoạt động 5 tuyến xe buýt trợ giá trong năm 2015; xây dựng và triển khai tuyến xe buýt mẫu Đà Nẵng - Hội An.

18 Cảng Đà Nẵng là cảng biển lớn nhất khu vực miền Trung, bao gồm hai khu cảng chính là Xí nghiệp Cảng Tiên Sa và Xí nghiệp Cảng Sông Hàn với 1.493m cầu bến, thiết bị xếp dỡ và các kho bãi hiện đại phục vụ cho năng lực của cảng đảm bảo vận chuyển hàng hóa đạt 5,5 triệu tấn/năm.

19 Hiện nay, thành phố có 583 điểm giao dịch với 93 bưu cục; 112 điểm phục vụ bưu chính, bán kính phục vụ bình quân đạt 1,64 km, số dân phục vụ đạt 7.919 người/điểm; mật độ điện thoại cố định năm 2015 ước đạt 15,5 máy/100 dân; mật độ thuê bao di động ước đạt 189 máy/100 dân; mật độ thuê bao internet ước đạt 26 thuê bao/100 dân;100% thôn, tổ có hạ tầng viễn thông, nhiều hộ dân sử dụng điện thoại cố định, di động.

20 Một số tuyến tiêu biểu: Đường Nguyễn Văn Linh nối dài đến cầu Rồng, Trần Phú, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng; đường nối Trung tâm hành chính quận Sơn Trà đến đường Hà Thị Thân; đường ven sông từ Cổ Viện Chàm đến Công ty Sông Thu; Nút giao thông và đường dẫn hai đầu cầu Nguyễn Văn Trỗi - Trần Thị Lư; đường Mai Đăng Chơn đoạn từ đường Lê Văn Hiến đến khu tái định cư Bá Tùng…

21 Có 54 ngân hàng thương mại, 01 ngân hàng chính sách xã hội, 01 công ty tài chính, 01 công ty cho thuê tài chính. Các dịch vụ ngoại hối, tư vấn tài chính, môi giới đầu tư, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, mở L/C, đại lý chứng khoán... và các dịch vụ ngân hàng điện tử như: home banking, phone banking, internet banking phát triển mạnh.

22 Trong đó: tiền gửi tổ chức kinh tế 31,2% và tăng 11,7%/năm; tiền gửi dân cư 68,8% và tăng 15,4%/năm.

23 Trong đó: cho vay ngắn hạn chiếm 48,8% và tăng 4,6%/năm; vay trung, dài hạn chiếm 51,2% và tăng 15,3%/năm. Dư nợ sản xuất kinh doanh luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn (năm 2011 là 78,1%, năm 2012 là 74,5%, năm 2013 là 75,1%, ước năm 2014 là 78%, ước năm 2015 là 80%).

24 Trong đó: dư nợ ngắn hạn là 108 tỷ đồng, chiếm 38,03% trên tổng dư nợ NTM; dư nợ trung dài hạn là 176 tỷ đồng, chiếm 61,97%, nợ xấu là 9,71 tỷ đồng (3,41%).

25 Thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ và Thông tư số 16/2012/TT-NHNN ngày 25/5/2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn một số điều của Nghị định 24 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.

26 Ký kết chương trình Kết nối Ngân hàng - Doanh Nghiệp giữa 04 ngân hàng với 07 doanh nghiệp trên địa bàn; trả lời các vướng mắc của các doanh nghiệp FDI tại thành phố Đà Nẵng; Tiếp tục duy trì đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của các tổ chức, cá nhân để kiểm tra, xử lý, trả lời các kiến nghị phản ánh v.v..

27 Đến 31/10/2014, dư nợ cho vay VND có lãi suất dưới 13% đạt 50.811 tỷ đồng, chiếm 94% tổng dư nợ VND; lãi suất cho vay bình quân bằng VND phục vụ SXKD 10,25%/năm.

28 Một số dự án hoàn thành đi vào hoạt động như: Nhà máy sản xuất lốp xe tải Radial (Cty CP Cao su), công suất 600.000 lốp/năm; XN xăm lốp xe đạp, xe máy (Cty CP Cao su Đà Nẵng), công suất 15,2 triệu sp/năm; Dự án nâng cấp thiết bị, công nghệ xưởng luyện phôi thép (Cty CP Thép Đà Nẵng), công suất 200.000-240.000 tấn/năm; Nhà máy veston Hòa Thọ (TCT CP Dệt may Hòa Thọ), công suất 400.000 bộ/năm; Nhà máy công nghệ Dược Danasome (Cty CP Dược Danapha), công suất 40 triệu viên/năm; Dự án mở rộng sản xuất bia (Công ty VB Đà Nẵng), VĐT 1.700 tỷ đồng, nâng công suất lên 100 triệu lít/năm; Nhà máy Sữa Đà Nẵng (Cty CP Sữa Việt Nam), công suất: sữa tươi, sữa đậu nành và nước trái cây: 200 triệu lít/năm; sữa chua: 675 triệu hộp/năm; sữa đặc: 122 triệu hộp/năm; Cụm Nhà xưởng Morito (Cty TNHH KANE-M), công suất 5 triệu bộ phụ kiện/năm; Công ty TNHH ô tô TC Việt Nam (Cty TCIE), công suất 500 chiếc/năm; Dự án sản xuất và lắp ráp ghế xe ô tô (Cty TNHH Tachi-S VN), công suất 2.500 sản phẩm/năm; Nhà máy sản xuất linh kiện ô tô (Cty TNHH VN ToKai), công suất 1,2 triệu bộ sản phẩm/năm…

29 Dự án do tập đoàn Rocky Lai Associates Inc (Mỹ) đầu tư, khởi công ngày 06/4/2013 và có 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2013-2017) đưa vào khai thác 131 ha, vốn đầu tư khoảng 82 triệu USD; giai đoạn 2 (2017-2023) đầu tư khoảng 196 triệu USD xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên diện tích 210,54 ha.

30 Vùng trồng hoa tại xã Hòa Liên, Hòa Phước; nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại Hòa Khương, Hòa Phong; sản xuất nấm ăn tại Hòa Tiến. Quy hoạch vùng trồng xuất rau: Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Nhơn, Hòa Khương (huyện Hòa Vang) và Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ) quy hoạch đến năm 2015 là 64,7ha. Đặc biệt đã hình thành vùng sản xuất rau an toàn tại La Hường, Hòa Thọ Đông được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn sản xuất theo VietGAP.

31 Trong đó hỗ trợ nhiên liệu 73,8 tỷ đồng, hỗ trợ bảo hiểm 1,5 tỷ đồng, hỗ trợ máy HF cho tàu là 5,1 tỷ đồng.

32 Quyết định số 7068/QĐ-UBND ngày 29/8/2012 của UBND thành phố.

33 Một số dự án lớn đã hoàn thành và đưa vào hoạt động như: Khu du lịch Bãi Bắc (Khách sạn Intercontinental, vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng); khách sạn Novotel (1.600 tỷ đồng); Khu du lịch Bà Nà Hills (kể cả 02 hệ thống cáp treo, 3.600 tỷ đồng); Khu du lịch Olalani (750 tỷ đồng) v.v.. Một số dự án sẽ đang được triển khai đầu tư trong thời gian đến, như: Khu công viên văn hóa và vui chơi giải trí phía đông nam đài tưởng niệm (4.391 tỷ đồng), Bệnh viện quốc tế chất lượng cao tại phường Hòa Quý 13ha (4.000 tỷ đồng), Công viên Đại dương (1.200 tỷ đồng), dự án Trung tâm cao ốc phức hợp Nguyễn Kim (1.000 tỷ đồng) v.v..

34 Phổ biến thông tin, đối thoại doanh nghiệp, Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, Hỗ trợ mặt bằng phục vụ sản xuất, kinh doanh, Hỗ trợ về tài chính, tín dụng; Hỗ trợ đổi mới thiết bị, công nghệ; Hỗ trợ thông tin, xúc tiến mở rộng thị trường, xúc tiến du lịch trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực.

35 Dự án bất động sản Bến du thuyền Đà Nẵng (174 triệu USD), Dự án Công ty TNHH Bất động sản SIH (111,2 triệu USD), Dự án Khu biệt thự nhà phố và bờ biển Thanh Bình (40 triệu USD)…

36 Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Liwayway Đà Nẵng (10 triệu USD), Công ty TNHH bao bì nước giải khát Crown Đà Nẵng (45 triệu USD), Công ty TNHH KAMUI Việt Nam (9 triệu USD)…

37 Dự án sản xuất thiết bị năng lượng chiếu lưu của Công ty TNHH Tokyo Keiki Precision Technology (40 triệu USD), Dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí thủy lực chính xác cao của Công ty TNHH Niwa Foundry VN (21,87 triệu USD).

38 Hoàn thành và đưa vào sử dụng Đường vành đai phía Nam TP. ĐN; Triển khai chạy thử Nhà máy xử lý nước thải Hòa Xuân với công suất xử lý nước thải giai đoạn đầu 20.000m3/ngày; Nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng các thiết bị chẩn đoán y học hạt nhân và xạ trị thuộc dự án Trung tâm KV miền Trung về Y học hạt nhân và Xạ trị; Hoàn chỉnh hệ thống công nghệ thông tin của thành phố, khánh thành và đưa vào sử dụng hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố Đà Nẵng.

39 Trong đó có các đoàn quan trọng như: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước CHND Lào, Thủ tướng Vương quốc Campuchia, Thủ tướng Bulgaria, Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch thượng viện Hoa Kỳ v.v..

40 Khu phức hợp thương mại-dịch vụ cao tầng tại SVĐ Chi Lăng; nghiên cứu, thiết kế, xây dựng hệ thống tàu điện ngầm; Rạp xiếc, thư viện tổng hợp, nhà hát lớn, trung tâm văn hóa thành phố; khu phức hợp du lịch quốc tế Làng Vân và 13 công trình do Trung ương đầu tư gồm: xây dựng Cảng Liên Chiểu (gđ1), Cảng Tiên Sa (gđ2), Làng Đại học Đà Nẵng, Di dời ga đường sắt ra khỏi trung tâm thành phố, Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây 2 (EWEC2) từ Đà Nẵng đến cửa khẩu Nam Giang, đường Đà Nẵng - Cam Lộ (Quảng Trị), Đường Hồ Chí Minh (đoạn Nam Đông-Túy Loan), Nâng cấp quốc lộ 14B đoạn từ Túy Loan đến ranh giới Đà Nẵng - Quảng Nam, Xây dựng các nút giao thông từ Đà Nẵng đi các tỉnh, Xây dựng đường Trường Sơn đông từ Đà Nẵng đến Lâm Đồng, Hầm đường sắt Hải Vân, Xây dựng bến cảng khách quốc tế đường biển và Thành lập Trường Đại học Việt - Anh theo chuẩn Quốc tế.

41 Diện tích cây xanh đô thị đạt 6,1 m2/người; diện tích cây xanh đường phố đạt 1,35 m2/người. Đến năm 2015, tỷ lệ diện tích cây xanh đô thị đạt 7-8 m2/người, quy hoạch quỹ đất dành cho công viên, vườn hoa từ 200-250 ha.

42 Hải Châu, Sơn Trà, Thanh Khê, Cẩm Lệ.

43 KCN Hòa Khánh mở rộng và CCN Thanh Vinh chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung riêng nhưng được thu gom và dẫn về xử lý tại hệ thống của KCN Hòa Khánh.

44 Xử lý ô nhiễm môi trường tại các lô đất trống, các tuyến kênh hở; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở các bãi biển, đặc biệt là xử lý triệt để mùi hôi do nước thải tại các bãi tắm biển thành phố; cải thiện môi trường khu Đầm Rong, các bãi tắm công cộng; xử lý ô nhiễm môi trường tại khu vực Âu thuyền Thọ Quang, đầu tư cải tạo, bổ sung trang thiết bị, nâng cấp trạm xử lý nước thải tập trung, thực hiện nạo vét và đưa vào hoạt động trạm bơm thông thủy Âu thuyền Thọ Quang. Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Khu đô thị công nghệ FPT Đà Nẵng, Dự án nạo vét sông Cổ Cò.

45 Đến nay, trên địa bàn có 402 đơn vị, trường học bao gồm: 5 trường mẫu giáo, 156 trường mầm non, 99 trường tiểu học, 58 trường THCS, 23 trường THPT, 08 trung tâm GDTX, GDTX-KTTH, HN&DN, 30 trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

46 Năm 2011: thành phố có 04 em đạt giải nhất HSG quốc gia; năm 2014: thành phố có 01 giải nhất HSG quốc gia.

47 Thành phố đã vận động các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tài trợ nhiều dự án như xây dựng trường học, hỗ trợ trang thiết bị dạy học, cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học v.v..; triển khai Đề án “Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm ngoại ngữ - tin học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” với kinh phí xã hội hóa; từ năm học 2013-2014, kêu gọi xã hội hóa các bể bơi với mục tiêu đến năm 2015, 100% học sinh tiểu học biết bơi v.v..

48 Học trong nước: 282 học viên (45,36%), học ở nước ngoài 336 lượt học viên (54,37%).

49 Chương trình khoa học xã hội và nhân văn, ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông, ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, khoa học công nghệ phục vụ xây dựng Đà Nẵng trở thành “Thành phố môi trường”, phát huy tiềm lực khoa học công nghệ và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoa học công nghệ.

50 Từ năm 2011 đến nay: thành phố đã triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, 68 đề tài khoa học cấp thành phố, 65 đề tài cấp cơ sở; trong đó nghiệm thu 39 đề tài cấp thành phố và 49 đề tài cấp cơ sở, thực hiện 25 mô hình ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Các ứng dụng có hiệu quả tiêu biểu như: sản xuất thành công các giống hoa Cúc, hoa Lan, trồng thương phẩm các loại hoa Ly Ly, Cát tường; trồng thương phẩm các loại nấm ăn, nấm dược liệu v.v..

51 Hỗ trợ một số cơ sở cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng tại khu vực miền Trung; tiến hành khảo sát, đánh giá và đề xuất mô hình tiết kiệm năng lượng tại 35 doanh nghiệp thủy sản; lắp đặt hệ thống đèn tiết kiệm năng lượng, bảo vệ mắt cho 04 trường học và mô hình chiếu sáng dùng năng lượng mặt trời cho Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Đại La, Hòa Vang; triển khai áp dụng mô hình biogas cho các hộ chăn nuôi tại xã Hòa Sơn, Hòa Vang v.v..

52 Hoàn thành đưa vào sử dụng công trình Đầu tư xây dựng mới Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng và trạm kiểm định xitec ôtô, hoàn thành và đưa vào sử dụng Trung tâm Công nghệ sinh học kết hợp với Cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật giai đoạn 1.

53 Đến nay trên địa bàn thành phố đã có 2.315 văn bằng được cấp (nhãn hiệu: 2.184, sáng chế và giải pháp hữu ích: 31, kiểu dáng công nghiệp: 100); ước thực hiện kiểm định 39.392 phương tiện đo, hiệu chuẩn 6.258 phương tiện đo, kiểm tra 445 phương tiện.

54 Các cơ sở y tế tư nhân cũng liên tục phát triển như Bệnh viện tư nhân Tâm Trí, Bệnh viện đa khoa Gia đình và nhiều cơ sở y tế tư nhân khác. Đến nay: thành phố có 08 bệnh viện ngoài công lập đang hoạt động, với quy mô 1.046 giường bệnh.

55 Lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể “Tuồng Quảng Nam - Đà Nẵng”; khai quật Khảo cổ di tích Chăm Quá Giáng; lập hồ sơ công nhận Khu căn cứ cách mạng Huyện ủy Hòa Vang là khu di tích cấp quốc gia và Nghề điêu khắc mỹ nghệ Non Nước là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

56 Sân vận động Chi Lăng, Cung Thể thao Tiên Sơn, bể bơi thành tích cao, Trung tâm đào tạo vận động viên, sân vận động Hòa Xuân 20.000 chỗ ngồi v.v..

57 Từ năm 2011 - 2015, thành phố ước huy động trên


tải về 435.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương