CÂu hỏi trắc nghiệm môn triết học câu 1: Các hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy tâm? Đáp án: Duy tâm khách quan Duy tâm chủ quan


Câu 184: Cho biết năm sinh, năm mất và nơi sinh của Mác



tải về 0.74 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.74 Mb.
#20547
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Câu 184: Cho biết năm sinh, năm mất và nơi sinh của Mác

a. 1818 - 1883, ở Béc-linh

b. 1818 - 1884, ở thành phố Tơ-re-vơ tỉnh Ranh

c. 1817 - 1883, ở thành phố Tơ-re-vơ, tỉnh Ranh

d. 1818 - 1883, ở thành phố Tơ-re-vơ, tỉnh Ranh (d)

Câu 185: Khi học ở Béc-linh về triết học, Mác đứmg trên quan điểm nào?

a. Triết học duy vật biện chứng

b. Triết học duy vật siêu hình

c. Triết học duy tâm của Hêghen (c)

d. Triết học kinh viện của tôn giáo

Câu 186: Khi học ở Béc-linh, Mác tham gia hoạt động trong trào lưu triết học nào?

a. Phái Hêghen già (phái bảo thủ)

b. Phái Hêghen trẻ (phái cấp tiến) (b)

c. Không tham gia vào phái nào.

Câu 187: Vào năm 1841, Mác coi nhiệm vụ của triết học phải phục vụ cái gì?

a. Phục vụ cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản.

b. Phục vụ chế độ xã hội hiện tại

c. Phục vụ cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người. (c)

Câu 188: Vào năm 1841, trong tư tưởng của Mác có mâu thuẫn gì?

a. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần. (a)

b. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm triết học với tinh thần cách mạng vô sản

c. Cả a và b.

Câu 189: Ph. Ăngghen sinh năm nào, ở đâu và mất năm nào?

a. 1819 - 1895, ở thành phố Bác-men

b. 1820 - 1895, ở thành Béc-linh

c. 1820 - 1895, ở thành phố Bác-men. (c)

d. 1821 - 1895, ở thành phố Bác-men.

Câu 190: Vào những năm 30 của thế kỷ XIX Ph. Ăngghen đã tham gia vào nhóm triết học nào, ở đâu?

a. Phái Hêghen già, ở Béc-linh.

b. Phái Hêghen trẻ, ở Béc-linh. (b)

c. Hêghen già, ở Bác-men.

d. Hêghen trẻ, ở Bác-men.

Câu 191: Vào năm 1841 - 1842, về mặt triết học Ph. Ăngghen đứng trên lập trường triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

c. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (c)

Câu 192: Vào năm 1841 - 1842, Ph. Ăngghen đã nhận thấy mâu thuẫn gì trong triết học của Hêghen?

a. Mâu thuẫn giữa phương pháp biện chứng và hệ thống duy tâm.

b. Mâu thuẫn giữa tính cách mạng và tính bảo thủ trong triết học Hêghen. (b)

c. Mâu thuẫn giữa phương pháp siêu hình và hệ thống duy tâm.

Câu 193: Tác phẩm nào đánh dấu việc hoàn thành bước chuyển từ lập trường triết học duy tâm sang lập trường triết học duy vật của Mác?

a. Nhận xét bản chỉ thị mới nhất về chế độ kiểm duyệt của Phổ.

b. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen.

c. Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu. (c)

Câu 194: Tác phẩm nào của Mác và Ăngghen đánh dấu sự hoàn thành về cơ bản triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung?

a. Hệ tư tưởng Đức

b. Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. (b)

c. Sự khốn cùng của triết học

d. Luận cương về Phoi-ơ-bắc.

Câu 195: Tác phẩm "Tư bản" do ai viết?

a. C. Mác. (a)

b. Ph. Ăngghen

c. C. Mác và Ph. Ăngghen

Câu 196: Tác phẩm "Chống Đuyrinh" là của tác giả nào và viết vào năm nào?

a. C. Mác, vào 1876 - 1878

b. Ph. Ăngghen, vào 1876 - 1878. (b)

c. C. Mác và Ph. Ăngghen, vào 1877 - 1878.

d. Ph. Ăngghen, vào 1877 - 1878

Câu 197: Luận điểm sau là của ai và trong tác phẩm nào: "Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới"

a. Của Ph. Ăngghen, trong tác phẩm "Biện chứng của tự nhiên".

b. Của C. Mác, trong tác phẩm "Luận cương về Phoi-ơ-bắc". (b)

c. Của Lênin, trong tác phẩm "Bút ký triết học".

Câu 198: Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là nội dung nào sau đây?

a. Thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong một hệ thống triết học. (a)

b. Thống nhất giữa triết học của Hêghen và triết học của Phoi-ơ-bắc.

c. Phê phán chủ nghĩa duy vật siêu hình của Phoi-ơ-bắc

d. Phê phán triết học duy tâm của Hêghen.

Câu 199: Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là nội dung nào sau đây?

a. Xây dựng được quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử xã hội. (a)

b. Xây dựng được quan điểm duy vật về tự nhiên.

c. Xây dựng được quan điểm biện chứng về tự nhiên.

Câu 200: Thực chất bước chuyển cách mạng trong triết học do Mác và Ăngghen thực hiện là nội dung nào sau đây?

a. Thống nhất phép biện chứng và thế giới quan duy vật trong một hệ thống triết học

b. Xây dựng được chủ nghĩa duy vật lịch sử

c. Xác định đối tượng triết học và khoa học tự nhiên, chấm dứt quan niệm sai lầm cho triết học là khoa học của mọi khoa học.

d. Gồm cả a, b và c. (d)

Câu 201: Khẳng định nào sau đây là sai

a. Triết học Mác cho triết học là khoa học của mọi khoa học. (a)

b. Theo quan điểm của triết học Mác triết học không thay thế được các khoa học cụ thể.

c. Theo quan điểm của triết học Mác sự phát triển của triết học quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của khoa học tự nhiên.

Câu 202: V.I. Lênin bổ sung và phát triển triết học Mác trong hoàn cảnh nào

a. Chủ nghĩa tư bản thế giới chưa ra đời.

b. Chủ nghĩa tư bản độc quyền ra đời. (b)

c. Chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn tự do cạnh tranh.

Câu 203: Tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán" là của tác giả nào và được xuất bản năm nào?

a. Tác giả Plê-kha-nốp, xuất bản 1909

b. Tác giả V.I. Lênin, xuất bản 1909. (b)

c. Tác giả Ph. Ăngghen, xuất bản 1910.

d. Tác giả V.I. Lênin, xuất bản 1908

Câu 204: Tác phẩm "Bút ký triết học" là của tác giả nào?

a. C. Mác. c. V.I. Lênin (c)

b. Ph. Ăngghen. d. Hêghen

Câu 205: Lênin phê phán chủ nghĩa dân tuý trong tác phẩm nào?

a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

b. Những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ ra sao. (b)

c. Nhà nước và cách mạng

d. Bút ký triết học

Câu 206: Đâu là lập trường triết học của chủ nghĩa dân tuý?

a. Duy tâm chủ quan về lịch sử. (a)

b. Duy tâm khách quan về lịch sử.

c. Duy vật siêu hình về lịch sử.

Câu 207: Về triết học quan điểm của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán theo lập trường nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 208: Luận điểm về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản ở khâu yếu nhất của hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới là của ai?

a. C. Mác. c. V.I. Lênin. (c)

b. Ph. Ăngghen. d. Hồ Chí Minh

Câu 209: Chính sách kinh tế mới ở Nga đầu thế kỷ XX do ai đề xuất?

a. Plê-kha-nốp c. Sít-ta-lin.

b. V.I. Lênin. (b)

Câu 210: Một học thuyết triết học chỉ mang tính nhất nguyên khi nào?

a. Khi thừa nhận tính thống nhất của thế giới. (a)

b. Khi không thừa nhận sự thống nhất của thế giới.

c. Khi thừa nhận ý thức và vật chất độc lập với nhau

Câu 211: Quan điểm triết học nào cho rằng sự thống nhất của thế giới không phải ở tính tồn tại của nó mà ở tính vật chất của nó?

a. Chủ nghĩa duy tâm

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (c)

Câu 212: Sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm về sự thống nhất của thế giới là ở cái gì?

a. Thừa nhận tính tồn tại của thế giới.

b. Thừa nhận tính vật chất của thế giới. (b)

c. Không thừa nhận tính tồn tại của thế giới.

Câu 213: Chủ nghĩa duy tâm tìm nguồn gốc của sự thống nhất của thế giới ở cái gì?

a. ở tính vật chất của thế giới.

b. ở ý niệm tuyệt đối hoặc ở ý thức của con người. (b)

c. ở sự vận động và chuyển hoá lẫn nhau của thế giới.

Câu 214: Quan điểm triết học nào cho rằng thế giới thống nhất vì được con người nghĩ về nó như một cái thống nhất

a. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

d. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 215: Quan điểm triết học nào tìm nguồn gốc của sự thống nhất của thế giới ở bản nguyên đầu tiên (ở thực thể đầu tiên duy nhất)?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình trước Mác. (b)

c. Chủ nghĩa duy tâm

Câu 216: Đâu không phải là câu trả lời của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới

a. Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.

b. Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều liên hệ chuyển hoá lẫn nhau.

c. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, vĩnh viễn, vô hạn, vô tận, không do ai sinh ra và không mất đi.

d. Thế giới vật chất bao gồm những bộ phận riêng biệt nhau. (d)

Câu 217: Trường phái triết học phủ nhận sự tồn tại một thế giới duy nhất là thế giới vật chất?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

c. Chủ nghĩa duy tâm. (c)

Câu 218: Điều khẳng định sau đây là đúng hay sai: Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng mới cho rằng mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ chuyển hoá lẫn nhau một cách khách quan.

a. Đúng (a)

b. Sai

c. Không xác định

Câu 219: Không thừa nhận tính vô hạn và vô tận của thế giới vật chất có chứng minh được tính thống nhất vật chất của thế giới không?

a. Có thể

b. Không thể (b)

Câu 220: Cho rằng có thế giới tinh thần tồn tại độc lập bên cạnh thế giới vật chất sẽ rơi vào quan điểm triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm. (a)

b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng .

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

d. có thể a hoặc b.

Câu 221: Nhà triết học nào coi sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm?

a. Đê-mô-crít c. Pla-tôn. (c)

b. A-ri-xtốt. d. Hêghen.

Câu 222: Coi sự vật cảm tính là cái bóng của ý niệm. Đó là quan điểm của trường phái triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

Câu 223: Coi thế giới vật chất là kết quả của quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối là quan điểm cuả trường phái triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

b. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 224: Luận điểm cho: "tồn tại tức là được cảm giác" là của ai và thuộc lập trường triết học nào?

a. Của Hêghen, thuộc lập trường của chủ nghĩa duy tâm khách quan.

b. Của Béc-cơ-li, thuộc lập trường chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Của Pla-tôn, thuộc lập trường chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Của A-ri-xtốt, thuộc lập trường chủ nghĩa duy vật.

Câu 225: Nhà triết học nào cho nước là thực thể đầu tiên của thế giới và quan điểm đó thuộc lập trường triết học nào?

a. Talét - chủ nghĩa duy vật tự phát. (a)

b. Điđrô - Chủ nghĩa duy vật biện chứng

c. Béc-cơ-li, - chủ nghĩa duy tâm chủ quan

d. Pla-tôn, - chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Câu 226: Nhà triết học nào coi lửa là thực thể đầu tiên của thế giới và đó là lập trường triết học nào?

a. Đê-mô-crít, - chủ nghĩa duy vật tự phát

b. Hê-ra-clít, - chủ nghĩa duy vật tự phát. (b)

c. Hê-ra-clít, - chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. Ana-ximen, - chủ ngiã duy vật tự phát.

Câu 227: Nhà triết học nào cho nguyên tử và khoảng không là thực thể đầu tiên của thế giới và đó là lập trường triết học nào?

a. Đê-mô-rít, chủ nghĩa duy vật tự phát. (a)

b. Hê-ra-clít, - chủ nghĩa duy vật tự phát

c. Đê-mô-crít, chủ nghĩa duy tâm khách quan.

d. A-ri-xtốt, - chủ nghĩa duy vật tự phát.

Câu 228: Đồng nhất vật chất nói chung với một vật thể hữu hình cảm tính đang tồn tại trong thế giới bên ngoài là quan điểm của trường phái triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy tâm.

b. Chủ nghĩa duy vật tự phát. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

d. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 229: Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử - một phần tử vật chất nhỏ nhất, đó là quan điểm của trường phái triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

b. Chủ nghĩa duy vật tự phát. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 230: Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì?

a. Đồng nhất vật chất nói chung với nguyên tử.

b. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hữu hình, cảm tính của vật chất. (b)

c. Đồng nhất vật chất với khối lượng.

d. Đồng nhất vật chất với ý thức.

Câu 131: Hạn chế chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại.

a. Có tính chất duy tâm chủ quan.

b. Có tính chất duy vật tự phát, là những phỏng đoán dựa trên những tài liệu cảm tính là chủ yếu, chưa có cơ sở khoa học. (b)

c. Có tính chất duy vật máy móc siêu hình.

Câu 232: Đâu là mặt tích cực trong quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại?

a. Chống quan niệm máy móc siêu hình.

b. Chống quan niệm duy tâm tôn giáo

c. Thúc đẩy sự phát triển tư tưởng khoa học về thế giới.

d. Gồm b và c. (d)

g. Gồm cả a,b và c

Câu 233: Đỉnh cao nhất của tư tưởng duy vật cổ đại về vật chất là ở chỗ nào?

a. ở quan niệm về lửa là bản nguyên của thế giới

b. ở thuyết nguyên tử của Lơ-xíp và Đê-mô-crít. (b)

c. ở quan niệm về con số là bản nguyên của thế giới.

Câu 234: Quan niệm duy vật về vật chất ở thế kỷ XVII - XVIII có tiến bộ hơn so với thời kỳ cổ đại không? nếu có thì tiến bộ ở chỗ nào?

a. Không tiến bộ hơn.

b. Có tiến bộ hơn ở chỗ không đồng nhất vật chất với dạng cụ thể của vật chất.

c. Có tiến bộ ở chỗ coi vật chất và vận động không tách rời nhau, vật chất và vận động có nguyên nhân tự thân. (c)

Câu 235: Đâu là quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII.

a. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hữu hình có tính chất cảm tính của vật chất.

b. Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể, đồng thời trong quan niệm về vật chất có nhiều yếu tố biện chứng. (b)

c. Không đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể của vật chất

Câu 236: Phương pháp tư duy nào chi phối những hiểu biết triết học duy vật về vật chất ở thế kỷ XVII - XVIII?

a. Phương pháp biện chứng duy tâm

b. Phương pháp biện chứng duy vật.

c. Phương pháp siêu hình máy móc. (c)

Câu 237: Thuộc lập trường triết học nào khi giải thích mọi hiện tượng của tự nhiên bằng sự tác động qua lại của lực đẩy và lực hút của vật thể?

a. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

d. Chủ nghĩa duy tâm.

Câu 238: Quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật thời kỳ nào đã quy giản sự khác nhau về chất giữa các vật về sự khác nhau về lượng?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng thời kỳ hiện đại

b. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII (c)

Câu 239: Đồng nhất vật chất với khối lượng đó là quan niệm về vật chất của ai và ở thời kỳ nào?

a. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.

b. Các nhà triết học thời kỳ Phục hưng.

c. Các nhà khoa học tự nhiên thế kỷ XVII - XVIII. (c)

d. Các nhà triết học duy vật biện chứng thời kỳ cổ đại.

Câu 240: Coi vận động của vật chất chỉ là biểu hiện của vận động cơ học, đó là quan điểm về vận động và vật chất của ai?

a. Các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại.

b. Các nhà khoa học tự nhiên và triết học thế kỷ XVII - XVIII. (b)

c. Các nhà triết học duy vật biện chứng hiện đại.

d. Các nhà triết học duy tâm thế kỷ XVII - XVIII.

Câu 241: Những tài liệu nào ảnh hưởng trực tiếp đến quan niệm triết học về vật chất ở thế kỷ XVII - XVIII?

a. Quan sát trực tiếp

b. Khoa học tự nhiên ở trình độ lý luận.

c. Khoa học tự nhiên thực nghiệm nhất là cơ học. (c)

d. Khoa học xã hội .

Câu 242: Đồng nhất vật chất nói chung với một dạng cụ thể hoặc một thuộc tính cụ thể của vật chất, coi vật chất có giới hạn tột cùng, đó là đặc điểm chung của hệ thống triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII.

c. Chủ nghĩa duy vật trước Mác. (c)

d. Chủ nghĩa duy vật tự phát thời kỳ cổ đại.

Câu 243: Quan điểm của trường phái triết học nào coi khối lượng chỉ là thuộc tính của vật chất, gắn liền với vật chất?

a. Chủ nghĩa duy tâm.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng. (c)

Câu 244: Khẳng định nào sau đây là đúng?

a. Chủ nghĩa duy vật tự phát cổ đại đồng nhất vật chất nói chung với khối lượng.

b. Chủ nghĩa duy vật nói chung đồng nhất vật chất với khối lượng.

c. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII - XVIII đồng nhất vật chất nói chung với khối lượng. (c)

Câu 245: Hiện tượng phóng xạ mà khoa học tự nhiên phát hiện ra chứng minh điều gì?

a. Vật chất nói chung là bất biến.

b. Nguyên tử là bất biến.

c. Nguyên tử là không bất biến. (c)

Câu 246: Phát minh ra hiện tượng phóng xạ và điện tử bác bỏ quan niệm triết học nào về vật chất

a. Quan niệm duy vật siêu hình về vật chất. (a)

b. Quan niệm duy tâm về vật chất cho nguyên tử không tồn tại.

c. Quan niệm duy vật biện chứng về vật chất.

Câu 247: Chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng những phát minh của khoa học tự nhiên về hiện tượng phóng xạ và điện tử để chứng minh cái gì?

a. Chứng minh nguyên tử không phải là bất biến.

b. Chứng minh nguyên tử biến đổi đồng nhất với vật chất mất đi. (b)

c. Chứng minh nguyên tử biến đổi nhưng vật chất nói chung không mất đi.

Câu 248: Quan niệm coi điện tử là phi vật chất thuộc lập trường triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

b. Chủ nghĩa duy tâm. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 249: Đồng nhất sự biến đổi của nguyên tử và khối lượng với sự biến mất của vật chất sẽ rơi vào quan điểm triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

b. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

c. Chủ nghĩa duy tâm. (c)

Câu 250: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về hiện tượng phóng xạ như thế nào?

a. Chứng minh nguyên tử không bất biến, nhưng không chứng minh vật chất biến mất. (a) b. Chứng minh nguyên tử biến mất và vật chất cũng biến mất.

c. Chứng minh cơ sở vật chất của chủ nghĩa duy vật không còn.

Câu 251: Theo Lênin những phát minh của khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm tiêu tan cái gì?

a. Tiêu tan vật chất nói chung.

b. Tiêu tan dạng tồn tại cụ thể của vật chất.

c. Tiêu tan giới hạn hiểu biết trước đây về vật chất, quan điểm siêu hình về vật chất. (c)

Câu 252: Luận điểm cho rằng: "Điện tử cũng vô cùng vô tận, tự nhiên là vô tận" do ai nêu ra và trong tác phẩm nào?

a. Ăngghen nêu, trong tác phẩm "Chống Đuyrinh".

b. Mác nêu trong tác phẩm "Tư bản"

c. Lênin nêu trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán". (c)

d. Lênin nêu trong tác phẩm "Bút ký triết học".

Câu 253: Quan điểm cho rằng: nhận thức mới về nguyên tử - phát hiện ra điện tử - làm cho nguyên tử không tồn tại, thuộc lập trường triết học nào?

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

b. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. (b)

c. Chủ nghĩa duy vật biện chứng

d. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

Câu 254: Quan điểm triết học nào cho rằng, nhận thức mới về nguyên tử chỉ bác bỏ quan niệm cũ về vật chất, không bác bỏ sự tồn tại vật chất nói chung?

a. Chủ nghĩa duy vật trước Mác.

Каталог: books -> khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van
books -> Nguyễn Thị Hồng Ngát BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
books -> Quản lý bộ nhớ trong dos
books -> Thế kỷ 21, cùng với sự phát triển nh­ vũ bão của khoa học kỹ thuật, của công nghệ thông tin. Sự phát triển kinh tế tác động đến tất cả mọi mặt đời sống kinh tế xã hội
books -> VIỆN ĐẠi học mở HÀ NỘi khoa công nghệ thông tin đỒ Án tốt nghiệP ĐẠi họC
books -> Bài tập kế toán hành chính sự nghiệP
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Có một ngành cn được gọi là ngành cn "không khói". Đó là ngành nào?
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Câu 1 Cơ sở hình thành và thành tựu cơ bản của văn minh Ai Cập Cơ sở hình thành
khoa-hoc-xa-hoi-nhan-van -> Con người là thước đo của vạn vật trong thời kỳ Phục Hưng

tải về 0.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương