Câu 1: Đồng chí hãy trình bày các quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết số



tải về 51.72 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích51.72 Kb.
#25815
Câu 1: Đồng chí hãy trình bày các quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết số: 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về "tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước"? đâu là quan điểm bao trùm, tại sao?

* Quan điểm chỉ đạo trong xây dựng giai cấp công nhân.

1- Kiên định quan điểm giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; lực lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là một điều kiện tiên quyết bảo đảm thành công của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết hữu cơ với xây dựng, phát huy sức mạnh của liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc - động lực chủ yếu của sự phát triển đất nước, đồng thời tăng cường quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân trên toàn thế giới.

3- Chiến lược xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và chăm lo xây dựng giai cấp công nhân; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa công nhân, người sử dụng lao động, Nhà nước và toàn xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân, quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân.

4- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho công nhân, không ngừng trí thức hoá giai cấp công nhân là một nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt quan tâm xây dựng thế hệ công nhân trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trường giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.

5- Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và sự nỗ lực vuơn lên của bản thân mỗi người công nhân, sự tham gia đóng góp tích cực của người sử dụng lao động; trong đó, sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước có vai trò quyết định, công đoàn có vai trò quan trọng trực tiếp trong chăm lo xây dựng giai cấp công nhân. Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh phải gắn liền với xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, xây dựng tổ chức công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong giai cấp công nhân vững mạnh.



* Quan điểm bao trùm.

Các quan điểm này đều có mối quan hệ biện chứng với nhau song quan điểm 1 là quan điểm bao trùm nhất trong hệ thống các quân điểm nêu trên.



Câu 2: Đồng chí hãy nêu chức năng của Công đoàn Việt Nam. Chức năng nào là trung tâm hàng đầu? tại sao và được xác định từ khi nào? Nêu phương pháp giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn?

* Chức năng của Công đoàn Việt Nam

Công đoàn Việt Nam có ba chức năng như sau:

1. Công đoàn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động; có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.

2. Công đoàn đại diện và tổ chức người lao động tham gia quản lý cơ quan, đơn vị, tổ chức, quản lý kinh tế xã hội, quản lý Nhà nước trong phạm vị chức năng của mình, thực hiện quyền kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quan đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.

3. Công đoàn có trách nhiệm tổ chức, giáo dục động viên người lao động phát huy vai trò làm chủ đất nước, thực hiện nghĩa vụ công dân, xây dựng và phát triển bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

* Chức năng trung tâm hàng đầu:

Chức năng của Công đoàn là một chính thể, một hệ thống đồng bộ, đan xen tương tác lẫn nhau. Trong đó, chức năng bảo vệ quyền, lợi ích người lao động mang ý nghĩa trung tâm - mục tiêu hoạt động công đoàn.

* Phương pháp giám sát và phản biện xã hội:

Tại điều 10, điều 11 luật Công đoàn quy định



Điều 10

* Công đoàn đại diện cho người lao động yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức tiếp và trả lời các vấn đề do người lao động đặt ra.

* Khi cần thiết, công đoàn tổ chức đối thoại giữa tập thể lao động với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động.

Ðiều 11

1- Công đoàn cơ sở đại diện cho người lao động ký thoả ước lao động tập thể với giám đốc xí nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; giám sát việc ký kết và thực hiện hợp đồng lao động.

2- Công đoàn tham gia với cơ quan Nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của người lao động theo pháp luật.

3- Công đoàn đại diện cho người lao động thương lượng với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức để giải quyết các tranh chấp lao động xảy ra trong cơ quan, đơn vị, tổ chức mình. Khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc Toà án xét xử tranh chấp lao động phải có đại diện của công đoàn tham dự và phát biểu ý kiến.

4- Người lao động, dù chưa là đoàn viên công đoàn cũng có quyền yêu cầu Ban chấp hành công đoàn đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án, thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức hữu quan.

Câu 3: Đồng chí hãy cho biết từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Y tế Việt Nam đã trải qua mấy kỳ Đại hội (thời gian, địa điểm, phương châm của mỗi kỳ đại hội)? Nghị quyết, nhiệm vụ và giải pháp của Đại hội XII?
Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Y tế Việt Nam đã trải qua 12 kỳ Đại hội.


  1. Đại hội lần thứ Nhất (nhiệm kì 1957 – 1961):

Diễn ra từ ngày 23 – 28/12/1957 tại Hà Nội. Dự Đại hội có 150 đại biểu và bầu Ban chấp hành gồm 29 ủy viên, Ban Thường vụ 09 ủy viên. Trong đó có 01 Thư kí, 01 phó Thư kí

  1. Đại hội lần thứ 2 (nhiệm kì 1961 – 1964):

Diễn ra từ ngày 04 – 07/4/1961tại Hà Nội với 240 đại biểu (trong đó có 60 đại biểu Miền Nam) thay mặt cho hơn 2 vạn đoàn viên công đoàn. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 27 ủy viên, 07 ủy viên Ban thường vụ. Trong đó có 01 Thư kí, 01 phó Thư kí.

  1. Đại hội lần thứ 3 (nhiệm kì 1964 – 1974):

Diễn ra từ ngày 28 – 31/10/1964 tại Bệnh viện K74 Vĩnh Yên với 250 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 28 ủy viên, 07 ủy viên Ban Thường vụ . Trong đó có 01 Thư kí, 01 phó Thư kí.

  1. Đại hội lần thứ 4 (nhiệm kì 1974 – 1978):

Diễn ra từ ngày 04 – 06/6/1974 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 22 ủy viên, 07 ủy viên Ban Thường vụ . Trong đó có 01 Thư kí, 01 phó Thư kí.

  1. Đại hội lần thứ 5 (nhiệm kì 1978 – 1983):

Diễn ra từ ngày 28 – 30/11/1978 tại Hà Nội với 227 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 35 ủy viên, 09 ủy viên Ban Thường vụ . Trong đó có 01 Thư kí, 01 phó Thư kí.

  1. Đại hội lần thứ 6 (nhiệm kì 1983 – 1988):

Diễn ra từ ngày 24 – 26/8/1983 tại Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 37 ủy viên, 11 ủy viên Ban Thường vụ . Trong đó có 01 Thư kí, 01 phó Thư kí.

7. Đại hội lần thứ 7 (nhiệm kì 1988 – 1993):

Diễn ra từ ngày 05 – 07/7/1988. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 35 ủy viên, 11 ủy viên Ban Thường vụ . Trong đó có 01 Chủ tịch, 02 phó Chủ tịch.



8. Đại hội lần thứ 8 (nhiệm kì 1993 – 1998):

Diễn ra từ ngày 20 – 22/7/1993 tại Hà Nội với 246 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 35 ủy viên, 11 ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó có 01 Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch.



9. Đại hội lần thứ 9 (nhiệm kì 1998 – 2003):

Diễn ra từ ngày 2 – 04/8/1998 tại Hà Nội với 350 đại biểu tham dự trong đó có 298 đại biểu chính thức. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 35 ủy viên, 13 ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch.



10. Đại hội lần thứ 10 (nhiệm kì 2003 – 2008):

Diễn ra từ ngày 24 –26/7/2003 tại số 8 – Chu Văn An – Ba Đình – Hà Nội với 300 đại biểu, trong đó có 295 đại biểu đại diện cho trên 30 vạn cán bộ công nhân viên chức lao động ngành Y tế cả nước. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 37 ủy viên, 11 ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó có 01 Chủ tịch, 02 Phó Chủ tịch.



11. Đại hội lần thứ 11 (nhiệm kì 2008 – 2013):

Diễn ra từ ngày 11 –12/6/2008 tại Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô – Hà Nội với sự tham gia của 319 đại biểu chính thức. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 37 ủy viên, 11 ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó có 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch.



12. Đại hội lần thứ 12 (nhiệm kì 2013 – 2018):

Diễn ra từ ngày 20 –22/3/2013 tại Hội trường Trung tâm hội nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong – Ba Đình - Hà Nội với 275 đại biểu chính thức. Đại hội đã bầu Ban chấp hành gồm 37 ủy viên, 11 ủy viên Ban Thường vụ. Trong đó có 01 Chủ tịch, 03 Phó Chủ tịch.



*Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

1.Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Đoàn viên và người lao động. Cụ thể là:

- Động viên CBCCVCLĐ tham gia nghiên cứu, đề xuất có chất lượng việc xây dựng chủ trương, cơ chế chinhs ách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đối với công tác xây dựng đội ngũ CBCCVCLĐ Y tế và tổ chức công đoàn trong tình hình mới.

- Chủ động khảo sát thực trạng, kịp thời phát hiện những bất cập và tham gia đề xuất việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chế độ chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn đối với lao động Y tế.

- Vận động CBCCVCLĐ thực hiện tốt các chính sách, pháp luật liên quan đến lao động Y tế và tổ chức Công đoàn như: Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Khám chữa bệnh,… và các văn bản hướng dẫn thực thi các pháp luật trên.

- Thực hiện vai trò chăm lo đời sống, đại diện, bảo vệ ddaonf viên Công đoàn và người lao động trong việc phối hợp với lãnh đạo chính quyền, người sử dụng lao động tổ chức thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở; Tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức. Hội nghị Người lao động đảm bảo nội dung, quy trình và thời gian quy định; Tham gia xây dựng các Quy chế của cơ quan, đơn vị và giám sát việc triển khai thực hiện; Hướng dẫn đoàn viên công đoàn và người lao động giao kết và thực hiện Hợp đồng lao động; Đại diện tập thể người lao động kí kết và tổ chức thực hiện thỏa ước lao động tập thể.

- Chủ động tham gia quá trình sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tổ chức thực hiện các biện pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại các doanh nghiệp.

- Tích cực thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động, thong qua tham gia kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống chat nổ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

- Đẩy mạnh hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động xã hội từ thiện, thăm hỏi, các hoạt động cài thiện đời sống vật chất, tinh thần đối với đoàn viên công đoàn và người lao động.



2.Công tác tuyên truyền, giáo dục

- Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức, biện pháp thong tin, tuyên truyền Chủ trương, Đường lối của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước để nâng cao nhận thức của đoàn viên công đoàn và người lao động.

-Tiếp tục tuyên truyền vận động cán bộ, đoàn viên công đoàn và người lao động thực hiện Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 28/1/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X và Nghị quyết trung ương 4 khóa XI.

- Tổ chức tuyên truyền và triển khai nghị quyết Đại hội XI Công đoàn Việt Nam và Nghị Quyết Đại hội XII Công đoàn Y tế Việt Nam.

- Tham gia với chính quyền, người sử dụng lao động vận động đoàn viên Công đoàn và người lao động có ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng tay nghề, chính trị, vi tính, ngoại ngữ…

- Phối hợp với chính quyền và các tổ chức đoàn thể khác tuyên truyền, vận động CBCCVCLĐ đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện Quy tắc ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hiện tốt việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

- Chủ động nắm bắt tư tưởng, đời sống, nguyện vọng, nhu cầu, phát hiện để giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc trong đoàn viên Công đoàn và người lao động.

- Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tích cực phóng chống các tệ nạn xã hội.

-Nâng cao chất lượng, triển khai hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền trên website Công đoàn Y tế Việt Nam.

3. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

- Phối hợp với chính quyền tổ chức các phong trào thi đua yêu nước gắn với việc Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng các việc làm cụ thể, thiết thực hang ngày trong mỗi CBCCVCLĐ.

- Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng theo hướng thiết thực, hiệu quả, thông qua việc xây dựng nội dung với các tiêu chí cụ thể và biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện đặc điểm của từng đơn vị.

- Tăng cường phối hợp với Liên đoàn Lao động các Tỉnh, Thành phố, các Công đoàn ngành để chỉ đạo phong trào thi đua phát triển toàn diện.



4. Phát triển đoàn viên, xây dựng Công đoàn cơ sở và tổ chức Công đoàn vững mạnh; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh

- Xây dựng và thực hiện Chương trình phá triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở vững mạnh giai đoạn 2013 – 2018.

- Phối hợp với Liên đoàn lao động địa phương khảo sát thực trạng về mạng lưới, tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn ngành Y tế các cấp, để đề xuất về mô hình tổ chức Công đoàn ngành Y tế đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động công đoàn cơ sở, bảo đảm thực chất về chất lượng những công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn vững mạnh, vững mạnh xuất sắc hàng năm.

- Đa dạng hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về Luật Lao động, Luật Công đoàn… về kỹ năng nghiệp vụ công tác cho cán bộ công đoàn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn.

- Phá huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Chính quyền trong sạch, vững mạnh. Chăm lo, bồi dưỡng đoàn viên ưu tú để giới thiệu cho cấp ủy Đảng xem xét kết nạp.



5. Công tác vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền Luật bình đẳng giới, Luật phòng Chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật liên quan đến lao động nữ; tăng cường truyền thông giáo dục nâng cao kiến thức mọi mặt, nhât slaf kiến thức giới, gia đình và truyền thống của phụ nữ Việt Nam, góp phần nâng cao trình độ, nhận thức, phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị trong nữ CBCCVCLĐ ngành Y tế…



6.Công tác kiểm tra công đoàn

– Xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra toàn khóa, hàng năm; tạo điều kiện để Ủy ban kiểm tra Công đoàn Y tế các cấp hoạt động hiệu quả…



7.Công tác đối ngoại

-Tiếp tục duy trì mối quan hệ truyền thống với Công đoàn Thụy điển, Công đoàn Y tế Hàn Quốc trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn…



8.Công tác tài chính:

- Thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn có hiệu quả, khai thác các nguồn thu, đáp ứng yêu cầu chi cho các hoạt động theo quy định của Luật Công đoàn năm 2012..



9. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện

- Xây dựng Chương trình hoạt động toàn khóa nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Y tế Việt Nam.



- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một số Chương trình trọng tâm…

tải về 51.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương