DỰ thảO ĐỀ Án nâng cao giá trị gia tăng hàNG


Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm



tải về 298.59 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích298.59 Kb.
#30017
1   2


Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm:

(1). Khâu sản xuất cà phê:

Khi áp dụng các quy trình sản xuất bền vững (bộ nguyên tắc 4C, chứng chỉ UTZ Certified, Rain Forest, VietGAP...), người dân có cơ hội giảm 15% chi phí đầu vào (do kiểm soát được lượng nước tưới, phân bón...) và giá bán tăng khoảng 50USD/tấn cà phê nhân. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ áp dụng quy trình sản xuất bền vững và cà phê chất lượng cao còn thấp, chỉ khoảng 10-12% tổng sản lượng cà phê.

(2). Khâu thu hoạch và chế biến cà phê nhân:

- Hiện nay do tập quán và gặp khó khăn trong việc chống trộm cắp cà phê quả tươi nên phần lớn cà phê ở Tây Nguyên đều được thu hoạch khi tỷ lệ quả xanh còn rất lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

- Đối với chế biến cà phê nhân: các biện pháp nâng cao chất lượng như chế biến ướt, cải tiến công nghệ (đánh bóng ướt, phân loại màu) sản xuất ra cà phê nhân chất lượng cao, giá bán có thể tăng trên 200USD/tấn (doanh thu cao hơn khoảng 10% so với cà phê nhân thông thường). Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm được chế biến ướt vẫn còn thấp, chỉ khoảng 15% tổng sản lượng cà phê nhân xuất khẩu hiện nay.

(3). Khâu chế biến sâu:

Đây là khâu cho giá trị gia tăng cao nhất, từ 65-123 triệu đồng/tấn quy nhân, nhưng cũng là những mặt hàng có cơ cấu thấp nhất. Tổng công suất thực tế của cà phê chế biến sâu khoảng 94.374 tấn sản phẩm (86.052 tấn quy nhân, chiếm chưa đến 10% tổng sản lượng cà phê nhân cả nước) và chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Trong đó công suất thực tế chế biến cà phê bột chỉ đạt 50% công suất thiết kế, gây lãng phí đầu tư.

II.2.2. Tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà phê

Tập trung ở một số điểm chính sau:

- Nâng cao chất lượng cà phê nguyên liệu: Áp dụng các quy trình sản xuất bền vững trong sản xuất cà phê (bộ nguyên tắc 4C, chứng chỉ UTZ Certified, Rain Forest, VietGAP...), thu hái cà phê đúng tầm chín, sơ chế đúng kỹ thuật. Cần có cơ chế, chính sách tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để có động lực đầu tư nâng cao chất lượng trong sản xuất.

- Trong chế biến:

+ Cà phê nhân: Các doanh nghiệp chế biến thu mua nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn, áp dụng chế biến ướt. Nâng cấp, hiện đại hóa các dây chuyền chế biến hiện có để nâng cao chất lượng chế biến.

+ Cà phê chế biến sâu: Đầu tư nâng công suất chế biến cà phê hòa tan. Tăng tỷ lệ công suất thực tế đối với cà phê bột.

- Về tiêu thụ: Có chiến lược xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa (tập trung vào phân khúc cà phê bột) và thị trường xuất khẩu.



II.3. Chè

II.3.1. Thực trạng

Đến năm 2012, diện tích chè cả nước là 130.600 ha, trong đó chè kinh doanh là 116.300 ha, năng suất chè búp tươi bình quân là 7,72 tấn/ha, tổng sản lượng chè búp tươi 904,8 nghìn tấn tương đương 200 nghìn tấn chè khô. Cả nước có 455 cơ sở chế biến chè có quy mô công suất từ 1.000kg chè búp tươi/ngày trở lên, tổng công suất thiết kế là 4.646 tấn/ngày, năng lực chế biến gần 1,5 triệu tấn búp tươi/năm (TBT/năm), nhưng công suất thực tế chỉ đạt 600 ngàn TBT/năm (khoảng 40% công suất thiết kế). Hiện tại ngành chè Việt Nam chủ yếu sản xuất chè đen và chè xanh, sản lượng chè xanh và chè đặc sản tăng dần trong vòng 10 năm qua, cơ cấu sản phẩm có hướng chuyển dịch giảm dần sản xuất chè đen. Năm 2012 cơ cấu sản phẩm như sau: chè đen 60%, chè xanh 35%, các loại chè khác 5%. Năm 2012 xuất khẩu 146,748 nghìn tấn chè, kim ngạch đạt 224,59 triệu USD.

Hiện nay chuỗi giá trị chè có ba chuỗi giá trị chính là Chuỗi cho sản phẩm chè đen, Chuỗi cho sản phẩm chè xanh và Chuỗi sản phẩm chè đặc sản. Theo quy hoạch tại Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg, giữ ổn định diện tích 140.000 ha đến năm 2020 do vậy, sự tăng trưởng phát triển của ngành chè Việt Nam trong giai đoạn tới không thể trông chờ vào việc mở rộng diện tích như giai đoạn trước kia mà phải tập trung vào tăng năng suất, chất lượng và đầu tư chế biến sâu để nâng cao GTGT.Trong đề án sẽ tập trung phân tích ba khâu chính trong chuỗi sản xuất ngành chè là khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ để đánh giá thực trạng và xác định tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng

Chuỗi sản xuất chè phổ biến được mô tả theo sơ đồ sau:





Đối với 3 dòng sản phẩm chính, giá trị gia tăng được tạo ra quy ra trên 1 tấn chè khô bán thành phẩm như bảng sau:



Bảng 2. Giá trị gia tăng sản phẩm chè

Dòng sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm (%)

Doanh thu (tr.đ/tấn chè BTP)

GTGT (tr.đ/tấn chè BTP)

Tỷ lệ GTGT/doanh thu SP (%)

Tỷ lệ GTGT đóng góp vào ngành hàng (%)

1

2

3

4

5=1*4

Chè đen XK

46.33

31.36

11.25

35.87

16.62

Chè xanh XK

38.87

36.05

11.25

31.21

12.13

Chè xanh nội tiêu

13.5

73.64

33.505

45.50

6.14

Chè Olong XK

1.25

72.15

47.828

66.29

0.83

Chè Olong nội tiêu

0.05

300

227.85

75.95

0.04

Tổng

100

 

 

 

35.76

Ghi chú: Các số liệu trên được tính toán và tham khảo theo điều tra năm 2011 của Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn. Giá trị gia tăng được tính cho toàn chuỗi (từ sản xuất đến thu gom, sơ chế, chế biến, tiêu thụ), là tổng của Chi phí lao động + Chi phí lãi vay + Chi phí thông tin liên lạc + Thuế + Chi phí duy tu bảo dưỡng + Chi phí khấu hao + Lãi ròng ở các tác nhân trong chuỗi.

Giá trị gia tăng bình quân của chè là 35,76%, nghĩa là hàng năm, với doanh thu khoảng 300 triệu USD (đã tính cả phần nội tiêu), ngành chè thu được 107,28 triệu USD giá trị gia tăng.

Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm:

(1). Khâu sản xuất (trồng chè):

- Nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp, sản xuất nông hộ chiếm gần 65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng 0,2 ha/hộ, sản xuất kém bền vững, thiếu các biện pháp bảo vệ chống xói mòn trên các nương chè, việc áp dụng đồng bộ kỹ thuật canh tác hạn chế đã trở thành những vấn đề cấp bách hiện nay của ngành chè.

- Người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt đã lạm dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV để nâng cao năng suất dẫn tới nguy cơ nhiễm chất độc hại và tồn dư thuốc BVTV trong quá trình trồng trọt quá cao là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của ngành chè và là rào cản lớn nhất để đưa sản phẩm chè vào thị trường thương mại quốc tế, nhất là đi vào các thị trường có hệ thống rào cản kỹ thuật được kiểm soát chặt chẽ và có tiềm năng giá trị gia tăng cao.

- Các nhà máy chè lớn đã được quy hoạch vùng nguyên liệu, nhưng những năm qua các địa phương đã cho phép xây thêm nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, nhiều khi xây dựng ngay trong vùng nguyên liệu của nhà máy lớn, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán nguyên liệu, doanh nghiệp mua nguyên liệu tự do, mua xô không theo phẩm cấp phân loại và không kiểm soát được nguồn gốc nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu đầu vào, đặc biệt là kiểm soát dư lượng thuốc BVTV.

(2). Khâu thu hái bảo quản nguyên liệu chè tươi

- Nông dân trồng chè không quan tâm đến kỹ thuật thu hái và chất lượng nguyên liệu (hái chè dài, thu hái nguyên liệu bằng liềm, bằng máy hái cải tiến tăng khẩu độ) làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí đầu tư và nhân công trong quá trình chế biến, đồng thời cây chè bị khai thác kiệt quệ.

- Việc áp dụng hái chè bằng máy để giải quyết việc thiếu nhân lực vào vụ thu hoạch do thiếu kinh phí nên mới chỉ đạt khoảng 8%.

- Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp không những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất lượng chè thành phẩm thấp.



(3). Khâu chế biến

- Trình độ công nghệ chế biến thấp và còn nhiều bất cập, bên cạnh các nhà máy được đầu tư trang thiết bị máy móc đồng bộ, hiện đại là hàng loạt các nhà máy đầu tư không triệt để, thiết bị công nghệ chắp vá, lạc hậu. Cụ thể:

+ Trong các nhà máy chè, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật chiếm 20%; số nhà máy trung bình: 40%; còn lại 40% số cơ sở chế biến chắp vá, không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của quá trình chế biến chè. Ngoài ra trong cả nước còn có hơn một vạn hộ sản xuất, chế biến chè thủ công nhỏ lẻ.

+ Công nghệ sản xuất chè đen hiện tại Việt Nam chủ yếu sản xuất chè theo công nghệ OTD của Liên Xô và Ấn Độ đang chiếm phần lớn và tình trạng thiết bị cũ, lạc hậu. Các nhà máy dùng công nghệ CTC có thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại chiếm tỷ trọng thấp.

- Ngành chế biến chè công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 60%, cơ cấu sản phẩm chè chưa hợp lý, chè xanh, chè ôlong, chè chất lượng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Là nước có sản lượng chè xuất khẩu lớn đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng giá bán thấp chỉ bằng 70-75% giá thế giới, nguyên nhân chủ yếu do sản phẩm hàng hóa chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, không có thương hiệu. Sản phẩm mang thương hiệu chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh tranh thấp.

- Nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến chè không được đào tạo bài bản, ít nhà máy có thợ đầu tầu, tay nghề cao.



II.3.2. Tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng của ngành chè

- Gắn kết các doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên liệu, thực hiện đồng bộ các giải pháp (giống, canh tác, kiểm soát phân bón và dư lượng thuốc BVTV, sản xuất có chứng nhận...) để nâng cao chất lượng và giảm giá thành nguyên liệu chè búp tươi.



- Nâng cao chất lượng trong thu hái và bảo quản nguyên liệu chè búp tươi.

- Thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng tỷ lệ sản phẩm chè xanh, chè chất lượng cao lên 55% tổng sản lượng.

- Đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng chè. Tăng tỷ lệ chế biến quy mô công nghiệp, giảm chế biến quy mô hộ để kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.

- Nhập khẩu chè nguyên liệu bán thành phẩm chất lượng cao để đấu trộn với chè sản xuất trong nước để tạo sản phẩm chế biến sâu phù hợp với thị hiếu của thị trường tiêu thụ có tiềm năng nâng cao GTGT.



II.4. Rau quả

II.4.1. Thực trạng

Về sản xuất: Với điều kiện khí hậu, tự nhiên đa dạng, rau quả Việt Nam rất phong phú về chủng loại và được trồng ở tất cả các địa phương trong cả nước nhưng diện tích, sản lượng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2012, diện tích rau cả nước khoảng 830 ngàn ha, sản lượng 14 triệu tấn; diện tích cây ăn quả trên 800 ngàn ha, sản lượng trên 7,5 triệu tấn.

Tuy vậy, sản xuất rau quả của ta nhìn chung còn nhỏ lẻ, phân tán, giá thành cao, chất lượng thấp, chư­a tạo đ­ược sản phẩm hàng hoá lớn, khả năng cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực.



Về bảo quản chế biến

- Về thu hái, lựa chọn, bảo quản rau quả vẫn tiến hành thủ công là chính, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20-25%; Công nghệ bảo quản và phương tiện vận chuyển còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thấp, giá thành cao. Việc sử dụng các hóa chất bảo quản chưa được kiểm soát chặt chẽ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

- Về nguyên liệu cho chế biến: hầu hết các cơ sở chế biến rau quả không đủ nguyên liệu sản xuất, công suất thực tế trung bình chỉ đạt khoảng 30%.

- Cả nước có trên 100 cơ sở chế biến rau quả quy mô công nghiệp với tổng công suất 300.000 TSP/năm. Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ như­ sấy vải, nhãn, muối dư­a chuột,…

- Các sản phẩm rau quả chế biến chủ yếu gồm các loại: đồ hộp, lạnh đông, pure, cô đặc, nước quả, chiên sấy, muối,… Trong đó tỷ trọng các sản phẩm đồ hộp chiếm 50%, sau đó là sản phẩm cô đặc và lạnh đông.

Tiêu thụ

Rau quả Việt Nam chủ yếu được tiêu thụ trong nước ở dạng tươi (khoảng 90%) còn lại để chế biến và xuất khẩu. Sản phẩm rau quả Việt Nam đã có mặt trên 50 nước và lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta liên tục tăng; năm 2012, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước đạt 829 triệu USD. Xuất khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2013 đạt 689 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2012.



Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

KNXK (tr USD)

306

406

439

460

623

829

Tăng trưởng (%)




32,7

8,1

4,8

35,4

33,0

(Theo số liệu của Tổng cục Hải quan)

Trong các nước hàng đầu nhập khẩu rau quả Việt Nam năm 2012 thì Trung Quốc đứng đầu (26,3%), tiếp theo là Nhật (6,6%), Hoa Kỳ (4,8%), Nga (3,4%), Đài Loan (3,1%),…

Tuy nhiên chất lượng rau quả xuất khẩu của Việt Nam còn chưa ổn định, năm 2012, các lô hàng rau quả của Việt Nam nhập khẩu vào EU bị cảnh báo các chỉ tiêu không đạt yêu cầu như:

+ Rau thơm nhiễm vi sinh vật (Salmonella, .E. coli….,);

+ Gia vị có độc tố nấm mốc (ochratoxin A);

+ Rau, quả tươi có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Carbendazim), nhiễm vi khuẩn (Campylobacterpp., Clostridium);



Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm:

(1). Khâu sản xuất:

Sản xuất rau quả nhìn chung ở quy mô nhỏ lẻ, diện tích được áp dụng quy trình sản xuất an toàn (VietGap, GlobalGap,..) và theo hướng an toàn còn thấp, chỉ khoảng 5% tổng diện tích trồng trọt, việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn tiềm ẩn mối nguy không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

(2). Khâu thu hoạch và bảo quản chế biến:

- Tổn thất sau thu hoạch cao, việc thu hái, phân loại, đóng gói rau quả chưa được chú trọng, thiếu công nghệ, thiết bị bảo quản, cước phí vận chuyển cao, đặc biệt khi xuất khẩu rau quả tươi bằng đường hàng không.

- Đa số các nhà máy chế biến rau quả không đủ nguyên liệu để sản xuất, sản phẩm chế biến chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh kém do giá bao bì, vật tư, cước vận chuyển cao.

(3). Tiêu thụ: Rau quả Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường có giá cao như Nhật, Mỹ, EU còn ít do chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các thị trường này.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rau quả còn thiếu thông tin về nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là nhóm mặt hàng đã qua sơ chế, chế biến.

II.4.2. Tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng của ngành rau quả tập trung ở một số điểm chính sau:

- Xác định các sản phẩm rau quả thị trường có nhu cầu cao và Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như: rau quả tươi (thanh long, bưởi, xoài, vải, chôm chôm, bắp cải, cà chua, dưa chuột, các loại đậu rau, rau gia vị…); rau quả chế biến (đông lạnh IQF: dứa, vải, ngô, cà rốt, hành...; pure, cô đặc: gấc, lạc tiên, dứa,...; chiên giòn: mít, chuối, khoai tây,...) để tập trung đầu tư phát triển vùng nguyên liệu.

- Tổ chức sản xuất rau quả với quy mô lớn, sử dụng giống mới, kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng, áp dụng quy trình sản xuất an toàn (VietGap, GlobalGap,..), gắn kết các doanh nghiệp chế biến, bảo quản, xuất khẩu với vùng nguyên liệu.

- Đầu tư công nghệ, thiết bị bảo quản rau quả tiên tiến (chiếu xạ, xử lý bằng nước nóng, bảo quản trong môi trường khí quyển cải biến, điều chỉnh; bảo quản mát, bảo quản bằng các loại màng an toàn,...) để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các thị trường khó tính (Nhật, Mỹ, EU,...)



- Nâng cấp, hiện đại hóa các dây chuyền chế biến, ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao, để đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng rau quả chế biến.

- Áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến (HACCP, ISO 22000,...) để sản phẩm rau quả đảm bảo chất lượng, ATTP.

II.5. Cá tra

II.5.1. Thực trạng

Trong những năm qua, ngành hàng cá tra có sự phát triển nhanh chóng, đóng góp lớn cho phát triển nhành thuỷ sản nói chung cũng như vào phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chỉ trong thời gian ngắn diện tích nuôi thả tăng trên 10 lần, sản lượng đạt trên 1,4 triệu tấn. Đây là ngành kinh tế quan trọng, thu hút trên 200.000 lao động, hơn 70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đông lạnh, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,8 tỷ USD vào năm 2011.

Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm:

(1). Khâu sản xuất nguyên liệu

Sản lượng cá tra thương phẩm tăng vượt bậc, từ 23.250 tấn năm 1997 tăng lên 1.195.000 tấn trong năm 2011, tăng hơn 50 lần. Tuy vậy, trong sản xuất vẫn còn những mặt hạn chế, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mà ta có thể khắc phục để nâng cao GTGT trong khâu nuôi cá tra, đó là:

- Công nghệ, kỹ thuật nuôi còn rất đơn giản theo kinh nghiệm dân gian là chính dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng nhất. Tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện nuôi và quá trình nuôi chậm ban hành và không thống nhất thực hiện. Việc truy xuất nguồn gốc gặp nhiều khó khăn.

- Chất lượng giống cá tra: Chất lượng giống cá tra thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất và thời vụ nuôi cá tra trong giai đoạn hiện nay. Trước đây, do chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 6-7 tháng là đã có cá đạt kích cỡ thương phẩm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu (khoảng 0,9-1,2 kg/con). Hiện nay, chất lượng cá giống xuống thấp, nếu muốn đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải nuôi đến 8- 9 tháng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí sản xuất cá tra trong thời gian qua.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh: Người nuôi đầu tư nuôi năng suất quá cao, nuôi mật độ quá dày (50 – 70con/m2) , tận dụng tối đa quỹ đất, dẫn đến nguồn nước cấp bị ô nhiễm, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh và lây lan cao làm tăng nhu cầu sử dụng thuốc và hóa chất; Tình trạng dịch bệnh ở cá giống và cá nuôi thương phẩm trong vài năm gần đây diễn biến phức tạp như bệnh gan thận mủ, vàng da, trắng gan trắng mang, bệnh gạo…tỉ lệ cá nuôi hao hụt cao từ 20 – 30%, đã gây thiệt hại đáng kể.

- Về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ: Các mô hình nuôi nhỏ lẻ còn nhiều. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi ở nhiều thời điểm gặp nhiều khó khăn, thiếu bền vững. Việc phân chia lợi ích trong chuỗi sản xuất chưa hợp lý, lợi ích giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến chưa đạt mức hài hòa, nên thua lỗ luôn thường trực đối với người nuôi.

(2). Khâu chế biến:

- Các sản phẩm chế biến từ cá tra nhìn chung còn đơn điệu, chủ yếu là sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh chiếm đến trên 95% (phi lê, nguyên con, cắt khúc), số còn lại cũng chỉ là các sản phẩm có hình thức khác hơn một ít so với phi lê. Loại sản phẩm chế biến sâu, phối chế, làm sẵn, ăn liền tuy bước đầu có sản xuất (cá kho tộ, viên, chả giò, lạp xưởng, chà bông, bánh phồng, khô ăn liền,...) nhưng còn rất ít, chiếm khoảng 5%.

- Chế biến sản phẩm GTGT cá tra đòi hỏi nhiều lao động, sản lượng chế biến đạt thấp, vòng quay vốn dài, đối tượng khách hàng hạn chế, rủi ro lớn nên các doanh nghiệp chưa có quan tâm đúng mức sản xuất sản phẩm GTGT.

- Thiết bị công nghệ chế biến hiện nay chủ yếu để sản xuất cá tra phi lê đông lạnh, rất thiếu thiết bị công nghệ sản xuất ra sản phẩm GTGT, nhất là giai đoạn hiện nay thì việc mua thiết bị công nghệ mới là điều khó đối với doanh nghiệp.

- Các phụ phẩm trong chế biến cá tra phi lê đông lạnh như đầu, xương, da, vây, nội tạng, mỡ ...tuy đã tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm như dầu cá, bột cá, bong bóng, bao tử cá... nhưng sản phẩm còn thô, chưa có những sản phẩm cao cấp dùng trong dược phẩm hoặc mỹ phẩm như tinh dầu cá, gelatine, thực phẩm chức năng chứa vi chất... có GTGT cao.

II.5.2. Tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng của ngành cá tra tập trung ở một số điểm chính sau:

- Đối với công đoạn sản xuất cá nguyên liệu

Để tăng GTGT công đoạn nuôi cá thì biện pháp giảm giá thành sản xuất cá nguyên liệu là yếu tố quan trọng. Chi phí thức ăn nuôi cá, lãi suất ngân hàng và con giống thường chiếm trên 80% trong tổng giá thành và con giống chất lượng không tốt có thể làm tăng tỷ lệ hao hụt sản lượng 20-30%. Thức ăn, con giống và lãi suất ngân hàng là 3 yếu tố đầu vào quan trọng nhất nên việc tăng cường khâu quản lý chất lượng con giống, thức ăn từ các nhà cung cấp và phân phối là 2 yếu tố đầu vào được đặt lên hàng đầu, giảm lãi suất ngân hàng là yếu tố quan trọng, cụ thể:

+ Khâu nâng cao chất lượng con giống: Đầu tư hệ thống sản xuất giống đảm bảo 100% giống cá tra đưa vào sản xuất là giống “sạch”. Áp dụng công nghệ sinh học để tạo ra giống cá tra có chất lượng tốt, màu thịt trắng, năng suất cao.

+ Khâu sản xuất thức ăn: Phát triển nguồn nguyên liệu thay thế nguyên liệu nhập khẩu cung cấp cho các cơ sở chế biến thức ăn thuỷ sản như ngô, đậu tương , bột cá... để giảm giá thành sản phẩm. Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng và giá thức ăn.

+ Kỹ thuật nuôi cá: Tùy theo quy mô sản xuất, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật để ứng dụng các Quy trình kỹ thuật nuôi tiên tiến như: Các cơ sở nuôi nhỏ lẻ ứng dụng Quy phạm Quản lý tốt hơn (BMP); Các vùng nuôi tập trung ứng dụng Quy phạm thực hành nuôi tốt (GAqP) và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Giảm mật độ nuôi để giảm lượng thức ăn, duy trì mật độ nuôi trong giới hạn tối ưu, không vượt quá 30 - 40 cá giống/m2; Áp dụng phương pháp cho ăn gián đoạn (định kỳ 5 ngày hoặc 1 tuần ngưng cho ăn 1-2 ngày) để giảm lượng thức ăn.

- Đối với công đoạn chế biến

Để tăng GTGT công đoạn chế biến thì biện pháp giảm giá thành khâu chế biến là việc cực kỳ khó khăn trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao (giá nguyên liệu tăng để bảo đảm cho người nuôi có lãi, lương người lao động phải tăng theo mặt bằng chung, giá vật tư xăng, dầu, điện, nước tăng cao theo giá thị trường quốc tế, lãi vay vốn cao…). Cơ cấu chi phí chế biến cá tra phi lê xuất khẩu hiện nay ở doanh nghiệp là tương đối hợp lý khó có thể giảm chi phí hơn được nữa, thậm chí còn phải tăng giá mua cá nguyên liệu cho người nuôi cá. Để giảm được giá thành, tăng GTGT cần tập trung vào các khâu sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, giảm tỷ trọng sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh, tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu, làm sẵn, ăn liền bằng cách đầu tư trang thiết bị và công nghệ sản xuất mới.

+ Chế biến được toàn bộ con cá tra để tạo ra các sản phẩm khác nhau, nâng cao được giá trị con cá, giảm giá thành sản phẩm chính, góp phần bảo vệ môi trường, bằng cách: Nghiên cứu sản phẩm mới và đầu tư thiết bị, công nghệ chế biến phụ phẩm loại ra từ khâu chế biến phi lê đông lạnh cá tra như: thịt cá vụn, đầu cá, xương cá, da cá, nội tạng cá … để tạo ra các sản phẩm GTGT như surimi cá, dầu cá tinh luyện, bột cá, chà bông, bánh phồng, collagen và gelatin…

+ Giảm giá thành trong khâu chế biến bằng cách: Áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất nhằm tiết kiệm điện, nước và vật tư và áp dụng mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi từ khâu nuôi, thu mua đến chế biến và tiêu thụ cá tra.

II.6. Đồ gỗ

II.6.1. Thực trạng

Chuỗi sản xuất đồ gỗ như sau



Trong công đoạn chế biến, ngay cả chế biến gỗ ở các làng nghề đã có sự chuyên môn hóa khá cao. Trừ một số doanh nghiệp lớn có dây chuyền công nghệ khép kín, phần đông các doanh nghiệp hoặc làng nghề đều chỉ thực hiện một hoặc một số công đoạn chế biến rồi chuyển các bán sản phẩm đến một số doanh nghiệp hoặc làng nghề khác thực hiện công đoạn hoàn thiện và tiêu thụ sản phẩm.

Lượng gỗ nguyên liệu dùng cho chế biến chưa đáp ứng nhu cầu của các cơ sở chế biến. Gỗ nguyên liệu, nhất là các loại gỗ rừng tự nhiên dùng cho chế biến chủ yếu là từ nhập khẩu. Năm 2012, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4 triệu m3 gỗ quy tròn, với giá trị kim ngạch khoảng 1,35 tỷ USD, chiếm tỷ trọng khoảng 21% so tổng lượng gỗ nguyên liệu sử dụng trong năm và khoảng 66% lượng gỗ sử dụng để chế biến đồ mộc xuất khẩu.

Nhìn chung các cơ sở chế biến gỗ của nước là đều có quy mô đầu tư nhỏ. Số cơ sở có quy mô vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng chiếm 28,5%, số cơ sở có quy mô đầu tư từ 1 đến 5 tỷ đồng là 43,82%, có quy mô từ 5 đến 10 tỷ đồng là 12,52%, từ 10 đến 50 tỷ là 12,66%, từ 50 đến 200 tỷ đồng là 2,13%, quy mô vốn đầu tư từ 200 đến 500 tỷ là 0,34%, và trên 500 tỷ là 0,03%.

Về thiết bị và công nghệ: Hiện tại hơn 50% số cơ sở chế biến sản phẩm gỗ là các đơn vị quy mô nhỏ, trang thiết bị đơn giản phục vụ sơ chế và sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng thấp, phục vụ tiêu thụ nội địa hoặc gia công (sơ chế) nguyên liệu phục vụ các doanh nghiệp có quy mô lớn. Số còn lại có thiết bị và công nghệ ở mức độ trung bình khá của thế giới.

Sản phẩm xuất khẩu tập trung chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời, nội thất phòng khách, văn phòng, phòng ngủ, bếp, đồ mộc mỹ nghệ, gia công xẻ phôi, bao bì, pallete, ván nhân tạo và dăm mảnh, trong cơ cấu sản phẩm ngành chế biến gỗ thì sản phẩm đồ gỗ ngoài trời và nội thất phòng khách, văn phòng chiếm tỷ trọng cao. Điều đáng nói là dăm mảnh là sản phẩm có GTGT rất thấp nhưng lại có sự phát triển rất mạnh mẽ trong thời gian gần đây.

Hiện tại giá trị gia tăng chung của ngành chế biến lâm sản vào khoảng 46,7%. Mức độ tăng thêm giá trị của các sản phẩm khác nhau rất khác nhau. Thấp nhất là sản phẩm dăm gỗ (19,4%) và cao nhất là sản phẩm nội thất và đồ gỗ mỹ nghệ (120%) (Bảng 4).



Bảng 4. Giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến gỗ tính theo cơ cấu sản phẩm (số liệu tính cho năm 2011)

Sản phẩm

Giá trị gia tăng của SP (%)

Cơ cấu SP (%)

Tỷ lệ GTGT trong ngành hàng (%)

1. Dăm gỗ

19,4

35

6,79

2. Ván ghép thanh

31,2

5

1,56

3. SP phẩm ngoài trời

42,8

35

14,98

4. Ván dăm

60,8

5

3,04

5. MDF

83,8

10

8,38

6. SP khác (gỗ mỹ nghệ, nội thất…)

120

10

12,00

Tổng mức GTGT







46,75

(Nguồn: Tính toán của các chuyên gia; Tham luận tại Hội nghị tái cơ cấu ngành lâm nghiệp năm 2012)

Những yếu tố tồn tại chính ảnh hưởng đến việc nâng cao giá trị gia tăng gồm:

(1) Cơ cấu sản phẩm chưa hợp lý

Dăm gỗ là loại sản phẩm có giá trị gia tăng thấp nhất trong số các loại sản phẩm chế biến từ gỗ hiện nay. Giá trị gia tăng của loại sản phẩm này chỉ đạt khoảng 19,4%. Trên thực tế việc sản xuất và xuất khẩu dăm gỗ cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu nguyên liệu gỗ thô. Cơ cấu này chẳng những làm giảm giá trị gia tăng của toàn ngành chế biến gỗ một cách trực tiếp mà còn tạo ra nhiều khó khăn cho việc phát triển các loại sản phẩm khác do bị dăm gỗ cạnh tranh về nguồn nguyên liệu. Do vậy, việc hạn chế, tiến tới ngừng xuất khẩu các sản phẩm dăm gỗ là một trong những ưu tiên hàng đầu nếu muốn nâng cao giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ.

Sản xuất ván ghép thanh cũng là ngành sản xuất đem lại giá trị gia tăng không cao cho sản phẩm. Tuy nhiên, đây là loại sản phẩm có khả năng tận dụng được nhiều loại nguyên liệu khác nhau nên việc phát triển loại sản phẩm này có thể đem lại những lợi thế nhất định trong việc nâng cao giá trị gia tăng của toàn ngành.

Các loại sản phẩm ngoài trời tuy có lợi thế cao trong xuất khẩu hiện nay, nhưng cũng chỉ có giá trị gia tăng của sản phẩm ở mức khiêm tốn (42,8%). Do vậy, trước mắt và trong tương lai gần, các loại sản phẩm này có thể chiếm ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu (chiếm tỷ trong 35% toàn ngành), nhưng để có thể nâng cao giá trị gia tăng của ngành chỉ nên bố trí trong cơ cấu chế biến với tỷ trọng khoảng 25-30%.

Các loại ván nhân tạo (ván dăm, ván sợi, MDF,…) là loại sản phẩm vừa có giá trị gia tăng cao (60,8% đối với ván dăm và 83,8% đối với ván MDF), vừa là loại sản phẩm thích hợp để sản xuất, chế biến trong điều kiện gỗ rừng tự nhiên ngày càng khan hiếm, do vậy cần được khuyến khích và tạo mọi điều kiện để phát triển.

Các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nội thất mặc dù có giá trị gia tăng trong sản phẩm cao nhất (120%) nhưng để phát triển được cần có nguồn nguyên liệu gỗ đặc thù, công nghệ chế tác và những điều kiện thị trường khá khắt khe nên việc phát triển có những hạn chế nhất định, cần có những bước đột phá mạnh mẽ cả về khoa học công nghệ lẫn nguồn nhân lực nhằm phát huy lợi thế giá trị gia tăng cao của loại sản phẩm này.



(2) Hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ và đa dạng hóa sản phẩm

Gỗ, nhất là gỗ rừng tự nhiên và gỗ lớn là loại nguyên liệu đang ngày một khan hiếm, ngay cả gỗ rừng trồng cũng cần có những khoảng thời gian khá dài (9-15 năm) mới cho thu hoạch, do vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nguyên liệu này, đưa thêm ngày càng nhiều giá trị lao động vật hóa vào mỗi đơn vị nguyên liệu cũng sẽ góp phần nâng cao giá trị gia tăng của toàn ngành. Hướng chủ yếu nâng cao hiệu quả nguyên liệu gỗ là:

- Đa dạng hóa sản phẩm để tận dụng các loại nguyên liệu gỗ với các kích cỡ khác nhau.

- Tận dụng phế, phụ phẩm chế biến để tạo ra các sản phẩm có giá trị tiêu dùng như viên năng lượng (Pellet), ván ép, tinh dầu từ mùn cưa,…

- Liên kết với các đơn vị ngoài ngành để tận dụng phế phụ phẩm nuôi trồng nấm, nấm dược liệu, mộc nhĩ,… vừa giảm ô nhiễm môi trường vừa có thêm sản phẩm phụ nhằm giảm giá thành sản phẩm chủ yếu.

(3) Công nghệ, thiết bị chế biến chậm đổi mới

- Hiện có đến 50% số doanh nghiệp chế biến đang sử dụng công nghệ, thiết bị chế biến lạc hậu, cũ, khó có thể sản xuất được các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, nhưng không có khả năng về vốn, cũng như có khả năng tiếp cận các nguồn vốn phù hợp để đầu tư, dổi mới công nghệ, thiết bị chế biến.

- Hiện tại việc đào tạo nguồn nhân lực chưa tương xứng với nhu cầu đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị.

- Việc nghiên cứu, thiết kế, công nghệ và chế tạo thiết bị chế biến còn tản mạn và chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất.

II.6.2. Tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng của chế biến gỗ tập trung ở một số điểm chính sau:

- Thay đổi hợp lý cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm có trị gia tăng cao, hạn chế đến mức thấp nhất việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu gỗ, đa dạng hóa sản phẩm

- Đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ

- Thiết kế và chuyển giao các sản phẩm đồ gỗ mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiết kiệm nguyên liệu, tạo ra thương hiệu riêng biệt cho gỗ Việt nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tiêu thụ của sản phẩm.

- Áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động, tiết kiệm và tận dụng được nguyên liệu đưa vào chế biến, đồng thời tạo ra độ đồng đều và chất lượng sản phẩm.



Phần 2

QUAN ĐIỂM, mỤc tiêu

I. Quan điểm nâng cao GTGT nông lâm thủy sản

(1). Nâng cao giá trị gia tăng nông lâm thủy sản phải gắn liền với các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

(2). Nâng cao giá trị gia tăng nông lâm thủy sản phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, chủ động tham gia vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, gắn liền quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ, từ đó lựa chọn đúng các khâu cần ưu tiên để cơ cấu lại sản phẩm đối với từng ngành hàng cụ thể nhằm khai thác lợi thế so sánh, phát triển nhanh và bền vững.

(3) Nâng cao giá trị gia tăng nông lâm thủy sản phải huy động được sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, nông dân và Nhà nước vào chuỗi giá trị trên cơ sở một nền sản xuất lớn. Trong đó các doanh nghiệp chế biến là cầu nối giữa sản xuất với thị trường, Nhà nước tạo nguồn lực phát triển thông qua cơ chế chính sách khuyến khích sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.



II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung:

Nâng cao giá trị gia tăng nông lâm thủy sản nhằm: (1) Nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành, (2) Cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và (3) Bảo vệ môi trường, sinh thái; phấn đấu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước và đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.



2. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2020, giá trị gia tăng các ngành hàng nông, lâm, thủy sản được nâng lên khoảng 20% so với hiện nay. Trong đó: lúa gạo, chè, rau quả tăng 30% trở lên; các ngành hàng khác tăng 20% trở lên.
Phần 3

nỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG

NÔNG LÂM THỦY SẢN

I. Nội dung nâng cao GTGT nông lâm thủy sản

I.1. Đầu tư giảm tổn thất sau thu hoạch

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ và các Quyết định về cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản để đến 2020 giảm 50% lượng tổn thất sau thu hoạch so với năm 2010. Cụ thể đối với 1 số ngành hàng như:



- Đối với lương thực, chủ yếu là lúa, ngô: Tập trung vào các khâu có mức tổn thất lớn, tăng nhanh tỷ lệ cơ giới hóa, kết hợp với việc ứng dụng các kỹ thuật bảo quản tiên tiến.

+ Khâu thu hoạch: Thực hiện thu hoạch lúa bằng máy đạt 50% vào năm 2020, trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt 80%, chủ yếu sử dụng máy gặt đập liên hợp có tính năng kỹ thuật cao, mức độ gặt sót dưới 1,5%.



+ Khâu sấy: Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại máy sấy, phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất, đảm bảo từ năm 2015 trở đi năng lực sấy lúa cả nước đạt trên 10 triệu tấn/năm. Chú trọng việc đầu tư các hệ thống sấy tiên tiến, gắn với các cơ sở xay xát, dự trữ lương thực lớn.

Chủ động làm khô đối với ngô, nhất là vào mùa mưa, hạn chế tối đa tổn thất về chất lượng do nhiễm aflatoxin.



+ Khâu dự trữ, bảo quản: Chuyển giao các mẫu hình kho bảo quản lúa, ngô quy mô hộ gia đình theo hướng tiện ích, an toàn. Xây dựng mới và nâng cấp hệ thống kho chứa thóc gạo với tổng tích lượng 4 triệu tấn có công nghệ tiên tiến (trong đó xây dựng mới 2,8 triệu tấn), kết hợp các dịch vụ sấy, làm sạch để có thể thu mua thóc ướt cho dân vào mùa mưa lũ. Cơ giới hóa các kho đạt 80%, với 20% được tự động hóa, nâng cao năng suất lao động và kiểm soát các thông số kỹ thuật trong quá trình bảo quản.

+ Khâu xay xát: Cải thiện chất lượng gạo thành phẩm. Đến năm 2020 tỷ lệ hạt trắng bạc không lớn hơn 4%, hạt hư hỏng không quá 0,2%. Tăng tỷ lệ gạo 5% tấm xuất khẩu đạt mức 60% vào năm 2015 và đạt 70% vào năm 2020.

- Đối với cà phê: Cải thiện điều kiện kỹ thuật thu hái, làm khô, khuyến khích áp dụng kỹ thuật chế biến ướt, đầu tư hệ thống kho chứa đảm bảo kỹ thuật để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu.

+ Khâu thu hái: Vận động và khuyến khích người dân không thu hái quả xanh; ứng dụng máy thu hái cà phê đối với cà phê chè (arabica) ở những vùng có điều kiện.

+ Khâu làm khô: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đầu tư sân phơi đúng kỹ thuật và các máy sấy tiên tiến, hạn chế tối đa sự nhiễm achrotoxin A.

+ Khâu chế biến: Khuyến khích các cơ sở áp dụng phương pháp chế biến ướt nhằm gia tăng giá trị sản phẩm và giảm tổn thất về chất lượng, đồng thời có chính sách hỗ trợ các cơ sở này trong việc xử lý ô nhiễm môi trường.

+ Khâu bảo quản: Xây dựng hệ thống kho đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để thu mua hoặc tạo điều kiện cho dân ký gửi hàng hoá tại các vùng sản xuất hàng hoá, nhất là địa bàn các tỉnh Tây nguyên.

- Đối với rau quả

+ Khâu thu hoạch: Ứng dụng công nghệ tiên tiến, xử lý cận thu hoạch bằng các chất điều hòa sinh trưởng, kéo dài thời gian thu hoạch; cải tiến phương tiện, dụng cụ thu hái đảm bảo chất lượng nguyên liệu trước thu hoạch.

+ Khâu bảo quản: Thực hiện bảo quản rau quả tươi tại chỗ theo hướng bọc màng bán thấm (coating); ứng dụng công nghệ chiếu xạ, tiệt trùng bằng nước nóng đối với một số loại rau quả tươi xuất khẩu. Đầu tư phát triển hệ thống sơ chế rau quả (Packing House) tại các chợ đầu mối, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch.

+ Khâu dự trữ - lưu thông: Xây dựng hệ thống kho có công nghệ bảo quản phù hợp tại các khu vực trung chuyển, xuất khẩu hàng hoá, nhất là các cửa khẩu vùng biên mậu. Đầu tư các phương tiện vận chuyển đường dài có bảo quản mát, nhằm tăng khả năng lưu thông, tiêu thụ nội địa rau quả.

- Đối với thủy sản

Trang bị tủ cấp đông trên tàu để cung cấp nước đá và bảo quản sản phẩm thông qua việc ngưng tụ nước biển; ứng dụng hầm bảo quản sản phẩm bằng xốp thổi thay cho xốp ghép, thay thế các túi nilon và muối đá trực tiếp bằng các khay trong các tàu khai thác. Cải tiến công nghệ bảo quản đông cho những nhóm thương phẩm có giá trị cao, công nghệ bảo quản sản phẩm tươi sống bằng phương pháp sục oxy và cho ngủ đông. Xây dựng hệ thống kho ngoại quan (kể cả ở nước ngoài), phục vụ cho xuất khẩu.

- Đối với chè: Thu hái đúng quy cách và tuân thủ các quy trình chế biến.

I.2. Nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến nông lâm thủy sản.

- Về nguyên liệu: Gắn kết các doanh nghiệp với vùng nguyên liệu, để đầu tư xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu tập trung với các biện pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (Gap, GlobalGap), quản lý tốt vật tư, nguyên liệu đầu vào… để tăng năng suất, chất lượng và đảm bảo ATTP.

- Về chế biến:

+ Đầu tư thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ, loại bỏ dần các dây chuyền thiết bị lạc hậu, hiệu suất thấp. Áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa để giảm chi phí lao động, tiết kiệm và tận dụng được nguyên liệu đưa vào chế biến, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và đồng đều.

+ Xây dựng quy trình sản xuất chuẩn đối với từng loại sản phảm, tổ chức thực hiện tốt quy trình để đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt an toàn thực phẩm đối với sản phẩm.

+ Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như HACCP, SSOP, ISO... trong chế biến, nhằm kiểm soát tốt chất lượng và an toàn thực phẩm.



I.3. Chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến để nâng cao giá trị gia tăng

Trên cơ sở phân tích thị trường, thay đổi hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng ưu tiên phát triển các sản phẩm có trị gia tăng cao, hạn chế đến mức thấp nhất việc sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô, như:

- Thay đổi cơ cấu giống lúa, nâng dần tỷ lệ gạo chất lượng cao; nâng tỷ lệ chè xanh và chất lượng cao từ 40% hiện nay lên 50%; nâng tỷ lệ chế biến cà phê ướt từ 15% lên 40%; giảm dần, tiến tới bỏ hẳn việc sản xuất dăm gỗ xuất khẩu...

- Nâng tỷ lệ cà phê được chế biến tinh (hòa tan, 3 trong 1, rang xay) từ dưới 10% hiện nay lên 25 – 30% phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

- Tập trung đầu tư công nghệ bảo quản tươi đối với 12 loại rau quả chủ lực (thanh long, xoài, chôm chôm, vải…), nhằm nâng cao chất lượng và đáp ứng yêu cầu về VSATTP để xuất khẩu vào các thị trường khó tính (Mỹ, EU, Nhật Bản...) để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Cơ cấu lại sản phẩm chế biến gỗ, tập trung đầu tư chế biến ván sợi ép MDF từ gỗ rừng trồng với quy mô phù hợp; cải thiện mẫu mã đồ gỗ xuất khẩu, hướng đến các đồ dùng nội thất.

- Đa dạng hóa sản phẩm thủy sản chế biến, ngoài sản phẩm chủ yếu là sản phẩm cấp đông cần nghiên cứu các sản phẩm có GTGT phù hợp với thị hiếu từng thị trường như sản phẩm làm sẵn, chín, ăn liền và các sản phẩm ứng dụng công nghệ bảo quản “ngủ đông“ đối với một số loại thủy sản có giá trị cao.

I.4. Tận dụng có hiệu quả các phế phụ phẩm

Áp dụng khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật tận dụng triệt để các phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp (như trấu, cám; mật rỉ; bã mía; nội tạng, mỡ cá...) để tạo ra các sản phẩm có giá trị và góp phần bảo vệ môi trường. Cùng với việc giảm tổn thất, việc tận dụng hiệu quả phế phụ phẩm sẽ góp phần đáng kể vào việc hạ giá thành sản phẩm chế biến, nâng cao giá trị nguyên liệu nông lâm thủy sản.



II. Giải pháp thực hiện

II.1. Về quy hoạch:

- Rà soát, hoàn thiện quy hoạch vùng nguyên liệu theo hướng tập trung phát triển những ngành hàng có sức cạnh tranh cao, xác định diện tích cần thiết đối với từng loại cây trồng; quy hoạch sản xuất theo vùng, không chia cắt bởi chỉ giới hành chính (như tập trung sản xuất lúa hàng hóa ở ĐBSH, ĐBSCL).

- Trên cơ sở thị trường, rà soát hoàn thiện quy hoạch mạng lưới chế biến của từng ngành gắn kết với vùng nguyên liệu và thị trường theo hướng phát triển các sản phẩm có GTGT cao.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, tăng cường tính công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.



II.2. Xây dựng vùng nguyên liệu

Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, phát triển bền vững trên cả ba mặt: kinh tế, xã hội, môi trường. Cụ thể:

- Trên cơ sở một số mô hình hiệu quả (như mô hình cánh đồng lớn trong sản xuất lúa), nghiên cứu áp dụng cho các ngành hàng khác và các địa phương. Xây dựng các chính sách khuyến khích tích tụ ruộng đất, liên kết sản xuất – chế biến – xuất khẩu, gắn doanh nghiệp với nông dân.

- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách để gắn kết các nhà máy, cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật (giống, canh tác...), tạo sự liên kết chặt chẽ trong toàn chuỗi sản xuất, chế biến và tiêu thụ.

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp về giống, kỹ thuật thâm canh, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng cơ giới hoá, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (Gap, GlobalGap), quản lý tốt vật tư, nguyên liệu đầu vào… để tăng năng suất, chất lượng và đảm bảo ATTP.

II.3. Về khoa học – công nghệ và khuyến nông

- Tăng cường năng lực nghiên cứu cho một số viện nghiên cứu chuyên ngành để có khả năng nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ, nhất là các đề tài, dự án về thiết kế sản phẩm, vật liệu thay thế, tận dụng nguyên liệu và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chế biến. Đồng thời gắn công tác nghiên cứu của các viện, trường với doanh nghiệp và nông dân.

- Hỗ trợ mua, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho sản xuất, chế biến nhằm nâng cao GTGT.

- Xây dựng các trung tâm nghiên cứu, thiết kế sản phẩm bằng kinh phí khoa học công nghệ của Nhà nước.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sáng kiến trong ngành để tạo ra các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tạo ra những mặt hàng có giá trị cạnh tranh cao.

- Về khuyến nông:

+ Nâng cao hiệu quả của mạng lưới khuyến nông nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu cho chế biến.

+ Hỗ trợ tập huấn về công nghệ thông tin, xây dựng và áp dụng chứng chỉ FSC, CoC, ISO,…cho doanh nghiệp chế biến và người sản xuất nguyên liệu.

+ Ưu tiên phổ biến các công nghệ phù hợp, tạo ra các sản phẩm có GTGT cao cho các doanh nghiệp chế biến.

II.4. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp chế biến

- Chú trọng phát triển mô hình đào tạo tại chỗ, thu hút lực lượng lao động trẻ, có văn hoá ở nông thôn vào các cơ sở chế biến đóng trên địa bàn. Thực hiện hợp tác, liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại, gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu vận hành các dây chuyền thiết bị hiện đại, tiên tiến.

- Lồng ghép các chương trình đào tạo khác nhau, trước mắt thực hiện tốt Chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg.

- Tổ chức đào tạo cán bộ đầu ngành chế biến nông lâm thủy sản và bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân quản lý doanh nghiệp nông lâm thủy sản để có khả năng quản trị tốt, hội nhập được với môi trường quốc tế.

II.5. Bảo vệ môi trường trong chế biến:

- Hoàn thiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở chế biến, bảo quản trong việc đầu tư, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; áp dụng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.

- Rà soát, đánh giá và có biện pháp phù hợp bắt buộc các nhà máy chế biến tuân thủ các yêu cầu của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã phê duyệt khi xây dựng nhà máy và các quy định hiện hành.

- Hướng dẫn các nhà đầu tư xây dựng phương án ĐTM khi xây dựng dự án, gắn quá trình phát triển vùng nguyên liệu, xây dựng nhà máy chế biến với việc bảo vệ môi trường và bảo vệ di sản văn hóa tại địa bàn.



II.6. Thương mại

- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại, nghiên cứu ban hành các chính sách về thương mại, các biện pháp kỹ thuật liên quan đến thương mại hàng nông lâm thủy sản. Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại hàng nông sản; điều hành quản lý xuất, nhập khẩu linh hoạt để vừa thực hiện đúng các cam kết với các tổ chức quốc tế và các quốc gia mà Việt Nam đã ký, vừa bảo vệ được sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

- Thông tin kịp thời về thị trường thương mại, tổ chức các hoạt động XTTM để thúc đẩy sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông lâm thủy sản trong nước và Quốc tế.

- Chủ động tiếp cận, đàm phán với các đối tác, quốc gia để giải quyết những tranh chấp thương mại hoặc tháo gỡ các rào cản đối với thương mại để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu.

- Kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm hoạt động buôn lậu và gian lận trong thương mại hàng nông, lâm, thủy sản.

II.7. Cơ chế, chính sách

1. Cơ chế:

Xây dựng Nghị định quản lý, hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động của từng ngành hàng.



2. Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách

1. Các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất nông nghiệp:

Rà soát, đánh giá hệ thống chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện hành; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các chính sách để phát triển và đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; kết nối công nghiệp phục vụ nông nghiệp với sản xuất nông nghiệp theo liên kết “bốn nhà”.

2. Chính sách đất đai:

- Sớm sửa đổi chính sách và Luật Đất đai tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng sau:

+ Công nhận thị trường giá trị quyền sử dụng đất, xây dựng các thể chế để thị trường vận hành công khai, minh bạch và có hiệu quả. Nới rộng hạn điền để khuyến khích tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất hàng hoá.

+ Đơn giản hoá, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho cơ chế xin cho. Có chính sách hỗ trợ cho người có đất chuyển nghề khác để khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp ở nông thôn. Có quy định cụ thể cơ chế để nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất.

- Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ về giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng để thực hiện dự án (miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và đầu tư kết cấu hạ tầng đối với những dự án đầu tư chế biến, bảo quản, công trình dịch vụ của các vùng liên kết sản xuất nhằm nâng cao GTGT).

3. Chính sách về tài chính, tín dụng

Rà soát, hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nâng cao GTGT gồm:

- Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế nhập khẩu các máy móc, thiết bị,.

- Các chính sách về vốn đầu tư...



Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện Đề án này; nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách huy động nguồn lực xã hội cho Đề án.

- Thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án, điều phối, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Đề án.

- Xây dựng Chương trình hành động, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và địa phương triển khai thực hiện;

- Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hàng năm, đề xuất sửa đổi, bổ sung Đề án khi cần thiết.

II. Các Bộ ngành liên quan

Theo chức năng nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc huy động nguồn lực để thực hiện Đề án; xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách để quản lý và khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức sản xuất, đầu tư, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao GTGT trong chế biến nông lâm thủy sản; hỗ trợ phát triển thị trường tạo đầu ra cho nông lâm thủy sản.



III. Các địa phương

- Triển khai Quán triệt nội dung Đề án, Chương trình của Bộ một cách đầy đủ. Các sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các chỉ thị, quyết định cụ thể liên quan đến các nội dung nhằm thực hiên đúng và có hiệu quả.

- Tổ chức rà soát quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp chế biến tại địa phương, gắn với quy hoạch các vùng nguyên liệu tập trung, phù hợp với quy hoạch chung của Chính phủ, nhu cầu của thị trường và lợi thế của từng vùng. Việc quy hoạch các vùng nguyên liệu phải đảm bảo yêu cầu áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng và áp dụng cơ giới hoá, đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghiệp tiên tiến của nhà máy.

- Tổ chức thực hiện quy hoạch: Căn cứ theo đặc thù của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ và các hành lang pháp lý cụ thể để quản lý và hướng các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển các ngành hàng theo quy hoạch.



IV. Các chương trình dự án ưu tiên

1. Dự án rà soát, quy hoạch một số ngành hàng nông lâm thủy sản chủ lực (lúa gạo, chè, cao su, mía đường, rau quả.... ) phù hợp với thị trường.

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng và tiềm năng về nguyên liệu, phế phụ phẩm trong quá trình chế biến và nhu cầu của thị trường, trên cơ sở đó xác định cơ cấu và sản lượng các loại sản phẩm, từ đó quy hoạch mạng lưới chế biến gắn với vùng nguyên liệu, mạng lưới chế biến phế phụ phẩm gắn với các cơ sở chế biến làm cơ sở cho các cơ quan quản lý Nhà nước chỉ đạo và định hướng cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Thời gian: Năm 2014 - 2015

Kinh phí: 15,0 tỷ đồng

2. Dự án xây dựng mô hình liên kết sản xuất, chế biến với thị trường.

Mục tiêu: Xây dựng mô hình về liên kết chuỗi sản xuất, chế biến với thị trường của các ngành hàng chủ lực: thủy sản, lâm sản, lúa gạo, cà phê, chè, cao su, mía đường, điều, rau quả, hồ tiêu...(mỗi ngành hàng 01 mô hình).

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Thời gian: Năm 2014 - 2015

Kinh phí: 10,0 tỷ đồng (Mỗi mô hình sẽ được hỗ trợ 1,0 tỷ đồng và được hưởng các chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp và các chính sách hiện hành khác).

3. Dự án Điều tra, đánh giá hiệu quả tác động của các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến nông lâm thủy sản hiện có; Đề xuất các cơ chế chính sách, khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Mục tiêu: Tổng hợp các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển chế biến nông sản hiện có, điều tra đánh giá tác động của các cơ chế chính sách đó trong thực tiễn những năm qua. Trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế chính sách, khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Thời gian: Năm 2014

Kinh phí: 1,2 tỷ đồng.

4. Dự án nâng cao năng lực chế biến hàng nông lâm thủy sản có GTGT cao

Mục tiêu: Nắm được hiện trạng về trang thiết bị máy móc, năng lực công nghệ chế biến các sản phẩm nông lâm thủy sản GTGT của các doanh nghiệp hiện nay. Từ đó có được bộ cơ sở dữ liệu để hoạch định các chính sách, nhất là các chính sách khuyến khích về đầu tư, nghiên cứu, áp dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm GTGT.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Thời gian: Năm 2014 - 2015

Kinh phí: 10,0 tỷ đồng

5. Dự án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong chế biến nông lâm thủy sản


Mục tiêu: Điều tra thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực trong chế biến nông lâm thủy sản, từ đó đề xuất kế hoạch và giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu phát triển chế biến nâng cao GTGT trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Thời gian: Năm 2014 - 2015

Kinh phí: 2,0 tỷ đồng

6. Dự án xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông lâm thủy sản

Mục tiêu: Đánh giá kiểm soát thị trường sản xuất và tiêu thụ nông – lâm – thủy sản phục vụ quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế, từ đó kịp thời báo cáo tới các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hoạt động trên của Bộ cũng như của Chính phủ.

Cụ thể:

- Xác định và tổ chức được hệ thống thông tin phục vụ đánh giá kiểm soát thị trường;

- Xác định và xây dựng nội dung thông tin có chất lượng mà các đầu mối trong hệ thống phải cung cấp;

- Xác định phạm vi, nội hàm các phạm trù đánh giá, kiểm soát thị trường, từ đó xác định các tiêu chí thông tin mà hệ thống nhu cầu thu thập, phân tích, tham mưu, đề xuất giải pháp điều hành với các cơ quan quản lý Nhà nước;

- Xây dựng cơ chế, quy chế hoạt động và báo cáo của toàn hệ thống thông tin đánh giá, kiểm soát thị trường;

- Xây dựng quy chế báo cáo, tham mưu, đề xuất giải pháp điều hành, phục vụ quản lý Nhà nước của hệ thống với các cơ quan quản lý.



Đơn vị chủ trì thực hiện: Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối.

Thời gian: Năm 2014 - 2015

Kinh phí: 3,0 tỷ đồng

7. Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm Hội trợ triển lãm nông nghiệp Việt Nam tại số 2 Hoàng Quốc Việt

Mục tiêu: Xây dựng Trung tâm trở thành nơi tổ chức các hội chợ, sự kiện kinh tế, văn hóa quốc tế và khu trưng bày triển lãm, giới thiệu, quảng bá thường xuyên của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Đơn vị chủ trì thực hiện: Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp.

Thời gian: Năm 2014 - 2015

Kinh phí: 80,0 tỷ đồng

tải về 298.59 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương