Câu 1: Trình bày những nét chính về kinh tế, chính trị- xã hội ở Pháp trước khi cách mạng bùng nổ ?



tải về 19.61 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu08.09.2016
Kích19.61 Kb.
#31924
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 - HỌC KÌ I

Năm học 2013 - 2014



* Lịch sử thế giới cận đại

Chương I: (Bài 2).

Chương II: (Bài 11)

* Lịch sử thế giới hiện đại:

Chương II: (Bài 18 )


Câu 1: Trình bày những nét chính về kinh tế, chính trị- xã hội ở Pháp trước khi cách mạng bùng nổ ? (3,5 điểm)

  • Trả lời:

Trước năm 1789 nước Pháp nổi bật những mặt sau :

  1. Kinh tế:

- Nông nghiệp : lạc hậu, công cụ thủ công thô sơ nên năng suất thấp. Mất mùa ,đói kém thường xuyên xảy ra , đời sống nông dân khổ cực

- Công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phátt triển nhưng bị chế độ phong kiến kiềm chế. Nước Pháp lại chưa có sự thống nhất về đơn vị đo lường và tiền tệ.

b. Chính trị :

- Là quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế .

- Xã hội tồn tại ba đẳng cấp: Tăng lử, quý tộc và đẳng cấp thứ ba mâu thuẩn với nhau rất gay gắt. Tăng lử, quý tộc nắm hết quyền hành và không bị đóng thuế. trong khi đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và bình dân thành thị không có quyền lợi gì , phải đóng nhiều thứ thuế.

- Về tư tưởng : Các nhà tư tưởng đại diện cho trào lưu Triết học Ánh sáng như Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô ủng hộ tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản và lên án chế độ chuyên chế.

Tình hình đó cho thấy một cuộc cách mạng sắp sửa nổ ra ở Pháp.


Câu 2: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tư sản Pháp?

Trả lời

- Ý nghĩa CM tư sản Pháp:
+ Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm 
quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản  
+ Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đua cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên 
chính dân chủ Gia cô banh 
- Tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp:  
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất  
+ Tuy nhiên nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn 
xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi .
Câu 3: Vì sao các nước Đông Nam trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây? Trình bày quy trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á? (2,5 điểm )

  • Trả lời:

- Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương tây vì:

+ Do có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên,….(0,5đ)

+ Do chủ nghĩa phong kiến đang lâm vào khủng hoảng suy yếu nên không tránh khỏi bị các nước phương Tây nhòm ngó, xâm lược. (0,5đ)

- Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á(1,5 đ)

+ Anh chiếm Mã Lai; Miến Điện.

+ Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào.

+ Tây Ban Nha, rồi Mỹ chiếm Phi-Lip-Pin.

+ H Lan và Bồ Đào Nha chiếm In-đô-nê-xi-a.


Câu 4: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước ĐNA



* Trả lời:

- Ngay từ khi thực dân phương Tây nổ súng xâm lược, nhân dân Đông Nam Á đã nổi dậy đấu 


tranh để bảo vệ Tổ Quốc. Tuy nhiên do thế lựcđế quốc mạnh , chính quyền phong 

kiến nhiều nước lại không kiên quyết đánh giặc đến cùng nên bọn thực dân đã hoàn thành xâm lược áp dụng chính sách chia để trị để cai trị vơ vét của cải của nhân dân.- -- Chính sách cai trị của chính quyền thực dân càng làm cho mâu thuẫn dân tộc ở các nước Đông Nam Á thêm gay gắt, hàng loạt phong trào đấu tranh nổ ra: 


+ Ở In-đô-nê-xi-a, từ cuối thế kỉ XIX, nhiều tổ chức yêu nước của trí thức tư sản tiến bộ ra 
đời. Năm 1905, các tổ chức công đoàn được thành lập và bắt đầu quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản (1920). 
+ Ở Phi-líp-pin cuộc cách mạng 1896 – 1898, do giai cấp tư sản lãnh đạo chống thực dân Tây Ban Nha giành thắng lợi, dẫn 

tới sự thành lập nước cộng hòa Phi-líp-pin, nhưng ngay sau đó lại bị đế quốc Mĩ thôn tính 


+ Ở Cam-pu-chia, có cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa lãnh đạo ở Ta-keo (1863 – 1866), tiếp đó là khởi nghĩa của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867), có liên kết với nhân dân Việt Nam gây cho Pháp nhiều khó khăn.  
+ Ở Lào, năm 1901, Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-va-na-khét tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang. Cùng năm đó, cuộc khởi nghĩa ở Cao Nguyên Bôlôven bùng nổ, lan sang cả Việt Nam gây nhiều khó khăn cho Thực dân Pháp trong quá trình cai trị đến năm 1907 mới bị dập tắt. 
+ Ở Việt Nam: Sau triều đình Huế đầu hàng, phong trào Cần Vương bùng nổ quy tụ thành nhiều cuộc khởi nghĩa lớn (1885. 1896). Phong trào nông dân Yên thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo kéo dài 30 năm (1884 – 1913) cũng gây nhiều khó khăn cho thực dân Pháp. 
Câu 5: Nêu tình hình Nước Mĩ trong những thập niên 20 cuối thế kỉ XX ?

* Trả lời:

* Kinh tế: Là trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

- Nguyên nhân: Giai cấp tư sản Mỹ đã cải tiến kĩ thuật, thực hiện sản xuất dây chuyền. Tăng cường độ lao động và bóc lột công nhân.

* Xã hội:


-
Công nhân bị bóc lột,thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc -> phong trào công nhân phát triển mạnh.

- Tháng 5-1921 Đảng cộng sản Mỹ được thành lập.


Câu 6 : Để thoát khỏi khủng hoảng 1929 – 1933 nước Mĩ đã làm gì? Em hãy cho biết nội dung của chính sách đó?

* Trả lời:

- Để thoát khỏi khủng hoảng 1929 – 1933: Tổng thống Ru-dơ-ven đề ra chính sách mới.

- Nội dung của chính sách mới:

+ Ban hành các đạo luật để phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng...

+ Nhà nước kiểm soát chặt chẽ các lĩnh vực .

+ Cứu trợ người thất nghiệp, tạo việc làm mới cho người lao động .

+ Ổn định xã hội.



----------------------0&0---------------------

tải về 19.61 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương