Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc


CÁC BƯỚC CỤ THỂ LỒNG GHÉP LOẠI HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN CỰC ĐOAN VÀO THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH DUY TU BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG



tải về 3.82 Mb.
trang8/28
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.82 Mb.
#38839
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28

CÁC BƯỚC CỤ THỂ LỒNG GHÉP LOẠI HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN CỰC ĐOAN VÀO THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ VẬN HÀNH DUY TU BẢO DƯỠNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG


Có nhiều loại hình thời tiết, thủy văn cực đoan và có nhiều giải pháp khắc phục sự cố công trình3. Tài liệu hướng dẫn không thể đề cập tới tất cả các vấn đề đó được. Dưới đây là hướng dẫn lồng ghép một loại hình thời tiết, thủy văn cực đoan điển hình đối với một loại công trình cụ thể trong các giai đoạn thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng. Các bước tiến hành lồng ghép cần phải thực hiện theo đúng trình tự đã trình bày ở phần trên. Dưới đây chỉ trình bày nội dung chính của Bước 2 và giả định đã lựa chọn được hình thế thời tiết, thủy văn cực đoan, bất thường và giải pháp phòng chống.
    1. Lồng ghép TƯ BĐKH đối với hồ chứa

      1. Xác định loại hình thời tiết, thủy văn cực đoan, bất thường


Hồ chứa được sử dụng khá phổ biến tại miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, dung tích của các hồ chứa đôi khi không phù hợp đối với giải pháp thay thế cho các nguồn cung nước khác (chủ yếu là nước mặt).

Tính khả thi hoặc tính tương quan của việc xây dựng đập lớn so với xây dựng hàng chục/trăm hồ chứa nhỏ phải được phân tích theo từng trường hợp. Thông thường, việc xây dựng một kết cấu cơ sở hạ tầng riêng có tổng chi phí thấp hơn xét về tính kinh tế trong quy mô phát triển dự án thủy lợi đồng bộ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xây dựng đập hoặc hồ chứa không khả thi về kỹ thuật hoặc quản lý rất phức tạp. Dưới đây chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp xây dựng đập thích hợp với BĐKH qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế cho vùng MNPB.

Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, mưa lớn, lũ lớn là hiểm họa nguy hiểm nhất đối với hồ chứa.

Trong bối cảnh BĐKH, hiện tượng mưa lũ vượt ra ngoài các quy luật thông thường. Đã xảy ra hiện tượng lũ chồng lên lũ. Toàn bộ nước mưa trên lưu vực được dồn vào hồ chứa, nếu để mực nước lũ trong hồ vượt quá cao trình đỉnh đập đất, đập đất sẽ bị phá hủy.

Mất an toàn đập trong mùa mưa lũ được đánh giá là rủi ro lớn nhất của phát triển các hồ chứa thủy lợi - thủy điện trong điều kiện BĐKH. 02 yếu tố dẫn đến mất an toàn đập đó là sự gia tăng đáng kể lượng mưa - dòng chảy vào mùa mưa, và vấn đề hệ số an toàn của hồ đập trong điều kiện thủy văn thay đổi.

Sự gia tăng lượng mưa-dòng chảy vào mùa mưa: theo các kịch bản về BĐKH, lượng mưa mùa mưa sẽ tăng lên, tùy vùng có thể từ 2-14%, trong trường hợp này trừ những hồ thủy điện có dung tích đủ lớn, có khả năng đáp ứng có thể chứa thêm lượng nước đến tăng bất thường (nếu dự báo tốt), phần lớn các công trình thủy điện vừa và nhỏ do dung tích điều tiết nhỏ, đều chịu rủi ro mất an toàn đập khi năng lực đường tràn thiết kế không bảo đảm xả lũ lớn hơn lũ thiết kế và khi khả năng dự báo không đáp ứng.



Ngoài yếu tố vận hành hồ, vấn đề dự báo được đánh giá là yếu tố giúp người vận hành hồ đập chủ động xả lượng chứa để đón lũ. Tuy nhiên ở Việt Nam, trừ một số sông lớn, có hệ thống trạm khí tượng thủy văn giúp cho vấn đề dự báo dòng chảy lũ tương đối chính xác, các hệ thống sông suối nhỏ không có các trạm khí tượng thủy văn ở thượng nguồn, việc vận hành phòng lũ hoàn toàn bị động và trông chờ vào kinh nghiệm cũng như quyết định chủ quan của người vận hành4.
      1. Xác định giải pháp thích ứng BĐKH phòng chống lũ cực đoan


a) Đối với thiết kế: Cập nhật số liệu khí tượng thủy văn. Xử lý tần suất xuất hiện của mưa, lũ cực đoan. Tính lại lũ thiết kế. Với công trình cấp I, II thì chọn lũ lớn nhất khả năng PMF, còn lại chọn từ lũ PMF đến lũ kiểm tra đã tăng lên một cấp. Tính lại điều tiết lũ cho hồ chứa. Điều chỉnh, sửa lại quy trình vận hành xả lũ. Điều chỉnh, sửa lại thiết kế đập đất, đập tràn xả lũ. Nếu cần thiết xây thêm đập tràn sự cố.

b) Đối với thi công: Cập nhật thông tin về mưa lũ trên khu vực công trình. Chuẩn bị phương án phòng chống lũ đặc biệt lớn xuất hiện trong quá trình thi công. Đặc biệt chú ý đến lũ tiểu mãn xuất hiện bất thường. Điều chỉnh, sửa đổi thiết kế thi công, kế hoạch thi công nếu chưa có phương án phòng chống lũ lớn, bất thường.

c) Đối với vận hành & duy tu bảo dưỡng: Cập nhật thông tin mưa, lũ trên lưu vực. Tính toán lại điều tiết lũ của hồ chứa, từ đó điều chỉnh lại quy trình vận hành. Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình xả lũ, đảm bảo các hạng mục này hoạt động tốt trong quá trình xả lũ. Theo dõi dự báo thời tiết và thủy văn, kịp thời điều chỉnh các hoạt động vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn đập và đảm bảo cung cấp đủ nước cho các hộ dùng nước sau lũ.
    1. Lồng ghép TƯ BĐKH đối với đập dâng

      1. Xác định loại hình thời tiết, thủy văn cực đoan, bất thường


Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, loại hình thủy văn cực đoan gây nguy hiểm đối với đập dâng là lũ vượt lũ thiết kế. Lũ lớn kéo theo các vật nổi lớn (ví dụ như cây cối) va đập mạnh hoặc bị giữ lại trước đập dâng tạo áp lực nước rất lớn lên đập dâng dẫn đến phá hoại đập dâng hoặc gây xói sâu ở phía sau đập.
      1. Xác định giải pháp thích ứng BĐKH phòng chống lũ cực đoan


a) Đối với thiết kế: Cũng giống như đối với hồ chứa, người thiết kế cần cập nhật số liệu khí tượng, thủy văn, tính toán lại lũ thiết kế. Từ đó thiết kế lại các thông số kỹ thuật của đập dâng. Thông thường, kết cấu đập dâng ở các tỉnh miền núi phía Bắc được thiết kế dưới dạng rọ đá, đá đổ phủ bê-tông. Cần phải lựa chọn hình thức đập dâng phù hợp với địa phương. Nếu có điều kiện, nên sử dụng bê tông có cấp phối cốt vật liệu dạng liên tục.

b) Đối với thi công: Thông thường quá trình thi công thường được tiến hành trong mùa khô. Tuy nhiên, trong bối cảnh BĐKH, vẫn có thể xảy ra các trận lũ bất thường, chính vì vậy cần cập nhật thông tin về hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan và bất thường. Tránh thi công vào thời gian có khả năng xuất hiện lũ bất thường. Có phương án phòng tránh lũ bất thường trong quá trình thi công. Các hạng mục thi công dưới nước cần hoàn thành nhanh và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Tất cả các vấn đề này phải được thể hiện chi tiết trong kế hoạch thi công.

c) Đối với duy tu bảo dưỡng: Đối với đập dâng ở các tỉnh miền núi phía Bắc, sau mỗi trận lũ dù ít hay nhiều công trình này cũng bị tác động của lũ. Chính vì vậy, cần phải kiểm tra đánh giá những hư hỏng công trình do lũ gây ra. Đơn vị, cá nhân quản lý đập dâng cần phải lập báo cáo đánh giá tác động của lũ đối với đập dâng và gửi cho đơn vị chịu trách nhiệm. Cần phải sửa chữa kịp thời những chỗ hư hỏng, không để những hư hỏng này phát triển thêm. Các hoạt động này cần phải được xây dựng trong kế hoạch vận hành & duy tu bảo dưỡng hàng năm đối với đập dâng.

d) Các biện pháp cụ thể

Xây dựng các biện pháp cụ thể để thích hợp với thực tiễn:

- Kết cấu của đập chắc chắn, ổn định cao do tính ổn định dựa vào trọng lượng của đập.

- Linh hoạt trong thiết kế phục vụ khả năng thoát lũ.

- Với ưu điểm kết cấu bê tông cốt thép chặt chẽ nên đập có thể xây dựng với chiều cao lớn, độ dốc lớn hơn đập đất, đất đá kết hợp mà không cần tốn diện tích trên mặt bằng thi công.

- Đòi hỏi nền đập phải được xử lý ổn định cao.



- Kỹ thuật thi công cao, yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ trong từng bước từ thiết kế đến thi công xây dựng.
    1. Lồng ghép TƯ BĐKH đối với công trình dẫn dòng


Trong tài liệu này, công trình dẫn dòng được coi là công trình dẫn nước giữ cho dòng lũ chảy theo hướng và phạm vi vốn có, không lan rộng ra xung quanh. Đó là các công trình hướng dòng lũ đi xa đối tượng cần bảo vệ, thậm chí có thể dẫn dòng lũ đi sang hẳn khu vực khác. Tuy nhiên, địa chất công trình không đồng nhất, địa hình bị chia rẽ mạnh tại các tỉnh miền núi phía Bắc là những thách thức lớn đối với vấn đề xây dựng các công trình dẫn dòng nêu trên.
      1. Xác định loại hình thủy văn cực đoan


Các công trình dẫn dòng thường xuyên tiếp xúc với nước. Tác động của lũ đến loại công trình này là đáng kể nhất. Các hình thế thời tiết như bão, xoáy lốc, mưa lớn v.v. tác động đến công trình dẫn dòng cũng thông qua tác động của lũ (tác động thứ cấp). Chính vì vậy, lũ cực đoan được coi là hiểm họa đáng kể nhất đối với công trình dẫn dòng.
      1. Xác định giải pháp thích ứng BĐKH phòng chống lũ cực đoan


a) Đi vi thiết kế: Hai tác động đáng kể của lũ đối với công trình dẫn dòng là xói lở công trình và chảy tràn trên mặt công trình. Việc mưa lũ xảy ra bất thường, cường độ mưa thay đổi lớn so với chuỗi số liệu thủy văn quan trắc được hoặc tính toán được từ khu vực lân cận sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bài toán thiết kế. Chính vì vậy, đơn vị, cá nhân thiết kế phải cập nhật thông tin tính toán lại thủy văn, thủy lực, xác định lại hướng chủ lưu đối với các trận lũ cực đoan mới xuất hiện. Do có những hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác trong khu vực công trình, nên việc thiết kế công trình dẫn dòng không thể có những mâu thuẫn đối với các hoạt động khác như giao thông, cung cấp điện, nước và sinh hoạt của cộng đồng. Nên ứng dụng các công nghệ mới và vật liệu xây dựng mới đối với thiết kế công trình dẫn dòng. Nên kết hợp biện pháp sinh học, trồng các loại cây thích hợp bảo vệ công trình không bị xói lở 5.

b) Đối với thi công: Thi công các công trình dẫn dòng cũng thường diễn ra trong mùa khô. Nhưng trên thực tế, không phải không xảy ra những trận lũ bất thường trong mùa khô. Chính vì vậy, đơn vị thi công cần có kế hoạch phòng chống hiện tượng bất thường này. Ví dụ, cần thiết kế các biện pháp che chắn, hoặc cách ly nước lũ với hạng mục đang thi công dở. Chỉnh sửa lại kế hoạch thi công sau khi đã phân tích, đánh giá tình hình mưa lũ cực đoan, bất thường trong khu vực. Cần có phương án phòng chống lũ trong thời gian thi công được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thực hiện tốt phương châm “Bốn tại chỗ”. Không chủ quan với mưa lũ trong quá trình thi công. Thực tế, người ta thường sử dụng tổng hợp nhiều loại nhóm công trình. Hiện tại có nhiều hình thức thi công công trình dẫn dòng, tuy nhiên đối với các tỉnh miền núi phía Bắc nên chọn hình thức thi công dẫn dòng theo hình dưới do đặc điểm lòng sông các tỉnh miền núi phía Bắc hẹp, độ rộng không lớn.




1 Đê quây thượng lưu ;

2 Đê quây hạ lưu ;

3 Kênh dẫn dòng ;

4 Tuyến xây dựng công trình chính



c) Đối với vận hành & duy tu bảo dưỡng: Đơn vị, cá nhân quản lý công trình dẫn dòng thường xuyên cập nhật thông tin mưa lũ trên khu vực để bổ sung, chỉnh sửa quy trình vận hành, duy tu bảo dưỡng phù hợp với tình hình thực tế. Ví dụ, bố trí lực lượng, thời gian, tần suất kiểm tra công trình, phát hiện và sửa chữa những hư hỏng kịp thời, như khi có lũ ai kiểm tra chỗ nào, bao nhiêu lâu kiểm tra một lần, sau khi kiểm tra báo cáo cho ai...Kế hoạch vận hành, duy tu bảo dưỡng cần được thống nhất trong đơn vị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    1. Каталог: data
      data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
      data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
      data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
      data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
      data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
      data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
      data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
      data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

      tải về 3.82 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương