Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company



tải về 103.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích103.74 Kb.
#30947


CTCP CHỨNG KHOÁN ĐỆ NHẤT – THE FIRST SECURITIES JOINT STOCK COMPANY


BẢN TIN

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN



THỨ SÁU

26-12-2014

KẾT QUẢ GIAO DỊCH TRONG NGÀY

HSX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)







533.37 1.36/0.26%

105,314,366

1,789.58




HNX

Index

Tổng KL

Tổng GT (Tỷ VNĐ)







81.14 -0.91/-1.11%

69,317,799

718.22


































TỔNG HỢP KQGD CỦA NĐT NƯỚC NGOÀI 2 NGÀY GẦN NHẤT (HOSE)


KLGD

Tổng cộng ĐTNN

KHỚP LỆNH

THỎA THUẬN

(1 CK)




Toàn thị trường

ĐTNN

%

Toàn thị trường

ĐTNN

%

Mua - Buying

6.845.130

152.751.880

5.550.480

3,63

41.852.049

1.294.650

3,09

Bán - Selling

2.748.540

0

2.248.540

1,47

0

500

1,19

Mua-bán/ Buying-Selling

4.096.590

0

3.301.940

0,00

0

794.65

0,00

























GTGD

Tổng cộng ĐTNN

KHỚP LỆNH

THỎA THUẬN

(1000 vnđ)




Toàn thị trường

ĐTNN

%

Toàn thị trường

ĐTNN

%

Mua - Buying

250.539.622

2.244.638.880

182.023.497

8,11

1.259.509.501

68.516.125

5,44

Bán-Selling

79.006.237

0

54.156.237

2,41

0

24.850.000

1,97

Mua-bán/ Buying-Selling

171.533.385

0

127.867.260

0,00

0

43.666.125

0,00

































































































TÌNH HÌNH GIAO DỊCH NGÀY 26/12/2014


































Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/12/2014, chỉ số VN-Index tăng 1.36 điểm (0.26%) lên 533.37 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 105.3 triệu đơn vị, trị giá 1,789.6 tỷ đồng. Toàn sàn có 61 mã tăng, 168 mã giảm và 53 mã đứng giá. Chỉ số VN30-Index giảm 2.74 điểm (-0.47%) xuống 582.45 điểm với 7 mã tăng, 20 mã giảm và 3 mã đứng giá.
HNX-Index giảm 0.91 điểm (-1.11%) xuống 81.14 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 69.3 triệu đơn vị, trị giá 718.2 tỷ đồng. Toàn sàn có 49 mã tăng, 137 mã giảm và 52 mã đứng giá. Chỉ số HNX30-Index giảm 2.83 điểm (-1.78%) xuống 155.72 điểm với 2 mã tăng, 19 mã giảm và 9 mã đứng giá.





Phiên giao dịch cuối tuần, thị trường có phiên tăng giảm trái chiều trên cả 2 sàn giao dịch. Mặc dù VN-Index tăng nhẹ tuy nhiên độ rộng thị trường ngã về số mã giảm giá rất nhiều, chủ yếu chỉ số tăng là do sự các mã cổ phiếu có vốn hóa lớn GAS, VIC, VCB. Nên sự gia tăng của chỉ số là thiếu bền vững, nhưng khổi lượng giao dịch đạt mức cao nhất trong tuần, gần trung bình 20 phiên gần nhất cho thấy sự quan tâm trở lại của nhà đầu tư. Quan điểm kỹ thuật trong tuần sau, các chỉ số sẽ giằng co tích lũy quanh mức kháng cự 540 và 82. Chúng tôi vẫn duy trì quan điểm thị trường sẽ tiếp tục giằng co, tích lũy tiếp tục trong vùng 520 – 560 (VN-Index) và 80 – 86 (HNX-Index) trong khoảng 1 tháng. Mức hỗ trợ 520 và 80 của các chỉ số vẫn là các mức hỗ trợ mạnh trong giai đoạn thị trường xấu nhất.
Xu hướng giao dịch trong tuần này là không rõ ràng, chúng tôi vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn tiếp tục nắm giữ tỷ trong tiền mặt cao và đứng ngoài xem xét các tín hiệu tiếp theo của thi trường. Nhà đầu tư trung dài hạn tiếp tục tích lũy, nắm giữ các mã cổ phiếu cơ bản tốt.

VN-INDEX ĐỒ THỊ NGÀY 6 THÁNG GẦN NHẤT

(Nguồn từ phần mềm AmiBroker và dữ liệu VietStock.com)
HNX-INDEX ĐỒ THỊ NGÀY 6 THÁNG GẦN NHẤT

(Nguồn từ phần mềm AmiBroker và dữ liệu VietStock.com)






Tin Trong Nước

Việt Nam hút hơn 20 tỷ USD vốn FDI trong năm 2014

Trong đó tính đến giữa tháng 12, các dự án đầu tư FDI đã giải ngân được 12.4 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ và vượt 3% kế hoạch 2014.

Cùng thời điểm, cả nước có được 1,588 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 15.6 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ 2013. Về dự án đăng ký tăng vốn, có 594 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm là 4.6 tỷ USD, giảm gần 38% so với 2013.

Như vậy tính chung cả cấp mới và tăng vốn trong cả năm 2014, FDI vào Việt Nam đạt 20.23 tỷ USD, giảm 6.5% so với năm 2013 và vượt 19% kế hoạch (17 tỷ USD).

Lĩnh vực thu hút nhiều vốn FDI là công nghiệp chế biến, chế tạo với 774 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 14.5 tỷ USD, chiếm gần 72% tổng vốn đầu tư đăng ký trong năm 2014. Kế đến là kinh doanh bất động sản với 35 dự án, tương ứng 2.5 tỷ USD, chiếm 12.6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thứ 3 là xây dựng với 1,05 tỷ USD, chiếm 5% tổng vốn đăng ký.

Theo đó thì Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm đạt 7.3 tỷ USD, chiếm 36% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; thứ hai là Hồng Kông với 3 tỷ USD, chiếm gần 15% tổng vốn; Singapore đứng vị trí thứ 3 với 2.8 tỷ USD, chiếm 14%; Nhật Bản đứng thứ 4 với 2tỷ USD, chiếm 10%.

Thái Nguyên đứng đầu cả nước khi thu hút được gần 3.4 tỷ USD vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm, chiếm 16.6% tổng vốn đầu tư của cả nước. TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 3.1 tỷ USD; Đồng Nai thứ 3 với 1.8 tỷ USD.

Hoạt động IPO và cải thiện hệ thống ngân hàng sẽ hút dòng tiền cho TTCK

Tính từ đầu năm 2014 đến thời điểm hiện tại, TTCK có hai đợt suy giảm mạnh, nhìn nhận về hai đợt suy giảm này, theo bà Nguyễn Mai Phương – Giám đốc nghiên cứu CTCK Maritime bank (MSBS) có 3 yếu tố lớn gây tác động. Đầu tiên là sự việc xung đột trên biển Đông với Trung Quốc gây ra tâm lý hoảng loạn lớn trên thị trường dẫn đến đã bán tháo mạnh, kéo thị trường lao dốc trong nửa đầu tháng 5. Thứ hai là việc giá dầu thế giới lao dốc mạnh trong những tháng gần đây dẫn đến việc các mã dầu khí như GAS, PVD, PVS, PXS… bị bán mạnh, tác động kéo thị trường đi xuống. Việc giá dầu giảm, ngoài việc dư thừa về sản lượng cũng có nguyên nhân đến từ xung đột tại Ukraine dẫn đến căng thẳng chính trị giữa Nga với Mỹ và một số quốc gia Châu Âu. Thứ ba là Thông tư 36 của Ngân hàng nhà nước mới được ban hành từ cuối năm và tác dụng của Thông tư 36 đang thẩm thấu dần trong thị trường.

Bên cạnh các nhân tố trên, bà Phương cho biết vẫn còn nhiều yếu tố khác tác động đến thị trường chung và TTCK nói riêng theo những chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên chung lại tất cả các vấn đề này vẫn cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước đang có những dấu hiệu phục hồi tích cực mặc dù tốc độ còn tương đối chậm. TTCK – kênh phản ánh kỳ vọng vào nền kinh tế cũng có được những sự tăng trưởng tốt trong năm 2014.

Bước sang năm 2015, sự cải thiện về hoạt động ngân hàng và hoạt động IPO của các doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo động lực thu hút dòng tiền cho thị trường chung và TTCK nói riêng qua đó thúc đẩy phát triển mạnh hơn.



Đừng vội mừng với lạm phát thấp

Tại Hội thảo “Lạm phát thấp ở Việt Nam cơ hội và thách thức” tổ chức sáng ngày 26/12, bà Ngô Thị Ánh Dương – Phó vụ trưởng Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê), đầu năm 2014 ít người dự đoán chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm nay kết thúc ở những con số thấp nhất trong vòng 13 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, lạm phát thấp nếu kéo dài cộng thêm với thâm hụt ngân sách liên tiếp diễn ra như thực trạng hiện nay thì rất dễ dẫn tới suy thoái kinh tế, hoặc hiện tượng lạm phát cao sẽ quay trở lại, phá vỡ sự ổn định của các cân đối vĩ mô và kinh tế sẽ bị rối loạn…

Vietcombank lên kế hoạch sáp nhập ngân hàng khác

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2014. Ngoài việc kiện toàn tổ chức nhân sự Hội đồng Quản trị, Vietcombank cũng trình cổ đông về việc chủ trương sáp nhập một tổ chức tin dụng vào Vietcombank.

Đại hội bất thường có 249 cổ đông đại diện cho 2.533.495.452 cổ phần, chiếm 95,06% số cố phần có quyền biểu quyết của Ngân hàng tham dự.

Về vấn đề nhân sự, tại Đại hội, Vietcombank đã có tờ trình về việc thôi đảm nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Kim Oanh để dự kiến giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc; tờ trình về việc thôi đảm nhiệm chức vụ thành viên Ban kiểm soát đối với ông Lại Hữu Phước để cử giữ chức vụ Trưởng phòng Kiểm tra, giám sát, tuân thủ. Các tờ trình của HĐQT về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank; sửa đổi, bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT.

Đồng thời, Đại hội cũng tiến hành bầu bổ sung ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Vietcombank chi nhánh Hà Nội, vào HĐQT nhiệm kỳ 2013 – 2018.

Đáng chú ý, Đại hội cũng đã trình cổ đông về việc chủ trương sáp nhập một tổ chức tin dụng vào Vietcombank; giao HĐQT tìm kiếm đối tác phù hợp, thực hiện việc nghiên cứu khả thi, lập Đề án sáp nhập trình Đại hội đồng cổ đông, NHNN và các cơ quan chức năng khác theo quy định liên quan của Pháp luật.

Theo ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank: "Việc thực hiện sáp nhập ngân hàng là cơ hội tốt giúp Vietcombank tăng quy mô năng lực cạnh tranh và góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam; phù hợp với định hướng, mục tiêu chiến lược của Vietcombank là trở thành ngân hàng số một của Việt Nam".

Trên thực tế, sau giai đoạn đầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, số lượng ngân hàng thực hiện sáp nhập - hợp nhất đã chững lại rất lớn năm 2014. Nhiều kế hoạch được tuyên bố nhưng chưa được thực hiện như Maritime Bank nhận sáp nhập Mekong Bank, GPBank bán 100% vốn cho ngân hàng ngoại...

Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đến năm 2017, NHNN định hướng giảm bớt số lượng ngân hàng xuống còn khoảng 20 ngân hàng và hình thành một số NHTM có quy mô lớn với khả năng cạnh tranh mạnh, đặc biệt tăng cường được quy mô và vị trí chi phối của các ngân hàng thương mại nhà nước trong hệ thống.

Có tiếp tục kìm chế được tỷ giá?

giám đốc một DN xuất khẩu gỗ tại TP. HCM cho biết, nhu cầu của khách hàng trong dịp cuối năm có dấu hiệu tăng, công ty ông vừa nhận thêm 2 đơn đặt hàng. Vì thế, công ty cần thêm vốn vay để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thanh toán cho đối tác khi nhập khẩu nguyên liệu, song ông chỉ chọn vay ngoại tệ để tránh chi phí lãi vay cao, do có nguồn ngoại tệ cân đối.

Dư nợ tín dụng ngoại tệ tăng mạnh trong 2 quý giữa năm 2014 và tính đến ngày 22/9, tín dụng ngoại tệ tăng trên 20,77%, cao gấp 5 lần tín dụng tiền đồng. Riêng tại TP. HCM, số liệu từ NHNN Chi nhánh TP. HCM cho biết, đến cuối tháng 11/2014, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ tăng 9,35% so với đầu năm 2014, chiếm trên 10% tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn. Vì thế, trước thông tin Thông tư 29 về cho vay bằng ngoại tệ của NHNN sẽ hết hiệu lực, nhiều ý kiến cho rằng, điều này đồng nghĩa với việc đối tượng vay ngoại tệ có thể bị co hẹp, nên nhiều DN lo ngại tranh thủ đi vay và mua USD!?

Trên thực tế, nhu cầu ngoại tệ về cuối năm thường cao hơn các tháng trong năm; đồng thời, các NHTM có xu hướng giảm bớt trạng thái ngoại hối gần đây để phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên, theo nhận định của HSBC, thị trường dự kiến sẽ không có sự chênh lệch cung - cầu quá lớn, bởi cuối năm cũng thường là mùa cao điểm của dòng tiền kiều hối. Kiều hối về Việt Nam năm nay được dự báo sẽ không thấp hơn mức 11 tỷ USD của năm trước. Về vốn tín dụng ngoại tệ, chưa thấy nhu cầu nào bất thường từ phía DN. Các DN vay ngoại tệ phải chứng minh được rằng, họ có nguồn thu bằng ngoại tệ để trả nợ. Số lượng DN có thể đáp ứng được điều kiện này cũng không đáng kể.

Dù thế, các dự báo đưa ra, áp lực thanh toán trong mùa cuối năm của DN cộng với sự hồi phục của đồng USD sẽ tạo sức ép lên tiền đồng. Đồng bạc xanh thiết lập mức cao nhất so với yen Nhật trong vòng 7 năm qua. Trong khi đó, tỷ giá EUR/USD cũng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 8/2012. Đáng chú ý, nhiều chuyên gia tài chính nước ngoài nhận định, khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cơ bản đồng USD trở lại khi dấu hiệu hồi phục kinh tế dần rõ nét. Điều này sẽ tạo áp lực lên các đồng tiền khác, trong đó có VND.

Nếu quan sát các đồng tiền khác trong rổ tiền tệ, có thể thấy, NHNN đang có những biện pháp can thiệp vào thị trường để VND có thể cạnh tranh được với các đồng tiền khác trong khu vực. Hiện tại NHNN mới tạo được niềm tin của người dân vào tiền đồng và cần tiếp tục củng cố niềm tin của người dân trước khi thả nổi hoàn toàn VND. Do vậy, việc kiểm soát tỷ giá của NHNN hiện nay được các chuyên gia đánh giá là cần thiết để tăng dự trữ ngoại hối.

Thời gian qua, NHNN đã điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá có kiểm soát và sẽ được duy trì trong năm sau, nhưng theo ANZ, khả năng biên độ điều chỉnh có thể đạt 3%, thay vì tối đa 2% như NHNN đưa ra. Tuy nhiên, điều đó còn tùy thuộc vào tình hình lạm phát trong nước, bởi NHNN, Chính phủ xác định ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm ổn định tỷ giá.

Việc tỷ giá có thể được điều chỉnh tăng 1-2% so với hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, không hẳn có ảnh hưởng tiêu cực. Việc VND giảm giá sẽ hỗ trợ cho các DN xuất khẩu.



Tin Thế Giới

Nhật Bản chứng kiến chuỗi số liệu kinh tế không mấy sáng sủa

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản ngày 26/12 công bố báo cáo sơ bộ cho thấy sản lượng công nghiệp của nước này giảm 0,6% trong tháng 11/2014 so với tháng trước..

Đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế vẫn chưa phục hồi trở lại sau đợt tăng thuế tiêu dùng hồi tháng 4/2014.

Chỉ số sản xuất tại các nhà máy và hầm mỏ đứng ở mức 97,8 so với mức tiêu chuẩn 100 của năm 2010. Kết quả trên so sánh với kỳ vọng tăng 0,8% của thị trường và xuất hiện sau hai tháng tăng sản lượng tính đến tháng 10/2014. METI vẫn duy trì đánh giá cơ bản về sản lượng và khẳng định sản lượng đang chững lại.

Xét về ngành nghề, lĩnh vực máy móc cơ bản chứng kiến sản lượng sụt giảm tới 3,5% và sản lượng của các hãng sản xuất máy móc điện tử giảm 2,3%. Trong khi đó, Các hãng sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử lại chứng kiến mức tăng tới 2,3% trong khi sản xuất của các doanh nghiệp thiết bị vận tải trong đó có ôtô tăng 0,5%. Chỉ số lô hàng công nghiệp giảm 1,4% xuống 97,2 trong khi chỉ số hàng tồn kho tăng 1% lên mức 112,4.

Cùng ngày, Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản công bố dữ liệu theo đó chỉ số giá tiêu dùng của Nhật Bản tăng 2,7% trong tháng 11/2014 so với năm trước, đánh dấu mức tăng tháng thứ 18 liên tiếp.

Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, đứng ở mức 103,4 so với mức tiêu chuẩn 100 của năm 2010. Tốc độ tăng giá chậm lại so với 2,9% trong tháng trước, đánh dấu mức tăng nhỏ nhất kể từ khi giá tiêu dùng được nâng lên từ 5% lên 8% hồi tháng 4/2014.

Trong số các sản phẩm chủ yếu, chi phí năng lượng tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước nhưng lại giảm so với mức tăng 4,9% của tháng 10/2014 nhờ đà tăng về chi phí giá nhiên liệu chậm lại.

Giá các đồ gia dụng và giải trí tăng lần lượt 3,9% và 2,2% trong tháng 11. Tuy nhiên, các mức tăng này nhỏ hơn so với 7,3% và 4,1% hồi tháng 10/2014..

Saudi dự báo thâm hụt ngân sách khổng lồ do giá dầu giảm

Ngày 25/12, Saudi Arabia đã thông qua ngân sách năm 2015 trong đó thâm hụt ngân sách lên tới 38,6 tỷ USD, trong bối cảnh nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới bắt đầu cảm nhận tác động từ chính quyết định không tìm cách tăng giá dầu trong thời gian qua.

Cụ thể, chi ngân sách sẽ là 860 tỷ Riyal (tương đương 229,3 tỷ USD), trong khi tổng thu ngân sách là 715 tỷ Riyal (khoảng 190,7 tỷ USD).

Theo Thái tử Saudi Arabia Salman bin Abdulaziz Al Saud, trong năm 2015, các khoản chi ngân sách sẽ tăng nhẹ so với năm 2014, trong khi tổng thu nhập sẽ thấp hơn.

Tuy nhiên, nước này khẳng định vẫn sẽ tăng cường các dự án thông qua nguồn dự trữ tài chính khổng lồ. Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Ibrahim al-Assaf nhấn mạnh nước này đã dự liệu các biện pháp nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt trên.

Trong khi đó, cơ quan đánh giá tín nhiệm S&P mới đây đã hạ thấp triển vọng của cường quốc dầu mỏ trong bối cảnh giá dầu đã xuống mức thấp nhất chỉ trong vòng vài tháng qua. Tuy nhiên, S&P vẫn đánh giá cao đối với Saudi Arabia dựa trên nguồn lực tài chính và vai trò ảnh hưởng của vương quốc này được gây dựng trong thập kỷ qua.

Bất chấp việc giá dầu đã sụt đến 50% kể từ tháng Sáu vừa qua, Saudi Arabia, thành viên xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trong khối OPEC vẫn không có ý định cắt giảm sản lượng khai thác nhằm bình ổn giá trên thị trường thế giới.

Hiện OPEC duy trì sản lượng khai thác khoảng 30 triệu thùng/ngày, động thái mà các nhà phân tính nhận định nhằm cạnh tranh đối với các nhà xuất khẩu dầu mới nổi khác, nhất là tại khu vực Bắc Mỹ.



Nga có thể cắt giảm sản lượng dầu từ năm 2015 vì giá sụt giảm

Ngày 25/12, trên kênh truyền hình Nga Rossiya 24, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich tuyên bố nước này có thể cắt giảm sản lượng dầu từ năm 2015 do giá dầu toàn cầu thấp và thiếu đầu tư vào ngành công nghiệp dầu.

Theo ông Dvorkovich, với kịch bản bi quan, sản lượng dầu của Nga có thể giảm 10% trong 2-3 năm tới, tuy nhiên điều này sẽ không gây hậu quả nghiêm trọng lên thị trường dầu toàn cầu.

Ông Dvorkovich dự báo giá dầu sẽ giữ ở mức hiện nay hoặc tiếp tục giảm trong vài tháng nữa, sau đó sẽ tăng lên khoảng 80 USD/thùng.

Phó Thủ tướng Nga cho rằng nhu cầu dầu vẫn yếu do phát triển kinh tế chậm tại Nga và Liên minh châu Âu (EU), cũng như sản suất dầu thô tăng tại Mỹ và các nước thuộc Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Đầu tháng 12, Bộ Phát triển Kinh tế Nga giảm 2,19% dự báo xuất khẩu dầu cho năm tới, xuống còn 1,63 tỷ thùng. Xuất khẩu khí đốt năm 2015 dự kiến cũng sẽ giảm 1,8%, xuống còn gần 187 tỷ m3 trong khi tổng sản lượng sẽ ở mức 655 tỷ m3.

Nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ của nước này đang trải qua thời kỳ khó khăn do giá dầu giảm cộng với đồng ruble mất giá mạnh.

Hiện giá dầu thế giới vẫn tiếp tục xu hướng giảm, giá dầu thô ngọt nhẹ trên thị trường New York duy trì ở mức trên dưới 55 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent Biển Bắc tại thị trường London khoảng 60 USD/thùng.



Nga tuyên bố cuộc khủng hoảng của đồng Ruble đã kết thúc

Bộ trưởng Tài chính Nga khẳng định giai đoạn (khủng hoảng tiền tệ) này đã kết thúc. Đồng Ruble đang mạnh lên.

Reuters đưa tin, ngày 25/12, Nga tuyên bố cuộc khủng hoảng tiền tệ của nước này đã kết thúc, cho dù dự trữ ngoại hối của Moskva sụt giảm mạnh và lạm phát theo năm đã tăng lên trên 10%, làm tăng thêm những khó khăn mà Nga phải đối mặt khi tìm cách vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1998.

Phát biểu trước Thượng viện, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định: "Lãi suất cơ bản đã được nâng lên để ổn định tình hình ở thị trường tiền tệ. Theo quan điểm của chúng tôi, giai đoạn (khủng hoảng tiền tệ) này đã kết thúc. Đồng Ruble đang mạnh lên."

Tuần trước, giá trị đồng Ruble đã giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay do giá dầu sụt giảm mạnh và các lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Moskva liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, vốn khiến các công ty Nga hầu như không thể huy động vốn tại các thị trường Phương Tây.

Tuy nhiên, đồng Ruble đã phục hồi mạnh sau khi giới chức Nga áp dụng các biện pháp ngăn chặn đồng tiền này trượt giá, như tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% và hạn chế xuất khẩu ngũ cốc, đồng thời kiềm chế thành công lạm phát./




(Nguồn: hsx.vn; hnx.vn; ndhmoney.vn; vinacorp.vn; sanotc.com; tinnhanhchungkhoan.vn; atpvietnam.com; vietstock.vn; giavang.net; TTXVN)


Bản báo cáo này được thực hiện nhằm mục đích cung cấp thông tin và mang tính tham khảo, không bao gồm bất cứ một khuyến nghị mua bán nào đối với nhà đầu tư. Thông tin sử dụng trong báo cáo được thu thập từ nhiều nguồn mà chúng tôi cho là đáng tin cậy, tuy nhiên độ chính xác và hoàn hảo của thông tin không được đảm bảo. Các quan điểm và nhận định của chúng tôi có giá trị đến ngày ra báo cáo và có thể thay đổi mà không cần thông báo trước. Chúng tôi tuyệt đối không chịu trách nhiệm cho bất kỳ khoản lỗ hay thiệt hại nào trong đầu tư đối với việc sử dụng toàn bộ hoặc từng phần thông tin hay nhận định nào của bản báo cáo này.

Bản báo cáo này thuộc bản quyền của FSC. Mọi sự sao chép, sửa đổi và sử dụng thông tin trong bản báo cáo đề nghị ghi rõ nguồn trích dẫn. Xin cảm ơn.








_______________________________________________________________________________



Người phụ trách tổng hợp : Nguyễn Khánh Quang & Lê Quang Trưởng 02/09/2016

Каталог: portal -> fscfiles -> others
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> O0o BÁo cáo kết quả ĐỢt phát cổ phiếU
others -> BẢn tin thị trưỜng chứng khoáN 21/10/2014 KẾt quả giao dịch trong ngàY
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company
others -> Ctcp chứng khoáN ĐỆ nhấT – the first securities joint stock company

tải về 103.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương