Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc


HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ DUY TU BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC



tải về 3.82 Mb.
trang7/28
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.82 Mb.
#38839
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28

HƯỚNG DẪN LỒNG GHÉP THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ DUY TU BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG Ở MIỀN NÚI PHÍA BẮC

  1. Các nguyên tắc chính của lồng ghép TƯ BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông


  1. Lồng ghép TƯ BĐKH phải được tiến hành trên nguyên tắc phát triển bền vững, hệ thống, tổng hợp, ngành/liên ngành, vùng/liên vùng, bình đẳng về giới, xóa đói giảm nghèo;

  2. Lồng ghép TƯ BĐKH là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao, từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu;

  3. Việc lồng ghép các hoạt động TƯ BĐKH vào thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng cần phải trên nguyên tắc chủ động qua các khâu: Lập - Thẩm định và Phê duyệt - Tổ chức thực hiện – Giám sát và Đánh giá. Trong đó, địa phương phải được quyền chủ động trong quá trình lồng ghép, đồng thời, tuân thủ hướng dẫn chung;

  4. Các biện pháp thực hiện cần được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các biện pháp đó dựa trên cơ sở: mức độ ảnh hưởng của thiên tai và BĐKH thông qua việc đánh giá rủi ro thiên tai và xem xét diễn biến các yếu tố trong kịch bản BĐKH đã được công bố và phải tính toán chi phí - lợi ích của các biện pháp đối với ngành, lĩnh vực;

  5. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng tham gia.
    1. Các bước xây dựng và thực hiện lồng ghép TƯ BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông


Trong thời gian vừa qua, một số tổ chức quốc tế và trong nước đã xây dựng hướng dẫn quy trình lồng ghép nội dung BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tại các cấp quốc gia, ngành, dự án và cộng đồng. Tuy các quy trình lồng ghép của các tổ chức có đôi chút khác nhau về các bước trong quy trình nhưng về cơ bản, cách tiếp cận và nội dung chính các bước trong các quy trình lồng ghép của UNDP (2010), USAID (2007), CARE Việt Nam (2009), IMHEN (2012), Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) là tương đối giống nhau.

Có thể thấy, các hướng dẫn lồng ghép của các tổ chức đều có cách tiếp cận khá giống nhau và thiên về lồng ghép nội dung thích ứng BĐKH vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hơn là lồng ghép nội dung giảm nhẹ RRTT. Số bước trong các quy trình lồng ghép trong các tài liệu trên dao động từ 6 – 7 bước, trong đó có một số bước có thể gộp lại với nhau, ví dụ như Bước 4 và Bước 5 trong UNDP (2010). Để người đọc có thể dễ vận dụng, quy trình lồng ghép cần ngắn gọn, súc tích, ít bước nhưng vẫn phải đầy đủ nội dung. Vì vậy, Tài liệu hướng dẫn này đã xây dựng quy trình lồng ghép các vấn đề thích ứng BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn của các tỉnh miền núi phía Bắc gồm năm bước như sơ đồ sau đây.



  1. Sàng lọc;

  2. Lựa chọn các biện pháp TƯ BĐKH;

  3. Lồng ghép vấn đề TƯ BĐKH vào thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng;

  4. Thực hiện các biện pháp đã lồng ghép.

  5. Giám sát và đánh giá.

Dưới đây là chi tiết các bước:


SƠ ĐỒ CÁC BƯỚC LỒNG GHÉP

Rounded Rectangle 10242Rounded Rectangle 10241Rounded Rectangle 10240Rounded Rectangle 15391Rounded Rectangle 15390
Bước 1.1. Xử lý các kết quả điều tra cơ bản. Nghiên cứu tác động của các yếu tố khí tượng thủy văn cực đoan đối với cơ sở hạ tầng ở trong khu vực công trình

Bước 1.2. Phân tích, lựa chọn loại hình khí tượng, thủy văn cực đoan gây tác động bất lợi nhất đến công trình

Bước 2. Xây dựng và lựa chọn phương án giải pháp ứng phó với sự kiện khí tượng thủy văn cực đoan

Bước 3.1. Lập báo cáo thiết kế, kế hoạch thi công, quy trình vận hành & duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn có xét các giải pháp ứng phó và thích ứng trình các cấp có thẩm quyền

Bước 3.2. Thông báo thiết kế, kế hoạch thi công, kế hoạch vận hành & duy tu bảo dưỡng cho cộng đồng thuộc khu vực công trình trong vòng 30 ngày sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG LỒNG GHÉP

GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

GIAI ĐOẠN GIÁM SÁT & ĐÁNH GIÁ

      1. Bước 1: Sàng lọc



Sàng lọc và xác định các rủi ro về BĐKH đối với dự án

- Sàng lọc các hạng mục của dự án bị ảnh hưởng bởi BĐKH

- Xác định các mục tiêu thích ứng và phạm vi đánh giá

- Thu thập thông tin, số liệu

- Xác định phương pháp đánh giá tác động của BĐKH



- Xác định và huy động sự tham gia của các bên liên quan




  • Sàng lọc các dự án/ công trình bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Mục đích của bước này là đánh giá, xác định tác động của một số hình thế thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng nông thôn (công trình thủy lợi) và khả năng chống chịu của các công trình này trước các hình thế thời tiết cực đoan để từ đó lựa chọn, sắp xếp thứ tự ưu tiên khi tiến hành lồng ghép. Bước này nhằm xác định sơ bộ ban đầu một số nguy cơ do tác động của BĐKH đến dự án. Kết quả sàng lọc giúp xác định được dự án có thể bị ảnh hưởng bởi tác động của BĐKH ở mức độ cao, thấp, trung bình hay hầu như không bị ảnh hưởng. Có thể áp dụng phương pháp tham vấn chuyên gia và các công cụ sàng lọc khác nhau để đánh giá nhanh mức tác động của BĐKH đối với dự án cũng như tính dễ bị tổn thương của khu vực. Có thể sử dụng công cụ đánh giá nhanh và đơn giản được xây dựng dựa trên phiếu sàng lọc thực tế tại vùng dự án, phiếu này đặt các câu hỏi về mức độ tác động của BĐKH đến vùng dự án và được gửi đến các cơ quan chuyên môn, nhà quản lý, chuyên gia và người dân trong vùng dự án. Kết quả đánh giá giúp nhóm chuẩn bị dự án nhận thức được mối nguy tiềm năng của BĐKH và các mối nguy hại của thiên tai đến các dự án công trình thủy lợi và quyết định việc đánh giá toàn diện hơn ở các bước tiếp theo. Bước này cần được thực hiện ngay từ khâu chuẩn bị báo cáo đầu tư của dự án. Để làm được việc này cần phải tiến hành các bước đánh giá rủi ro thiên tai đối với công trình. Các bước cụ thể như sau:

  • Thành lập tổ công tác lồng ghép: Tổ công tác ở các cấp xã, huyện, tỉnh được thành lập theo quyết định của các cấp chính quyền tương ứng. Nhiệm vụ chính của tổ công tác này là trợ giúp cho các cơ quan hữu quan (chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp & PTNT…) lồng ghép TƯ BĐKH vào trong thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thành phần của tổ công tác này tùy thuộc vào công trình đang ở giai đoạn thiết kế, thi công hay đang được vận hành. Các thành viên của tổ công tác có thể là tư vấn thiết kế công trình, cán bộ thiết kế thi công hay cán bộ quản lý vận hành. Tổ công tác lồng ghép nên bao gồm cán bộ phụ trách công tác phòng chống lụt bão. Đối với các công trình do địa phương quản lý, tổ công tác nên có đại diện của các tổ chức chính trị, xã hội như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân v.v. ở địa phương. Cần có văn bản chính thức quyết định thành lập tổ công tác lồng ghép này.

  • Thu thập thông tin: Thu thập thông tin định hướng từ cấp huyện, thu thập thông tin về thiên tai ở khu vực công trình bao gồm các nội dung: loại thiên tai nào thường xảy ra ở khu vực công trình; hiện tượng cực đoan, bất thường xảy ra ở khu vực công trình như thế nào (thời gian xuất hiện, và mức độ); hạng mục công trình nào dễ bị ảnh hưởng nhất; mức độ gây thiệt hại đối với công trình như thế nào. Chú ý rằng, ở khu vực công trình có thể xuất hiện nhiều loại hình thiên tai, nhưng cần phải sắp xếp thứ tự mức độ nguy hiểm của loại hình thiên tai đối với công trình để xác định giải pháp ưu tiên đối với loại hình thiên tai đó.

  • Đánh giá tác động rủi ro thiên tai đến công trình: Xác định công trình nằm trong vùng nguy hiểm do thiên tai nào (ví dụ, trạm bơm nằm trong vùng dễ bị ngập lụt hay đi qua vùng dễ xảy ra lũ quét…). Mức độ tác động của loại thiên tai đó đến công trình đó như thế nào (ví dụ, mức ngập ở khu vực trạm bơm là bao nhiêu mét; lũ quét có tới trạm bơm không). Nguyên nhân gây rủi ro thiên tai là gì (do tự nhiên hay do con người). Liệt kê năng lực hiện có, bao gồm năng lực tổ chức, con người, cơ sở vật chất và tài chính trong việc bảo vệ công trình (ví dụ: để phòng chống ngập hay sạt lở đất ở khu vực trạm bơm, cơ quan hữu quan hay địa phương đã làm gì? Có nguồn kinh phí nào không? Ý thức và kinh nghiệm của người dân trong việc phòng chống ngập hay sạt lở như thế nào?)

  • Đánh giá khả năng chống chịu của công trình: rà soát lại thiết kế, quy trình thi công, quy trình duy tu bảo dưỡng công trình. Đối chiếu các chỉ tiêu thiết kế khí tượng, thủy văn so với các giá trị cực đoan đã xuất hiện xem có đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế không? Trong kế hoạch thi công, quy trình duy tu bảo dưỡng có các biện pháp khắc phục các sự cố do các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan, bất thường hay không? Các hạng mục công trình nào đã hoặc dễ bị hư hỏng khi gặp các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan?

  • Rà soát khả năng thích ứng của công trình đối với biến đổi khí hậu: theo kịch bản biến đổi khí hậu do nhà nước công bố, khu vực công trình sẽ gặp phải những sự kiện khí tượng, thủy văn cực đoan bất thường nào? Các giá trị cực đoan này có vượt quá các thông số thiết kế hay không? Đề xuất để tăng khả năng chống chịu của công trình.

  • Khả năng thích ứng của hệ thống công trình thủy lợi: Độ bền công trình, kết cấu đập, tràn, cống, kênh, kè đường dẫn lũ… (chất lượng cơ sở hạ tầng, khả năng thiết kế, thi công)

  • Năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi (cơ sở pháp lý, qui trình quản lý theo dõi, quy phạm về việc phòng chống và khắc phục các sự cố do thiên tai)

  • Khả năng tài chính

  • Đã có phương án ứng phó nào (giải pháp thiết kế/ thi công) với các tác động dự báo chưa?

  • Hiệu quả của các phương án đủ để thích ứng với rủi ro theo như đánh giá chưa?

  • Sau bước sàng lọc sẽ sắp xếp hạng mục công trình nào dễ bị tổn thương nhất đối với loại hình khí tượng, thủy văn cực đoan nguy hiểm nhất đối với công trình để tiến hành lựa chọn biện pháp TƯ BĐKH đối với công trình đó (ví dụ đối với hồ chứa, xác định lũ cực đoan vượt quá thiết kế là nguy hiểm nhất đối với đập đất).

  • Xác định các mục tiêu thích ứng

Để xác định được phạm vi đánh giá tác động và các mục tiêu thích ứng của dự án/công trình, điều quan trọng là cần xem xét các nguy cơ đối với kết quả và hoạt động của dự án/công trình cũng như tới khu vực và cộng đồng xung quanh, ví dụ:

(1) Các rủi ro về BĐKH có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu và kết quả của dự án/công trình bao gồm:



  • Làm giảm mức độ an toàn và mục tiêu cấp nước, thoát nước, hư hỏng công trình thủy lợi do sạt lở đất đá, lũ quét, lũ ống và lũ lụt kéo dài;

  • Công trình thủy lợi không bền vững và đòi hỏi chi phí nâng cấp, sửa chữa cao – ví dụ đập bị lún sụt, cao trình đỉnh đập không đủ, tràn không đủ rộng, công trình tiêu năng không đảm bảo, hệ thống kênh cấp , tiêu nước xuống cấp và không hiệu quả – do lượng mưa tăng cao trong các ngày cao điểm;

  • Làm tăng chi phí duy tu bảo dưỡng do sạt lở đất, lũ quét, lũ ống…

(2) Các rủi ro dự án có thể gây ra do làm tăng khả năng bị tổn thương của khu vực và cộng đồng xung quanh, bao gồm:

  • Làm tăng lũ lụt trong khu vực do giảm các bề mặt thấm nước;

  • Làm tăng tiếp cận tới các khu vực nhạy cảm về sinh thái, dẫn tới nguy cơ suy thoái môi trường, đe dọa các vùng đệm có tác dụng hạn chế lũ lụt, hạn hán;

  • Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, và các điều kiện môi trường, sinh thái khác do gia tăng dân cư dọc theo tuyến đường;

  • Ảnh hưởng đến vi khí hậu ở khu vực lân cận…

  • Thu thập thông tin

Các dữ liệu sẵn có của Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ NN&PT nông thôn… là những nguồn tư liệu tốt để tham khảo trong quá trình sàng lọc, xác định phạm vi và đánh giá tác động của BĐKH đến dự án.

Các thông tin dưới đây không chỉ là các đầu vào cần thiết cho quá trình thiết kế các dự án công trình thủy lợi mà còn là những dữ liệu cần thiết cho việc phân tích, đánh giá xu hướng thay đổi của các yếu tố khí hậu tại khu vực dự án:



  • Cường độ mưa và độ dốc - đối với khu vực miền núi;

  • Giai đoạn mưa cao điểm - cần cho việc thiết kế tràn, đập, công trình tiêu nước, thoát lũ, dẫn lũ, cống, kè bờ sông...

  • Thông tin về các sự kiện thời tiết cực đoạn trong những năm trước: Tần suất, thời gian diễn biến, mức độ nghiêm trọng và thiệt hại, chu kỳ lặp lại trung bình của các hiện tượng lũ, lũ quét, lụt lội (ví dụ 3, 25, 50, 100 năm) hay tần suất lũ (1%, 2%, 4%) của các dòng sông, suối dọc theo tuyến dự án);

  • Thời điểm bắt đầu mùa mưa, kết thúc mùa mưa (giúp xây dựng tiến độ thi công và bảo trì công trình phù hợp);

  • Tốc độ gió, hướng gió (cần cho thiết kế đập, van, kết cấu chống sóng, cầu công tác)

Việc thu thập sơ bộ các thông số này ngay từ đầu sẽ giúp cho việc đánh giá các tác động và tổn thương có thể xảy ra cho công trình. Giai đoạn lập dự án đầu tư và thiết kế sơ bộ sẽ nghiên cứu các thông số này ở mức độ sâu và chi tiết hơn.

  • Xác định phương pháp đánh giá

Việc đánh giá tác động của BĐKH nhằm mục đích xác định các ảnh hưởng và rủi ro, thiệt hại, cũng như khả năng thích ứng và khả năng dễ bị tổn thương của dự án do tác động của BĐKH.

Tùy theo quy mô, phạm vi dự án, có thể sử dụng chọn lựa hoặc kết hợp một số các phương pháp, công cụ định tính hoặc định lượng như:



  • Phương pháp thống kê phân tích số liệu lịch sử: Thu thập và phân tích các số liệu khí tượng, thủy văn theo liệt số liệu đủ dài tại vùng dự án ( liệt số liệu đủ dài có qui định trong qui phạm) từ đó ước lượng được các dữ liệu nền cơ bản, cũng như tần suất, mức độ… của các hiện tượng cực đoan liên quan đến an toàn các công trình thủy lợi (ví dụ: tính toán lưu lượng đỉnh lũ thiết kế, đòi hỏi sử dụng số liệu quan trắc thủy văn tối thiểu là 20 năm2) .

  • Phương pháp chuyên gia: Dựa trên đánh giá của các chuyên gia/ nhóm chuyên gia chuyên ngành.

  • Phương pháp mô hình hóa: Việc sử dụng các mô hình phù hợp có thể dự báo các nguy cơ về ngập lụt, sạt trượt…cho khu vực dự án dưới tác động của các yếu tố khí tượng, thủy văn và BĐKH cũng như các yếu tố động lực khác. Hiện tại có rất nhiều mô hình cho phép chồng lớp các kịch bản, giả định, tình huống khác nhau nhằm mô phỏng các rủi ro và tác động tiềm năng đến một dự án thủy lợi; ví dụ HEC-RAS (Hydrologic Engineering Centers River Analysis System), NAM (North American Mesoscale Model)…

Công cụ đánh giá cần được lựa chọn sao cho:

  • Phù hợp với mục tiêu đánh giá tác động của BĐKH.

  • Cho kết quả với độ chính xác cần thiết

  • Phù hợp với năng lực và thời gian cho phép của dự án.

  • Xác định và huy động sự tham gia

Sự tham gia của các bên liên quan phụ thuộc quy mô, phạm vi của dự án cũng như kết quả của bước sàng lọc. Phụ thuộc vào năng lực của các nhà thầu để huy động sự tham gia của :

  • Các cơ quan đầu mối về môi trường, BĐKH, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai có thể cung cấp các thông tin hữu ích cho quá trình xác định phạm vi ứng phó với BĐKH của dự án;

  • Sự tham gia cụ thể của các tổ chức dân sự xã hội và các doanh nghiệp trong khu vực dự án là rất quan trọng trong quá trình đánh giá khả năng thương tổn và lựa chọn các hoạt động ứng phó phù hợp.

Dưới đây là 1 ví dụ về sự tham gia của các bên liên quan trong việc đánh giá tác động của BĐKH tới các công trình thủy lợi.

Bảng 2. Ví dụ khung đánh giá tác động biến đổi khí hậu đến công trình thủy lợi




Công trình thủy lợi


Hình thế khí tượng thủy văn cực đoan có thể phá hoại công trình. Nguyên nhân?


Hiện trạng khu vực công trình

Ai chịu trách nhiệm

1. Kênh tưới

(Giai đoạn thiết kế)



Lũ quét, sạt lở đất phá hoại kênh dẫn đi qua các sườn dốc. Mưa lớn gây sạt lở mái kênh.

Nguyên nhân: mưa lớn; mái dốc lớn; nền đất yếu.



Trên sườn dốc hoặc dưới sườn dốc. Khu vực có nền địa chất yếu.


Đơn vị tư vấn thiết kế rà soát lại xem vấn đề này đã được đề cập đến trong thiết kế chưa? Giải pháp cụ thể là gì?

2. Trạm bơm

(Giai đoạn thi công)



Lũ quét, sạt lở đất, lốc xoáy phá hoại nhà trạm và máy bơm.

Nguyên nhân: mưa lớn; Trạm bơm nằm trong vùng không an toàn; Thi công trong điều kiện mưa lớn và lũ bất thường.



Trạm bơm đặt ven suối.

Tiến độ thi công chậm.

Địa hình khó cho việc thi công.


Đơn vị thiết kế thi công đã có kế hoạch phòng chống chưa? Biện pháp phòng chống, khắc phục là gì?

3. Hồ chứa nhỏ

(Giai đoạn duy tu bảo dưỡng)



Mưa lớn. Mực nước vượt quá cao trình đỉnh đập đất. Phá hoại đập, gây thiệt hại lớn cho hạ lưu đập.

Nguyên nhân: Mưa vượt quá thiết kế; Đập tràn không đủ kích thước; Chất lượng thi công kém; Quản lý không tốt; Đập bị xuống cấp.



Hồ chứa ở khu vực hẻo lánh. Địa hình phức tạp. Địa chất không ổn định. Rừng đầu nguồn bị phá hoại nghiêm trọng.

Không có quy trình vận hành.




Đơn vị quản lý hồ chứa có kế hoạch/phương án phòng chống đảm bảo an toàn đập đất không? Nếu đã có thì trên thực tế thực hiện như thế nào? Nếu chưa có thì cần làm gì?






      1. Bước 2: Lựa chọn giải pháp ứng phó



Xác định các tác động của BĐKH


- Phân tích các yếu tố khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến thiết kế, thi công và vận hành công trình

- Xác định kịch bản biến đổi khí hậu cho vùng xây dựng công trình



- Đánh giá tác động của BĐKH, đến công trình thủy lợi





  • Phân tích các yếu tố khí tượng thủy văn tới thiết kế, thi công và vận hành công trình

Một số thông số khí hậu thủy văn cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn, thiết kế, thi công và quản lý vận hành các dự án công trình thủy lợi:

  • Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm, cường độ mưa/đợt; phân bố lượng mưa là các thông số đặc biệt ảnh hưởng đến việc tính toán nguy cơ sụt trượt các kè, mái dốc, mái đập, kênh đất, cũng như cao trình thoát lũ, qui mô tràn, khẩu độ cầu cống, kênh dẫn lũ kênh tiêu chiều dài tiêu năng…

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất cũng như diễn biến của nhiệt độ trong năm là những thông số quan trọng trong thiết kế kết cấu và chọn vật liệu xây dựng đâp, cống, kênh…;

  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan: Dữ liệu thống kê về các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ, mưa lớn…) trong phạm vi ảnh hưởng của dự án để giúp xác định được các thông số cơ sở cho thiết kế các dự án công trình thủy lợi (tần suất xảy ra, mức độ nghiêm trọng, loại hình tác động, mức độ tổn hại…)

  • Phân vùng thủy văn: Cùng với sự thay đổi của lượng mưa, nguồn nước, độ che phủ rừng và các hiện tượng thời tiết cực đoan thì phân vùng thủy văn có xu hướng thay đổi rõ rệt, nên cần được khảo sát, tính toán, dự báo một cách khoa học để có các số liệu đầu vào phù hợp cho thiết kế thoát lũ (xác định khẩu độ/ kết cấu cầu cống, kênh), chiều cao đập, qui mô tràn và các giải pháp bảo vệ công trình… Các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, đặc điểm sông ngòi, hồ đập, độ che phủ rừng cũng cần được phân tích, cân nhắc trong mối quan hệ tổng hòa, nhằm đánh giá mức độ thay đổi của phân vùng thủy văn có thể tác động đến dự án.

Khi đã biết loại hình thế khí tượng, thủy văn nào tác động đến công trình và biết được nguyên nhân gây ra rủi ro thiên tai đó, có thể đưa ra một số các giải pháp TƯ BĐKH. Để có thể lựa chọn giải pháp phù hợp nhất cần phải dựa vào các tiêu chí sau:

      • Tính hiệu quả: Mô tả các giải pháp có thể giảm nhẹ TTDBTT và tạo ra những lợi ích khác đến mức độ nào. Cân nhắc tính hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ rủi ro và thích ứng dưới những kịch bản khác nhau;

      • Chi phí: Mô tả những chi phí tương đối của một giải pháp TƯ BĐKH. Cân nhắc về chi phí đầu tư cũng như chi phí trong dài hạn, ví dụ như chi phí thực hiện và chi phí duy trì, chi phí xây dựng lại…Cân nhắc về mọichi phí. Cân nhắc về chi phí của những thiệt hại có thể tránh do thực hiện các giải pháp thích ứng;

      • Tính khả thi: Trả lời liệu các khung thể chế cần thiết, nguồn lực tài chính, hành chính, nguồn lực kỹ thuật…đã có hay chưa? Các giải pháp TƯ BĐKH có thể thực hiện trong bối cảnh hiện tại sẽ được ưu tiên hơn.

Các tiêu chí khác có thể bao gồm như sự chấp thuận về mặt chính trị và xã hội, thân thiện với đa dạng sinh học, tốc độ thực hiện hay lợi ích, tiềm năng ‘không hối tiếc’, tránh các tác động có hại đến các mục tiêu phát triển khác, hài hòa với yêu cầu hỗ trợ tài chính hay các tiêu chí khác, hài hòa với các ưu tiên chính sách…

Những câu hỏi khác liên quan bao gồm: “Điều gì sẽ xảy ra nếu không thực hiện giải pháp TƯ BĐKH đó?”; “Nếu giải pháp TƯ BĐKH đã được thực hiện thì có cần thêm hỗ trợ tài chính để cải thiện các giải pháp đó không?”



Đối với một công trình cụ thể, đối với một loại hình thiên tai có thể có những giải pháp khác nhau. Cần thiết phải phân tích đánh giá, sắp xếp thứ tự đối với các giải pháp này để có thể chọn ra giải pháp thích hợp nhất.

Việc chọn lựa các giải pháp phải phân tích trên cơ sở ưu tiên nhằm giảm thiểu ở mức thấp nhất tình trạng dễ bị tổn thương đối với công trình, đồng thời nên cân nhắc điều kiện và khả năng thực tế của ngành và sức dân ở địa phương.

Phải lưu ý các mặt trái có thể có của các giải pháp đề xuất nhằm tối thiểu những yếu tố tiêu cực hoặc bất lợi khi triển khai. Nên cân nhắc những vấn đề có thể phải đánh đổi, lợi – hại nhằm tránh những sai lầm khó sửa chữa về sau. Các đề xuất cũng cần lưu ý giải toả hoặc giảm thiểu các mâu thuẫn về quyền lợi nhóm trong cộng đồng. Dưới đây là 1 ví dụ của cho điểm các lựa chọn đối với chống xói lở bờ kênh. Trong thực tiến, để cho điểm thì cần thiết có sự tham vấn qua các cuộc họp hoặc bảng câu hỏi tham vấn…

Bảng 3. Ví dụ chấm điểm lựa chọn các giải pháp phòng chống sạt lở đất đối với kênh tưới



A

B

C

D

G

Các giải pháp

Tiêu chí 1.

Tính hiệu quả

Tiêu chí 2.

Chi phí

Tiêu chí 3.

Tính khả thi

Tổng điểm

Kiên cố hóa kênh tưới đoạn dễ bị sạt lở

(8 điểm)

Hiệu quả cao. Giảm tổn thất nước. Kênh ổn định bền vững.



(7 điểm)

Chi phí cao.



(7 điểm)

Kinh phí lớn. Chưa chắc đã được phê duyệt. Thi công khó.



22 điểm

Làm kè mái dốc hoặc tường chắn chống sạt lở đất

(8 điểm)

Chống sạt lở mái dốc dẫn đến sạt lở kênh tưới



(5 điểm)

Chi phí xây dựng tường chắn bằng đá xây hay bê-tông có chi phí khá cao



(7 điểm)

Kinh phí lớn. Chưa chắc đã được phê duyệt.



20 điểm

Xây dựng kênh đất nơi có nguy cơ sạt lở đất.

(3 điểm)

Tổn thất lớn. Dễ bị phá hoại. Kinh phí duy tu bảo dưỡng lớn.



(8 điểm)

Chi phí thấp



(8 điểm)

Dễ thi công



19 điểm

Không xây dựng kênh tưới đi qua khu vực có nguy cơ sạt lở đất.

(6 điểm).

Thường việc di chuyển vị trí công trình có thể làm giảm mức độ hiệu quả công trình



(6 điểm)

Di chuyển vị trí có thể làm tăng kinh phí xây dựng công trình.



(4 điểm)

Tính khả thi không cao vì khó thay đổi tuyến kênh.



16 điểm

Khi đánh giá các giải pháp có thể cho điểm theo thang điểm:

Rất tốt: 9-10 điểm

Tương đối tốt: 7-8 điểm

Trung bình: 5-6 điểm

Không tốt: 3-4 điểm

Xấu: 1-2 điểm hoặc 0 điểm.



  • Đánh giá các tác động của BĐKH

Bước này nhằm xác định và đánh giá các tác động và khả năng tổn thương do thay đổi của khí hậu đến môi trường tự nhiên và đến việc thiết kế, thi công và quản lý vận hành của hệ thống công trình thủy lợi trong phạm vi dự án.

Trên cơ sở phân tích hiện trạng trong khu vực và xem xét các mục tiêu, loại hình dự án, trước tiên cần liệt kê các loại tác động có thể của BĐKH đến kết cấu công trình thủy lợi trong khu vực thực hiện. Các rủi ro không chỉ phụ thuộc vào loại hình kết cấu hạ tầng đề xuất mà còn phụ thuộc vào vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án.

Việc đánh giá cần được thực hiện cho 2 cấp độ; (1) Xem xét tác động của BĐKH đến thời điểm hiện tại– việc xem xét này cũng chính là một phần của khảo sát, đánh giá về khí tượng thủy văn cho các dự án thủy lợi, ngay cả khi chưa tính đến phương án lồng ghép BĐKH; và (2) Đánh giá tác động tương lai của BĐKH trong thời hạn sử dụng của dự án (theo tiêu chuẩn cấp công trình). Khi kịch bản BĐKH được cập nhật, hoặc có thay đổi lớn về chính sách, định hướng phát triển thủy lợi, thì cũng cần phải cập nhật đánh giá tác động BĐKH đến dự án.

      1. Bước 3: Thực hiện lồng ghép tích hợp BĐKH


  • Lập báo cáo thiết kế, kế hoạch thi công, quy trình vận hành & duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn có xét các giải pháp ứng phó và thích ứng trình các cấp có thẩm quyền

Dựa vào kết quả của bước 1 và bước 2, đối với từng hoạt động thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn để lựa chọn những giải pháp TƯ BĐKH tương ứng, phù hợp nhất. Nếu các giải pháp này đã được thực hiện thì không cần phải tiến hành lồng ghép. Chỉ tiến hành lồng ghép các hoạt động nào chưa được thiết kế, chưa được thực hiện trong các bước thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Lập báo cáo thiết kế công trình, kế hoạch hoạch thi công, quy trình vận hành cơ sở hạ tầng nông thôn có kèm theo giải pháp TƯ BĐKH đã chọn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.



  • Thông báo thiết kế, kế hoạch thi công, kế hoạch vận hành & duy tu bảo dưỡng cho cộng đồng thuộc khu vực công trình trong vòng 30 ngày sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

Ủy ban nhân dân cấp xã, phường có nhiệm vụ thông báo công khai thiết kế, kế hoạch thi công, quy trình vận hành cơ sở hạ tầng nông thôn sau khi đã được cấp có thầm quyền phê duyệt cho nhân dân trong xã/thôn bản để xin ý kiến đóng góp.

Bảng 4. Ví dụ: Lồng ghép sự kiện khí tượng, thủy văn cực đoan vào thiết kế hồ chứa



Loại hình khí tượng thủy văn cực đoan đã sàng lọc ở Bước 1

Rủi ro có thể xảy ra

Giải pháp đã lựa chọn ở Bước 2

Lồng ghép như thế nào?

Mưa lớn gây lũ cực trị.

Vỡ đập đất, gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dưới hạ lưu

Cập nhật số liệu mưa ngày lớn nhất. Tính toán lại lưu lượng lũ lớn nhất. Tính toán lại điều tiết lũ. Kiểm tra lại cao trình đỉnh đập đất so với mực nước lũ thiết kế trong hồ chứa. Kiểm tra lại thiết kế độ rộng đập tràn. Với công trình cấp I, II thì chọn lũ lớn nhất khả năng PMF, còn lại chọn từ lũ PMF đến lũ kiểm tra đã tăng lên một cấp. Xét phương án xây dựng tràn sự cố.Yêu cầu đối với tràn sự cố là: Chỉ làm việc khi mực nước trong hồ vượt mực nước thiết kế

Kiểm tra và sửa lại thiết kế theo kết quả tính ở Bước 2. Phê duyệt lại thiết kế.

Bảng 5. Ví dụ: Lồng ghép sự kiện khí tượng, thủy văn cực đoan vào thi công hồ chứa

Loại hình khí tượng thủy văn cực đoan đã sàng lọc ở Bước 1

Rủi ro có thể xảy ra

Giải pháp đã lựa chọn ở Bước 2

Lồng ghép như thế nào?

Mưa lớn gây lũ tiểu mãn cực trị bất thường trong thời gian thi công

Vỡ đập dẫn dòng thi công, công trình đập đất đang thi công bị sạt lở gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của cộng đồng dưới hạ lưu

Cập nhật tình hình mưa, lũ bất thường trên lưu vực. Tính toán lại lưu lượng lũ tiểu mãn bất thường lớn nhất. Tính toán lại điều tiết lũ đối với lũ tiểu mãn bất thường. Kiểm tra lại thiết kế dẫn dòng thi công. Đề xuất biện pháp xử lý khi có lũ tiểu mãn bất thường xảy ra. Kiểm tra lại quy trình thi công, đảm bảo một số hạng mục phải hoàn thành đúng như thiết kế. Đảm bảo có đủ vật tư, nhân lực ứng phó với sự kiện lũ tiểu mãn cực trị xảy ra.

Kiểm tra và sửa lại thiết kế thi công theo kết quả tính ở Bước 2. Xin phê duyệt lại kế hoạch thi công.

Bảng 6. Ví dụ: Lồng ghép sự kiện khí tượng, thủy văn cực đoan vào duy tu bảo dưỡng hồ chứa

Loại hình khí tượng thủy văn cực đoan đã sàng lọc ở Bước 1

Rủi ro có thể xảy ra

Giải pháp đã lựa chọn ở Bước 2

Lồng ghép như thế nào?

Mưa lớn gây lũ cực trị

Vỡ đập đất, phá hoại đập tràn gây thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân ở hạ lưu

Cập nhật số liệu mưa ngày lớn nhất, cập nhất, tính toán lại quy trình vận hành xả lũ hồ chứa. Khảo sát lại cao trình đập đất xem có đảm bảo đúng như thiết kế không (thường đập đất bị xói mòn sau nhiều năm đưa vào vận hành). Kiểm tra lại hoạt động của van/cửa xả lũ. Kịp thời sửa chữa trước mùa lũ. Cập nhật kế hoạch nâng cấp sửa chữa các hạng mục công trình cấp thiết phòng chống lũ trước mùa lũ.

Kiểm tra và sửa lại quy trình vận hành. Xin phê duyệt lại kế hoạch duy tu bảo dưỡng hồ chứa và quy trình vận hành.


      1. Bước 4: Thực hiện các biện pháp đã lồng ghép


Sau khi đã có những sửa đổi, cập nhật đối với thiết kế kỹ thuật của công trình, thiết kế thi công công trình, quy trình vận hành công trình đã kèm theo các giải pháp TƯ BĐKH lần lượt thực hiện từng hoạt động đã đề ra trong thiết kế, kế hoạch.

Tất cả các đơn vị, cá nhân có nhiệm vụ thiết kế, thi công, vận hành & duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn đều phải có trách nhiệm thực hiện việc lồng ghép TƯ BĐKH vào trong công việc của mình.

Đối với các đơn vị, cá nhân thiết kế nhất thiết phải xét đến các yếu tố khí tượng, thủy văn cực đoan và bất thường trong tính toán thiết kế công trình. Phải cập nhật số liệu khí tượng thủy văn, kịch bản BĐKH và nước biển dâng, tình hình phát triển kinh tế xã hội. Phải đề xuất và lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với công trình, đảm bảo công trình chống chịu được trước các tác động cực đoan và bất thường này.

Đối với các đơn vị, cá nhân làm nhiệm vụ thi công công trình cần phải rà soát lại thiết kế thi công, kế hoạch thi công đã xét đến các yếu tố cực đoan, bất thường của các hiện tượng thời tiết, thủy văn chưa. Nhất thiết phải chủ động có kế hoạch phòng chống các hiện tương thời tiết, thủy văn cực đoan, bất thường.

Đối với đơn vị, các nhân làm nhiệm vụ vận hành & duy tu bảo dưỡng công trình phải xem xét lại quy trình vận hành và duy tu bảo dưỡng hiện hành đã xét đến các trường hợp gặp các hình thế thời tiết, thủy văn cực đoan, bất thường hay chưa. Nếu quy trình vận hành & duy tu bảo dưỡng đã có những biện pháp phòng chống các hiện tượng cực đoan, bất thương này thì phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đảm bảo thực hiện tốt Phương châm “Bốn tại chỗ” như đã quy định trong Luật Phòng, Chống Thiên tai.

Tại cấp xã, UBND xã có trách nhiệm chính trong việc lồng ghép TƯ BĐKH vào trong quy hoạch phát triển, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn của xã mình. Ban Phát triển Nông thôn Mới với sự trợ giúp của Tổ công tác lồng ghép chủ trì phối hợp với các phòng ban liên quan xây dựng dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn có lồng ghép TƯ BĐKH. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của xã có trách nhiệm giúp UBND xã kiểm tra các nội dung về TƯ BĐKH đã lồng ghép. Qua kiểm tra, rà soát, đối chiếu với kế hoạch phòng chống thiên tai của xã (thực hiện theo Điều 15 – Luật phòng, chống thiên tai - 2013) nếu phát hiện thấy có những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung thì tham mưu cho UBND xã chỉ đạo các phòng ban liên quan thực hiện. Phòng ban phụ trách Kế hoạch & Đầu tư của xã chịu trách nhiệm tổng hợp các nội dung đã lồng ghép trong quy hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý cơ sở hạ tầng nông thôn của địa phương lồng ghép chung vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội của xã. Ban PTNTM xã cùng với Ban chỉ huy PCLB xã và các phòng ban liên quan rà soát lần cuối cùng để chắc chắn rằng dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển quản lýcơ sở hạ tầng nông thôn đáp ứng được yêu cầu bền vững và hài hòa về cả các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường và an toàn trước thiên tai, trước khi trình UBND xã xem xét phê duyệt…

Tuy nhiên, việc thực hiện các thiết kế, kế hoạch thi công, quy trình duy tu bảo dưỡng có lồng ghép các vấn đề TƯ BĐKH có thể gặp những khó khăn sau:


  • Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ phận, ban ngành trong quá trình lập thiết kế, kế hoạch thi công và kế hoạch duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn;

  • Nhận thức, kiến thức chưa cao của các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, người thiết kế, thi công, vận hành công trình về TƯ BĐKH và lồng ghép các yếu tố này vào trong công việc của mình.

  • Thiếu nguồn lực (bao gồm cả con người và kinh phí).

Đối với người thiết kế kỹ thuật công trình, người thiết kế & giám sát thi công công trình, người vận hành công trình nhất thiết phải hiểu rõ ý nghĩa, cách thực hiện các giải pháp đã được lựa chọn ở bước 2 nói trên. Trong quá trình đề xuất, lựa chọn các giải pháp TƯ BĐKH đối với công trình cần phải có sự bàn bạc trao đổi giữa các bên liên quan và cộng đồng địa phương. Việc thực hiện các hoạt động lồng ghép có thể phát sinh thêm các chi phí về nguồn nhân lực và nguồn tài chính, nhưng đảm bảo nâng cao khả năng chống chịu của công trình trước những tác động của BĐKH, đảm bảo sự phát triển bền vững.

      1. Bước 5: Giám sát và đánh giá việc thực hiện lồng ghép




Giám sát đánh giá

- Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá

- Báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện





  • Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá

Hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những kinh nghiệm và hiểu biết về hiệu quả thực sự của các giải pháp thích ứng, ứng phó khác nhau trong việc giảm nguy cơ bị tổn thương do BĐKH còn khá hạn chế. Điều này khiến cho việc giám sát và đánh giá càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Kế hoạch giám sát, kiểm tra cần chỉ rõ các chỉ số giám sát, tần suất giám sát, phương pháp giám sát, trách nhiệm giám sát cho các cấp độ khác nhau: Tác động, kết quả tổng thể và kết quả đầu ra. Việc đánh giá hiệu quả ở cấp độ tác động thường xảy ra ở giai đoạn sau này của quá trình quản lý, vận hành công trình. Tuy nhiên có một số thách thức cho hoạt động giám sát – đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH, như là thay đổi khí hậu xảy ra trong một thời gian dài, cần phải có các số liệu cơ bản và hệ đo lường thích hợp để đánh giá các khả năng bị tổn thương, đồng thời phân loại những tổn thương do BĐKH khỏi các nguyên nhân khác…



  • Báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện

Kết quả giám sát, đánh giá, cũng như hiệu quả, bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khi hậu cần được tổng hợp, đánh giá và báo cáo với các cấp có thẩm quyền, chia sẻ với các bên liên quan nhằm mục đích:

  • Xem xét tiến độ, hiệu quả thực hiện so với kế hoạch và mục tiêu ban đầu;

  • Xác lập các điều chỉnh cần thiết;

Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các cấp chính quyền (tỉnh-huyện-xã), giữa các đoàn thể xã hội trong việc xây dựng và và vận hành công trình thủy lợi thích ứng với BĐKH...Muốn lồng ghép hiệu quả các yếu tố BĐKH trong chuẩn bị và thực hiện các dự án công trình thủy lợi phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế phối hợp của các bên tham gia khác nhau (Bộ, ngành tỉnh huyện xã…), những người đóng vai trò quan trọng trong qui trình lập kế hoạch, xây dựng dự án, thẩm định dự án, thực hiện dự án và giám sát thực hiện dự án cũng như các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và vận hành dự án.Vai trò của các bên liên quan tham gia vào qui trình chuẩn bị và thực hiện các dự án hạ tầng thủy lợi.

Bảng 7. Phân tích cơ chế phối hợp giữa các cấp quản lý và các đơn vị chuyên môn trong việc lồng ghép BĐKH trong các dự án công trình thủy lợi



Nhóm đối tượng

Vai trò đối với nhiệm vụ lồng ghép, tích hợpBĐKH

Nhu cầu nâng cao năng lực

Hiểu biết về tác động của BĐKH đối TL

Phương pháp lồng ghép BĐKH trong lập QH, KH dài hạn PTTL

Quitrình, phương pháp tích hợpBĐKH trong các dự án thủy lợi

Phương pháp nhận diện, lựa chọn, TK , giải pháp TC hạ tầng TL và thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH

P. pháp giám sát, đánh giá thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH trong QLVH công trình

Các nhà hoạch định chính sách và KH cấp bộ và sở

Tổng cục thủy lợi.

Chi cục Thủy Lợi


Tham mưu cho lãnh đạo bộ, tỉnh về các dự án công trình thủy lợi

Thẩm định, phê duyệt các qui hoạch, kế hoạch, TK, TKTC công trình Thủy lợi (phần chuyên môn và môi trường, BĐKH)



x

x

x

x

x

Các viện chuyên ngành Viện KHTLVN

Viện QHTL

Công Ty tư vấn HECI, HEC2. Các hội chuyên ngành


Tham mưu cho bộ/ tham gia trực tiếp vào xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Lập và thiết kế các dự án công trình thủy lợi

Tham mưu cho bộ về các chính sách và các văn bản pháp quy liên quan

Tham gia hội đồng thẩm định (chuyên môn và môi trường, BĐKH) khi phù hợp



x

x

x

x

x

Các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý các dự án công trình Thủy lợi công ty khai thác công trình TL,Huyện, Xã

Chịu trách nhiệm về quản lý khai thác các dự án, bao gồm quản lý ngân sách, tiến độ và kỹ thuật, thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH

x




x

x

x

Các đơn vị, tổchức tư vấn

Xây dựng các tài liệu dự án (báo cáo khả thi và tiền khả thi)

Lập, khảo sát, thiết kế dự án

Giám sát thực hiện dư án


x

x

x

x

x

Các công ty XD công trình thủy lợi

Thực hiện các dự án công trình thủy lợi, bao gồm các giải pháp ứng phó với BĐKH

x







x

x

Các công ty QLKT công trình thủy lợi, huyện , Xã, các tổ

Chức xã hội



Thực hiện quản lý khai thác du tu, bảo trì các dự án công trình thủy lợi, bao gồm các giải pháp ứng phó với BĐKH

Tuyên tuyền đến người dân về BĐKH và giải pháp thich ứng



x










x

Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, có thể thực hiện một số hoạt động cụ thể dưới đây:

Tiến hành các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về tác động của BĐKH đến công trình thủy lợi.

Các nghiên cứu này hướng tới hai mục đích: (1) xác định và lượng hóa các tổn thất do BĐKH đến công trình thủy lợi và (2) đánh giá hiệu quả của các giải pháp ứng phó, thích ứng với BĐKH đã và đang thực hiện.



Các nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin và chứng cứ cho việc xây dựng chính sách, xác định các chỉ tiêu của các tiêu chuẩn, định mức thi công và thiết kế cũng như cung cấp các định hướng cho việc xác định, thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH

Tổ chức các khóa tập huấn về qui trình lồng ghép BĐKH trong các dự án công trình thủy lợi

  • Mục tiêu tập huấn:

    • Nâng cao nhận thức và hiểu biết về việc lồng ghép BĐKH vào các dự án hạ tầng thủy lợi. Cung cấp các kiến thức và thông tin về tác động của BĐKH đến các dự án công trình thủy lợi và nhu cầu ứng phó với BĐKH ở các cấp độ khác nhau cho cán bộ tỉnh, huyện sở ban ngành và công ty khai thác công trình thủy lợi các cấp;

    • Phương pháp xem xét BĐKH trong việc xây dựng các chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đánh giá tác động BĐKH đến các dự án thủy lợi ở vùng miền núi phía bắc:

    • Giới thiệu qui trình tích hợp BĐKH trong việc chuẩn bị và thực hiện các dự án công trình thủy lợi

    • Giúp các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn các cấp, tổ chức đoàn thể xã hôi, nhận rõ vai trò, trách nhiệm và có đủ thông tin cần thiết để thực hiện tốt vai trò trong việc hỗ trợ lồng ghép BĐKH ở các khâu, các bước cần thiết;

    • Chia sẻ các hiểu biết và kinh nghiệm từ các dự án khác nhau đến mọi tổ chức đoàn thể.

  • Đối tượng tập huấn:

    • Các chuyên viên cấp bộ, sở, các viện nghiên cứu trực thuộc bộ, những chuyên gia đóng vai trò tham vấn cho bộ về các dự án công trình thủy lợi , cũng như tham gia trực tiếp vào quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án công trình thủy lợi;

    • Các chuyên gia tư vấn tham gia trực tiếp vào các khâu của quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án;

    • Chuyên viên từ các đơn vị, cơ quan có chức năng quản lý, thực hiện dự án, bao gồm cả khâu quản lý khai thác, vận hành sau đầu tư (Công ty khai thác công trình thủy lợi các cấp, cán bộ thủy lợi huyện, xã, các cán bộ đoàn thể xã hội).

Tổ chức các khóa tập huấn chuyên sâu về đánh giá tác động của BĐKH, xác định và lựa chọn các giải pháp ứng phó cho các dự án công trình thủy lợi

  • Mục tiêu tập huấn:

    • Cung cấp các kỹ năng và phương pháp luận đánh giác tác động của BĐKH trong các dự án công trình thủy lợi;

    • Giới thiệu, chia sẻ và thảo luận về các giải pháp ứng phó với BĐKH tiềm năng cho các dư án thủy lợi;

    • Giới thiệu phương pháp phân tích kinh tế, giúp sàng lọc và lựa chọn các giải pháp ứng phó với BĐKH;

    • Chia sẻ kinh nghiệm giữa các học viên.

  • Đối tượng tập huấn:

    • Các chuyên gia tư vấn tham gia trực tiếp vào các khâu của quy trình chuẩn bị và thực hiện dự án;

    • Chuyên viên từ các đơn vị, cơ quan có chức năng quản lý, thực hiện dự án, bao gồm cả khâu quản lý khai thác, vận hành sau đầu tư (Công ty khai thác công trình thủy lợi các cấp, cán bộ thủy lợi huyện, xã, các cán bộ đoàn thể xã hội)

Một bộ cơ sở dữ liệu với các thông tin cơ bản như: các số liệu khí tượng, thủy văn, các kịch bản dự báo về BĐKH, dữ liệu hiện trạng và lịch sử về các tác động, rủi ro từ BĐKH đến công trình thủy lợi cũng như thống kê các tổn thất liên quan nên được thành lập và cập nhật thường xuyên để phục vụ cho các mục đích:

  • Cung cấp các dữ liệu cần thiết cho xây dựng và thực hiện các dự án thủy lợi

  • Cung cấp thông tin cho xây dựng chính sách và kế hoạch ở cấp trung ương và địa phương.

  • Phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ, kỹ thuật giúp tăng cường sự bền vững của hệ thống công trình thủy lợi trước các tác động của BĐKH.

Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của công trình thủy lợi, cần xác định rõ cơ chế quản lý, vận hành, trách nhiệm của các bên liên quan (Bộ, tỉnh, sở, huyện, xã, công ty khai thác…), cũng như có đủ phân bổ nguồn lực để xây dựng và quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu.

Sau khi xây dựng và thực hiện việc lồng ghép TƯ BĐKH vào trong thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn cần phải đánh giá trên nhiều mặt để xác định những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lồng ghép và cần có sự điều chỉnh, bao gồm:



  • Đánh giá các giải pháp trong thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng đối với các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan ở khu vực công trình có hiệu quả hay không? Mức độ hiệu quả như thế nào? Cần phải sửa đổi điều gì?

  • Đánh giá việc thực hiện quá trình lồng ghép: phát hiện những thách thức, những trở ngại cần phải khắc phục.

  • Đánh giá việc thực hiện thiết kế, thi công, duy tu bảo dưỡng công trình đã lồng ghép TƯBĐKH. Những giải pháp đề ra có thực hiện được không? Tại sao không thực hiện được? Cần phải sửa đổi như thế nào? Những người thực hiện các giải pháp này có tuân thủ đúng hay không?

  • Đơn vị chủ quản hàng năm phải có báo cáo đánh giá công tác lồng ghép BĐKH vào trong thiết kế, thi công, vận hành và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn thuộc khu vực mình phụ trách. Tổng kết, rút kinh nghiệm cho những năm sau và cho những công trình sau.




  1. Каталог: data
    data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
    data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
    data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
    data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
    data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
    data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
    data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
    data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
    data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

    tải về 3.82 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương