Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc


Lồng ghép TƯ BĐKH đối với công trình kênh dẫn



tải về 3.82 Mb.
trang9/28
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.82 Mb.
#38839
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28

Lồng ghép TƯ BĐKH đối với công trình kênh dẫn

  1. Lựa chọn loại hình thời tiết, thủy văn cực đoan


Kênh dẫn bao gồm cả kênh tưới và kênh tiêu, ở các tỉnh miền núi phía Bắc, công trình kênh tưới tương đối phổ biến và dễ bị tổn thương đối với các hiểm họa thiên nhiên. Trong số các hiểm họa này, hiểm họa do mưa lũ gây sạt lở, lũ quét là loại hình nguy hiểm nhất đối với công trình kênh tưới. Tuy nhiên mưa lũ vẫn được coi là loại hiểm họa phổ biến nhất đối với kênh dẫn ở các tỉnh miền núi. Sạt lở, lũ quét được coi là “hiểm họa thứ cấp”.
      1. Xác định giải pháp thích ứng BĐKH phòng chống mưa, lũ cực đoan


a) Đối với thiết kế: Cập nhật số liệu mưa một ngày lớn nhất. Kiểm tra lại thiết kế theo số liệu cập nhật mưa một ngày lớn nhất. Rà soát loại tình trạng mặt đệm khu vực kênh tưới đi qua. Áp dụng các giải pháp sử dụng bê tông gia cố mái kênh. Hiện nay, khi các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực vật liệu phát triển nhanh chóng, máy móc thiết bị thi công hiện đại, giải pháp sử dụng bê tông đổ tại chỗ cần được ưu tiên áp dụng. Đối với các kênh tưới đi qua khu vực dễ bị sạt lở, lũ quét, cần phải thận trọng trong tính toán thủy văn đối với khu vực này để thiết kế mặt cắt kênh, kết cấu và các công trình phụ trợ phòng chống sạt lở, lũ quét. Đơn vị, cá nhân thiết kế kênh dẫn sau khi đề xuất thiết kế cần tham vấn cộng đồng để đảm bảo phương án thiết kế phù hợp với thực tế và đảm bảo công trình có thể chống chịu với tác động của mưa lũ. Áp dụng công nghệ bê tông thành mỏng để xây dựng kênh trên địa bàn khu vực. Bê tông có thành mỏng 40 mm, đáy 70 mm đã khắc phục được các nhược điểm của công nghệ sản xuất bê tông đúc sẵn bởi ưu điểm mỏng hơn, nhẹ hơn, có khả năng chống thấm, đảm bảo độ chắc tuyệt đối, phù hợp với nhiều loại địa hình (nhất là đối với vùng cát chảy), tuổi thọ cao, chi phí thấp.

b) Đối với thi công: Cũng giống như thi công đối với các công trình thủy lợi khác, thi công kênh tưới nhất thiết phải chú ý đến những bất thường trong mưa lũ. Đơn vị thi công cần phải xem xét sự bất thường mưa lũ trong xây dựng kế hoạch thi công. Kế hoạch phòng tránh mưa lũ bất thường trong thi công cần có sự tham gia của cán bộ phòng chống thiên tai của địa phương. Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ”. Kế hoạch thi công có lồng ghép TƯBĐKH cần phải được cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt. Từ trước tới nay các giải pháp nâng cao chất lượng bê tông gia cố mái hệ thống kênh mương công trình Thủy lợi không được chú ý nhiều như công trình đầu mối. Vì vậy việc đi sâu vào nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng bê tông gia cố mái kênh, các công trình thủy lợi vừa và nhỏ khác không những nâng cao được tuổi thọ công trình, làm tăng mỹ quan công trình mà còn giảm chi phí, tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng công trình. Giải pháp truyền thống đến nay, bê tông mái kênh và mái có độ dốc lớn thường được thiết kế dưới dạng tấm lát đúc sẵn. Giải pháp này có nhược điểm: Khó đảm bảo được mỹ quan, giảm tuổi thọ do hệ thống khớp nối giữa các tấm lát quá nhiều và khó khăn trong việc xử lý kỹ thuật, năng lực chuyển nước giảm theo thời gian do độ nhám của mái kênh tăng lên dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh thông qua hệ thống khớp nối, tăng giá thành xây dựng do phải trải qua nhiều công đoạn (sản xuất tấm lát, vận chuyển, lắp đặt, xử lý khớp nối...). Tuy nhiên giải pháp sử dụng tấm lát là phương án truyền thống, dễ dàng cho công tác thi công khi không có các thiết bị chuyên dụng. Trong bối cảnh hiện nay, khi các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực vật liệu phát triển nhanh chóng, máy móc thiết bị thi công hiện đại, giải pháp sử dụng bê tông đổ tại chỗ được ưu tiên áp dụng để khắc phục được các nhược điểm nêu trên...Giải pháp này sẽ phù hợp và đặc biệt đem lại hiệu quả cao cho các mái kênh và mái dốc có chiều cao lớn. Riêng đối với các kênh nhánh kích thước nhỏ thì tuỳ theo đặc điểm công trình, luận chứng kinh tế kỹ thuật cụ thể để so sánh lựa chọn. Bê tông mái kênh và mái có độ dốc lớn thường là các kết cấu mỏng, thi công trong điều kiện độ dốc lớn nên gặp nhiều khó khăn cho việc san đầm thủ công từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến độ đặc chắc của bê tông, độ nhám bề mặt... Do đó giải pháp thiết kế, thi công bê tông mái kênh và mái có độ dốc lớn theo phương pháp bê tông đổ tại chỗ trên cơ sở phù hợp với trình độ tiên tiến trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ lợi trong bối cảnh hiện nay nhằm phấn đấu theo kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực nói chung và trên thế giới nói riêng6.

c) Đối với vận hành & duy tu bảo dưỡng: Công trình kênh tưới ở các tỉnh miền núi phía Bắc thường trải dài trên một khu vực rộng lớn và qua các khu vực dễ bị tổn thương do sạt lở, sụt lún… Chính vì vậy công tác vận hành, duy tu bảo dưỡng hệ thống công trình kênh tưới rất quan trọng. Một hư hỏng cục bộ có thể dẫn đến toàn bộ hệ thống kênh dẫn ngừng hoạt động hoặc bị phá hoại nghiêm trọng. Trong bối cảnh BĐKH, các hiện tượng mưa lũ cực đoan xảy ra thường xuyên và bất thường nhiều hơn. Do vậy, quy trình vận hành & duy tu bảo dưỡng hệ thống kênh luôn phải cập nhật, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. Đơn vị quản lý kênh dẫn cần phải có sự phân công rõ ràng khi mưa lũ xảy ra, ai phụ trách ở đâu, làm gì, làm như thế nào. Kế hoạch này cần phải được bàn bạc thống nhất trong đơn vị quản lý kênh và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    1. Lồng ghép TƯ BĐKH đối với công trình trạm bơm

      1. Lựa chọn hiện tượng thủy văn cực đoan


Hầu hết các công trình trạm bơm ở các tỉnh miền núi phía Bắc là các trạm bơm tưới. Các trạm bơm này được thiết kế gần bờ sông suối. Vì vậy, lũ (bao gồm cả lũ sông suối, lũ quét và lũ ống) là hiểm họa trực tiếp và nguy hiểm đối với công trình trạm bơm. Bão, lốc xoáy cũng có thể gây thiệt hại đối với công trình trạm bơm, nhưng không thường xuyên và không có tác động lớn đối với các nhà trạm kiên cố. Một hiểm họa nữa đối với trạm bơm là trong mùa kiệt, lượng nước trong sông, suối quá ít, trạm bơm không được phép bơm hút tất cả lượng nước trong sông suối. Đối với trạm bơm cần phải chú ý đến cả hai mặt “quá thừa nước” và “quá thiếu nước”.
      1. Xác định giải pháp thích ứng BĐKH phòng chống hiện tượng thủy văn cực đoan


a) Đối với thiết kế: Khi thiết kế trạm bơm, người thiết kế rất chú ý đến việc xác định mực nước lũ thiết kế để xác định cao trình đặt sàn máy bơm. Vì vậy, nếu không tính toán chính xác sẽ xảy ra hiện tượng nhà trạm bị ngập khi có lũ lớn. Cần cập nhật số liệu khí tượng, thủy văn, tính toán lại mực nước lũ thiết kế theo liệt tài liệu mới (có thể ứng dụng các mô hình thủy văn, thủy lực để tính lũ trên lưu vực). Chỉnh sửa lại thiết kế cũ nếu như thiết kế này chưa được cập nhật số liệu, thông tin. Trong trường hợp nhà trạm có khả năng bị ngập, người thiết kế cũng nên thiết kế phương án di chuyển máy bơm lên cao trong thời gian lũ. Cũng cần phải thiết kế thích hợp đối với hệ thống thoát nước mưa xung quanh trạm bơm, đảm bảo trạm bơm không bị ngập cục bộ do mưa lớn. Khi lựa chọn vị trí trạm bơm cần tham vấn cộng đồng địa phương, đối chiếu với quy phạm kỹ thuật. Ngược lại, cần tính toán cao trình ống hút để đảm bảo máy bơm có thể vận hành trong mùa nước kiệt.

Kết cấu của nhà trạm theo hình thức kết cấu truyền thống, sử dụng vật liệu bê tông cốt thép là chủ yếu. Điều này dẫn đến các hư hại thường gặp như rạn nứt, xâm thực dưới điều kiện mưa, lũ. Do đó vấn đề đặt ra cần phải có giải pháp kỹ thuật mới, hoặc cải biên chỉnh sửa các giải pháp kỹ thuật sử dụng loại hình vật liệu cũ trong các dự án xây dựng trạm bơm mới.



b) Đối với thi công: Thi công trạm bơm bao gồm các hạng mục xây dựng nhà trạm, bể hút, bể xả, kênh dẫn, lắp đặt máy bơm, lắp đặt hệ thống điện và hệ thống điều khiển…Trong các hoạt động đó, một số hoạt động ngoài trời phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và thủy văn. Đơn vị thi công công trình trạm bơm cần rà soát lại kế hoạch thi công sau khi đã cập nhật thông tin về thời tiết, thủy văn ở khu vực xây dựng trạm bơm. Cần phải có những giải pháp ứng phó khi có những sự kiện thời tiết, thủy văn bất thường xảy ra. Ví dụ, trong quá trình thi công nhà trạm, kênh dẫn nước, đột ngột mưa lũ lớn xuất hiện thì cần phải thực hiện các hoạt động gì để bảo vệ công trình đang thi công dở. Rà soát lại vị trí nhà kho, khu chứa vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, khu ăn nghỉ của người lao động có an toàn khi mưa, lũ lớn xảy ra không. Tất cả các hoạt động này cần phải xem xét và đưa vào trong kế hoạch thi công.

c) Đối với vận hành & duy tu bảo dưỡng: Đơn vị, cá nhân làm nhiệm vụ vận hành & duy tu bảo dưỡng công trình trạm bơm thường đã có quy trình vận hành & duy tu bảo dưỡng. Nhưng trên thực tế, quy trình này thường được xây dựng từ khi công trình được đưa vào hoạt động, ít khi được cập nhật cho phù hợp với tình hính thực tế. Vì vậy, khi các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, bất thường xuất hiện ngày càng nhiều thì nhất thiết hàng năm phải cập nhật, sửa đổi lại quy trình vận hành & duy tu bảo dưỡng đối với trạm bơm. Cụ thể, cần phải có phương án rõ ràng khi ứng phó với mưa, lũ lớn bất thường. Ví dụ, khi mưa, lũ lớn xảy ra, nhà trạm bị ngập, ai thực hiện nhiệm vụ tháo và chuyển máy bơm, máy bơm chuyển đi bằng cách nào, chuyển tới đâu. Nói chung, cần giả định các tình huống có thể xảy ra, từ đó đề ra các biện pháp ứng phó và đưa các hoạt động này vào trong kế hoạch vận hành & duy tu bảo dưỡng. Nếu cần thiết, hàng năm có thể tổ chức diễn tập phòng chống mưa, lũ đối với công trình trạm bơm theo các kịch bản có thể xảy ra.
    1. Lồng ghép TƯ BĐKH đối với công trình kè bảo vệ bờ sông, suối

      1. Lựa chọn hiện tượng thủy văn cực đoan


Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, xói lở bờ sông suối đang là thách thức lớn đối với cộng đồng dân sinh và các cấp chính quyền. Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xói lở này là do lũ. Để bảo vệ những khu vực quan trọng và chống lại mức phá hoại lớn của dòng nước, người ta thường thiết kế, xây dựng công trình kè bảo vệ bờ sông, suối dưới hình thức kè đá xây, kè khung bê tông. Kè mỏ hàn chống xói lở bờ sông, gây bồi đắp tạo ổn định cho bờ sông ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa được thực hiện nhiều với nhiều lý do khác nhau. Trong bối cảnh BĐKH, đơn vị, cá nhân thiết kế, thi công, quản lý cần phải lồng ghép các giải pháp phòng chống cực đoanvào trong thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng công trình kè bảo vệ bờ sông, suối.
      1. Xác định giải pháp thích ứng BĐKH phòng chống hiện tượng thủy văn cực đoan


a) Đối với thiết kế: Đơn vị, cá nhân thiết kế công trình bảo vệ sông suối không nên cứng nhắc áp dụng một giải pháp cứng hay giải pháp mềm đơn lẻ. Tùy theo tình hình thực tế mà có thể kết hợp hài hòa cả hai loại giải pháp này.

Đối với giải pháp cứng, người ta thường thiết kế xây dựng công trình bảo vệ bờ sông, suối dưới dạng kè bê tông cốt thép, kè đá xếp khan, đá xây, đá rối, rồng đá, rồng tre…Trong khi đó, các giải pháp mềm bao gồm các giải pháp như: Trồng cây tăng ổn định mái dốc; sử dụng vật liệu làm từ công nghệ sinh học (phên bằng thân cây và cành cây, vải địa kỹ thuật công nghệ sinh học…) để gia cố mái dốc.

Giải pháp kết hợp cứng và mềm có thể là trồng cây với kè mỏ hàn đá đổ ổn định lòng dẫn đối với sông suối nhỏ có độ dốc lớn. Chân kè bảo vệ bằng các giải pháp cứng như bê tông, rọ đá.

Tuy nhiên, dù áp dụng giải pháp nào thì cũng phải cập nhật tính toán thủy văn thủy lực đối với khu vực công trình có xét đến hiện tượng lũ cực đoan. Đơn vị, cá nhân thiết kế cần thu thập, cập nhật số liệu, thông tin về khí tượng, thủy văn, địa hình, địa chất, hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên lưu vực sông, suối để tính toán mực nước, lưu lượng, phân bố tốc độ dòng chảy khu vực công trình theo tần suất thiết kế. Các mô hình toán tính mưa – dòng chảy (NAM, TANK…), mô hình diễn toán thủy lực sông suối (HEC, DELFT, MIKE…) để tính toán các thông số phục vụ thiết kế công trình trong đó có thể tính được các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra và kiểm tra các thông số với tiêu chuẩn thiết kế công trình thủy lợi QCVN04-05/2012.

Trên cơ sở kết quả tính toán thủy văn thủy lực với số liệu được cập nhật, phương án lựa chọn vị trí công trình, giải pháp công trình sẽ được xác định.

Cũng cần lưu ý rằng, theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam, chế độ khí tượng, thủy văn ở các tỉnh miền núi phía Bắc sẽ thay đổi. Hay nói khác đi, các số liệu đầu vào và điều kiện biên của bài toán thủy văn, thủy lực sẽ thay đổi. Đơn vị, cá nhân thiết kế cần hiểu rõ vấn đề này để có những cái nhìn xa hơn trong thiết kế công trình bảo vệ bờ sông, suối.



b) Đối với thi công: Hầu hết các hoạt động thi công công trình kè bảo vệ bờ sông, suối đều dưới nước hoặc sát với nước. Dù có thi công trong mùa khô, vẫn không thể không có kế hoạch phòng chống mưa lũ bất thường. Kế hoạch này cần phải chi tiết, cụ thể đối với từng hoạt động. Ví dụ, vật tư thiết bị phải tập kết ở đâu, ai làm gì, làm như thế nào khi xảy ra lũ. Tiến độ thi công nhất thiết phải hoàn thành trước mùa lũ. Trong trường hợp bất khả kháng, có lũ về đột ngột nhưng công trình đang thi công dang dở thì cần phải làm gì, làm như thế nào cũng cần phải suy nghĩ và đưa vào trong kế hoạch thi công.

c) Đối với duy tu bảo dưỡng: Công trình kè bảo vệ sông, suối thường xuyên chịu tác động của nước lũ và các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài. Sau mỗi trận lũ, đơn vị quản lý kè cần phải kiểm tra đánh giá những hư hỏng, cũng như hiệu quả hoạt động của công trình. Từ đó có những sửa chữa công trình kịp thời, cũng như có những bổ sung kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả và sự an toàn của công trình. Các hoạt động kiểm tra, đánh giá, báo cáo cần phải được đưa vào trong quy chế duy tu bảo dưỡng công trình kè bảo vệ sông, suối. Đơn vị chủ quản cần bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, chuẩn bị báo cáo đối với nhân viên quản lý kè.


    1. Sử dụng công nghệ sinh học trong các công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông đối với các tỉnh miền núi phía Bắc.


Công nghệ sinh học là một trong những công cụ quan trọng để bảo vệ môi trường. Có khác biệt với các biện pháp truyền thống thường được sử dụng ở Việt Nam để chống sạt lở mái bờ là dùng các cấu trúc cứng như đá đổ hoặc bê tông lót. Công nghệ sinh học là sự kết hợp của các ngành sinh học, cơ học, và sinh thái để kiểm soát xói lở, ổn định mái dốc thông qua việc sử dụng thảm thực vật hoặc thảm thực vật kết hợp với các vật liệu xây dựng. Cả thực vật sống và thực vật không sống có thể được sử dụng trong đó thực vật không sống được sử dụng làm vật liệu xây dựng tương tự như xây dựng thông thường. Nói cách khác, công nghệ sinh học có thể được định nghĩa là sự tích hợp thực vật sống thân gỗ, thực vật thân thảo với các vật liệu hữu cơ và vô cơ để tăng cường sức chịu lực và cấu trúc của đất. Điều này được thực hiện bằng một ma trận dày đặc của rễ để giữ đất với nhau (Allen và Leech 1997). Ngoài ra, việc dùng thực vật để kiểm soát xói lở còn có khả năng tạo môi trường tốt cho con người, động vật hoang dã cũng như hệ thủy sinh dọc ven sông.

Klingeman và Bradley (1976) đã chỉ ra bốn cách cụ thể thực vật có thể bảo vệ mái dốc bờ sông suối. Thứ nhất, hệ thống rễ giúp giữ đất lại với nhau và làm tăng sự ổn định của bờ nói chung bằng cách tạo ra cấu trúc mạng ràng buộc, tức là, khả năng của rễ để giữ các hạt đất với nhau. Thứ hai, các thực vật tiếp xúc với dòng chảy (thân, cành, nhánh và lá) có thể làm tăng cản đối với dòng chảy sẽ làm giảm vận tốc dòng chảy cục bộ, dẫn đến triệt tiêu năng lượng của dòng chảy, giảm xói lở đất. Thứ ba, các thảm thực vật đóng vai trò như một bộ đệm chống lại tác động bào mòn đất cũng như vận chuyển vật liệu. Thứ tư, thảm thực vật ngày càng phát triển có thể tạo ra sự lắng đọng trầm tích bằng cách tạo ra các vùng có vận tốc chảy chậm và ứng suất kéo nhỏ gần bờ, cho phép các trầm tích hạt thô lắng đọng. Thảm thực vật cũng thường tốn ít kinh phí hơn so với hầu hết các phương pháp cấu kiện cứng; nó cải thiện các điều kiện cho ngành thủy sản và động vật hoang dã, cải thiện chất lượng nước, và có thể bảo vệ các tài nguyên văn hóa / khảo cổ.

Giải pháp CNSH thường được kết hợp với phương pháp xây dựng đơn giản tạo ra các biện pháp hữu hiệu hơn vì có sẵn các vật liệu địa phương cũng như các kỹ thuật xây dựng.

Các kỹ thuật của công nghệ sinh học là dựa vào kiến ​​thức sinh học để xây dựng các công trình địa kỹ thuật và thủy lực để đảm bảo mái dốc và bờ sông ổn định. Toàn bộ cây hoặc một số bộ phận của cây được sử dụng làm vật liệu xây dựng để gia cố mái dốc, có thể kết hợp với vật liệu khác (như cây đã chết) và các vật liệu xây dựng thông thường. Vì vậy, kỹ thuật của CNSH không thay thế kỹ thuật thủy lực hoặc địa kỹ thuật truyền thống (ví dụ vải địa kỹ thuật, hoặc các khối bê tông), nhưng nó bổ sung và cải thiện công nghệ xây dựng.

Có nhiều phương pháp kỹ thuật sinh học phù hợp với các tình huống và các yêu cầu khác nhau của thực tiễn. Các biện pháp thi công CNSH có thể được phân loại theo mục đích, vật liệu hoặc đặc tính xây dựng. Tuy nhiên, không phải dễ dàng để phân biệt sự khác nhau giữa các nhóm phương pháp.

Sử dụng công nghệ sinh học:

Sự phát triển cơ sở hạ tầng áp dụng theo phương pháp và cách làm truyền thống thường gây hậu quả xấu đến môi trường. CNSH là kỹ thuật sử dụng các loài thực vật sống phục vụ cho mục đích kỹ thuật thay thế cho các cách làm truyền thống. Nó thường được sử dụng trong kết hợp với kết cấu xây dựng đơn giản để cung cấp các giải pháp hiệu quả hơn bởi vì các vật liệu và kỹ thuật xây dựng hầu hết đều có sẵn tại địa phương.



Sự phát triển cơ sở hạ tầng của dự án thường gây hậu quả xấu đến môi trường. Một trong những phương pháp làm giảm chi phí nhưng bảo vệ hiệu quả chống xói lở bờ sông, sườn dốc là sử dụng các kỹ thuật sinh học. Việc sử dụng các kỹ thuật – công nghệ sinh học có thể chi phí nhiều hơn trong giai đoạn ban đầu nhưng về lâu thì được lợi từ việc giảm chi phí bảo trì. Hình 1 cho thấy sự khác nhau giữa độ bền của công trình sử dụng kỹ thuật sinh học và công trình dân dụng: thảm thực vật mất vài năm để đạt được độ chắc chắn tối đa7. Tuy nhiên, độ chắc chắn tương đối của các công trình dân dụng giảm theo thời gian, trong khi đó độ chắc chắn tương đối của kết cấu CNSH tăng theo thời gian khi thực vật trồng sự phát triển.

Hình 1. Biểu đồ tuổi thọ và độ bền kết cấu của công trình


Bảng 8. So sánh giải pháp công nghệ sinh học và giải pháp truyền thống

Tiêu chí

Giải pháp thông thường

Giải pháp công nghệ sinh học

Ưu điểm

- Bền, độ ổn định cao, có thể làm tăng thảm thực vật

- Dễ sửa chữa đối với hư hỏng cục bộ



- Sử dụng dài hạn, có thể tái tạo

- Chi phí thấp

- Thân thiện với môi trường, không ảnh hưởng đến môi trường.








Ưu điểm về mặt kỹ thuật:

- Bảo vệ chống xói bề mặt

- Tăng độ ổn định của đất do rễ cây tạo liên kết và dễ thoát nước

- Đối với mái dốc có thể bảo vệ chống đá rơi









Ưu điểm về mặt sinh thái:

- Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm của lớp đất gần bề mặt, từ đó thúc đẩy tăng trưởng của cây

- Cải thiện chế độ nước trong đất thông qua tương tác, thoát và trữ hơi nước

- Cải tạo đất và tạo lớp đất bề mặt

- Cải thiện và cung cấp cho môi trường sinh sống cho động, thực vật

Sự đa dạng của hệ thực vật địa phương có thể thích ứng với điều kiện thời tiết và BĐKH









Ưu điểm về kinh tế:

- Giảm chi phí xây dựng và bảo trì

- Tạo ra khu vực phục vụ nông nghiệp và khu giải trí








Ưu thế về nguồn nhân lực

- Có thể sử dụng nguồn nhân lực địa phương



Nhược điểm

- Cần có sự hiểu biết và bị hạn chế một số thông số thiết kế như: lưu lượng dòng chảy, địa hình lòng sông

- Quá trình đầu tư nhân lực thiết bị tốn kém

- Có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường


- Cần có thời gian để thiết lập ổn định

- Khó áp dụng trên diện rộng vì phụ thuộc vào độ dốc, dòng chảy, chất lượng đất

- Cần chế độ bảo trì cẩn thận và kỹ lưỡng sau khi trồng để thảm thực vật phát triển được


Giải pháp công nghệ sinh học có một số hạn chế trong nhiều trường hợp nó có thể không giải quyết được sự ổn định của phạm vi nền dưới chiều sâu của rễ thực vật hoặc trong trường hợp dòng chảy trên sông quá lớn. Tác dụng của hệ thực vật cũng tùy thuộc vào từng điều kiện thực tế tại mỗi vùng.

      1. Каталог: data
        data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
        data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
        data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
        data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
        data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
        data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
        data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
        data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
        data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

        tải về 3.82 Mb.

        Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương