DỰ Án tăng cưỜng năng lực quốc gia ứng phó VỚi biếN ĐỔi khí HẬU Ở việt nam nhằm giảm nhẹ TÁC ĐỘng và kiểm soát phát thải khí nhà KÍNH



tải về 0.61 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2017
Kích0.61 Mb.
#32805
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

1.3. Phương pháp luận


Do sự hạn chế tài liệu liên quan đến tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp ở Việt Nam và sự hạn chế về thời gian cũng như nguồn lực tài chính cho nghiên cứu, nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là dựa trên các tài liệu sẵn có.

Phương pháp chuyên gia cũng được sử dụng để phân tích các thông tin, dữ liệu và các kinh nghiệm có liên quan để phân tích các tác động tiềm tàng của BĐKH đối với lâm nghiệp.

Ngoài ra một số cuộc họp và hội thảo chuyên đề sẽ được tổ chức để tham khảo ý kiến các bên liên quan và thảo luận sâu về các vấn đề nghiên cứu. Trong các cuộc họp và hội thảo, những chuyên gia và các tổ chức liên quan sẽ được mời tham dự để cho ý kiến về các vấn đề tác động của BĐKH và các giải pháp ứng phó BĐKH.

2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG RỪNG Ở VIỆT NAM

2.1. Đặc điểm về tài nguyên rừng ở Việt Nam


Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên trên phần đất liền là 32.894.398 ha, với bờ biển dài 3.260 km, chạy suốt từ miền Bắc (Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh) vào phía Nam (mũi Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau). Năm 1943, lần đầu tiên số liệu về tài nguyên rừng Việt Nam được một học giả người Pháp là Maurand công bố. Tài liệu này cho thấy diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1943 là khoảng 14,3 triệu ha, chiếm khoảng 43% tổng diện tích toàn lãnh thổ. Tác giả cũng cho rằng ngoài tính đa dạng của hệ thực vật thì tài nguyên rừng Việt Nam có thể được đánh giá là rất dồi dào và có tính bền vững cao.

Từ năm 1979 đến năm 1984, lần đầu tiên Việt nam thực hiện cuộc điều tra tài nguyên rừng cấp quốc gia thông qua dự án VIE/76/014 do FAO hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính. Kết thúc dự án năm 1984, diện tích rừng Việt Nam được xác định là khoảng 10 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm diện tích chủ yếu với khoảng 9,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 600 ha. Đến năm 1995, số liệu về kiểm kê đánh giá diễn biến tài nguyên rừng quốc gia cnho thấy diện tích rừng Việt Nam còn khoảng 9,3 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 8,3 triệu ha và rừng trồng là khoảng 1 triệu ha.



Số liệu công bố về diễn biến rừng cho thấy diện tích rừng Việt Nam có đã bị giảm mạnh trong giai đoạn 1943 – 1995. Trong giai đoạn này, Việt Nam mất khoảng 5 triệu ha rừng và độ che phủ của rừng đã giảm từ 43% xuống còn 28%. Tốc độ mất rừng bình quân cho giai đoạn này được ước tính là khoảng 100.000 ha/năm. Tuy nhiên, trong thời gian từ năm 1995 đến năm 2008, diện tích rừng Việt Nam liên tục gia tăng. Kết quả kiểm kê rừng toàn quốc cho thấy năm 1999 Việt Nam có tổng diện tích rừng là khoảng 10,9 triệu ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 9,4 ha và diện tích rừng trồng là 1,5 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khoảng 33%. Đến năm 2005, diện tích rừng Việt Nam là khoảng 12,6 triệu ha với độ che phủ là 37% và diện tích rừng công bố năm 2008 lag khoảng 13 triệu ha với tỷ lệ che phủ là khoảng 39% (Bộ NN&PTNT 2009). Chi tiết về diễn biến diện tích rừng ở Việt Nam được thống kê tại bảng 1.

Bảng 1. Diễn biến diện tích và che phủ rừng giai đoạn 1943 – 2008

Năm

Tổng số

Dịên tích theo loại rừng (ha)

Diện tích (ha)

Che phủ (%)

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1943

14.300

43,0

14.300

0

1976

11.169

33,0

11.077

92

1980

10.908

32,1

10.486

422

1985

9.892

30,0

9.308

584

1990

9.175

27,0

8.430

745

1995

9.302

28,0

8.252

1.050

1999

10.915

33,2

9.444

1.471

2002

11.784

35,0

9.865

1.919

2003

12.095

36,1

10.005

2.090

2004

12.306

36,7

10.088

2.218

2005

12.616

37,0

10.283

2.333

2006

12.723

38,0

10.304

2.419

2007

12.836

38,2

10.283

2.553

2008

13.118

38,7

10.348

2.770

Mặc dù diện tích rừng Việt Nam đã được nâng lên đáng kể trong kể từ năm 1995 đến nay nhưng chất lượng rừng vẫn còn thấp. Số liệu thống kê năm 2004 cho thấy chỉ có 7% diện tích rừng là rừng “nguyên sinh” và gần 70% diện tích còn lại là rừng thứ sinh nghèo (Cục kiểm lâm 2004). Năng lực sản xuất gỗ của rừng chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về gỗ cho sản xuất, chế biến đồ gỗ sử dụng trong nước và xuất khẩu. Chất lượng rừng suy giảm còn còn được biểu hiện thông qua sự suy giảm về năng lực phòng hộ của rừng như phòng hộ đầu nguồn, ven biển và sự suy thoái về đa dạng sinh học, đặc biệt là những loài cây quý hiếm và đặc hữu của rừng vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Xét về đa dạng sinh học, các hệ sinh thái rừng Việt Nam được cho là nơi có đa dạng sinh học cao. Tính đa dạng về thực vật và động vật là một trong những nhân tố quyết định tính đa dạng về hệ sinh thái rừng tự nhiên của Việt Nam.

Về khu hệ thực vật, ngoài những yếu tố bản địa đặc hữu, Việt nam còn là nơi hội tụ của 3 luồng thực vật di cư từ Trung Quốc, Ấn Độ - Hymalaya, Malaixia – Inđônexia và các vùng khác kể cả ôn đới. Theo Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc 2524 chi và 378 họ. Các nhà thực vật dự đoán con số loài thực vật ở nước ta có thể lên đến 15.000 loài. Trong các loài cây nói trên có khoảng 7000 loài thực vật có mạch, số loài thực vật đặc hữu của Việt nam chiếm khoảng 30% tổng số loài thực vật ở miền Bắc và chiếm khoảng 25% tổng số loài thực vật trên toàn quốc (Lê Trần Chấn, 1997), có ít nhất 1.000 loài cây đạt kích thước lớn, 354 loài cây có thể dùng để sản xuất gỗ thương phẩm. Các loài tre nứa ở Việt Nam cũng rất phong phú, trong đó có ít nhất 40 loài có giá trị thương mại. Sự phong phú về loài cây đã mang lại cho rừng Việt Nam những giá trị to lớn về kinh tế và khoa học. Theo thống kê của Viện Dược liệu (2003), hiện nay đã phát hiện được 3.850 loài cây dùng làm dược liệu chữa bệnh, trong đó chữa được cả những bệnh nan y hiểm nghèo. Theo thống kê ban đầu, đã phát hiện được 76 loài cây cho nhựa thơm, 600 loài cây cho tananh, 500 loài cây cho tinh dầu và 260 loài cây cho dầu béo.

Về động vật, theo Đặng Huy Huỳnh (1997), nước ta có khoảng 11.050 loài động vật bao gồm 275 loài và phân loài thú, 828 loài chim (nếu tính cả phân loài thì khu hệ chim nhiệt đới nước ta lên đến 1.040 loài và phân loài), 260 loài bò sát và 82 loài ếch nhái, khoảng 7.000 loài côn trùng và hàng nghìn loài động vật đất, đặc biệt có nhiều ở đất rừng v.v. Theo báo cáo của Tổ chưức bảo tôồ tài liệu của IUCN/CNPPA (1986) khu hệ động vật Việt Nam khá giầu về thành phần loài và có mức độ cao về tính đặc hữu so với các nước trong vùng phụ Đông Dương. Trong số 21 loài khỉ có trong vùng phụ này thì Việt Nam có 15 loài, trong đó có 7 loài và phân loài đặc hữu (Eudey 1987).Theo Mackinon, trong vùng phụ có 49 loài chim đặc hữu thì Việt Nam đã có 33 loài trong đó có 10 loài đặc hữu của Việt Nam.

Có thể thấy tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng Việt Nam là rất cao, đặc biệt trong những năm gần đây các nhà khoa học còn liên tục phát hiện thêm được nhiều loài động, thực vật mới rất có giá trị về đa dạng sinh học cũng như lĩnh vực bảo tồn. Có 5 loài thú mới là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus trươngsonensis), Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi) và Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea); 3 loài chim mới là Khướu vằn đầu đen (Actinodura sodangorum), Khướu Ngọc Linh (Garrulax ngoclinhensis) và Khướu Kon Ka Kinh (G. konkakinhensis) đã được phát hiện trong vòng 30 năm ở Việt Nam. Cũng trong thời kỳ này, nhiều loài mới thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư, cá và động vật không xương sống cũng đã được mô tả, trong đó có 6 loài cua mới (Bộ Tài nguyên và môi trường, 2005).

Trong những năm vừa qua, nhiều loài thực vật mới cũng đã được phát hiện ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1993 – 2002, có 13 chi, 222 loài và 30 taxon dưới loài đã được mô tả. Thêm vào đó có 2 họ, 19 chi và hơn 70 loài đã được ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt Nam. Tỷ lệ phát hiện loài mới đặc biệt cao ở họ Lan với 3 chi mới và 62 loài mới được mô tả, 4 chi và 34 loài lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam, trong đó có Lan hài (P. hangianum) là một loài đặc hữu và đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam . Cũng có 1 chi mới và 3 loài mới cho khoa học thuộc ngành hạt trần được mô tả, 2 chi và 12 loài được bổ sung vào danh lục thực vật của Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2005).

Mặc dù các hệ sinh thái rừng Việt Nam sở hữu sự giàu có về đa dạng sinh học, nhưng sự suy giảm về diện tích và chất lượng rừng đã và đang tác động mạnh mẽ đến sự suy giảm đa dạng sinh học. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị đe doạ có nguy cơ tuyệt chủng như: Bách xanh, Thuỷ tùng, Thông hai lá dẹt v.v… Không chỉ những loài cây gỗ lớn mà cả nhiều loài cây lâm sản ngoài gỗ như các loài cây làm thuốc chữa bệnh (dược liệu): Sa nhân, Hà thủ ô đỏ, Sâm Ngọc Linh v.v… cũng ngày càng cạn kiệt. Động vật rừng cũng đang hiếm dần. Nhiều loài động vật rừng quý hiếm cũng đang bị đe doạ tuyệt chủng như Tê giác một sừng, Bò xám, Hổ, Voi v.v…Nhiều hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh đang bị khai thác lậu. Phần lớn rừng còn lại hiện nay là rừng thứ sinh nghèo. Bảo vệ rừng là biện pháp cơ bản quyết định đến việc bảo tồn tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng nhiệt đới Việt Nam.



tải về 0.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương