Dự án vie/61/94 Hỗ trợ xúc tiến thương mại và phát triển xuất khẩu ở Việt Nam nguyên tắc marketing



tải về 1.91 Mb.
trang4/22
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.91 Mb.
#1997
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

Bạn có thể nghiên cứu và áp dụng các cách thức quản lý hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công ty như ISO, TQM (Quản lý chất lượng toàn diện), Kaizen & 5S, SA8000 hoặc 6Sigma. Tất nhiên, việc đạt được chứng nhận các tiêu chuẩn trên sẽ mất thời gian và chi phí nhưng tuân theo các tiêu chuẩn và học từ các quy trình đó sẽ giúp bạn chuyên nghiệp hoá

hoạt động công ty.
Nếu các khách hàng của bạn đến từ Nhật Bản, bạn sẽ có lợi thế nếu áp dụng triết lý 5S của Nhật Bản (Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu, và Shitsuke). Triết lý này tập trung vào việc tổ chức địa điểm làm việc hiệu quả và các quy trình công việc tiêu chuẩn. 5S đơn giản hoá môi trường làm việc của bạn, giảm chất thải và các hoạt động không cần thiết đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả và an toàn.


  • Seiri (Sort – Sàng lọc): Nhằm loại bỏ tất cả mọi thứ không cần thiết, không có giá trị ra khỏi công việc

  • Seiton (Set in Order - Sắp xếp ): tập trung vào các phương pháp lưu trữ hiệu quả

  • Seiso (Shine - Sạch sẽ): tập trung vào việc làm sạch khu vực làm việc. Thu dọn sạch sẽ hàng ngày rất cần thiết

  • Seiketsu (Standardize - Săn sóc): tập trung vào việc tiêu chuẩn hoá thực tiễn công việc tại khu vực làm việc

  • Shitsuke (Sustain - Sẵn sàng): tập trung vào việc xác định một tình trạng và tiêu chuẩn mới trong tổ chức nơi làm việc.


Phòng trưng bày là công cụ marketing hiệu quả nhất để thuyết phục khách hàng khi họ đến thăm văn phòng của bạn. Nếu bạn không có đủ khả năng tài chính để tham gia các triển lãm thương mại quốc tế đắt đỏ, hãy bắt đầu với một phòng trưng bày ấn tượng trước.
Sản phẩm được trưng bày như thế nào cũng phản ánh giá trị như thế nào của chúng cao đến mức nào. Hãy trưng bày sản phẩm đẹp nhất có thể, sắp xếp chúng theo chủ đề/ bộ sưu tập với màu sắc và hình dáng cụ thể. Các sản phẩm mẫu cần được sắp xếp sáng tạo, sạch sẽ và hấp dẫn để khách hàng có thể nhìn thấy được chúng có công dụng gì và được sử dụng như thế nào. Ngoài ra, bạn cũng có thể trang trí phòng trưng bày của bạn bằng cây xanh để tạo cho căn phòng vẻ tự nhiên.
Có thể bạn không có các kỹ năng cần thiết để trang trí. Trong trường hợp đó, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của các nhà thiết kế ở các viện nghệ thuật hoặc các nhà thiết kế đến từ các thị trường mục tiêu của bạn và làm việc tại Việt Nam theo các chương trình hợp tác.


    1. Hiểu rõ các yêu cầu thị trường để nâng cao sự hiện diện của công ty

Các công ty của Việt Nam có một phong cách đặc biệt khi giới thiệu sản phẩm trong các tài liệu marketing như catalô, tờ rơi và website. Hầu hết các tài liệu đều đề cập đến tên của sản phẩm hoặc của nguyên liệu được sử dụng để tạo ra sản phẩm. Ví dụ, các công ty thường chia chủng loại sản phẩm của họ ra thành danh mục hàng nội thất mây, tre, gỗ…Khi kinh doanh với khách hàng Mỹ, bạn cần biết rằng hệ thống phân loại này sẽ lạ lẫm đối với họ vì họ thường chia sản phẩm theo công dụng như đồ nội thất, hàng dệt may gia dụng, đồ trải sàn, trang trí tường, đồ trải bàn và hàng quà tặng (được tập hợp thành một nhóm), đồ gia dụng, đồ ngủ (đệm), các đồ dùng chính…, không phân chia theo nguyên liệu thô hoặc phương thức sản xuất. Sau đó họ tiếp tục chia nhỏ các sản phẩm theo thiết kế, chất lượng và công dụng. Nguyên liệu và phương thức sản xuất chỉ quan trọng khi nó có đóng góp đặc biệt vào thiết kế, chất lượng và công dụng. Khách hàng sẽ chỉ nhận ra sản phẩm nào đẹp hơn theo cách nhìn và thị hiếu của họ.


Vì thế, nếu chọn Mỹ là thị trường mục tiêu của bạn, sản phẩm của bạn phải được phân loại theo thông lệ của Mỹ trong tất cả các tài liệu marketing của bạn. Nói chung, nếu bạn nhắm đến một thị trường cụ thể, bạn nên nghiên cứu kỹ và tìm hiểu các thông lệ về giới thiệu sản phẩm ở những thị trường đó để tăng hiệu quả sự hiện diện của bạn trên thị trường.

4 Chuẩn bị sản phẩm xuất khẩu
4.1 Hiểu các thiết kế đồ gỗ
Đây không phải là một cách nói chính xác về mặt kỹ thuật nhưng để chuẩn bị tốt sản phẩm để xuất khẩu một cách chuyên nghiệp, trước tiên bạn phải biết về các thiết kế/kiểu dáng của đồ gỗ và chức năng của nó.


1. Đồ gỗ kiểu Anh truyền thống


JACOBEAN (1603-1688)
Xuất phát từ kiểu La tinh của James dưới triều đại James I và Charles I những năm 1603-1688.
Đồ gỗ Jacobean chủ yếu được làm từ gỗ sồi với những đường thẳng và mặt cắt hình vuông hoặc hình chữ nhật trạm khắc nhẹ nhàng, chân xoắn và sơn ngoài màu tối (Hình 1)
WILLIAM VÀ MARY (1689-1702)
Chồng của nữ hoàng Mary thiết kế và sản xuất đồ gỗ với sự ảnh hưởng rõ ràng của người Hà Lan và Flemish. Tủ cao và bàn trang điểm thấp là đặc trưng của kiểu đồ gỗ William và Mary. Đồ gỗ bọc lần đầu tiên được giới thiệu vào giai đoạn này (Hình 2)
Các đặc điểm của đồ gỗ kiểu này bao gồm phần lõm xuống hình tách, hình kèn trumpet, chân múi, những thanh giằng định hình căng giữa các chân và hai lần vải bọc được sử dụng trên tủ và tủ cao. Loại gỗ thường được sử dụng là gỗ óc chó.
NỮ HOÀNG ANNE (1702-1714)
Đồ gỗ nữ hoàng Anne phát triển từ kiểu đồ gỗ William và Mary và được xem như một trong những đồ gỗ duyên dáng nhất.
Chân kiểu balê được sử dụng rộng rãi. Trạm khảm được sử dụng trên khuỷu của phần đầu chân ghế và trên đỉnh ghế. Phần bàn chân có thể có nhiều dạng như kiểu móng, kiểu đệm hay kiểu chân thú trên cầu tròn (hình 3)

GEORGIAN (1714-1795)
Kiểu đồ gỗ Georgian được sản xuất tại Anh từ năm 1714 đến tận 1795 (triều đại George I, George II, và phần lớn triều đại George III).
Các chi tiết đúc và trang trí như sò điệp trên chân balê và chân thú trên cầu tròn được sử dụng (Hình 4).
CHIPPENDALE (1740-1779)
Thomas Chippendale là người đầu tiên không phải là vua hay nữ hoàng có kiểu đồ gỗ mang tên mình. Phong cách của ông bị ảnh hưởng bởi các thiết kế của cả người Anh, Pháp và Trung Quốc.
Đặc điểm bao gồm tre kiểu Trung Quốc, chân kiểu balê, bàn chân kiểu chân thú trên cầu tròn, lưng ghế mở trổ thoáng và dùng nhiều gỗ gụ (Hình 5).
HEPPLEWHITE (1770-1786)
George Hepplewhite là một người làm tủ bị ảnh hưởng rất lớn từ đồ gỗ của Pháp dưới thời Luis XIV.

Kiểu đồ gỗ Hepplewhite là lượn sóng kiểu tân cổ điển. Chân ống sáo, gỗ ván và lưng ghế kiểu khiên, trạm khảm, và dùng nhiều gỗ gụ (Hình 6).


ANH EM NHÀ ADAM (1760-1792)
Anh em Robert và James Adam được học để trở thành kiến trúc sư nhưng lại trở thành những nhà thiết kế đồ gỗ rất nổi tiếng.
Kiểu truyền thống, thon thả, chân đứng kiểu ống sáo, bàn hẹp với cạnh được trang trí , ghế dài và tràng kỷ bọc, cạnh bên khoẻ khoắn và thiết kế cách điệu từ các loài động thực vật. Gỗ sử dụng rộng rãi là gỗ gụ, mạ vàng, sơn và ván gỗ sơn tiêu (Hình 7)

SHERATON (1780-1806)
Thiết kế tân cổ điển của kiểu Sheraton được làm chủ yếu từ gỗ gụ, gỗ sơn tiêu, gỗ mahogany, satinwood and hồng sắc với khảm trai và sơn ngoài (Hình 8).

ENGLISH REGENCY (1793-1830)
Đồ gỗ kiểu này được hình thành do sự kết hợp các thiết kế của La Mã, Hy Lạp, Ai cập, Gô Tích và Trung Quốc (Hình 9).

Đặc điểm của kiểu này là các đường sóng nhiều, ghế bọc, chân thẳng với lưng ghế lõm hoặc thẳng. Nguyên liệu chủ yếu là gỗ, gỗ hồng sắc, gỗ sơn tiêu, gỗ vân kèm theo nhiều chi tiết bằng đồng.


VITORIAN (1830-1890)
Được đặt tên sau khi nữ hoàng Anh Victoria lên trị vì từ năm 1837-1890.
Đồ gỗ Victorian trở lại với bề ngoài nặng nề với lớp sơn màu tối và lớp bọc bên ngoài. Sự ảnh hưởng phong cách Gô tích có thể thấy rõ ở sự trạm khảm hoa lá phức tạp (Hình 10). Việc dát đồng, gỗ và ngọc tạo ra cái nhìn khá trang trọng.
2. Đồ gỗ kiểu Pháp
LOUIS XIV (1643-1715)
Một thời kỳ phát triển xa hoa, đồ gỗ theo phong cách Baroque thời kỳ này nhấn mạnh vào sự ấn tượng.

Đồ gỗ có kích thước lớn như sa-lông (trong các phòng sinh hoạt chung) và được trang trí với gỗ ván vào loại chất liệu hảo hạng như mạ đồng, gỗ mun và đồi mồi. Kiểu trang trí Baroque mặc dù rối rắm và nặng nề nhưng vẫn rất cân đối (Hình 11).



LOUIS XV (1715-1774)
Kiểu trang trí Rococo được giới thiệu; đồ gỗ thường được trang trí công phu và trạm khắc một cách cân đối. Các đường cong là đặc điểm nổi bật. Bề ngoài được chế tạo uốn cong, phần nọ nằm trong phần kia tạo thành một tổng thể phức tạp. Kiểu chân phổ biến là kiểu balê (cabriole) (Hình12)


LOUIS XVI (1774-1792)
Louis XVI trị vị trong vòng 14 năm từ 1775 đến 1789. Kiểu đồ gỗ thời kỳ này đơn giản hơn và ít các hoạ tiết trang trí hơn. Kiểu Rococo dần dần bị lỗi mốt và mọi người bắt đầu quan tâm đến những khám phá mới. Các đường thẳng và hoạ tiết đơn giản là nguyên tắc chi phối trong thời kỳ này. Trong thiết kế đồ gỗ kiểu Louis XVI các đường cong bị giảm triệt để và thay vào đó bởi các đường thẳng hoàn toàn ngược lại với phong cách đồ gỗ thời Louis XV (Hình 13).
ĐỒ GỖ ĐỊA PHƯƠNG CỦA PHÁP
Hầu hết các kiểu đồ gỗ cung đình trong thời kỳ phong kiến của Pháp đều bị ảnh hưởng bởi các kiểu đồ gỗ địa phương, đồ gỗ thời kỳ Louis XV chịu ảnh hưởng lớn nhất (Hình 14). Vật liệu gỗ gắn liền với từng vùng cụ thể như gỗ sồi, gỗ óc chó, gỗ dẻ, gỗ tần bì và gỗ dương. Những phần bọc đệm cũng được thiết kế thêm để tăng sự thoải mái.


HOÀNG ĐẾ (1804-1815)


Gỗ gụ là loại gỗ được lựa chọn kết hợp với trang trí bằng đồng thau và đá cẩm thạch màu sám, đen hoặc trắng ở bên trên. Đặc điểm trang trí của kiểu đồ gỗ Hoàng đế bao gồm kiểu hình người, thiên nga, quái vật đuôi rắn mình dê đầu sư tử, nhân sư…; theo mô típ Ai cập và Greco-Roman; các dạng hình học và các kiể gắn liền với phong cách của Napoleon như đại bàng, ong, và các chữ cái viết tắt như I và N (Hình 15).
3. Đồ gỗ kiểu Mỹ
ĐỒ GỖ COLONIAL (1620-1780)
Đồ gỗ kiểu Thuộc địa là sự kết hợp giữa kiểu William và Mary, Nữ hoàng Anne và Chippendale. Các loại gỗ bản địa như gỗ thích, gỗ óc chó và gỗ thông được dùng phổ biến (Hình 16). Bàn có mễ và ghế dài cũng như các kiểu rương, hòm đơn giản với những tủ ly đặt trong góc phòng được sử dụng khá phổ biến. Hai kiểu mang đậm phong cách Mỹ là Windsor và the rocking chair (ghế bập bênh) xuất hiện tại Mỹ từ rất sớm.
FEDERAL (1780-1830)
Các kiểu Adam, Hepplewhite, Sheraton, và English Regency được phản ánh phổ biến trong đồ gỗ kiểu Federal. Duncan Phyfe và Samuel McIntyre là hai nghệ nhân đã sản xuất ra kiểu đồ gỗ này.
Tay cầm bằng đồng thau, tay nắm và lỗ khoá được thêm vào để trang trí và làm tăng chất lượng sản phẩm. Việc trang trí các hoạ tiết bằng đồng thau đặc biệt là con đại bàng được sử dụng rất thường xuyên (Hình 17).
DUNCAN PHYFE (1795-1848).
Kiểu Duncan Phyfe được nhận ra bởi kiểu trang trí nắp nổi bán nguyệt, kiểu ống sáo, tủ đựng ly cốc và thiết kế nhiều đường cong làm bằng gỗ gụ. Những mẫu thiết kế phổ biến khác gồm có bàn đứng hình trụ, mô típ tân cổ điển, ghế sofa kiểu đàn lia và lưng ghế gỗ cũng kiểu đàn lia (Hình 18).
ĐỒ GỖ THẾ KỶ 18
Một kiểu đồ gỗ chính thống phát triển tại New England và Philadelphia, kiểu đồ gỗ thế kỷ 18 phát triển nở rộ sau các kiểu đồ gỗ truyền thống như Nữ hoàng Anne, William và Mary, Chippendale và French Empire sau đó được chỉnh sửa cho đơn giản hơn và theo thị hiếu thực dụng của người Mỹ (Hình19).
4. Đức
BIEDERMEIER (1800-1850)
Kiểu đồ gỗ này sinh ra sau sự thất bại của Napoleon năm 1815. Đồ dùng được làm chủ yếu từ gỗ của các loại cây ăn quả địa phương như lê và các loại cây khác, ngoài ra còn có gỗ óc chó, gỗ thích, gỗ lulô và gỗ sồi (Hình 20).
5. Ý
Đồ gỗ kiểu Ý được hình thành sau sự phát hiện nhữgn công trình của người La Mã cổ đại vào thế kỷ 15. Đồ gỗ thời kỳ này có kích thước lớn và trang nghiêm với những đường thẳng được trang trí một cách tinh tế và cổ điển kết hợp với các chi tiết như những đường gờ nhỏ và thiết kế quả trứng và mũi tiêu (Hình 21). Sau này những nghệ nhân người Ý bị ảnh hưởng bởi thiết kế Renaissance từ Châu Âu và tạo ra những đồ gỗ nhiều hoạ tiết trang trí hơn.
6. Tây Ban Nha
Dòng họ Moors từ thế kỷ thứ tám và sinh sống ở đó gần 800 năm có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiết kế đồ gỗ Tây Ban Nha. Các loại gỗ thông dụng là gỗ óc chõ, gỗ sồi, thông, gỗ hạt dẻ, tuyết tùng và gỗ lê. Khuynh hướng sử dụng nhiều hoạ tiết trang trí bằng kim loại một cách tự do xuất hiện trên nhiều đồ gỗ (Hình 22). Chân ghế và tay ghế thường được uốn cong hay cuộn tròn. Chân gỗ cuộn tròn là đặc trưng của đồ gỗ kiểu này và các hoạ tiết hình đầu đinh cũng xuất hiện trên tủ và giá. Các chi tiết da cũng được sử dụng trên nhiều sản phẩm.
7. Phương Đông
Hầu hết các đồ gỗ phương Đông có thiết kế đơn giản và chất lượng tốt. Mặc dù Trung Quốc và các nước Châu Á khác sử dụng chiếu rơm để rải sàn và có ít các đồ gỗ theo tiêu chuẩn Châu Âu, kiểu đồ gỗ phương đông vẫn rất hấp dẫn và phổ biến.
Đồ gỗ được làm hoàn toàn từ gỗ cứng được đánh nhẵn. Bàn, ghế và ác đồ dùng khác thường được sơn ngoài để tạo vẻ bóng bẩy. Hầu hết được làm từ các loại có có ánh như gỗ mun, gỗ hồng sắc và gỗ tếch. Các góc thường được trang trí bằng đồng bọc. Các đường kẻ thẳng và không đứt quãng và được chế tác một cách cẩn thận để tạo ra sự cân đối (Hình 23).

8. Hiện đại
Giai đoạn này được cho là bắt đầu với kiểu đồ gỗ Bauhaus, một trường phái thiết kế ảnh hưởng từ trường học, phổ biến ở Đức và năm 1919 và thịnh hành đến khi Nazis chấm dứt nó vào năm 1933.
Đồ gỗ được thiết kế bởi những người có liên quan đền trường Bauhaus, với sự nhấn mạnh vào chức năng và hình thức, trong chúng như được thiết kế ngày nay (Hình 24).
Một số đồ gỗ đương đại có vẻ vô cùng hiện đại trong khi những cái khác thì có vẻ ngoài ít hiện đại hơn. Hầu hết cá sản phẩm này được làm bằng máy móc hiện đại và các nguyên liệu chủ yếu như crôm, kính, các loại gỗ ván khác nhau, gỗ dán, nhựa và sợi bọc pha nhựa vinyl.



Hình 1. Chân xoắn




Figure 2. X-stretchers




Figure 3: Bàn tấm nối, chân đệm



Figure 4: Cạnh với mặt trước lượn sóng
Figure 5. Ghế bành có lưng ghế trạm thoáng, chân thú trên cầu tròn

Hình 6. lưng ghế hình khiên và chân hình cái mai
Figure 7.bàn Cosole, sơn, trang trí, chân bọc sậy và mặt bán nguyệt

Hình 8. lưng ghế hình lọ



Hình 9. Bàn dài, tấm nối

Hình 10. Bàn trụ, trạm khắc, sơn, trang trí

Figure 11. Bàn nhỏ, khung đồng

Figure 12. Rương, thiết kế khảm, phần cứng bằng đồng, mặt đá cẩm thạch



Figure 13. Rương hình bán nguyệt, ván trang trí và khảm
Figure 14. Tủ, ô cửa được trang trí bằng gờ nổi
Figure 15. Rương, gỗ mun
Figure 16. Bàn, gỗ mun, phần cứng ngăn kéo bằng đồng

Figure 17.Ghế lưng thoáng





Figure 18.

Tủ tường đựng cốc chén



Figure 19: Ghế chân thẳng


Figure 20: Bàn, trang trí bên trong, mặt đá cẩm thạch



Figure 21: Tủ, cửa kính, đường cong hình nón, ván bóng.



Figure 22: Bàn có giá đỡ với thanh giằng bằng kim loại chế tác



Figure 23: Ghế bành với những đường thẳng cân đối




Figure 24: Ghế với thép và da của Mies Van Der Rohe



Figure 25: Ghế, gỗ dán khuôn và thép của Charles Eames.

4.2 Sản phẩm
Doanh nghiệp không nên chỉ bán cho khách hàng một sản phẩm hữu hình nào đó. Hiện nay, trên thị trường, một sản phẩm hữu hình chưa phải là một sản phẩm hoàn thiện. Khách hàng yêu cầu nhiều hơn thế. Khách hàng không nhìn sản phẩm riêng biệt với các dịch vụ đi kèm theo sản phẩm. Quan điểm này được coi là Khái niệm sản phẩm tổng thể (TPC). Khái niệm này bao gồm tất cả các giá trị hữu hình và gia tăng cho khách hàng và đương nhiên khách hàng phải trả tiền nhiều hơn vì lý do đó. Doanh nghiệp đưa ra Khái niệm sản phẩm tổng thể nhằm khác biệt hoá sản phẩm của mình chứ không chỉ tập trung vào việc hạ giá thành sản phẩm. Khái niệm này đặc biệt đúng trong thị trường hàng hoá, nơi mà giá cả thường được coi là phương pháp duy nhất nhằm khác biệt sản phẩm của mình.
Lựa chọn và chuẩn bị một sản phẩm xuất khẩu không chỉ cần có sự hiểu biết về sản phẩm mà cả về những đặc điểm đặc trưng của mỗi thị trườngmục tiêu. Nghiên cứu thị trường, đặc biệt thông qua nghiên cứu thực địa và thông qua các mối liên hệ được tạo ra với các đại diện nước ngoài, sẽ cho bạn ý tưởng về sản phẩm nào có thể bán được trên thị trường nào. Tuy nhiên, trước khi bán, bạn cần phải chỉnh sửa một sản phẩm cụ thể để đáp ứng yêu cầu hoặc thị hiếu của người mua ở các thị trường nước ngoài, từ đó tạo ra một cách thức bán hàng riêng cho sản phẩm của bạn.

Giá cả là một tiêu chí đánh giá cho mặt hàng đồ gỗ mỹ nghệ của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Mỹ tuy nhiên tiêu chí quan trọng hơn vẫn là chất lượng. Các nhà tiêu dùng Mỹ định nghĩa chất lượng chính là: sự thoải mái qua các thiết kế, tính bền của sản phẩm trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt và xu hướng phong cách.
Tại sao lại nhiều tiêu chí như vây? Các nhà tiêu dùng Mỹ đang ngày càng mong đợi nhiều sự lựa chọn hơn khi mua sản phẩm. Những mong đợi này thúc đẩy sự cải tiến của nghề trang trí nội-ngoại thất với việc đưa ra định nghĩa của ngôi nhà “ngoài sân”chính là một ý tưởng của việc mở rộng “trong nhà”. Người tiêu dùng muốn lấy không gian ngoài trời của nhà họ để phản ánh mức độ lộng lẫy ở bên trong.
Hiện tại những người tiêu dùng Mỹ chưa có nhận thức cụ thể về đồ gỗ có nguồn gốc của Việt Nam. Theo kết quả điều tra từ những khách hàng mục tiêu thì tất cả các đồ gỗ mỹ nghệ có xuất xứ từ Châu Á đều được coi là một và chất lượng cũng không được quan tâm.





Những sản phẩm bán chạy nhất của bạn: Nếu công ty bạn sản xuất nhiều loại sản phẩm, bạn nên bắt đầu với một sản phẩm phù hợp nhất với thị trường mục tiêu. Nếu có thể chọn một hoặc hai sản phẩm phù hợp với thị trường và không cần chỉnh sửa nhiều về thiết kế thì là lý tưởng nhất. Hãy giới thiệu những sản phẩm mà bạn làm tốt và mang yếu tố văn hoá của đất nước bạn. Hãy làm mọi việc hoàn hảo hết mức có thể, đặc biệt là công đoạn hoàn thiện.
Chú ý chất lượng đầu tiên: Khách hàng quốc tế luôn mong muốn mua được những sản phẩm chất lượng cao với giá tốt. Điều này tạo nên quá trình cơ cấu lại thị trường bậc thấp và bậc trung cho hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Để đáp ứng mong muốn của khách hàng, ngay cả các nhà kinh doanh lớn cũng phải nâng cấp sản phẩm để có được chất lượng cao hơn, thiết kế đẹp hơn. Lấy ví dụ trường hợp nhà máy ở Trung Quốc đã nâng cao chất lượng và phương thức sản xuất nhưng vẫn giữ mức giá bán thấp. Họ đã đưa ra một tiêu chuẩn chất lượng mới cho phần lớn các sản phẩm có giá bán thấp và gây áp lực lớn tới hầu hết các phân đoạn thị trường khác buộc các nhà sản xuất khác phải giảm giá và nâng cao chất lượng. Vì thế, để định vị doanh nghiệp trên thị trường, bạn phải sản xuất những sản phẩm có chất lượng tốt nhất có thể, ngay cả với các sản phẩm không đắt tiền. Cố gắng không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm.
Khác biệt hoá sản phẩm cho các khách hàng khác nhau: Để có được nhiều mối kinh doanh, các nhà xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam có xu hướng chào bán tất cả những sản phẩm họ sản xuất hoặc mua lại từ các làng nghề truyền thống cho mọi khách hàng. Chiến lược này có thể giúp bạn có nhiều đơn hàng trong ngắn hạn, nhưng có thể tạo ra bất lợi trong dài hạn. Khi bạn (và nhiều nhà xuất khẩu khác trong khu vực của bạn) bán cùng một loại sản phẩm cho nhiều người mua, thị trường sẽ nhanh chóng trở nên bão hoà và thừa cung còn sản phẩm sẽ mất dần tính độc đáo, đặc trưng. Do sản phẩm được bán ở nhiều nơi nên chúng trở nên bình thường và giảm giá trị. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình thực tế, bạn có thể tính đến việc chào bán những sản phẩm tương tự cho các thị trường khác nhau.


    Không sao chép của người khác mà phát triển những sản phẩm riêng: Người mua hàng nước ngoài rất dễ tìm ra hàng trăm website của các nhà xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam, nhưng họ thường rất thất vọng vì không tìm thấy nhiều sự khác biệt của các sản phẩm được chào bán trên website. Hình ảnh các sản phẩm trên website của các nhà sản xuất gần như giống nhau. Tương tự, khi tham quan một triển lãm quốc tế, đặc biệt Triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ và nội thất quốc tế tại Tp. Hồ Chí Minh, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều gian hàng trưng bày các sản phẩm cùng loại. Làm như vậy, nhà sản xuất Việt Nam đã hạn chế khả năng cạnh tranh của chính họ và các nhà sản xuất khác, vì cuối cùng không một công ty nào có sản phẩm riêng của mình.

Bạn nên tìm hiểu xu hướng sản phẩm bằng cách quan sát thị trường nhưng không nên sao chép. Cố gắng phát triển các sản phẩm của riêng bạn trên cơ sở phân tích các xu hướng đó. Bạn có thể tìm ra rất nhiều đặc điểm xu hướng sản phẩm từ một triển lãm thương mại, ví dụ sự kết hợp giữa khung nhôm hay i-nốx với gỗ … Điều này cho phép bạn phát triển sản phẩm riêng cho chính doanh nghiệp mình.




    Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id24231 50525
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Lời mở đầu 1 Chương 1: Sự phát triển của các hệ thống thông tin di động 3
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> ĐẠi học quốc gia thành phố HỒ chí minh trưỜng đẠi học kinh tế luậT
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục phòng tổ chức nhân sự VÀ tiền lưƠng 11 phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ 12 trung tâm thông tin và CÔng nghệ tin họC 12
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Tại các thị trường Nhật, eu, Hoa Kỳ
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> TÀi liệu tham khảo môn học tư TƯỞng hồ chí minh phần: Tập trích tác phẩm của Hồ Chí Minh TÀi liệU ĐỌc thêM
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> THỜi kì SƠ khai củA ĐIỆn từ HỌC: 2 những phát hiệN ĐẦu tiên về ĐIỆn và TỪ CỦa ngưỜi hy lạP: 2
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> MỤc lục danh mục bảng danh mục hình chưƠng I. TỔng quan về CÔng ty 1 SỰ HÌnh thành và phát triển của công ty
    UploadDocument server07 id24231 50525 -> Nghiên cứU ĐẶC ĐIỂm nhiễm khuẩn sơ sinh tại khoa nhi bệnh việN Đa khoa trung ƣƠng thái nguyêN

    tải về 1.91 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương