Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Mục 7 CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ THUỘC BÊN BÀO CHỮA



tải về 2.43 Mb.
trang5/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Mục 7

CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ THUỘC BÊN BÀO CHỮA




Điều 46. Người bị tình nghi


1. Người bị tình nghi là người:

1) Đối với họ đã khởi tố vụ án hình sự theo những căn cứ và theo thủ tục quy định tại Mục 20 Bộ luật này;

2) Bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 và 92 Bộ luật này;

3) Bị áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố bị can theo quy định tại Điều 100 Bộ luật này.



(Điểm này được sửa đổi Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Người bị tình nghi bị bắt giữ theo quy định tại Điều 91 Bộ luật này phải được xét hỏi trong thời hạn không quá 24 giờ tính từ thời điểm thực tế bị bắt giữ.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều này thì Dự thẩm viên, Điều tra viên có trách nhiệm thông báo về việc này cho họ hàng thân thích hoặc họ hàng của người bị tình nghi theo quy định tại Điều 96 Bộ luật này.

4. Người bị tình nghi có quyền:

1) Được biết họ bị tình nghi về việc gì và nhận bản sao quyết định khởi tố vụ án chống lại họ hoặc bản sao biên bản bắt giữ hoặc bản sao quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ;

2) Đưa ra những lời giải thích và khai báo về việc họ bị tình nghi hoặc từ chối đưa ra những lời giải thích và khai báo. Khi người bị tình nghi đồng ý khai báo thì phải thông báo cho họ về việc lời khai đó có thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả việc sau này họ phản bác lại lời khai đó, trừ trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 75 Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Được sự giúp đỡ của người bào chữa từ thời điểm quy định tại điểm 2 và 3 khoản 3 Điều 49 Bộ luật này và được gặp gỡ riêng và bí mật với người bào chữa trước khi lấy lời khai của họ;

4) Đưa ra những chứng cứ;

5) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;

6) Đưa ra những lời khai và giải thích bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo;

7) Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;

8) Xem các biên bản hoạt động tố tụng mà họ tham gia và đưa ra những nhận xét;

9) Tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ, của người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của họ, nếu được Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên đồng ý;

10) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và Điều tra viên;

11) Được bảo vệ bằng những biện pháp và phương pháp khác không bị Bộ luật này cấm.


Điều 47. Bị can


1. Bị can là người:

1) Bị tống đạt quyết định khởi tố bị can;

2) Bị tống đạt bản cáo trạng.

2. Bị can bị đưa ra xét xử được gọi là bị cáo. Bị can đã có bản án tuyên là có tội được gọi là người bị kết án. Bị can đã có bản án tuyên là vô tội được gọi là người vô tội.

3. Bị can có quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, có đủ thời gian và khả năng để chuẩn bị việc bào chữa.

4. Bị can có quyền:

1) Được biết họ bị buộc tội về việc gì;

2) Được nhận bản sao quyết định khởi tố bị can, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với họ, quyết định truy tố hoặc bản cáo trạng;

3) Phản đối việc buộc tội, đưa ra những lời khai liên quan đến việc buộc tội họ hoặc từ chối đưa ra lời khai. Khi bị can đồng ý khai báo thì phải thông báo cho họ về việc lời khai đó có thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả việc sau này họ phản bác lại lời khai đó, trừ trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 75 Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4) Đưa ra những chứng cứ;

5) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;

6) Đưa ra những lời khai và giải thích bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo;

7) Được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;

8) Được sự giúp đỡ của người bào chữa, trong đó có sự giúp đỡ miễn phí trong những trường hợp quy định tại Bộ luật này;

9) Được gặp gỡ riêng và bí mật, kể cả trước lần hỏi cung đầu tiên và không bị hạn chế số lần và thời gian;

10) Được tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ, của người bào chữa hoặc của người đại diện hợp pháp của họ, nếu như Dự thẩm viên đồng ý, tiếp xúc với các biên bản hoạt động đó và đưa ra những nhận xét;

11) Xem quyết định trưng cầu giám định tư pháp, được đưa ra các câu hỏi đối với người giám định và xem kết luận giám định.

12) Xem toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra và được ghi chép bất kỳ tài liệu nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án;

13) Được sao chụp các tài liệu, hồ sơ vụ án, kể cả với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật;

14) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và được tham gia vào việc giải quyết khiếu nại của Toà án;

15) Phản đối việc đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật này;

16) Tham gia vào quá trình giải quyết vụ án tại các Toà án sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc giải quyết của Toà án đối với việc lựa chọn biện pháp ngăn chặn đối với họ và trong những trường hợp khác quy định tại các điểm 1, 2 và 10 khoản 2 Điều 29 Bộ luật này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

17) Xem biên bản phiên toà và đưa ra những nhận xét;

18) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án và được nhận bản sao các quyết định giải quyết kháng cáo;

19) Được nhận bản sao những khiếu nại và yêu cầu đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối đối với những khiếu nại và yêu cầu này;

20) Tham gia vào việc xem xét những vấn đề liên quan đến việc thi hành án;

21) Được bảo vệ bằng những biện pháp và phương pháp khác không bị Bộ luật này cấm.

5. Sự tham gia của người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp của bị can trong vụ án không phải là căn cứ để hạn chế bất cứ quyền nào của bị can.

6. Khi hỏi cung bị can lần đầu, Kiểm sát viên, Điều tra viên phải giải thích cho bị can về các quyền của họ quy định tại các điểm 3, 4, 7 và 8 khoản 4 Điều này, nếu người bào chữa không tham gia vào quá trình hỏi cung.


Điều 48. Người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người chưa thành niên


Đối với những vụ án hình sự về các tội phạm do người chưa thành niên thực hiên thì sự tham gia của người đại diện hợp pháp của họ là bắt buộc theo thủ tục quy định tại các điều 426 và 428 Bộ luật này.

Điều 49. Người bào chữa


1. Người bào chữa là người thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của người bị tình nghi và bị can và giúp họ về mặt pháp lý trong quá trình tố tụng đối với vụ án theo thủ tục quy định tại Bộ luậy này.

2. Luật sư được tham gia tố tụng với tư cách của người bào chữa.

Theo quyết định của Toà án, bên cạnh luật sư thì một trong số những người họ hàng thân thích của bị can hoặc người khác theo yêu cầu của bị can có thể được chấp nhận là người bào chữa. Đối với vụ án do Thẩm phán hoà giải thụ lý những người nói trên được chấp nhận thay cho luật sư.

3. Người bào chữa tham gia vụ án:



(Nội dung được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

1) Từ thời điểm ban hành quyết định khởi tố bị can, trừ những trường hợp quy định tại các điểm từ 2 đến 5, khoản này;

2) Từ khi khởi tố vụ án và tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để quyết định;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

3) Từ thời điểm thực tế bắt giữ người bị tình nghi thực hiện tội phạm trong những trường hợp:

a) Quy định tại các Điều 91 và 92 Bộ luật này;

b) Áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam đối với họ theo quy định tại Điều 100 Bộ luật này;

4) Từ thời điểm thông báo quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị tình nghi thực hiện tội phạm;

5) Từ thời điểm bắt đầu thực hiện những biện pháp cưỡng chế tố tụng khác hoặc những hoạt động tố tụng khác hạn chế quyền và tự do của người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

4. Luật sư được chấp nhận tham gia vào vụ án với tư cách là người bào chữa khi họ đệ trình giấy chứng nhận luật sư và thẻ luật sư.

5. Trong trường hợp, nếu người bào chữa tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án mà trong hồ sơ vụ án đó có các tài liệu thuộc bí mật quốc gia và không được phép tiết lộ thì người bào chữa có nghĩa vụ viết giấy cam đoan không để tiết lộ những thông tin này.

6. Một người không thể đồng thời là người bào chữa cho hai hay nhiều người bị tình nghi hoặc bị can nếu lợi ích của họ đối lập nhau.

7) Luật sư không được phép từ chối bào chữa cho người bị tình nghi, bị can mà mình đã nhận bào chữa.


Điều 50. Mời, chỉ định và thay đổi người bào chữa, thù lao của họ


1. Người bào chữa do người bị tình nghi, bị can; người đại diện hợp pháp của họ cũng như những người khác được người bị tình nghi, bị can uỷ quyền hoặc những người được sự đồng ý của người bị tình nghi, bị can mời. Người bị tình nghi, bị can có quyền mời một số người bào chữa.

2. Theo yêu cầu của người bị tình nghi, bị can, Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán bảo đảm sự tham gia của người bào chữa.

3. Trong trường hợp, người bào chữa được mời mà không có mặt trong thời hạn 5 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có quyền yêu cầu người bị tình nghi, bị can mời người bào chữa khác, nếu họ từ chối thì chỉ định người bào chữa. Nếu trong thời hạn 5 ngày mà người bào chữa trong vụ án không thể tham gia vào một hoạt động tố tụng cụ thể nào và nếu người bị tình nghi, bị can không mời người bào chữa khác và không đề nghị cử người bào chữa khác thì Điều tra viên, Dự thẩm viên có quyền tiến hành hoạt động tố tụng đó mà không có sự tham gia của người bào chữa, trừ những trường hợp quy định tại các điểm từ 2 đến 7 khoản 1 Điều 51 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Nếu trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tạm giữ người bị tình nghi hoặc tạm giam người bị tình nghi, bị can mà người được mời bào chữa cho họ không có mặt thì Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng các biện pháp để cử người bào chữa. Nếu người bị nghi, bị can từ chối người được cử bào chữa cho họ thì những hoạt động điều tra với sự tham gia của người bị tình nghi, bị can có thể được tiến hành mà không có sự tham gia của người bào chữa, trừ những trường hợp quy định tại các điểm từ 2 đến 7 khoản 1 Điều 51 Bộ luật này.

5. Trong trường hợp, luật sư tham gia vào quá trình điều tra hoặc xét xử đối với vụ án theo sự chỉ định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì kinh phí để trả thù lao cho họ được lấy từ nguồn ngân sách liêng bang.

Điều 51. Bắt buộc phải có người bào chữa


1. Sự tham gia của người bào chữa trong hoạt động tố tụng hình sự là bắt buộc, nếu:

1) Người bị tình nghi, bị can không từ chối sự tham gia của người bào chữa theo thủ tục quy định tại Điều 52 Bộ luật này;

2) Người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên;

3) Người bị tình nghi, bị can do có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nên không thể tự thực hiện quyền bào chữa của mình;

31) Việc xét xử vụ án được thực hiện theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

4) Người bị tình nghi, bị can không sử dụng thành thạo ngôn ngữ dùng trong tố tụng;

5) Người bị buộc tội trong việc thực hiện tội phạm mà có thể bị xử phạt tù trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

6) Vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn;

7) Bị can đề nghị xét xử vụ án theo thủ tục quy định tại Mục 40 Bộ luật này;

2. Trong những trường hợp quy định tại các điểm từ 1 đến 5 khoản 1 Điều này thì việc tham gia của người bào chữa được bảo đảm theo thủ tục quy định tại khoản 3 điều 49 Bộ luật này, còn trong những trường hợp quy định tại điểm 6 và điểm 7 khoản 1 Điều này thì việc tham gia của người bào chữa được bảo đảm từ thời điểm yêu cầu, mặc dù chỉ có một trong số những bị can đề nghị xét xử vụ án ở Toà với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn hoặc đề nghị xét xử vụ án theo thủ tục quy định tại Mục 40 Bộ luật này.

3. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, nếu người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của họ cũng như những người khác được người bị tình nghi, bị can uỷ quyền hoặc đồng ý không mời người bào chữa thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải đảm bảo sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự.

Điều 52. Từ chối người bào chữa


1. Người bị tình nghi, bị can có quyền từ chối sự giúp đỡ của người bào chữa trong bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng đối với vụ án. Việc từ chối chỉ được chấp nhận nếu người bị tình nghi, bị can tự thực hiện quyền này. Việc từ chối người bào chữa trong giai đoạn điều tra phải được thể hiện trong biên bản hoạt động điều tra.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Việc từ chối người bào chữa là không bắt buộc đối với Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3. Việc từ chối người bào chữa không tước bỏ quyền của người bị tình nghi, bị can tiếp tục đề nghị cho phép người bào chữa được tham gia tố tụng đối với vụ án. Việc cho phép người bào chữa tham gia không dẫn đến việc phải thực hiện lại các hoạt động tố tụng đã được tiến hành trước thời điểm đó.


Điều 53. Quyền hạn của người bào chữa


1. Từ thời điểm được phép tham gia vào vụ án, người bào chữa có quyền:

1) Được gặp gỡ với người bị nghi, bị can theo quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 46 và điểm 9 khoản 4 Điều 47 Bộ luật này.

2) Thu thập và đưa ra những chứng cứ cần thiết cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 86 Bộ luật này.

3) Trưng tập nhà chuyên môn theo quy định tại Điều 58 Bộ luật này.

4) Có mặt khi thân chủ của mình bị buộc tội;

5) Tham gia vào việc lấy lấy lời khai của người bị tình nghi, bị can và những hoạt động điều tra khác được tiến hành với sự tham gia của người bị tình nghi, bị can hoặc theo yêu cầu của họ hoặc yêu cầu của người bào chữa đó theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;

6) Xem biên bản tạm giữ, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biên bản hoạt động điều tra được tiến hành với sự tham gia của người bị tình nghi, bị can, những tài liệu khác đã giao hoặc phải giao cho người bị tình nghi, bị can;

7) Nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án sau khi đã kết thúc điều tra, ghi chép bất kỳ tài liệu nào và với số lượng nào từ hồ sơ vụ án, sao chụp hồ sơ vụ án, kể cả với sự trợ giúp của phương tiện kỹ thuật;

8) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;

9) Tham gia vào quá trình xét xử vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc xem xét những vấn đề liên quan đến việc thi hành án;

10) Khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và tham gia vào việc giải quyết khiệu nại của Toà án;

11) Sử dụng những phương pháp và biện pháp bào chữa khác không bị Bộ luật này cấm.

2. Người bào chữa tham gia vào qua trình điều tra trong phạm vi trợ giúp pháp lý cho thân chủ của mình có quyền đưa ra lời khuyên ngắn gọn đối với thân chủ trước sự chứng kiến của Dự thẩm viên, đặt câu hỏi nếu được sự đồng ý của Dự thẩm viên, có quyền có ý kiến bằng văn bản về tính đầy đủ và tính chính sác của các nội dung có trong biên bản điều tra. Dự thẩm viên có thể đặt câu hỏi đối với người bào chữa, nhưng bắt buộc phải ghi vào biên bản.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Người bào chữa không được tiết lộ tài liệu điều tra mà họ biết được từ khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc này theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Người bào chữa tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liêng bang Nga.



(Khoản này được đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 54 Bị đơn dân sự


1. Bị đơn dân sự có thể là thể nhân hoặc pháp nhân mà theo quy định của Bộ luật dân sự Liên bang Nga, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do tội phạm gây ra. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ra quyết định công nhận thể nhân hoặc pháp nhân là bị đơn dân sự.

2) Bị đơn dân sự có quyền:

1) Được biết về nội dung những yêu cầu nêu trong đơn kiện và những tình tiết dùng làm căn cứ đưa ra những yêu cầu đó;

2) Phản đối đơn kiện;

3) Giải thích và khai báo nội dung của việc bị kiện;

4) Từ chối đưa ra chứng cứ để chống lại bản thân, vợ, chồng hoặc những người họ hàng thân thích khác được quy định tại điểm 4 Điều 5 Bộ luật này. Nếu bị đơn dân sự đồng ý khai báo thì cần phải được báo trước rằng lời khai của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những điều đọ đã khai báo;

5) Đưa ra lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo và được sự giúp đỡ miễn phí của người phiên dịch;

6) Có người đại diện;

7) Thu thập và đưa ra các chứng cứ;

8) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng;

9) Nghiên cứu hồ sơ vụ án liên quan đến nội dung đơn kiện sau khi kết thúc điều tra và ghi chép những tài liệu cần thiết từ hồ sơ vụ án, sao chụp những tài liệu của vụ án liên quan đến nội dung bị kiện, kể cả sử dụng các phương tiện kỹ thuật;

10) Tham gia vào quá trình xét xử vụ án hình sự ở Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 13/LLB ngày 9 tháng 1 năm 2006)

11) Tham gia vào quá trình tranh luận tại toà;

12) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán về phần liên quan đến đơn kiện và tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại của Toà án;

13) Xem biên bản phiên toà và đưa ra những lời nhận xét;

14) Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án về phần liên quan đến đơn kiện và tham gia vào quá trình giải quyết kháng cáo tại Toà án cấp trên;

15) Được biết về những kháng cáo và kháng nghị đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối, nếu kháng cáo và kháng nghị đó xâm phạm đến lợi ích của họ.

3. Bị đơn dân sự không có quyền:

1) Từ chối có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2) Tiết lộ tài liệu điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Bị đơn dân sự tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liêng bang Nga.


Điều 55. Người đại diện của bị đơn dân sự


1. Người đại diện của bị đơn dân sự có thể là luật sư. Bị đơn dân sự là pháp nhân thì người đại diện có thể là những người khác có thẩm quyền đại diện cho lợi ích của họ theo quy định của Bộ luật dân sự Liêng bang Nga. Theo quyết định của Toà án, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên thì người đại diện của bị đơn dân sự còn có thể là một trong số những người họ hàng thân thích của bị đơn dân sự hoặc người khác do bị đơn dân sự yêu câù.

2. Người đại diện của bị đơn dân sự cũng có những quyền hạn như quyền hạn của người mà mình đại diện.

3. Việc bị đơn dân sự trực tiếp tham gia vào quá trình tố tụng không tước đi quyền của họ có người đại diện.

Mục 8

NHỮNG CHỦ THỂ KHÁC THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ




Điều 56. Người làm chứng


1. Người làm chứng là người có thể biết được những tình tiết có ý nghĩa đối với việc điều tra và xét xử vụ án và được triệu tập để đưa ra những lời khai.

2. Việc triệu tập và lấy lời khai người làm chứng được tiến hành theo thủ tục quy định từ Điều 187 đến 191 Bộ luật này.

3. Những người sau đây không được làm chứng:

1) Thẩm phán, thành viên Bồi thẩm đoàn về những tình tiết của vụ án mà họ biết được khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án đó;

2) Luật sư, người bào chữa của người bị tình nghi, bị can về những tình tiết mà họ biết được khi tham gia trợ giúp pháp lý;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Luật sư về những tình tiết mà họ biết được khi thực hiện việc trợ giúp pháp lý;

4) Cha cố - về những tình tiết mà họ biết được qua lời thú tội của con chiên;

5) Thành viên Quốc hội, đại biểu Đuma quốc gia nếu không được sự đồng ý của họ - về những tình tiết mà họ biết được khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4. Người làm chứng có quyền:

1) Từ chối đưa ra chứng cứ để chống lại bản thân, vợ hoặc chồng và những người họ hàng thân thích khác được quy định tại điểm 4 Điều 5 Bộ luật này. Nếu người làm chứng đồng ý khai báo thì họ phải được thông báo trước là lời khai của họ có thể được sử dụng làm chứng cứ của vụ án, kể cả trong trường hợp sau đó họ từ chối những điều họ đã khai báo;

2) Đưa ra lời khai bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngôn ngữ mà họ sử dụng thành thạo;

3) Được sự giúp đỡ miến phí của người phiên dịch;

4) Đề nghị thay đổi người phiên dịch tham gia vào quá trình lấy lời khai của họ;

5) Đưa ra những yêu cầu và khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án;

6) Có luật sư tham gia vào quá trình lấy lời khai theo quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật này;

7) Yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Bộ luật này.

5. Người làm chứng không thể buộc phải bị giám định pháp y hoặc bị xem xét thân thể, trừ những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật này.

6. Người làm chứng không có quyền:

1) Từ chối có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Toà án;

2) Khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo;

3) Tiết lộ hồ sơ điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.

7. Trong trường hợp, người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải.

8. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 307 và Điều 308 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

9. Người làm chứng tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.


Điều 57. Người giám định


1. Người giám định là người có những kiến thức chuyên môn và được trưng cầu theo thủ tục quy định tại Bộ luật này để thực hiện việc giám định tư pháp và đưa ra kết luận.

2. Việc triệu tập người giám định, trưng cầu giám định, quyết định và thực hiện việc giám định tư pháp được tiến hành theo thủ tục quy định tại các Điều 195 - 207, 269, 282 và 283 Bộ luật này.

3. Người giám định có quyền:

1) Nghiên cứu hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng cần giám định;

2) Yêu cầu cung cấp cho họ những tài liệu bổ sung cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận hoặc giao cho người giám định khác tiến hành giám định;

3) Tham gia vào các hoạt động tố tụng khác và đưa ra những câu hỏi liên quan đến đối tượng cần giám định, nếu được Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án đồng ý;

4) Đưa ra kết luận giám định trong phạm vi thẩm quyền của mình kể cả về những vấn đề khác tuy không được đề cập trong quyết định trưng cầu giám định nhưng có liên quan đến đối tượng cần giám định;

5) Khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án;

6) Từ chối kết luận giám định đối với những vấn đề vượt quá khả năng chuyên môn của mình, cũng như trong những trường hợp nếu những tài liệu được cung cấp cho họ không đầy đủ để đưa ra kết luận. Trong trường hợp từ chối, người giám định phải làm văn bản và nêu rõ lý do.

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Người giám định không có quyền:

1) Trao đổi với những người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến việc tiến hành giám định mà không thông báo cho Dự thẩm viên và Toà án;

2) Tự thu thập những tài liệu phục vụ việc giám định;

3) Tiến hành hoạt động nghiên cứu có khả năng dẫn đến hư hỏng một phần hoặc toàn bộ đối tượng cần giám định cũng như dẫn đến việc thay đổi hình dáng bên ngoài hoặc cấu trúc cơ bản của mẫu vật, nếu không được sự đồng ý của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán;

4) Ra kết luận giám định gian dối;

5) Tiết lộ những tin tức về hoạt động điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án với tư cách là người giám định, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

6) Không có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

5. Người giám định kết luận giám định gian dối thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 307 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

6. Người giám định tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

Điều 58. Nhà chuyên môn


1. Nhà chuyên môn là người có những kiến thức chuyên môn được trưng cầu tham gia vào các hoạt động tố tụng theo thủ tục quy định tại Bộ luật này để phối hợp trong việc phát hiện, củng cố và thu thập những đồ vật và tài liệu, áp dụng các phương tiện kỹ thuật trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, đưa ra các câu hỏi đối với người giám định cũng như giải thích cho các bên và Toà án những vấn đề thuộc thẩm quyền chuyên môn của họ.

2. Việc trưng cầu nhà chuyên môn và thủ tục tham gia tố tụng của họ được quy định tại Điều 168 và Điều 270 Bộ luật này.

3. Nhà chuyên môn có quyền:

1) Từ chối tham gia vào hoạt động tố tụng đối với vụ án nếu họ không thành thạo những kiến thức chuyên môn được trưng cầu;

2) Đặt cầu hỏi đối với những người tham gia vào hoạt động điều tra, nếu được Điều tra viên, Dự thẩm viên và Toà án cho phép;

3) Xem hồ sơ hoạt động điều tra mà họ tham gia, đưa ra những yêu cầu và nhận xét. Những yêu cầu và nhận xét này phải được đưa vào biên bản;

4) Khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án.

4. Nhà chuyên môn không được vắng mặt khi có giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và không được tiết lộ những tài liệu điều tra mà họ biết được khi tham gia vào qúa trình giải quyết vụ án với tư cách là nhà chuyên môn, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Nhà chuyên môn tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 59. Người phiên dịch


1. Người phiên dịch là người được triệu tập tham gia vào quá trình tố tụng trong những trường hợp theo quy định của Bộ luật này, thông thạo ngôn ngữ cần thiết để phiên dịch.

2. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán ra quyết định triệu tập người phiên dịch. Việc triệu tập người phiên dịch và thủ tục tham gia của họ trong hoạt động tố tụng được quy định tại Điều 169 và Điều 263 Bộ luật này.

3. Người phiên dịch có quyền:

1) Đặt các câu hỏi đối với những người tham gia tố tụng với mục đích để làm sáng tổ nội dung dịch;

2) Xem biên bản hoạt động điều tra mà họ tham gia cũng như biên bản phiên toà và đưa ra những nhận xét để bảo đảm tính đúng đắn của lời dịch;

3) Khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án hạn chế đến quyền của họ.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Người phiên dịch không có quyền:

1) Dịch gian dối;

2) Tiết lộ những tin tức về hoạt động điều tra mà họ biết được khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án với tư cách là người phiên dịch, nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Không có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

5. Người phiên dịch mà dịch gian dối và tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 307 và Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

6. Những quy định của Điều này được áp dụng đối với người biết ký hiệu của người câm điếc và được mời tham gia tố tụng hình sự.

Điều 60. Người chứng kiến


1. Người chứng kiến là người không liên quan đến vụ án được Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên mời để chứng thực sự kiện tiến hành hoạt động điều tra cũng như nội dung, các bước tiến hành và kết quả hoạt động điều tra.

2. Những người sau đây không được làm người chứng kiến:

1) Người chưa thành niên;

2) Người tham gia tố tụng, họ hàng và họ hàng thân thích của những người này;

3) Nhân viên các cơ quan hành pháp mà theo quy định của Luật liên bang Nga có thẩm quyền tiến hành các hoạt động truy tìm nghiệp vụ và (hoặc) hoạt động điều tra.

3. Người chứng kiến có quyền:

1) Tham gia vào hoạt động điều tra và đưa ra những yêu cầu và nhận xét về hoạt động điều tra. Những yêu cầu và nhận xét này phải được đưa vào biên bản;

2) Tiếp xúc với biên bản hoạt động điều tra mà họ tham gia; khiếu nại đối với hành vi và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên.

4. Người chứng kiến không được vắng mặt khi có giấy triệu tập của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán và tiết lộ tài liệu điều tra nếu trước đó họ đã được thông báo về việc đó theo thủ tục quy định tại Điều 161 Bộ luật này. Người chứng kiến tiết lộ tài liệu điều tra thì phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Mục 9

NHỮNG TÌNH TIẾT LOẠI TRỪ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG




Điều 61. Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng đối với vụ án


1. Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên không thể tham gia tố tụng đối với vụ án, nếu:

1) Họ đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người làm chứng trong vụ án đó;

2) Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là thành viên Bồi thẩm đoàn, người giám định, nhà chuyên môn, người phiên dịch, người chứng kiến, thư ký phiên toà, người bào chữa, người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự; đối với Thẩm phán thì ngoài ra họ còn đã tham gia tố tụng với tư cách là Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên trong vụ án đó;

3) Họ là họ hàng hoặc họ hàng thân thích của bất kỳ người nào tham gia tố tụng trong vụ án này.

2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này cũng không được tham gia tố tụng đối với vụ án trong những trường hợp nếu có căn cứ để cho rằng bản thân họ có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quá trình giải quyết vụ án đó.

Điều 62. Không được tham gia tố tụng đối với các vụ án do bị thay đổi


1. Khi có những căn cứ để thay đổi quy định tại Mục này thì Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, thư ký phiên toà, người phiên dịch, người giám định, nhà chuyên môn, người bào chữa cũng như người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự có nghĩa vụ từ chối tham gia tố tụng đối với vụ án.

2. Trong trường hợp nếu những người quy định tại khoản 1 Điều này không từ chối tham gia tố tụng đối với vụ án thì người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của những người này, người bào chữa, cũng như công tố viên nhà nước, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của những người này có thể yêu cầu thay đổi họ.


Điều 63. Thẩm phán không được tham gia xét xử lại trong cùng một vụ án


1. Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm không thể tham gia xét xử vụ án đó ở Toà án cấp phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc xét xử lại vụ án đó ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm trong trường hợp bản án, quyết định đình chỉ vụ án đã ban hành trước đây bị huỷ bỏ mà có sự tham gia của họ.

2. Thẩm phán cũng không thể tham gia xét xử vụ án ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, cũng như tham gia vào việc xét xử lại vụ án đó ở Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm nếu ở giai đoạn trước khi xét xử họ đã quyết định.

3. Thẩm phán đã tham gia xét xử vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm không thể tham gia xét xử lại vụ án đó ở Toà án cấp sơ thẩm.

(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 64. Đề nghị thay đổi Thẩm phán


1. Khi có những tình tiết quy định tại Điều 61 và Điều 63 Bộ luật này thì những người tham gia tố tụng có thể đề nghị thay đổi Thẩm phán.

2. Chỉ được đề nghị thay đổi Thẩm phán trước khi bắt đầu điều tra tại toà, trong trường hợp vụ án được xét xử với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì trước khi có quyết định về các thành viên của Bồi thẩm đoàn. Trong giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử việc đề nghị thay đổi Thẩm phán chỉ được chấp nhận trong trường hợp nếu trước đó các bên không biết được là có căn cứ để thay đổi Thẩm phán.


Điều 65. Thủ tục giải quyết đề nghị thay đổi Thẩm phán


1. Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán được Toà án giải quyết tại phòng nghị án và đưa ra quyết định.

2. Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán do những Thẩm phán còn lại trong Hội đồng xét xử quyết định, trừ Thẩm phán bị đề nghị thay đổi, nếu vụ án đó được Toà án xét xử tập thể. Trước khi các Thẩm phán còn lại vào phòng nghị án Thẩm phán bị đề nghị thay đổi có quyền công khai đưa ra lời giải thích về lý do đề nghị thay đổi họ.

3. Việc đề nghị thay đổi một số Thẩm phán hoặc toàn bộ Hội đồng xét xử do toàn bộ Thẩm phán của Toà án đó quyết định theo đa số.

4. Việc đề nghị thay đổi Thẩm phán xét xử vụ án theo chế độ một Thẩm phán hoặc khiếu nại về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, về quyết định không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định đình chỉ vụ án do chính Thẩm phán đó giải quyết.

5. Trong trường hợp đồng ý với đề nghị thay đổi Thẩm phán, một số Thẩm phán hoặc toàn bộ Hội đồng xét xử thì vụ án, thì khiếu nại, yêu cầu được chuyển cho Thẩm phán khác hoặc Hội đồng xét xử khác giải quyết theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.

6. Nếu cùng với đề nghị thay đổi Thẩm phán còn có đề nghị thay đổi người khác tiến hành tố tụng đối với vụ án, thì trước tiên phải giải quyết vấn đề thay đổi Thẩm phán.


Điều 66. Thay đổi Kiểm sát viên


1. Việc thay đổi Kiểm sát viên trong quá trình tố tụng trước khi xét xử do Viện kiểm sát cấp trên quyết định, còn trong giai đoạn xét xử do Toà án đang giải quyết vụ án quyết định.

2. Việc tham gia của Kiểm sát viên trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình xét xử không cản trở việc họ tiếp tục tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án đó.


Điều 67. Thay đổi Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên


1. Việc thay đổi Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên do Viện kiểm sát quyết định.

2. Việc Dự thẩm viên, Điều tra viên trước đó đã tham gia vào quá trình điều tra vụ án này không phải là căn cứ để thay đổi họ.


Điều 68. Thay đổi thư ký phiên toà


1. Việc thay đổi thư ký phiên toà do Thẩm phán giải quyết vụ án đó hoặc Thẩm phán chủ toạ phiên toà quyết định trong trường hợp việc xét xử có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.

2. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án này với tư cách là thư ký phiên toà không phải là căn cứ để thay đổi họ.


Điều 69. Thay đổi người phiên dịch


1. Việc thay đổi người phiên dịch trong giai đoạn trước khi xét xử do Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên quyết định hoặc do Toà án quyết định trong những trường hợp quy định tại Điều 165 Bộ luật này. Trong giai đoạn xét xử, việc thay đổi người phiên dịch do Toà án giải quyết vụ án đó hoặc Thẩm phán chủ toạ phiên toà quyết định trong trường hợp việc xét xử có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.

2. Nếu có các tình tiết quy định tại Điều 61 Bộ luật này thì các bên có quyền đề nghị thay dổi người phiên dịch. Trong trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền phiên dịch thì người làm chứng, người giám định hoặc nhà chuyên môn cũng có quyền đề nghị thay đổi họ.

3. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án này với tư cách là người phiên dịch không phải là căn cứ để thay đổi họ.

Điều 70. Thay đổi người giám định


1. Việc thay đổi người giám định được quyết định theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật này.

2. Người giám định không được tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án, nếu:

1) Có những tình tiết quy định tại Điều 61 Bộ luật này. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án này với tư cách là người giám định hoặc nhà chuyên môn không phải là căn cứ để thay đổi họ;

2) Nếu họ đã hoặc đang bị lệ thuộc về công tác hoặc lệ thuộc khác vào các bên hoặc những người đại diện của họ;

3) Nếu phát hiện thấy họ không có thẩm quyền.

Điều 71. Thay đổi nhà chuyên môn


1. Việc thay đổi nhà chuyên môn được quyết định theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật này.

2. Nhà chuyên môn không được tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án nếu có những tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 70 Bộ luật này. Việc họ trước đó đã tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án này với tư cách là nhà chuyên môn không phải là căn cứ để thay đổi họ.


Điều 72. Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng của người bào chữa, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đan dân sự


1. Người bào chữa, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự không được tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án, nếu:

1) Trước đó họ đã tham gia tố tụng đối với vụ án này với tư cách Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, thư ký phiên toà, người làm chứng, người giám định, nhà chuyên môn, người phiên dịch hoặc người chứng kiến;

2) Là họ hàng hoặc họ hàng thân thích của Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên, Thư ký phiên toà đã hoặc đang tham gia vào quá trình tố tụng đối với vụ án đó, nếu lợi ích của họ đối lập với lợi ích của người tham gia tố tụng mà họ nhận bào chữa;

3) Đã hoặc đang giúp đỡ về mặt pháp lý cho một người mà lợi ích của họ đối lập với lợi ích của người bị tình nghi, bị can mà họ đang bảo vệ hoặc của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự mà họ là người đại diện.

2. Việc thay đổi người bào chữa, người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự được quyết định theo thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 69 Bộ luật này.



tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương