DỰ thảO 1 BẢN ĐỒ ĐỊa hình đỊa hình quốc gia phân lớp nội dung bảN ĐỒ ĐỊa hình tỉ LỆ 1: 50. 000 Trong môi trưỜng microstation



tải về 1.86 Mb.
trang1/9
Chuyển đổi dữ liệu18.08.2016
Kích1.86 Mb.
#22269
  1   2   3   4   5   6   7   8   9


Tautoshape 47autoshape 49CVN TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

rectangle 46

TCVN xxxx : 201x


DỰ THẢO 1




BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH ĐỊA HÌNH QUỐC GIA - PHÂN LỚP NỘI DUNG BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH TỈ LỆ 1:50.000 TRONG MÔI TRƯỜNG MICROSTATION

National topographic maps - Topographic map content layer
scale 1:50.000 with MICROSTATION


HÀ NỘI –2014

rectangle 48


Mục lục

Trang

Lời nói đầu

2

1. Phạm vi áp dụng

3

2. Giải thích thuật ngữ

3

3. Cấu trúc nội dung bản đồ địa hình gốc dạng số

4

4. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bản đồ địa hình gốc dạng số

5

5. Tổ chức dữ liệu bản đồ gốc dạng số

8

6. Biên tập và trình bày bản đồ gốc dạng số

9

7. Kiểm tra chất lượng bản đồ địa hình gốc dạng số

10

8. Đóng gói sản phẩm bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 gốc

11

Các phụ lục




Phụ lục A

15

Phụ lục B

20


Lời nói đầu

TCVN: Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation thuộc loại tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định cấu trúc nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 được thể hiện trong môi trường đồ họa Microstation.

TCVN: Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:

- Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 và 1:100.000 ban hành kèm theo Quyết định số 178/1998/QĐ-ĐC ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường);

- Danh mục trình bày hiển thị được quy định tại Thông tư số: 20/2014/TT-BTNMT ngày 24 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “Quy định kỹ thuật về mô hình cấu trúc, nội dung cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:50.000” (sau đây gọi tắt là Thông tư số: 20/2014/TT-BTNMT);

- Quy định kỹ thuật số hóa bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000, 1:25.000, 1:50.000, 1:100.000 ban hành kèm theo Quyết định số: 70/2000/QĐ-ĐC ngày 25 tháng 02 năm 2000 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Địa chính (sau đây gọi tắt là Quyết định số: 70/2000/QĐ-ĐC).

TCVN: Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation do Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bản đồ địa hình quốc gia - Phân lớp nội dung bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation

National topographic maps - Topographic map content layer scale 1:50.000 with MICROSTATION

1. Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này áp dụng đối với sản phẩm bản đồ địa hình gốc dạng số được thành lập từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.

1.2 Khuyến khích áp dụng cho các loại sản phẩm bản đồ địa hình dạng số có yêu cầu kỹ thuật tương đương.

1.3. Phân lớp nội dung bản đồ quy định trong Tiêu chuẩn này tham chiếu bộ ký hiệu số được công bố trong TCVN:*** Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation.

1.4. Sử dụng bộ ký hiệu số được công bố tại TCVN:*** Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation, để thể hiện các yếu tố nội dung bản đồ địa hình.

2. Giải thích thuật ngữ

Trong Tiêu chuẩn này các khái niệm dưới đây được hiểu như sau:



Phân lớp nội dung bản đồ

Quy định về danh mục đối tượng nội dung bản đồ dựa trên nguồn dữ liệu đầu vào, là cơ sở dữ liệu nền địa lý kèm theo các chỉ tiêu kỹ thuật để phân loại đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với hệ thống bản đồ địa hình quốc gia.

Bản đồ địa hình gốc dạng số

Bản đồ địa hình dạng số trong đó các đối tượng nội dung chưa có sự chỉnh sửa, biên tập, trình bày cho các mục đích khác như bản đồ chuyên đề, bản đồ chế in.

Seed file

Tệp dữ liệu mẫu ở định dạng *.DGN đã bao gồm các tham số cơ bản kèm theo phù hợp với quy định về cơ sở toán học của loại bản đồ cần thành lập.

Thuộc tính đồ họa

Tập hợp của 2 hay nhiều thuộc tính về mã lớp, mã màu, mã lực nét và mã ký hiệu được sử dụng để thể hiện các đối tượng nội dung bản đồ trong môi trường Microstation.

Ký hiệu đại diện

Ký hiệu được sử dụng để minh họa cho một đối tượng bản đồ dạng vùng. Độ chính xác của đối tượng là độ chính xác xác định đồ hình hoặc đường ranh giới đối tượng đó.

Làm sạch dữ liệu (Clean)

Làm sạch dữ liệu trong môi trường Microstation thường được hiểu là việc sử dụng công cụ "Clean" để phát hiện và loại bỏ những lỗi dữ liệu như: đoạn đối tượng hình tuyến không tiếp khớp với nhau, quá thừa đỉnh,... Ngoài ra, làm sạch dữ liệu còn có nghĩa là loại bỏ những đối tượng không thuộc nội dung quy định.

Tu chỉnh bản đồ địa hình gốc dạng số

Là việc rà soát và hoàn thiện nội dung bản đồ so với các dữ liệu nguồn và kết quả trung gian nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng nội dung và quy định trình bày bản đồ.

3. Cấu trúc nội dung bản đồ địa hình gốc dạng số

Nội dung bản đồ được chuyển đổi, tổng quát hoá từ cơ sở dữ liệu nền địa lý hoặc thành lập bằng các công nghệ đo đạc bản đồ phổ biến hiện nay. Trong mọi trường hợp đều có thể áp dụng các nguyên tắc phân lớp nội dung bản đồ đưa ra trong Tiêu chuẩn này, cụ thể như sau:

3.1 Mức độ thông tin của bản đồ địa hình gốc dạng số phụ thuộc vào mức độ thông tin của nguồn dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1:50.000. Trường hợp cá biệt sẽ được chỉ rõ trong các văn bản quy định kỹ thuật đối với loại sản phẩm cụ thể.

3.2 Việc thiết kế danh mục đối tượng nội dung bản đồ ở định dạng *.DGN dựa trên các tiêu chí sau:

3.2.1 Đảm bảo tính kế thừa các quy định hiện hành về nội dung và trình bày bản đồ địa hình.

3.2.2 Đảm bảo khả năng tự động hóa một phần hay toàn bộ quá trình tổng hợp, liên biên bản đồ giữa các loại tỷ lệ đồng thời tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng dữ liệu bản đồ.

3.2.3 Đảm bảo tính tương thích tối đa khi chuyển đổi sang các định dạng đồ họa khác

3.3 Cấu trúc nội dung, hình thức trình bày, bảng phân lớp đối tượng bản đồ về cơ bản kế thừa các quy định phân lớp bản đồ địa hình dạng số ban hành tại Quyết định số: 70/2000/QĐ-ĐC. Trong đó, quy định về mã lớp, mã ký hiệu được ưu tiên tham chiếu đến các quy định cho tỷ lệ 1:10.000. Nguyên tắc này cũng được áp dụng đối với TCVN...: Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation.

3.4 Tương ứng với nguồn dữ liệu địa lý, nội dung bản đồ bao gồm các nhóm lớp sau đây:

Tên gói DLĐL

Nội dung nhóm lớp nội dung bản đồ

NenDiaLy50N

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 gốc dạng số.

CoSoDoDac

Cơ sở toán học ( _CS): Khung bản đồ, trình bày ngoài khung, điểm khống chế trắc địa.

BienGioiDiaGioi

Biên giới, địa giới ( _DG): Đường biên giới, đường địa giới hành chính các cấp.

DiaHinh

Địa hình ( _DH): Dáng đất, các dạng địa hình đặc biệt.

ThuyHe

Thủy hệ ( _ TH): Bao gồm các nội dung về nước mặt như: biển, hồ, đầm ao, sông suối, kênh mương và các yếu tố liên quan (đảo, bãi đá, thác ghềnh…); hệ thống thủy lợi và các công trình phụ thuộc.

GiaoThong

Giao thông ( _GT): Mạng lưới đường bộ, đường sắt và các công trình phụ thuộc.

DanCuCoSoHaTang

Dân cư ( _DC): Bao gồm các nội dung về hạ tầng các khu chức năng, nhà cửa, công trình phụ thuộc.

PhuBeMat

Thực vật ( _ TV): Phân loại lớp thực phủ thực vật.

3.5. Trong mỗi nhóm lớp, các đối tượng nội dung bản đồ được hình thành trên cơ sở thống nhất với danh mục trình bày đối tượng địa lý quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số: 20/2014/TT-BTNMT. Theo đó, mỗi loại đối tượng nội dung bản đồ được gắn với một mã thể hiện bản đồ (Code). Mã thể hiện bản đồ được sinh ra từ mã đối tượng địa lý tương ứng hoặc được hình thành thông qua việc tổ hợp giữa mã đối tượng địa lý với một số thuộc tính của nó.

Chi tiết phân lớp đối tượng nội dung bản đồ và chỉ thị biên tập được quy định tại phụ lục B kèm theo Tiêu chuẩn này.

4 Các chỉ tiêu kỹ thuật của bản đồ địa hình gốc dạng số

4.1 Xác lập môi trường đồ họa

Tất cả các tệp tin đều phải được khởi tạo từ tệp tin mẫu (seed file) với các thông số cơ bản sau:

- Thông số về cơ sở toán học của bản đồ địa hình như: hệ quy chiếu tọa độ, hệ độ cao, phép chiếu, kinh tuyến trục, múi chiếu, hệ số biến dạng... phải tuân thủ theo quy định 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng Hệ qui chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

- Đơn vị làm việc (Working unit) là mét (m), độ phân giải (Resolution): 1000.

- Tọa độ điểm trung tâm làm việc:

(Storage Center Point/Global Origin): X=500000 m; Y= 1000000 m.

4.2 Các chuẩn dùng chung



Nội dung

Mô tả

Tệp tin mẫu

Được khởi tạo với các tham số theo quy định tại mục 4.1.

Thư viện ký hiệu số

Thư viện ký hiệu được công bố kèm theo TCVN... 2014 Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation, bao gồm các tệp tin:

- Ký hiệu kiểu điểm: tệp tin có định dạng *.cel

- Ký hiệu kiểu đường: tệp tin có định dạng *.rsc

- Phông chữ tiếng Việt:

+ Trường hợp sử dụng phiên bản MICROSTATION V7, sử dụng bộ phông chữ TCVN3, trong đó tên phông chữ và mã phông chữ được quy định tại phụ lục A kèm theo Tiêu chuẩn này;

+ Trường hợp sử dụng phiên bản MICROSTATION V8, sử dụng bộ phông chữ Unicode để thiết kế thư viện phông chữ đảm bảo thể hiện được kiểu chữ tương ứng.

- Mẫu khung dạng số.

- Tệp mã màu ghi nhận thành phần mã màu nhằm thống nhất hiển thị màu sắc cho tất cả các mảnh bản đồ gốc dạng số. Bảng màu sử dụng khi in bản đồ sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng máy in và chất lượng mực.

- Tệp điều khiển in bản đồ được lập để điều khiển về lực nét, thư tự ưu tiên các lớp đảm bảo sự thống nhất.


Bảng chắp dạng số

Sơ đồ phân mảnh của toàn khu đo thường được tạo tự động cho toàn bộ khu vực triển khai dự án và sử dụng để làm cạnh khung trong của từng mảnh bản đồ.

Các tiện ích

Tạo các tệp Macro để hỗ trợ trong việc tự động hóa, cho phép thao tác nhanh, chính xác.

4.3 Chỉ tiêu về chất lượng dữ liệu

4.3.1 Mỗi tệp dữ liệu bản đồ chỉ bao gồm các đối tượng có thuộc tính đồ họa thuộc phạm vi danh mục bảng phân lớp đối tượng tại phụ lục B kèm theo tiêu chuẩn này. Trường hợp khác phải nêu rõ trong thiết kế kỹ thuật dự toán.

4.3.2 Thông tin định tính, định lượng của đối tượng bản đồ phải được tổng hợp từ danh mục thuộc tính của đối tượng địa lý tương ứng trong trường hợp có chỉ thị biên tập quy định tại phụ lục B kèm theo tiêu chuẩn này.

4.3.3 Độ chính xác về hình học, mức độ đầy đủ thông tin của đối tượng bản đồ được đánh giá bằng cách so sánh trực tiếp với đối tượng địa lý tương ứng theo chỉ thị biên tập. Trong mọi trường hợp sai lệch về vị trí hình học không được phép vượt quá 0,1m.

4.3.4 Các lớp dữ liệu kiểu đường phải được làm sạch, làm trơn (trừ các đối tượng có kiểu ký hiệu là bờ trải Taluy).

4.3.5 Nguyên tắc áp dụng kiểu hình học trong môi trường Microstation khi chuyển đổi từ cơ sở dữ liệu địa lý sang nội dung bản đồ:



Ký hiệu kiểu hình học

Trường hợp áp dụng

Line

Áp dụng đối với các đối tượng hình tuyến có nguồn gốc từ các đối tượng địa lý có kiểu hình học GM_Curve, tương ứng với đối tượng bản đồ vẽ nửa theo tỷ lệ như ranh giới, đường giao thông, sông suối... (Tên ký hiệu) chỉ áp dụng cho các đối tượng cần được ký hiệu hóa, lực nét để trống tương ứng với mã lực nét bằng 0.

Point

Áp dụng đối với các đối tượng dạng điểm có nguồn gốc từ các đối tượng địa lý có kiểu hình học GM_Point, tương ứng với đối tượng vẽ phi tỷ lệ. Trong một số trường hợp được sử dụng là ký hiệu đại diện đặt bên trong đồ hình của các đối tượng dạng vùng. Được thể hiện bằng đường ranh giới như khu chức năng, địa hình đặc biệt...). Ký hiệu dạng điểm thường là biểu tượng (symbol) cho một ngữ nghĩa đối tượng ví dụ trường học, bệnh viện, một số ghi chú có tính lặp lại thường xuyên như trụ sở uỷ ban nhân dân các cấp, nhà thi đấu,...

Shape

Áp dụng cho các đối tượng dạng vùng có nguồn gốc từ các đối tượng địa lý có kiểu hình học GM_Surface như vùng thực vật, nước mặt,... Trong trường hợp này ký hiệu đại diện được minh họa dưới hình thức trải (Pattern) theo các giãn cách quy định hoặc tô nền theo mã màu quy định.

Text

Áp dụng để biểu thị các đối tượng thuộc về địa danh, tên riêng hoặc thông tin định tính, định lượng của đối tượng bản đồ (ghi chú thuyết minh). Mỗi loại ghi chú gắn với một mã (GC_) tương ứng với mẫu ký hiệu và phải tuân theo loại phông chữ quy định. Cỡ chữ phụ thuộc vào mã ghi chú.

4.3.6 Một số trường hợp bất quy tắc trong áp dụng kiểu hình học

4.3.6.1 Một số nội dung bản đồ khi thể hiện cần sự kết hợp của hai hay nhiều đối tượng đồ họa, ví dụ: Nội dung “Đập dâng” cần có sự kết hợp của các đối tượng mặt đập và taluy, nội dung “Địa hình cắt xẻ nhân tạo” cần có sự kết hợp của các đối tượng đường đỉnh và đường chân.

4.3.6.2 Một số đối tượng kiểu vùng (GM_Surface) trong cơ sở dữ liệu nền địa lý khi chuyển sang nội dung bản đồ sử dụng kiểu hình học dạng Line kết hợp với ghi chú. Ví dụ: Nông trường, Lâm trường,...

4.3.6.3 Một số đối tượng kiểu điểm (GM_Point) trong cơ sở dữ liệu nền địa lý khi chuyển sang nội dung bản đồ thể hiện dưới dạng ghi chú. Ví dụ: Công ty, Tổ chức chính trị - xã hội,...

4.3.6.4 Một số đối tượng trong cơ sở dữ liệu nền địa lý khi chuyển sang nội dung bản đồ được tách thành hai hoặc nhiều đối tượng cho phù hợp với quy định của bản đồ hiện hành. Ví dụ: dựa theo thuộc tính “ten” của đối tượng “Nhà máy” có thể tách thành: Công ty, Trạm thuỷ điện, Nhà máy, Xí nghiệp; dựa theo diện tích của đối tượng và các đối tượng liên quan, “Mặt nước tĩnh” có thể tách thành ao, hồ nhỏ và hồ, đầm lớn (trong đó, tiêu chí phân loại theo diện tích chỉ mang tính tương đối xét trên toàn phạm vi dữ liệu của khu vực).

4.3.6.5 Một số ghi chú cho đối tượng bản đồ được tổng hợp từ một số thuộc tính của đối tượng liên quan. Ví dụ: Ghi chú cho đường giao thông vẽ theo tỷ lệ được tổng hợp từ thuộc tính của đối tượng DoanTimDuongBo.



5. Tổ chức dữ liệu bản đồ gốc dạng số

5.1 Tổ chức dữ liệu bản đồ theo đơn vị mảnh, phạm vi giới hạn theo cạnh khung trong của mảnh bản đồ. Dữ liệu cạnh khung được tổ chức một lần cho toàn khu đo. Trường hợp nét cạnh khung có kiểu hình học là cung (curve) phải chuyển sang kiểu đường (linestring) với dung sai = 0.001 để đảm bảo sự tiếp khớp tuyệt đối của các đối tượng kiểu vùng ở biên mảnh khi sử dụng cạnh khung. Quy định chia mảnh và đánh số mảnh tuân theo quy định tại Thông tư số: 973/2001/TT-TCĐC ngày 20 tháng 6 năm 2001 của Tổng cục Địa chính về việc hướng dẫn áp dụng Hệ qui chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000.

5.1.1 Dữ liệu của mỗi mảnh bản đồ được tổ chức trong một thư mục đặt tên theo phiên hiệu mảnh, trong đó chứa các tệp dữ liệu đồ họa tương ứng với từng nhóm lớp đối tượng nội dung bản đồ.

5.1.2 Dữ liệu của mỗi mảnh bao gồm 7 nhóm lớp theo 7 chủ đề, cụ thể như sau:

5.1.2.1 Nhóm lớp "Cơ sở toán học" bao gồm khung bản đồ; lưới kilomet được tạo bằng các công cụ tạo lưới (Grid Generation) hoặc công cụ phần mềm; các điểm khống chế trắc địa; giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan, được biên tập từ gói dữ liệu CoSoDoDac, BienGioiDiaGioi.

5.1.2.2 Nhóm lớp "Dân cư" bao gồm nội dung thuộc về chủ đề dân cư và các đối tượng kinh tế, văn hóa, xã hội được biên tập từ gói dữ liệu DanCuCoSoHaTang.

5.1.2.3 Nhóm lớp "Địa hình" bao gồm các yếu tố thuộc chủ đề dáng đất, các điểm độ cao, được biên tập từ gói DiaHinh.

5.1.2.4 Nhóm lớp "Thủy hệ" bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên quan được biên tập từ gói dữ liệu ThuyHe.

5.1.2.5 Nhóm lớp "Giao thông" bao gồm các yếu tố giao thông và các thiết bị công trình phụ thuộc liên quan được biên tập từ gói dữ liệu GiaoThong.

5.1.2.6 Nhóm lớp "Biên giới, địa giới" bao gồm đường biên giới, đường địa giới hành chính các cấp được biên tập từ gói dữ liệu BienGioiDiaGioi.

5.1.2.7 Nhóm lớp "Thực vật" bao gồm ranh giới thực vật và các yếu tố thực vật được biên tập từ gói dữ liệu PhuBeMat.

5.2. Mỗi nhóm lớp được tổ chức thành một tệp tin riêng ở định dạng *.DGN, cụ thể như sau:

5.2.1 Mỗi tệp dữ liệu chứa các đối tượng thuộc một trong số các kiểu hình học bất kỳ: Điểm, đường, vùng, do đó một tệp dữ liệu thường là tệp đích của nhiều lớp đối tượng địa lý nguồn (Feature Class) thuộc cùng chủ đề nội dung.

5.2.2 Ở định dạng *.DGN, tên tệp tin đặt theo phiên hiệu mảnh bản đồ, kèm theo các ký tự viết tắt của loại chủ đề tương ứng. Giữa phiên hiệu và chữ viết tắt là dấu gạch ngang dưới ( _ ). Đối với phiên hiệu mảnh bản đồ, dùng các ký tự A, B, C thay thế tương ứng lần lượt cho số thứ tự múi chiếu 48, 49, 50;

Ví dụ: dữ liệu mảnh bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 phiên hiệu F-48-96-B gồm 07 tệp tin có tên như sau:


  • Tên tệp tin nhóm lớp cơ sở toán học là: FA-96-B_CS.dgn.

  • Tên tệp tin nhóm lớp biên giới, địa giới hành chính là: FA-96-B_DG.dgn.

  • Tên tệp tin nhóm lớp địa hình là: FA-96-B_DH.dgn.

  • Tên tệp tin nhóm lớp thủy hệ là: FA-96-B_TH.dgn.

  • Tên tệp tin nhóm lớp giao thông là: FA-96-B_GT.dgn.

  • Tên tệp tin nhóm lớp dân cư là: FA-96-B_DC.dgn.

  • Tên tệp tin nhóm lớp thực vật là: FA-96-B_TV.dgn.

5.3 Mỗi mảnh bản đồ phải có một tệp lý lịch bản đồ dạng số kèm theo chứa các thông tin cơ bản như: phương pháp thành lập, nguồn tư liệu, thời gian thành lập, công cụ phần mềm, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, phân phối.

6. Biên tập và trình bày bản đồ gốc dạng số

6.1 Trường hợp thành lập mới, nội dung bản đồ được hình thành và phân lớp trong quá trình đo vẽ các đối tượng trong nhà thông qua các mẫu giải đoán ảnh, các tư liệu bản đồ thu thập được kêt hợp với kết quả điều tra thực địa, chi tiết được quy định trong các văn bản kỹ thuật liên quan. Trường hợp nội dung bản đồ được tổng quát hoá từ cơ sở dữ liệu nền địa lý, việc phân loại được thực hiện ngay trong quá trình chuyển đổi từ đối tượng địa lý từ cơ sở dữ liệu nguồn đến các tệp đích thông qua việc cài đặt các tệp cấu hình tuân theo cấu trúc bảng phân lớp đưa ra trong Tiêu chuẩn này.

6.2 Căn cứ vào kết quả phân loại đối tượng nội dung bản đồ, nội dung biên tập bao gồm:

6.2.1 Biên tập các đối tượng nội dung bản đồ theo chủ đề với trình tự: thuỷ hệ - địa hình - giao thông - dân cư - thực vật - biên giới, địa giới - cơ sở toán học (khung mảnh bản đồ).Trong đó, các đối tượng có quan hệ hình học trùng khít tuyệt đối chỉ được thực hiện biên tập sau khi đã chuẩn hoá, làm trơn các đối tượng có liên quan. Ví dụ đường địa giới đi trùng kênh mương hoặc đường giao thông nửa tỷ lệ, vùng thực vật được tạo từ các đối tượng hình tuyến...

6.2.2 Để đảm bảo khả năng nhận biết đối tượng nội dung bản đồ, những nơi đoạn đối tượng hình tuyến có độ giãn cách dưới 0,2mm cần khái quát hoá bằng cách xê dịch đều về mỗi bên nhưng không được vượt quá 0,1mm ở tỷ lệ bản đồ. Việc xê dịch, chỉnh sửa các đối tượng hình tuyến dựa trên nguyên tắc ưu tiên độ chính xác của loại đối tượng theo thứ tự: cơ sở toán học - biên giới địa giới - giao thông - thủy hệ - ranh giới khác. Trường hợp đường biên giới địa giới liên quan đến đối tượng hình tuyến, khi biên tập phải ưu tiên độ chính xác của đối tượng hình tuyến đó.

6.2.3 Thể hiện các đối tượng địa danh dân cư, kinh tế xã hội, sơn văn, thuỷ văn theo quy định tại 6.2.7.

6.2.4 Rà soát việc trình bày các nội dung liên quan, ví dụ: Bờ dốc - tỷ cao - đường bình độ - điểm đặc trưng độ cao, tên điểm dân cư - địa danh kinh tế xã hội, tên đường giao thông - ghi chú cầu, đường...

6.2.5 Trình bày khung mảnh bản đồ

- Những nội dung có tính quy luật trong nhóm lớp khung mảnh bản đồ địa hình dạng số như đốt phú, khung trong thường được tạo tự động bằng các phần mềm chuyên dụng chạy trong môi trường Microstation. Việc tu chỉnh trình bày khung chủ yếu là những nội dung riêng, cá biệt cho từng mảnh bản đồ như: ghi chú khung Bắc, ghi chú cạnh khung, đường đi tới, tên đơn vị hành chính đầu đoạn địa giới, góc lệch nam châm, thước độ dốc...

- Các điểm khống chế trắc địa thường được biểu thị tự động từ danh mục tọa độ, việc tu chỉnh chủ yếu là chuẩn lại các hình thức ghi chú cho đúng quy định.

6.2.6 Rà soát chỉnh sửa các đối tượng chồng đè đối với các trường hợp có thể làm giảm khả năng phân biệt nội dung, đặc biệt là đối tượng cùng màu.

6.2.7 Chi tiết về thể hiện các đối tượng nội dung bản đồ tham chiếu TCVN... 2014 Bản đồ địa hình quốc gia - Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 trong môi trường Microstation.




tải về 1.86 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương