Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc


ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CẤP CHÍNH QUYỀN, GIỮA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU



tải về 3.82 Mb.
trang28/28
Chuyển đổi dữ liệu20.05.2018
Kích3.82 Mb.
#38839
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28

ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CẤP CHÍNH QUYỀN, GIỮA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH THỦY LỢI VÀ KÈ BẢO VỆ BỜ SÔNG MIỀN NÚI PHÍA BẮC THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  1. Tầm quan trọng của việc phối hợp


Các tác động BĐKH không xảy ra đơn độc. BĐKH có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc vô hình đến các ngành, các cấp địa phương khác nhau. Sự thay đổi của một ngành, một địa phươngcó thể làm tăng hoặc giảm tác động của BĐKH đến các ngành khác, địa phương khác. Lồng ghép các yếu tố BĐKH thực chất là một vấn đề xuyên suốt các ngành, các khu vực và vì vậy phải được xem xét dưới góc độ liên ngành, liên khu vực.

Do tính chất xuyên suốt của vấn đề, cần có sự tham gia của các bên liên quan trong việc xây dựng, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi nhằm thích ứng với BĐKH. Lồng ghép các yếu tố BĐKH kêu gọi sự tham gia rộng rãi của mọi tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp. Chỉ khi có sức mạnh tổng hợp như vậy mới có thể thực hiện tốt việc xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi. Chương trình mục tiêu quốc gia, Chiến lược quốc gia cũng như các chính sách quan trọng khác đều yêu cầu phải có sự phối hợp, tham gia của các bên liên quan, phải có sự tham vấn cộng đồng.

Do nguồn tài chính hỗ trợ để thực hiện việc xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi lại vượt quá năng lực của chính phủ, vì vậy sự tham gia đóng góp các nguồn lực cho xây dựng, vận hành và duy tu bảo dưỡng của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng.

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp sẽ đảm bảo sự thống nhất chung về định hướng, cách thực hiện, không gây chồng chéo, mâu thuẫn trong quá trình thực hiện, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, không gây lãng phí.


    1. Nguyên tắc phối hợp


  1. Đảm bảo nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ. Việc xây dựng, vận hành và duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi thích ứng với BĐKH nhất thiết phải theo chỉ đạo chung từ Bộ, ngành, sở, phòng ban ở địa phương, từ trung ương đến tỉnh, huyện, xã, thôn bản. Các đề xuất của cấp dưới cần phải được cấp trên trực tiếp xem xét và phê duyệt. Giữa quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ phải có sự phối hợp chặt chẽ (thông qua việc thông báo, tham vấn và đồng thuận) để có một sự thống nhất chung trong các quyết định và thực hiện các quyết định đó.

  2. Nguyên tắc bình đẳng giới, bình đẳng dân tộc, bình đẳng giữa các tổ chức, cộng đồng trong phối hợp cùng nhau xây dựng, vận hành và duy tu bản dưỡng công trình thủy lợi. Phải xem xét quyền lợi, nghĩa vụ chung đối với tất cả các bên, tránh ưu tiên lợi ích nhóm. Quan điểm, đề xuất của tất cả các bên phải được tôn trọng, xem xét một cách thận trọng. Trước khi có quyết định cuối cùng cần có sự đồng thuận của các bên tham gia.

  3. Phối hợp giữa các bên nhưng cần phải có một đơn vị chủ trì. Đơn vị này cần chuẩn bị những nội dung, hoạt động cần thiết đối với việc xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi để các bên tham gia có cơ sở tham gia đóng góp ý kiến. Đơn vị chủ trì có nhiệm vụ tổng hợp ý kiến tham gia của các bên trình nộp đơn vị có thẩm quyền trực tiếp xem xét và phê duyệt.

  4. Nguyên tắc cùng có lợi và chia sẻ: đối với một phương án xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi cần phải hài hòa lợi ích chung của các bên và sự chia sẻ đóng góp chung cả về trách nhiệm và nguồn lực của các bên.
    1. Đề xuất cơ chế phối hợp

      1. Chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và cơ quan nhà nước:


a) Cấp tỉnh:

  • UBND cấp tỉnh là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi thích ứng với BĐKH theo chương trình của Chính phủ.

  • Sở NN&PTNT là cơ quan tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch.

  • Chi cục Thủy lợi là cơ quan thường trực triển khai thực hiện kế hoạch.

b) Cấp huyện:

  • UBND huyện là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi thích ứng với BĐKH theo chương trình của Chính phủ theo phân cấp quản lý.

  • Phòng NN&PTNT là Cơ quan thường trực tham mưu, giúp UBND huyện chủ trì tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện.

c) Cấp xã:

  • UBND xã là cơ quan tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý.

  • Ban PTNTM xã cùng với Ban chỉ huy PCLB xã và các phòng ban liên quan là đơn vị tham mưu cho UBND xã trong xây dựng, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình trong phạm vi địa bàn quản lý.
      1. Chức năng nhiệm vụ của đơn vị tư vấn, đơn vị quản lý công trình


  1. Đơn vị tư vấn thiết kế, thi công công trình: thực hiện các điều khoản trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư công trình, bảo đảm các bản thiết kế công trình và thi công công trình đã lồng ghép các yếu tố BĐKH, trình chủ đầu tư và cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt.

  2. Đơn vị quản lý công trình: Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đơn vị quản lý hành chính, hàng năm đơn vị quản lý công trình lập quy trình vận hành công trình và kế hoạch thực hiện duy tu bảo dưỡng công trình có lồng ghép các yếu tố BĐKH trình cấp trên trực tiếp xem xét và phê duyệt. Thực hiện đúng quy trình và kế hoạch đã được duyệt.

Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện/xã, đơn vị tư vấn/đơn vị quản lý công trình sau khi dự thảo thiết kế công trình, thiết kế thi công, kế hoạch vận hành duy tu bảo dưỡng công trình nhất thiết phải có sự tham gia của các bên. Các văn bản thiết kế, kế hoạch này cần gửi đến các bên liên quan, thông báo cho cộng đồng trước khi tổ chức hội thảo/họp ít nhất 7 ngày để các bên liên quan, cộng đồng có đủ thời gian xem xét, đóng góp ý kiến. Mọi ý kiến đóng góp cần phải được xem xét theo đúng các nguyên tắc nêu ở trên. Cần phải có giải trình đối với cấp có thẩm quyền về những ý kiến đóng góp này.
      1. Cơ chế phối hợp


a) Cơ chế từ trên xuống: Các quyết định từ cấp trung ương tới các tỉnh, từ tỉnh xuống huyện và từ huyên xuống xã cần phải được nghiên cứu kỹ và được vận dụng sáng tạo ở địa phương. Quyết định của cấp trên mang tính khái quát chung cho khu vực cấp đó quản lý, không cụ thể cho đơn vị nào dưới sự quản lý trực tiếp. Các cấp trực tiếp dưới sự quản lý phải thực hiện đúng định hướng chung, nguyên tắc chung, cách làm chung mà cấp trên trực tiếp của mình đã ra quyết định.

b) Cơ chế từ dưới lên:

Cơ chế “từ dưới lên” hay phương pháp tiếp cận có sự tham gia đặt người dân địa phương vào vị trí trung tâm trong quá trình ra quyết định. Hiện nay, phương pháp tiếp cận có sự tham gia và phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng đã được lồng ghép vào nhiều chương trình phát triển, bao gồm cả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc.

      1. Hình thức phối hợp


Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, dưới sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (về mặt chuyên môn) và sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch phát triển thủy lợi và phòng chống thiên tai của tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt. Trong quá trình lập quy hoạch cần phải tổ chức các cuộc họp, hội thảo xin ý kiến đóng góp của các Sở, ban ngành có liên quan, đảm bảo sự thống nhất của các Sở, ban ngành đối với bản quy hoạch này.

Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và phê duyệt quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai và hiện nay là quy hoạch quản lý lũ tổng hợp18 sau khi đã tham vấn các sở ban ngành liên quan. Công bố quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai. Ủy ban nhân dân huyện dựa vào quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai của tỉnh, chỉ đạo Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn của huyện thực hiện quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai trên địa bàn của huyện trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa quy hoạch của tỉnh đối với huyện. Trong quá trình cụ thể hóa, chi tiết hóa quy hoạch của tỉnh, UBND huyện chủ trì phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan đóng góp ý kiến, hoàn thiện bản quy hoạch của huyện. Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện tham mưu cho UBND huyện tuyển chọn tư vấn thiết kế, thi công công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai cấp huyện quản lý. Các đơn vị quản lý công trình thủy lợi cấp huyện hàng năm phải trình bản kế hoạch vận hành và duy tu bảo dưỡng cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện và UBND huyện để xem xét và phê duyệt.

Ủy ban nhân xã dựa vào quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai của huyện, chỉ đạo Ban Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn của xã thực hiện quy hoạch thủy lợi, phòng chống thiên tai trên địa bàn xã trên cơ sở cụ thể hóa, chi tiết hóa quy hoạch của huyện đối với xã. Trong quá trình cụ thể hóa, chi tiết hóa quy hoạch của huyện, UBND xã chủ trì phối hợp các ban ngành, tổ chức liên quan đóng góp ý kiến, hoàn thiện bản quy hoạch của xã. Ban Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn xã tham mưu cho UBND xã tuyển chọn tư vấn thiết kế, thi công công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai cấp xã quản lý. Các đơn vị quản lý công trình thủy lợi cấp xã hàng năm phải trình bản kế hoạch vận hành và duy tu bảo dưỡng cho Ban Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xã và UBND xã để xem xét và phê duyệt.

Cơ quan Khí tượng Thủy văn có nhiệm vụ cung cấp số liệu, thông tin khí tượng thủy văn cho các cơ quan có liên quan theo quy định của nhà nước.



Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp có nghĩa vụ tham gia đóng góp ý kiến vào thiết kế, kế hoạch thi công, quy trình vận hành, kế hoạch duy tu bảo dưỡng công trình thủy lợi và phòng chống thiên tai trên địa bàn theo đúng quy định của nhà nước. Việc giám sát thi công, giám sát các hoạt động vận hành, duy tu bảo dưỡng của cộng đồng là cần thiết và cần tuân thủ theo quy định của nhà nước.
SƠ ĐỒ CƠ CHẾ PHỐI HỢP
Group 92

AutoShape 68

Ghi chú:
Chỉ đạo

Báo cáo

Tham mưu

Tham gia đóng góp ý kiến

Chỉ đạo kỹ thuật



    1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

      1. Xây dựng kế hoạch


Cần có một kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp ứng phó đã được đề xuất. Kế hoạch này phải là một phần nhất quán của kế hoạch tổng thể thực hiện dự án, và bao gồm các nội dung liên quan như nhiệm vụ cụ thể, ngân sách, thời gian thực hiện, đơn vị thực hiện, đơn vị giám sát. Đặc biệt cần phân định rõ việc thực hiện các giải pháp ứng phó tương ứng với các giai đoạn khác nhau của dự án – ví dụ như kế hoạch dự phòng, ứng phó với thiên tai cho giai đoạn quản lý vận hành công trình cần được xây dựng, phê duyệt trước khi nghiệm thu công trình, nhưng phần thực hiện và giám sát thực hiện lại thuộc giai đoạn quản lý vận hành sau này, với trách nhiệm thuộc về đơn vị quản lý vận hành.

Trong mọi trường hợp, việc lồng ghép yếu tố BĐKH vào một dự án đòi hỏi phải xác định rõ cơ quan thực thi có chức năng và đủ năng lực để điều phối và quản lý các hoạt động liên quan đến thích ứng với BĐKH. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, cùng với việc đánh giá tác động của BĐKH và lựa chọn các giải pháp thích ứng, thì cũng cần làm rõ trách nhiệm thực hiện và giám sát thực hiện các giải pháp này. Thông thường đơn vị thực hiện dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các giải pháp ứng phó với BĐKH đã được phê duyệt trong giai đoạn thiết kế, đồng thời tuân thủ các quy phạm, qui trình thi công, quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng để đảm bảo đạt được mục tiêu công trình bền vững và có khả năng chịu được tác động của BĐKH… Bên cạnh đó, sự tham gia của các cơ quan, đơn vị nghiên cứu chuyên môn cũng cần được huy động tùy theo đặc thù của giải pháp cần thực hiện.


      1. Xác định nhu cầu hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực


Hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực là một yêu cầu quan trọng đối với thực hiện, quản lý và giám sát các giải pháp ứng phó. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, cần thực hiện đánh giá nhanh về nhu cầu đào tạo và năng lực cho các bên liên quan (cơ quan thực thi, các viện nghiên cứu, cộng đồng địa phương, đơn vị quản lý dự án và các nhà thầu…), để có cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch năng lực phù hợp với từng dự án.

Kế hoạch nâng cao năng lực cần chỉ rõ các hoạt động chính, đối tượng tham gia, khung thời gian, ngân sách thực hiện cũng như đề xuất các đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động.


      1. Lồng ghép hoạt động ứng phó với biến đối khí hậu trong giai đoạn vận hành các công trình thủy lợi.


Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành công trình có trách nhiệm tuân thủ quy trình giám sát chung cũng như đối với các hạng mục cụ thể liên quan đến ứng phó với BĐKH.

Thực hiện và duy tu, bảo dưỡng các hạng mục, giải pháp ứng phó với BĐKH trong giai đoạn quản lý vận hành công trình là một trong những điều kiện quan trọng để đảm bảo sự bền vững của thủy lợi cũng như tăng khả năng chống chịu với các tác động của khí hậu và BĐKH.

Để đảm bảo nội dung này, cần có đủ nguồn ngân sách thực hiện hàng năm, với nhân sự và định mức kinh phí được điều chỉnh phù hợp nhằm đảm bảo:


  • Bổ sung, cập nhật các nội dung, yêu cầu liên quan đến việc thực hiện, giám sát, duy tu, bảo dưỡng các hạng mục và hoạt động ứng phóvới BĐKH trong giai đoạn vận hành vào sổ tay vận hành công trình thủy lợi;

  • Bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ các hạng mục thích ứng với BĐKH.

  • Thực hiện kế hoạch dự phòng và ứng phó với thiên tai và tình trạng khẩn cấp;

  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tình trạng các hạng mục công trình, đặc biệt là trước và trong mùa mưa bão;

  • Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương và đối tượng hưởng lợi về an toàn công trình, và tác dộng của BĐKH;

  • Xây dựng và thực hiện cơ sở dữ liệu quản lý thiên tai liên quan đến công trình thủy lợi.
      1. Xây dựng kế hoạch

        1. Xây dựng kế hoạch giám sát và đánh giá


Hiện tại trên thế giới cũng như ở Việt Nam, những kinh nghiệm và hiểu biết về hiệu quả thực sự của các giải pháp thích ứng, ứng phó khác nhau trong việc giảm nguy cơ bị tổn thương do BĐKH còn khá hạn chế. Điều này khiến cho việc giám sát và đánh giá càng trở nên quan trọng và cần thiết.

Kế hoạch giám sát, kiểm tra cần chỉ rõ các chỉ số giám sát, tần suất giám sát, phương pháp giám sát, trách nhiệm giám sát cho các cấp độ khác nhau: Tác động, kết quả tổng thể và kết quả đầu ra. Việc đánh giá hiệu quả ở cấp độ tác động thường xảy ra ở giai đoạn sau này của quá trình quản lý, vận hành công trình. Tuy nhiên có một số thách thức cho hoạt động giám sát – đánh giá các giải pháp thích ứng với BĐKH, như là biến đổi khí hậu xảy ra trong một thời gian dài, cần phải có các số liệu cơ bản và hệ đo lường thích hợp để đánh giá các khả năng bị tổn thương, đồng thời phân loại những tổn thương do BĐKH khỏi các nguyên nhân khác…


        1. Báo cáo và chia sẻ kinh nghiệm thực hiện


Kết quả giám sát, đánh giá, cũng như hiệu quả, bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khi hậu cần được tổng hợp, đánh giá và báo cáo với các cấp có thẩm quyền, chia sẻ với các bên liên quan nhằm mục đích:

  • Xem xét tiến độ, hiệu quả thực hiện so với kế hoạch và mục tiêu ban đầu;

  • Xác lập các điều chỉnh cần thiết;



  1. KẾT LUẬN

Lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu là một nội dung quan trọng trong điều chỉnh các chính sách kinh tế xã hội và xây dựng chiến lược các ngành, bao gồm triển khai những hoạt động đồng bộ để kết nối hoạt động ngắn hạn và dài hạn, nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho hiện tại và tương lai. Vì vậy, việc lồng ghép TƯ BĐKH vào trong thiết kế, thi công, vận hành & duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi và kè bảo vệ sông ở các tỉnh miền núi phía Bắc là rất cần thiết và cấp bách.

Việc lồng ghép TƯ BĐKH hay cụ thể hơn là lồng ghép các sự kiện thời tiết, thủy văn cực đoan vào trong thiết kế, thi công, vận hành và duy tu các công trình thủy lợi, kè bảo vệ bờ sông, suối ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã được biên soạn để những người làm kỹ thuật có thể dễ dàng sử dụng và làm theo. Để phù hợp với từng địa điểm cần phải xem xét, phân tích các tác động của các sự kiện này và đưa ra các giải pháp thích hợp đối với công trình.

Tài liệu hướng dẫn này có những phần chỉ dẫn chung đối với công việc lồng ghép, đồng thời cũng có những ví dụ cụ thể về nội dung lồng ghép. Tuy nhiên, thực tế lại muôn mầu muôn vẻ. Chính vì vậy, vận dụng hướng dẫn này vào trong thực tế đòi hỏi người thực hiện trên cơ sở hướng dẫn chung phải sáng tạo, cụ thể hóa, chi tiết hóa việc lồng ghép cho công trình của mình. Nhưng cần luôn nhớ rằng, việc lồng ghép nhất thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan, của cộng đồng và luôn được cập nhật.



Công trình thủy lợi đã có những đóng góp đáng kể vào việc ổn định phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi phía Bắc. Để đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực cũng như của đất nước, các công trình thủy lợi & kè bảo vệ bờ sông, suối cần phải nâng cao hơn nữa khả năng chống chịu đối với những sự kiện cực đoan thời tiết, thủy văn. Lồng ghép TƯ BĐKH vào trong thiết kế, thi công, vận hành & duy tu bảo dưỡng là một nhiệm vụ cần thực hiện để hướng tới mục đích này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), 2011, Lồng ghép biến đổi khí hậu vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án giai đoạn 2011-2015,

  2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), 2008, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

  3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), 2012, Kịch bản Biến đổi Khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam

  4. Nghị định của Chính phủ số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

  5. Nghị định của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

  6. Trần Thục, 2009, Lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

  7. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN), 2011, Tài liệu hướng dẫn Đánh giá Tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các biện pháp thích ứng, Nhà Xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam.

  8. UNDP, 2014. Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với khí hậu.

  9. Dự án: Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc- 00075992 – Jorge Alvarez-Sala, 2014. Báo cáo về kinh nghiệm của quốc tế trong việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu trong các lĩnh vực giao thông nông thôn, thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông

  10. Bộ Tài nguyên môi trường, BTNMT (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân.Nhà xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012.

  11. Viện chiến lược và phát triển giao thông vận tải Việt Nam, 2013, Hướng dẫn tích hợp biến đổi khí hậu trong phát triển hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam.

  12. Dương Thanh Lượng, 2010, Báo cáo tổng kết đánh giá thiết kế, xây dựng và khai thác sử dụng một số trạm bơm lớn ở Việt Nam.

  13. James Ramsay - Cấn Văn Thơ - Nguyễn Đình Ninh, 2014, tiểu dự án “Bảo dưỡng kè sinh học tại tiểu dự án số 4, Bắc Kạn”.

  14. QPTL C6-77 Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, 1977, trang 38

  15. Climate Change Vulnerability Assessment and Adaptation Method (CAM) – October 2013

  16. CARE, Oxfam và World Vision, 2010. Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng: Một số mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của các tổ chức CARE, Oxfam và World Vision. Việt Nam, 2010. 44 trang.

  17. Management in Vietnam, including Climate Change related Disasters. Nov. 2011. Technical Material disaster management and climate change adaptation training.

  18. Ahmad, I.H., 2009, Climate Policy Integration: Towards Operationalization, DESA Working Paper No.73.

  19. A Guide to Bank Restoration Options for Large River; 2010

  20. Beck, S., Kuhlicke, C., Gorg, C., 2009, Climate Policy Integration, Coherence, and Governance in Germany, Department Okonomie und Stdt – und Umweltsoziologie.

  21. OECD 2009, Integrating Climate Change Adaptation into Development Co-operation POLICY GUIDANCE.

  22. Diana Sietza, Maria Boschu, Richard J.T. Klein. Environmental science & policy 14 (2011). Mainstreaming climate adaptation into development assistance: rationale, institutional barriers and opportunities in Mozambique.

  23. Allen, H.H. & J.R. Leech. 1997. Công nghệ sinh học trong chống sạt lở bờ sông: Hướng dẫn. Báo cáo kỹ thuật EL-97-8, Cơ quan thí nghiệm đường thủy, Hiệp hội kỹ sư quân đội Hoa Kz, Vicksburg, MS. 90p.

  24. Bentrup, G. & J.C. Hoag. 1998. Tài liệu hướng dẫn s dụng công nghệ sinh học cho bờ sông: Sổ tay công nghệ ổn định bờ sông cho khu vực Great Basin và Intermountain West khô hạn và bán khô hạn. Trung tâm cây trồng vật liệu, Cục bảo tồn tài nguyên USDA, Aberdeen, Idaho. 150p

  25. Donat, M. 1995. Kỹ thuật công nghệ sinh học trong khôi phục bờ sông: rà soát thực tiễn áp dụng tại Trung Âu. Báo cáo số 2 của dự án phục hồi lưu vực, Chương trình phục hồi lưu vực, Bộ môi trường, đất đai và vườn quốc gia, Bộ Lâm nghiệp, British Columbia, Canada. 86p

  26. Flessner, T.R. 1997. Các yếu tố tác động tới việc lựa chọn, tập hợp, và sử dụng vật liệu trồng trong một dự án công nghệ sinh học về đất. Ghi chép kỹ thuật về vật liệu số 18, Cục bảo tồn tài nguyên, USDA, Portland, Oregon. 5p.

  27. Hollis H. Allen, James R. Leech; April 1997; Bioengineering for Streambank Erosion Control – page 61.

  28. ICEM, 2013, Methodology on climate change adaptation: Guide to the infrastructure, Center for international environmental management. Hanoi Vietnam.

  29. Jorge Alvarez-Sala, 2014, Report on good international practice of engineering resilience in the context of following rural roads, irrigation network and river embankment, Promoting Climate Resilient Infrastructure in Northern Mountain Provinces of Vietnam project, Hanoi –Vietnam.

  30. MARD and FAO, 2012. Technical documents: disaster risk management and adaptation to climate change. Hanoi 261 pages.

  31. Martin Parry, Nigel Arnell, Pam Berry, David Dodman, Samuel Fankhauser, Chris Hope, Sari Kovats, Robert Nicholls, David Satterthwaite, Richard Tiffin, Tim W. August 2009. Assessing the costs of adaptation to climate changeA review of the UNFCCC and other recent Estimates.

  32. Martin Donat, 1995, Bioengineering Techniques for Streambank Restoration.

  33. Tuttle, Ronald W. and Richard D. Wenberg. 1996. “Streambank and Shoreline Protection.” Engineering Field Handbook, Chapter 16. USDA-NRCS.

  34. UNDP Project 2010: Strengthening Institutional Capacity for Disaster Risk.

  35. UNDP MARD, 2014. Documentation of diaster risk management based on community (document for the commune level). UNDP (2013). To enhance climate resilience capacity for the northern mountainous infrastructure. Project Document No. 00082683, PIMS # 3741.

  36. USDA. 2007. Công nghệ sinh học áp dụng cho đất bờ sông. Phụ lục kỹ thuật 14I: Phần 654, Sổ tay kỹ thuật quốc gia. Cục bảo tồn tài nguyên USDA, Michigan. 76p.

  37. World Bank, 2010. Development and Climate Change. Report of World Development 2010.

  38. UNDP- MARD, 2014. Tài liệu quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (tài liệu dành cho cấp xã). UNDP (2013). Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc. Văn kiện dự án số 00082683, PIMS # 3741.

  39. UNDP và Bộ NNPTNT, 2011. Tài liệu kỹ thuật quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH.

PHỤ LỤC
  1. Trình tự nghiên cứu


Trình tự các bước nghiên cứu được thực hiện như sau:

Bước 1: Đánh giá các khuyến nghị trong các sản phẩm đầu ra đối với chuyên gia trong nước lĩnh vực thủy lợi để lựa chọn các khuyến nghị thích hợp nhất để làm cơ sở xây dựng các nội dung của Tài liệu hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng các dự án thủy lợi các tỉnh miền núi phía Bắc. Việc đánh giá sẽ tập trung đặc biệt là các sản phẩm sau:

- Báo cáo về việc phân tích những nguyên nhân gây thiệt hại cho công trình thủy lợi các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Khuyến nghị lồng ghép thích ứng BĐKH vào các thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng các dự án thủy lợi và kè bảo vệ sông ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

- Báo cáo tổng quan về chính sách, chiến lược liên quan đến cơ sở hạ tầng hệ thống thủy lợi khu vực miền núi phía Bắc.



Bước 2: Đánh giá các giải pháp kỹ thuật từ các dự án thủy lợi đã thực thi việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu trong quá trình thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng đặc biệt là các tiểu dự án trình diễn trong khuôn khổ dự án “Tăng cường khả năng chống chịu khí hậu cho cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”. Các bài học kinh nghiệm rút ra từ các dự án này sẽ là cơ sở để xây dựng Tài liệu hướng dẫn lồng ghép yếu tố BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng các dự án thủy lợi các tỉnh miền núi phía Bắc.

Bước 3: Xây dựng quy trình các bước lồng ghép yếu tố BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng các dự án thủy lợi các tỉnh miền núi phía Bắc. Việc đề xuất quy trình này được dựa trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, các bài học kinh nghiệm ở Việt Nam và đặc thù các dự án thủy lợi các tỉnh miền núi phía Bắc.
  1. Phương pháp nghiên cứu

    1. Phương pháp tham vấn chuyên gia


  • Tham vấn Chuyên gia Quốc tế về kỹ thuật cơ sở hạ tầng, chuyên gia quốc tế cùng lĩnh vực và nhóm cán bộ hỗ trợ của CPMU về sử dụng giải pháp công nghệ sinh học trong thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng công trình kè bảo vệ sông.

  • Tham vấn với các chuyên gia trong nước thuộc lĩnh vực thủy lợi, kè bảo vệ bờ sông về các bước thực hiện các biện pháp kỹ thuật đối với cơ sở hạ tầng nông thôn.

  • Tham vấn các bên liên quan thông qua hội thảo về “Tài liệu hướng dẫn lồng ghép thích ứng BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi phía Bắc" nhằm thu thập ý kiến đóng góp và hoàn thiện sản phẩm đầu ra cuối cùng.
    1. Phương pháp kế thừa.


Hiện nay, một số cơ quan, tổ chức đã biên soạn tài liệu về hướng dẫn lồng ghép TƯBĐKH vào trong kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở các cấp khác nhau. Các tài liệu này được coi là những tư liệu tham khảo có giá trị đối với tư vấn khi thực hiện nghiên cứu này. Tuy nhiên, do sự khác biệt về mục đích và yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, nội dung, hình thức các tài liệu này có sự khác biệt đáng kể. Mặc dù chưa có tài liệu nào đề cập tới việc lồng ghép TƯBĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng nông thôn, nhưng việc áp dụng mang tính kế thừa, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan, tổ chức đã từng biên soạn các tài liệu liên quan là rất cần thiết.

Phân tích, đánh giá và rút ra những bài học, kinh nghiệm thực tế của các tài liệu liên quan hiện có, từ đó, định hướng và xác định những nội dung cần có trong tài liệu hướng dẫn lồng ghép thích ứng BĐKH vào thiết kế, thi công và duy tu bảo dưỡng kỹ thuật cơ sở hạ tầng nông thôn, xác định cách thức, hình thức thể hiện các nội dung này với phương châm đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, chắt lọc những thông tin cần thiết.



Tài liệu hướng dẫn lồng ghép cần phải đáp ứng yêu cầu dễ hiểu, đơn giản, khả thi để đối tượng sử dụng biết cách thực hiện.
    1. Phương pháp khác


Ngoài các phương pháp kể trên nghiên cứu còn sử các phương pháp khác như: phương pháp có sự tham gia của các bên và cộng đồng; Phương pháp nghiên cứu đa ngành; Phương pháp nghiên cứu toàn diện và hệ thống; Phương pháp khảo sát điều tra thực tế;

1Bộ Tài nguyên môi trường, BTNMT (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dân.Nhà xuất bản tài nguyên – môi trường và bản đồ Việt Nam, 2012.


2 QPTL C6-77 Quy phạm tính toán các đặc trưng thủy văn thiết kế, 1977, trang 38

3Xem Báo cáo“Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông khu vực miền núi phía Bắc trong điều kiện BĐKH- Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”.


4 Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu, 2015, link tham khảo: https://congnghiepxanh.wordpress.com/tag/mat-an-toan-dap-ho-chua/

5 Tư vấn thủy lợi - Báo cáo sản phẩm 3 “Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho công trình thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông khu vực miền núi phía Bắc trong điều kiện BĐKH- Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”

6 Tư vấn thủy lợi - Báo cáo sản phẩm 3. “Đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho hạ tầng thủy lợi và kè bảo vệ bờ sông khu vực miền núi phía Bắc trong điều kiện BĐKH- Dự án Tăng cường Khả năng Chống chịu Khí hậu cho Cơ sở hạ tầng các tỉnh miền núi phía Bắc”.

7 Bioengineering report, 2012. Productive Rural Infrastructure Sector Project in the Central Highlands of Vietnam

8 Martin Donat, 1995, Bioengineering Techniques for Streambank Restoration

9 Productive Rural Infrastructure Sector Project in the Central Highlands of Vietnam, 2012

10 Productive Rural Infrastructure Sector Project in the Central Highlands of Vietnam, 2012, page 12

11 Hollis H. Allen, James R. Leech; April 1997; Bioengineering for Streambank Erosion Control – page 61

12 A Guide to Bank Restoration Options for Large River; 2010; page 36

13 A Guide to Bank Restoration Options for Large River; 2010; page 38

14 Tuttle, Ronald W. and Richard D. Wenberg. 1996. “Streambank and Shoreline Protection.” Engineering Field Handbook, Chapter 16. USDA-NRCS.

15 James Ramsay - Cấn Văn Thơ - Nguyễn Đình Ninh, 2014, tiểu dự án “Bảo dưỡng kè sinh học tại tiểu dự án số 4, Bắc Kạn”

16 James Ramsay - Cấn Văn Thơ - Nguyễn Đình Ninh, 2014, tiểu dự án “Bảo dưỡng kè sinh học tại tiểu dự án số 4, Bắc Kạn”

17 James Ramsay - Cấn Văn Thơ - Nguyễn Đình Ninh, 2014, tiểu dự án “Bảo dưỡng kè sinh học tại tiểu dự án số 4, Bắc Kạn”



18 Dự án Xây dựng xã hội thích ứng với thiên tai tại Việt Nam do JICA tài trợ, 2016.


Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 3.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   20   21   22   23   24   25   26   27   28




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương