DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH


THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



tải về 0.61 Mb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

3. THỰC TRẠNG, XU HƯỚNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

3.1. Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu toàn cầu


Trước những diễn biến và ảnh hưởng tiêu cực mang tính toàn cầu của biến đổi khí hậu, các nước trên thế giới đã có nhiều động thái tích cực nhằm ngăn chặn những hiểm họa khôn lường mà biến đổi khí hậu có thể gây ra cho loài người. Năm 1979, Hội nghị khí hậu Quốc tế lần thứ nhất đã ra tuyên bố kêu gọi chính phủ các nước nhận thức về mức độ nghiêm trọng này và tiến hành các hành động nhằm giảm thiểu các tác động làm biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một loạt các hội nghị liên chính phủ thảo luận về vấn đề biến đổi khí hậu đã được tổ chức từ những năm cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 như: Hội nghị Villach (10/1985), Hội nghị Toronto (6/1988), Hội nghị Ottawa (2/1989), Hội nghị Tata (2/1989), Hội nghị và tuyên bố Hague (3/1989), Hội nghị bộ trưởng Noordwijk (11/1989), Hội nghị Cairo (12/1989), Hội nghị Bergen (5/1990), và Hội nghị Khí hậu thế giới lần thứ 2 (11/1990).

Cùng với các bằng chứng khoa học được đưa ra ngày càng nhiều, các hội nghị liên quan đến BĐKH và các tác động của nó ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học cũng như cộng đồng quốc tế. Năm 1988, Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) được UNEP và WHO thành lập. IPCC có nhiệm vụ đánh giá một cách tổng hợp, khách quan, minh bạch các thông tin khoa học – kỹ thuật và kinh tế - xã hội liên quan đến các rủi ro xuất phát từ hiện tượng biến đổi khí hậu do các hoạt động của con người gây ra.

Năm 1990, IPCC công bố Báo cáo đánh giá đầu tiên về biến đổi khí hậu. Báo cáo đã gây tiếng vang rất lớn và nhận được sự quan tâm thích đáng từ cộng đồng quốc tế, nó được sử dụng là cơ sở để đàm phán Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Công ước này được hoàn chỉnh và phê chuẩn tại New York vào tháng 9/1992, được 154 quốc gia ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio De Janero và bắt đầu có hiệu lực từ 21/03/1994.

Báo cáo đánh giá thứ 2 về biến đổi khí hậu do IPCC hoàn thành vào năm 1995. Báo cáo này có công đóng góp của trên 2000 nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới. Hội nghị lần thứ 3 của các nước ký kết công ước (COP-3), được tổ chức vào năm 1997 tại Kyoto, đã thông qua Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính gây ra do biến đổi khí hậu.

Năm 2001, IPCC hoàn thành Báo cáo đánh giá lần thứ 3 về biến đổi khí hậu, báo cáo kết luận rằng bằng chứng về tác động của con người lên biến đổi khí hậu ngày càng rõ hơn và đưa ra một bức tranh chi tiết về các tác động của sự nóng lên toàn cầu đối với các khu vực trên thế giới.

Báo cáo lần thứ tư của IPCC được công bố vào năm 2007. Trong báo cáo này, IPCC đã khẳng định biến đổi khí hậu là một vấn đề hiển nhiên và không còn tranh luận. Sự biến đổi khí hậu được IPCC chứng minh bằng các số liệu quan trắc nhiệt độ không khí và nước biển, sự tan băng và nước biển dâng.

Gần đây, UNDP đã công bố Báo cáo Phát triển con người năm 2007/2008 với chủ đề “Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”. Trong báo cáo, UNDP đã khẳng định: đến nay đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng tỏ rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra đang đẩy thế giới đến một thảm họa sinh thái, cùng với những tác động không thể đảo ngược đối với sự nghiệp phát triển con người. Hội nghị về biến đổi khí hậu tại Bali năm 2007 đã thu hút được số lượng đại biểu tham dự kỷ lục, góp phần thúc đẩy nhận thức của thế giới về vấn đề biến đổi khí hậu. Mặc dầu nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các chính phủ, tổ chức và cộng đồng quốc tế nhưng chúng ta phải thừa nhận những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới đời sống con người và thiên nhiên là đặc biệt nghiêm trọng và nguy cơ dẫn đến thảm họa môi trường đối với con người là hoàn toàn có thể.

Theo dự báo của các nhà khoa học, nếu tình hình phát thải khí nhà kính không giảm đi thì vào năm 2050 nồng độ khí CO2 trong khí quyển sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ tiền công nghiệp, từ 260 ppm lên 500 ppm (ADB, 2007). Hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ trái đất tăng lên kéo theo hàng loạt các yếu tố khí hậu khác như: lượng mưa, độ ẩm, bức xạ… thay đổi theo. Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt ở các vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng các vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng và xâm lấn các vùng đất ven bờ. Tần suất và cường độ hiện tượng ENSO gia tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cường độ và lượng mưa có nhiều bất thường, những vùng mưa nhiều thì trở nên nhiều hơn, cường độ lớn hơn; các vùng hạn hán thì trở nên khô cằn hơn. Khi lượng phát thải khí CO2 tăng gấp đôi, lượng mưa tăng ở các vùng vĩ tuyến cao và các vùng nhiệt đới trong tất cả các mùa trong năm; ở vĩ tuyến trung bình lượng mưa sẽ tăng khoảng 10 ÷ 20 %. Song song với hiện tượng nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thoái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím trên trái đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người, các hệ sinh thái, và đời sống kinh tế xã hội (Bộ NN & PTNT, 2008).

Ở khu vực Đông Nam Á, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học, Sức khỏe cộng đồng và Công nghiệp Úc (SCIRO) đã ước lượng các phương án biến đổi khí hậu cao, vừa và thấp. Theo đó, ở Đông Nam Á đến năm 2070, nhiệt độ có thể tăng 0,40C (phương án thấp), 10C (phương án vừa) và 20C (phương án cao). Lượng mưa có thể biến động từ 5 – 10% trong mùa mưa và 0 - 5 % trong mùa khô, mực nước biển sẽ tăng từ 15 đến 90 cm theo các phương án biến đổi khí hậu từ thấp đến cao.

Trong dự án mang mã số AS07 của chương trình AIACC (Assessments of Impacts and Adaptation to Climate Change) nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Kông do Cơ quan START vùng Đông Nam Á (SEA START RC) thực hiện, mô hình khí hậu khu vực có độ phân giải cao CCAM đã được sử dụng để xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu, thông qua các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, lượng mưa, bức xạ và gió.

Trong 200 năm qua nồng độ khí CO2 trong khí quyển đã tăng thêm một phần ba so với thời kỳ tiền công nghiệp, vào khoảng 372 ppm. Nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính khác cũng tăng do hoạt động của con người, cách đây 200 năm nồng độ khí CH4 là 800 ppb, còn bây giờ là 1.750 ppb. NOx cũng tăng lên từ 270 ppb lên 310 ppb. Các khí gây hiệu ứng nhà kính trong đó có khí CO2­ ­là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu (IPCC, 2007).

Hoạt động của con người trong 200 năm qua đã làm tăng 50% nồng độ các KNK trong khí quyển so với thời kỳ trước công nghiệp. Việc tăng nhanh lượng phát thải khí CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch diễn ra từ những năm 1950 do nhu cầu sử dụng năng lượng tăng khi dân số thế giới tăng nhanh. Từ năm 1970 đến năm 2004 khí CO2 trên toàn thế giới tăng 70% (IPCC, 2007). Bên cạnh đó sự gia tăng các KNK còn bắt nguồn từ đốt phá rừng, sử dụng không hợp lý các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là đất ngập nước (chiếm khoảng 10% lượng phát thải các KNK) dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu (Nguyễn Hữu Ninh, 2008).



Các KNK phát thải từ các hoạt động không hợp lý của con người tác động tới nhiều mặt của đời sống con người, các hệ sinh thái, v.v và trầm trọng nhất là hiện tượng trái đất đang nóng dần lên. Số liệu quan trắc về sự BĐKH từ năm 1850 đến năm 2000 cho thấy nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,74OC, trong đó nhiệt độ tại hai vùng cực tăng gấp 2 lần so với nhiệt độ tăng trung bình trên toàn cầu. Dự báo biên độ tăng nhiệt độ của trái đất từ nay đến năm 2100 có thể trong khoảng 1,1 – 6,4OC, đây là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử 10.000 năm qua của loài người và nhiệt độ cũng không tăng đồng đều ở các vùng, các quốc gia trên thế giới (IPCC, 2007). Hậu quả của sự nóng lên toàn cầu sẽ làm các lớp băng tuyết tan nhanh hơn trong những thập niên tới. Trong thế kỷ 20, trung bình mực nước biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/năm và chỉ riêng thập kỷ vừa qua là 3,1 mm/năm, và được dự báo là sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ 21, ít nhất là 2,8 – 4,3 mm/năm (IPCC, 2007).


tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương