Ctcp vận tải hành khách Thanh Xuân BẢn công bố thông tin



tải về 0.78 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu06.06.2018
Kích0.78 Mb.
#39480
1   2   3   4   5   6

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ


  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;

  • Căn cứ Nghị quyết số 532/NQ-HĐQT-CIV ngày 07 tháng 8 năm 2013;

  • Căn cứ Nghị quyết số 597/NQ-HĐQT-CIV ngày 27 tháng 8 năm 2013 của Công ty Cổ phần Đầu tư Vinamortor thông qua Tờ trình số 590/TT-CIV ngày 27 tháng 8 năm 2013 v/v đề xuất phương án thoái vốn tại Công ty CP VTHK Thanh Xuân của Công ty Cổ phần Đầu tư Vinamotor;

  • Căn cứ Công văn số 1047/TCCB-LĐ của Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam ngày 11 tháng 11 nă 2013;

  • Căn cứ Nghị quyết số 782/NQ-HĐQT-CIV ngày 19 tháng 11 năm 2013;

  • Căn cứ Nghị quyết số …../NQ-HĐQT-CIV ngày …..tháng …năm 2013 của Công ty Cổ phần Đầu tư Vinamotor;

  • Căn cứ hợp đồng kinh tế số 70/2013/TVDN/APSC-CIV ngày 05/09/2013 giữa Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha với Công ty Cổ phần đầu tư Vinamotor;

  • Căn cứ vào các văn bản pháp luật có liên quan khác.


  1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT


Trong bản công bố thông tin, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  • “Công ty” hoặc “Đơn vị có cổ phần được chào bán” là Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân, giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055133 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 12 năm 1999 và đăng ký thay đổi lần thứ 05 ngày 05 tháng 08 năm 2008.

  • “Đơn vị bán cổ phần” là Công ty Cổ phần đầu tư Vinamotor (CIV), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế số 0100108906 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, đăng ký lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2006 và đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 19 tháng 05 năm 2010.

  • “Tổ chức tư vấn” hoặc “Tổ chức bán đấu giá” là Công ty cổ phần chứng khoán Alpha, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103015116 ngày 22/12/2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số: 44/UBCK-GPHDKD ngày 28/12/2006 do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp.

  • “Bản công bố thông tin” là Bản công bố thông tin của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin mang tính chất tham khảo cho nhà đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định đầu tư chứng khoán.

  • “Cổ phần” là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau.

  • “Cổ phần được chào bán” là cổ phần của Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Cổ phiếu” là chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Cổ đông” là tổ chức hay cá nhân sở hữu một hoặc một số cổ phần của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân và có đăng ký tên trong sổ đăng ký cổ đông của Công ty.

  • “Cổ tức” là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn lợi nhuận còn lại của Công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

  • “Đại hội đồng cổ đông” là Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Hội đồng quản trị” là Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Ban kiểm soát” là Ban kiểm soát của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Ban Giám đốc” là Ban Giám đốc của Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Vốn điều lệ” là vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được quy định tại Điều lệ Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân.

  • “Nhà đầu tư” là Tổ chức và cá nhân trong, ngoài nước theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.

  • “Hội đồng bán đấu giá cổ phần” là tổ chức thực hiện chỉ đạo việc bán đấu giá cổ phần bao gồm, đại diện Công ty cổ phần chứng khoán Alpha, đại diện Công ty cổ phần đầu tư Vinamotor, đại diện Công ty cổ phần vận tải hành khách Thanh Xuân. Chủ tịch Hội đồng bán đấu giá cổ phần là đại điện Tổ chức bán đấu giá cổ phần, thay mặt cho Hội đồng bán đấu giá cổ phần ký các văn bản thuộc thẩm quyền.

  • “Ban tổ chức đấu giá” là tổ chức do Công ty cổ phần Chứng khoán Alpha thành lập để thực hiện việc bán đấu giá cổ phần và các công việc liên quan theo quy định.

  • “Bước giá” là khoảng cách giữa các giá đặt mua liên tiếp;

  • “Giá đấu” là các mức giá đặt mua cổ phần của nhà đầu tư được ghi vào Phiếu tham dự đấu giá

  • “Giá khởi điểm” là mức giá ban đầu của một cổ phần được chào bán ra bên ngoài do Công ty Cổ phần đầu tư Vinamotor quyết định;

  • “Tiền đặt cọc” là một khoản tiền của nhà đầu tư ứng trước để đảm bảo quyền tham gia đấu giá.


Các từ hoặc nhóm từ được viết tắt trong bản công bố thông tin có nội dung như sau:

CIV : Công ty cổ phần Đầu tư Vinamotor

Công ty : Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân

Đơn vị tổ chức đấu giá : Công ty cổ phần Chứng khoán Alpha

CTCP : Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ : Đại hội đồng cổ đông

HĐQT : Hội đồng quản trị

BKS : Ban kiểm soát

BHYT : Bảo hiểm y tế

BHXH : Bảo hiểm xã hội

BHLĐ : Bảo hiểm lao động

GTGT : Giá trị gia tăng

BCTC : Báo cáo tài chính

BCKT : Báo cáo tài chính đã kiểm toán

BGĐ : Ban giám đốc

KTT : Kế toán trưởng

CBCNV : Cán bộ công nhân viên

UBND : Uỷ ban nhân dân

TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu động

  1. NHỮNG NGƯỜI CHỊU TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN


  • Công ty cổ phần đầu tư Vinamotor (Đơn vị bán cổ phần):

    • Ông Hồ Quang Dũng - Tổng giám đốc

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác và cam kết chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của những thông tin và số liệu này.

  • Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân (Đơn vị có cổ phần được chào bán):

    • Ông Hồ Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị

    • Ông Nguyễn Văn Khúc - Giám đốc

    • Bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - Kế toán trưởng

Chúng tôi đảm bảo rằng các thông tin và số liệu trong Bản công bố thông tin này là chính xác và phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp.

  • Công ty cổ phần Chứng khoán Alpha (Tổ chức thực hiện bán đấu giá – đơn vị có liên quan)

    • Đại diện: Ông Nguyễn Quốc Hùng

Chức vụ: Tổng giám đốc

Bản công bố thông tin này là một phần của hồ sơ chào bán cổ phần do Công ty cổ phần chứng khoán Alpha lập trên cơ sở Hợp đồng tư vấn số 70/2013/TVDN/APSC-CIV ngày 05/09/2013 giữa Công ty Cổ phần Chứng khoán Alpha với Công ty Cổ phần đầu tư Vinamotor về tư vấn định giá cổ phiếu và bán đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư Vinamotor tại Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân. Chúng tôi đảm bảo rằng các phân tích, đánh giá và lựa chọn ngôn từ trong Bản công bố thông tin này đã được thực hiện một cách hợp lý và cẩn trọng dựa trên cơ sở kinh nghiệm, hiểu biết của chúng tôi và các thông tin, số liệu do Công ty cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân cung cấp.



Bản công bố thông tin này chỉ có giá trị tham khảo, các nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình đầu tư của mình.


  1. CÁC NHÂN TỐ RỦI RO

  1. Rủi ro về kinh tế


  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của hầu hết các ngành, lĩnh vực trong xã hội. Tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu chi tiêu trong xã hội, thúc đẩy gia tăng sản lượng công nghiệp, tăng đầu tư của cá nhân và pháp nhân trong nền kinh tế.

Từ năm 2002-2007 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá ổn định và đều đặn. Sang năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam cũng bị tác động đáng kể, năm 2008 tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,23% thấp hơn so với kế hoạch đặt ra.



Đến năm 2012 trong khi bức tranh kinh tế thế giới ảm đạm, đối mặt với nguy cơ suy thoái kinh tế đặc biệt là cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, tỷ lệ mất việc làm gia tăng ở các nước Châu Á và Mỹ, làn sóng phá sản của các doanh nghiệp tăng cao, kinh tế Việt Nam có những diễn biến phức tạp đẫn tới tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 chỉ đạt 5,03%, mức thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng GDP qua các năm 2002 - 2012



Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bước sang năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định hơn so với năm 2012 với nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhìn chung vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Kinh tế toàn cầu chưa thoát khỏi hậu quả cuộc khủng hoảng tài chính, tăng trưởng được dự báo sẽ thấp hơn so với năm 2012, tình trạng nợ công ở Châu Âu chậm khắc phục. Ở trong nước, kinh tế vĩ mô tuy giữ ổn định nhưng chất lượng tăng trưởng vẫn thấp và chưa có những cải thiện rõ rệt, mô hình tăng trưởng chậm được thay đổi.



Sự tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty Cổ phần Vận tải hành khách Thanh Xuân nói riêng. Khi kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được đầu tư mở rộng. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái hoặc không gặp thuận lợi, hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ bị thu hẹp do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô.

  • Lạm phát

Các rủi ro trong tài chính doanh nghiệp thường gắn liền với biến động của làm phát trong nền kinh tế. Trong những năm gần đây Việt Nam liên tục đứng trước sức ép của lạm phát gia tăng.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm 2002 – 2012



Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tỷ lệ lạm phát không ổn định qua các năm, điển hình năm 2008 lạm phát tăng mức cao nhất trong giai đoạn 2002-2012 lên đến 18,9% gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nền kinh tế, giá cả leo thang, các doanh nghiệp huy động vốn với lãi suất cao, chi phí tài chính tăng dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh suy giảm. Năm 2011 lạm phát tiếp tục lên hai con số và đạt mốc 18,13%, tuy nhiên năm 2012 với việc ban hành các chính sách thắt chặt tài khoá và cắt giảm đầu tư công Chính phủ đã đưa được lạm phát về dưới mức 2 con số, chỉ còn 9,21%.

Bước sang năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô đã phần nào đi vào ổn định, Chính phủ điều chỉnh mức tăng giá và lãi suất đầu vào, đầu ra nhằm đảm bảo duy trì ổn định và kìm chế lạm phát ở mức thấp. Tuy nhiên, các yêu tố gây áp lực lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn, đặc biệt khi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 8 tháng đầu năm 2013 đã đạt mức 6,9%, gần chạm ngưỡng 7,5% cho cả năm theo ..., làm xuất hiện những quan ngại về nguy cơ lạm phát cao quay trở lại.



Lạm phát cao ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng. Lạm phát tăng cao không những làm tăng các chi phí đầu vào và các chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty mà còn tác động tiêu cực đến nhu cầu của khách hàng với việc hạn chế tiêu dùng và cắt giảm chi phí. Vấn đề này là một trong những nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây sụt giảm và không đạt được những kế hoạch đã đề ra từ trước.


  1. tải về 0.78 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương