Cây lá bỏng, 2008-04-09



tải về 0.74 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu26.04.2018
Kích0.74 Mb.
#37428
1   2   3   4   5   6   7

Đối tượng của quy phạm


Quy phạm này áp dụng cho tất cả các giống thuộc loài Kalanchoe blossfeldiana Poelln. Cũng như các giống lai của loài này với các loài khác thuộc Kalanchoe Adans. thuộc họ Crassulaceae.


  1. Yêu cầu vật liệu


2.1 Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng, chất lượng vật liệu yêu cầu cho khảo nghiệm và thời gian, địa điểm tác giả phải gửi tới điểm khảo nghiệm. Người nộp đơn nộp vật liệu từ nước ngoài phải đảm bảo mọi thủ tục hải quan và các yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước sở tại.
2.2 Vật liệu phải được cung cấp dưới dạng cành cắt có rễ.
2.3 Số lượng vật liệu tối thiểu người nộp đơn phải nộp là:
20 cành có đủ rễ.
2.4 Vật liệu khảo nghiệm phải khoẻ mạnh, đủ sức sống, không nhiễm bất kỳ loại sâu bệnh nguy hiểm nào.
2.5 Không được xử lý vật liệu khảo nghiệm để ảnh hưởng tới sự biểu hiện các tính trạng của giống dưới bất kỳ hình thức nào trừ khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc yêu cầu xử lý. Trường hợp vật liệu đã được xử lý, đề nghị cung cấp thông tin chi tiết.


  1. Phương pháp thẩm định

3.1 Số vụ khảo nghiệm


Thời gian tiến hành khảo nghiệm thông thường là một vụ gieo trồng.

3.2 Điểm klhảo nghiệm


Thí nghiệm khảo nghiệm thông thường được tiến hành tại một điểm, trong trường hợp thí nghiệm được bố trí tại hơn một điểm, xem hướng dẫn chi tiết có trong tài liệu TGP/9 “Thẩm định tính khác biệt”.

3.3 Điều kiện tiến hành thẩm định


3.3.1 Thí nghiệm khảo nghiệm phải được tiến hành trong điều kiện đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển nhằm thể hiện các tính trạng liên quan của giống để thẩm định giống. Sau khi trồng trong chậu, cây phải nhận đủ ánh sáng ngày ngắn, độ dài ngày trong điều kiện xử lý ngày ngắn phải ít hơn 10 giờ trong thời gian ít nhất 7 tuần.
3.3.2 Thời kỳ tốt nhất để đánh giá các tính trạng là khi ¾ số hoa trên cây nở rộ.
3.3.3 Do sự biến đổi ánh sáng ban ngày, việc xác định màu sắc dựa vào một bảng so màu phải được tiến hành hoặc trong phòng phù hợp với ánh sáng nhân tạo hoặc vào giữa trưa trong phòng không bị chiếu ánh sáng mặt trời trực tiếp. Việc phân phối ánh sáng quan phổ để tạo ra ánh sáng nhân tạo phải phù hợp với tiêu chuẩn CIE của ánh sáng ngày dài D 6500 và phải nằm trong khoảng cho phép do Tiêu chuẩn Anh 950, Phần I. Các xác định này phải được thực hiện với bộ phận cây đặt trên một nền trắng.

3.4 Bố trí thí nghiệm


3.4.1 Mỗi thí nghiệm phải được thiết kế nhằm tạo ra tổng số ít nhất 20 cây.
3.4.2 Thiết kế thí nghiệm phải làm sao để khi cắt các cây hoặc bộ phận của cây để quan sát, đo đếm thì vẫn không ảnh hưởng đến các quan sát được tiến hành cho tới khi kết thúc thí nghiệm.

3.5 Số cây / Bộ phận của cây được sử dụng để thẩm định


Nếu không có chỉ dẫn nào khác, mọi quan sát trên các cây riêng biệt phải được tiến hành trên 10 cây hoặc các bộ phận của 10 cây và bất kỳ quan sát nào khác phải được tiến hành trên tất cả các cây trong thí nghiệm.

3.6 Các thí nghiệm bổ sung


Các thí nghiệm bổ sung để đánh giá các tính trạng có thể được thiết lập.


  1. Đánh giá tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định

4.1 Tính khác biệt


4.1.1 Những gợi ý chung
Điều đặc biệt quan trọng đối với người sử dụng quy phạm là cần tham khảo tài liệu Giới thiệu chung trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến tính khác biệt. Tuy nhiên, các điểm tiếp theo được đưa ra nhằm làm rõ hoặc nhấn mạnh trong Quy phạm.
4.1.2 Khác biệt một cách chắc chắn
Những khác biệt quan sát được giữa các giống có thể rõ ràng đến mức không cần thiết phải tiến hành thí nghiệm hơn một vụ. Hơn nữa trong một số trường hợp, sự tác động của môi trường không nhiều đến mức cần phải tiến hành hơn một vụ thí nghiệm để đảm bảo rằng sự khác biệt giữa các giống quan sát được là đủ độ chắc chắn. Một phương pháp nhằm đảm bảo rằng một sự khác biệt trong một tính trạng quan sát được ở thí nghiệm là chắc chắn một cách đầy đủ là thẩm định tính trạng đó ở ít nhất 2 vụ gieo trồng độc lập.
4.1.3 Những khác biệt rõ ràng
Việc xác định liệu sự khác biệt giữa hai giống có rõ ràng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố và cần xem xét dạng biểu hiện của tính trạng được thẩm định, chẳng hạn liệu tính trạng đó biểu hiện dưới dạng chất lượng, số lượng hay giả chất lượng. Tuy nhiên, trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến tính khác biệt, người sử dụng quy phạm cần quen với các gợi ý có trong tài liệu Giới thiệu chung.

4.2 Tính đồng nhất


4.2. Trước khi đưa ra các quyết định liên quan đến tính đồng nhất, người sử dụng quy phạm cần tham khảo tài liệu Giới thiệu chung. Tuy nhiên các điểm tiếp theo sau đây được cung cấp nhằm chi tiết hoá hoặc nhấn mạnh trong quy phạm này:
4.2.2 Để đánh giá tính đồng nhất, một quần thể chuẩn mức 2% với xác xuất tối thiểu 95% được áp dụng. Trường hợp độ lớn của mẫu là 20 cây, cho phép có 2 cây khác dạng.

4.3 Tính ổn định


4.3.1 Trong thực tế, tính ổn định không thể hiện một cách chắc chắn trong thí nghiệm khảo nghiệm như tính khác biệt và tính đồng nhất. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy đối với nhiều loại cây trồng, khi một giống thể hiện đồng nhất thì có thể coi giống đó ổn định.
4.3.2 Trường hợp có thể, hoặc trong trường hợp có nghi ngờ, có thể kiểm tra lại tính ổn định bằng cách trồng thế hệ con cháu hoặc thử nghiệm giống được lưu giữ để đảm bảo sự thể hiện các tính trạng giống như chúng đã thể hiện tại thời điểm cung cấp vật liệu ban đầu.


  1. Phân nhóm giống và bố trí thí nghiệm đồng ruộng


5.1 Việc chọn ra các giống được biết đến rộng rãi để trồng trong thí nghiệm với các giống đăng ký và phương pháp làm thế nào để các giống được nhóm lại với nhau nhằm thuận lợi cho việc đánh giá tính khác biệt của giống được hỗ trợ bằng các tính trạng phân nhóm giống.
5.2 Các tính trạng phân nhóm giống là những tính trạng mà mức biểu hiện của chúng đã được dẫn bằng tài liệu kể cả khi chúng được trồng ở các địa điểm khác nhau. Có thể sử dụng các tính trạng một cách riêng biệt hoặc kết hợp với các tính trạng khác: (a) để chọn ra các giống được biết đến rộng rãi nhằm loại bớt giống khỏi thí nghiệm để thẩm định tính khác biệt; và (b) để bố trí thí nghiệm sao cho các giống tương tự được nhóm lại với nhau.
5.3 Các tính trạng sau đây được sử dụng làm tính trạng phân nhóm giống:
(a) Hoa: Kiểu (Tính trạng thứ 18)

(b) Tràng thuỳ hoa: Số màu mặt trên (Tính trạng thứ 29)

(c) Tràng thuỳ hoa: Màu chính mặt trên (Tính trạng thứ 30) với các nhóm sau đây:

Gr. 1: Trắng

Gr. 2: Vàng

Gr. 3: Da cam

Gr. 4: Đỏ

Gr. 5: Đỏ tím

Gr. 6: Tím

Gr. 7: Hồng xanh

(d) Tràng thuỳ hoa: Màu thứ cấp mặt trên (tính trạng thứ 31) với các nhóm:

Gr. 1: Trắng

Gr. 2: Vàng

Gr. 3: Da cam

Gr. 4: Đỏ

Gr. 5: Đỏ tím

Gr. 6: Hồng xanh
5.4 Hướng dẫn việc sử dụng các tính trạng phân nhóm giống trong quá trình thẩm định tính khác biệt được đưa ra trong tài liệu Giới thiệu chung.




  1. tải về 0.74 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương