Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc


Các yếu tố BĐKH có khả năng gây tác động đến công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông các tỉnh miền núi phía Bắc



tải về 3.82 Mb.
trang5/28
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.82 Mb.
#38839
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28

Các yếu tố BĐKH có khả năng gây tác động đến công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông các tỉnh miền núi phía Bắc

  1. Các yếu tố biến đổi khí hậu


Theo các kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố năm 2012[1], một số yếu tố BĐKH có khả năng ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông khu vực miền núi phía Bắc bao gồm:

- Sự gia tăng của nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình B2, đến năm 2020 nhiệt độ trung bình trong khu vực miền núi phí Bắc sẽ tăng lên khoảng 0.5oC so với thời kỳ 1980-1999; đến năm 2020 nhiệt độ tăng trung bình ở mức 1.2-1.5oC; và đến năm 2100 nhiệt độ sẽ tăng từ 2.4 đến 2.9oC. Trong khu vực này, Sơn La được dự báo sẽ có sự gia tăng nhiệt độ cao nhất, tiếp theo là các tỉnh Điện Biên, Lào Cai, Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang.

Nhiệt độ cao nhất trong khu vực đạt tới 42.5oC vào năm 2020; 44oC vào năm 2050 và lớn hơn vào năm 2100. Nhiệt độ thấp nhất trong khu vực sẽ tăng mạnh so với hiện nay, do vậy mức nhiệt độ dưới 0oC chỉ có thể thấy ở một số ít khu vực.

- Sự gia tăng của lượng mưa và các hiện tượng khí hậu cực đoan có liên quan

Vào mùa hè, đối với khu vực Tây Bắc, lượng mưa sẽ tăng 2.4% vào năm 2010; 5.2% vào năm 2050; 11.9% vào năm 21000. Ngược lại, lượng mưa mùa xuân sẽ giảm 1.1% vào năm 2020; 2.9% vào năm 2050, và 5.6% vào năm 2100. Đối với khu vực Đông Bắc, lượng mưa mùa hè sẽ tăng 2.5% vào năm 2020, 6.6% vào năm 2050, và 12.7% vào năm 2100.

Xu hướng khí hậu trong những năm gần đây cho thấy, các trận mưa có cường độ tăng cao ở khu vực miền núi phía Bắc rất rõ rệt. Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa ngày lớn nhất ở cả Tây Bắc và Đông Bắc có thể tăng khoảng 50% so với thời kỳ 1980-1999, dẫn đến dòng chảy lũ tăng, dòng chảy kiệt thấp hơn… lũ lụt nhất là lũ quét nguy hiểm hơn và hạn hán trở nên thường xuyên hơn. Lượng mưa lớn xảy ra trong thời gian ngắn, sẽ gây ra lũ lụt, tàn phá nghiêm trọng về tài sản, cơ sở kinh tế, và môi trường.

      1. Các yếu tố khác


Qua phân tích có thể thấy, yếu tố tác động mạnh nhất của BĐKH đối với tính dễ bị tổn thương của công trình thủy lợi các tỉnh miền núi phía Bắc là sự gia tăng của lượng mưa, các hiện tượng khí hậu cực đoan có liên quan như mưa lớn kéo dài, lũ quét và sạt lở đất và hạn hán kéo dài. Sự gia tăng của nhiệt độ cũng gây ra một số ảnh hưởng đối với các khe nối của đập bê tông trong lực, đối với mặt đập được thi công bằng bê tông xi măng và mặt đường nhựa. Tuy nhiên, những tác động do nhiệt độ gia tăng không được xem là nghiêm trọng lắm.

Mặc dù, việc thích ứng với BĐKH là phức tạp và khó khăn khi thực hiện. Tuy nhiên, trên lý thuyết, có nhiều giải pháp thích ứng với BĐKH đã được giới thiệu và trình bày trong báo cáo “Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông khu vực miền núi phía Bắc trong điều kiện BĐKH”, của dự án Tăng cường sức chống chịu BĐKH đối với cơ sở hạ tầng nông thông MNPB để có thể sử dụng để làm giảm tác động bất lợi của BĐKH.


    1. Các yêu cầu cơ bản về lồng ghép biến đổi khí hậu trong các chương trình, dự án công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông


Việc lồng ghép các yếu tố BĐKH vào các chương trình, dự án hạ tầng thủy lợi phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Nâng cao được khả năng chống chịu của công trình thủy lợi trước các tác động bất lợi của BĐKH.

- Không làm tăng lên quá lớn chi phí đầu tư, xây dựng và bảo trì công trình.

- Tận dụng được vật liệu xây dựng và nguồn nhân lực sẵn có của địa phương.

- Không làm phát sinh những vấn đề về môi trường.

Quá trình tích hợp/ lồng ghép các yếu tố BĐKH trong các chương trình, dự án công trình thủy lợi cần được xem xét từ cấp chiến lược (xác định tầm nhìn, mục tiêu tổng thể, định hướng phát triển); tới các quy hoạch phát triển dài hạn (bố trí tuyến, lộ trình, lựa chọn công nghệ hạ tầng, xem xét phương án kỹ thuật…) cho đến các dự án cụ thể (xác định cao trình, kết cấu đường, khẩu độ cầu cống…). Quá trình này bao gồm:



  • Xác định loại hình tác động và mức độ tổn thương có thể xảy ra

  • Đánh giá năng lực thích ứng

  • Xác định các xu hướng phát triển có ảnh hưởng đến dự án

  • Xem xét các chính sách liên quan

Việc lồng ghép BĐKH vào trong các chiến lược, quy hoạch phát triển công trình thủy lợi cần phải được xem xét một cách toàn diện, nhất quán và xuyên suốt trong các khâu: lập – thẩm định – phê duyệt – tổ chức thực hiện - giám sát đánh giá; cũng như cần được hiện thực hóa ở một số cấu phần cơ bản như:

  • Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu;

  • Đánh giá các xu hướng và thách thức;

  • Xác định các ưu tiên và dự án cụ thể;

  • Xác định các giải pháp và chính sách thực hiện;

  • Xác định biện pháp giám sát và đánh giá.

Ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một vấn đề lớn, phức tạp, mang tính chiến lược lâu dài và không thể giải quyết được nếu không có sự kết hợp, tham gia của các Bộ ngành liên quan từ Trung ương đến các địa phương.
      1. Xác định, tính toán các yếu tố khí tượng, thủy văn ảnh hưởng đến việc thiết kế, thi công và vận hành dự án công trình thủy lợi.


Sự thay đổi của các yếu tố khí tượng thủy văn và các hiện tượng thời thiết cực đoan (số đợt nắng nóng, gia tăng lượng mưa trong mùa mưa, giảm lượng mưa trong mùa khô, lốc xoáy, bão và tăng mực nước biển) có thể chi phối đến lựa chọn các thông số kỹ thuật, phương án phát triển các dự án công trình thủy lợi. Một số thông số khí hậu thủy văn cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn, thiết kế, thi công và vận hành các dự án công trình thủy lợi như:

  • Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm, cường độ mưa/trận; phân bố lượng mưa là các thông số đặc biệt ảnh hưởng đến việc tính toán nguy cơ sụt trượt các kè, cống, qui mô kênh tiêu cũng như cao trình đỉnh đập, cao trình tràn, chiều rộng tràn thoát lũ, khẩu độ cầu cống…

  • Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ cao nhất và thấp nhất cũng như diễn biến của nhiệt độ trong năm là những thông số quan trọng trong thiết kế kết cấu và vật liệu xây dựng; lượng bốc hơi.

  • Các hiện tượng thời tiết cực đoan: dữ liệu thống kê về các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ, mưa lớn, lốc xoáy…) trong phạm vi ảnh hưởng của dự án để xác định được các thông số cơ sở cho thiết kế các dự án công trình thủy lợi (tần suất xảy ra, cấp công trình, mức độ nghiêm trọng, loại hình tác động, mức độ tổn hại…).

  • Phân vùng thủy văn: Cùng với sự thay đổi của lượng mưa, nguồn nước, độ che phủ rừng và các hiện tượng thời tiết cực đoan thì phân vùng thủy văn có xu hướng thay đổi rõ rệt, nên cần được khảo sát, tính toán, dự báo một cách khoa học để có các số liệu đầu vào phù hợp cho thiết kế thoát lũ (xác định khẩu độ/ kết cấu kênh mương,cầu cống, tràn, cao độ đập), và các giải pháp bảo vệ các kè, sân tiêu năng, phạm vi ngập lụt hạ du… Các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa chất, đặc điểm sông ngòi, hồ đập, độ che phủ rừng cũng cần được phân tích, cân nhắc trong mối quan hệ tổng hòa, nhằm đánh giá mức độ thay đổi của phân vùng thủy văn có thể tác động đến dự án.

    1. Каталог: data
      data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
      data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
      data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
      data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
      data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
      data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
      data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
      data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

      tải về 3.82 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương