Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga



tải về 2.43 Mb.
trang14/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   27

Phần thứ ba

THỦ TỤC XÉT XỬ

Chương IX

THỦ TỤC TỐ TỤNG Ở TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM

Mục 33

THỦ TỤC CHUNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ XÉT XỬ



Điều 227. Quyền hạn của Thẩm phán đối với vụ án hình sự được chuyển đến Toà án




1. Đối với vụ án được chuyển đến Toà án, Thẩm phán ra một trong những quyết định sau:

1) Chuyển vụ án theo thẩm quyền xét xử;

2) Tiến hành thẩm tra sơ bộ;

3) Đưa vụ án ra xét xử;

2. Quyết định của Thẩm phán được thể hiện ở bản quyết định, trong đó nêu rõ:

1) Thời gian và địa điểm ra quyết định;

2) Tên của Toà án, họ, tên Thẩm phán ra quyết định;

3) Những căn cứ của việc ra quyết định.

3. Quyết định được ban hành trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án. Nếu trong vụ án có bị can bị tạm giam thì Thẩm phán ra quyết định trong thời hạn không quá 14 ngày kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án. Nếu các bên có yêu cầu thì Toà án tạo cho họ điều kiện để nghiên cứu bổ sung hồ sơ vụ án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

4. Bản sao quyết định của Thẩm phán được gửi cho bị can, người bị hại và Kiểm sát viên .



Điều 228. Những vấn đề của vụ án được chuyển đến Toà án cần được làm rõ


Khi vụ án được chuyển đến, Toà án cần làm rõ những vấn đề sau đối với từng bị can:

1) Vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của vụ án này không;

2) Bị can được giao bản sao cáo trạng hay quyết định truy tố không;

3) Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng có thể bị huỷ bỏ hoặc thay thế không;

4) Những yêu cầu về khiếu nại liệu có được chấp nhận không;

5) Có áp dụng những biện pháp để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra và khả năng tịch thu tài sản không;

6) Có căn cứ để tiến hành kiểm tra sơ bộ quy định tại khoản 2 Điều 229 Bộ luật này không;

Điều 229. Những căn cứ tiến hành kiểm tra sơ bộ


1. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành kiểm tra sơ bộ theo thủ tục qui định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc thẩm tra sơ bộ được tiến hành:

1) Khi có yêu cầu của các bên về việc loại trừ chứng cứ phù hợp với qui định tại khoản 3 Điều này;

2) Khi có căn cứ để trả lại vụ án cho Viện kiểm sát trong những trường hợp qui định tại Điều 237 Bộ luật này.

3) Khi có căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án;

4) Điểm này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003.

41) Khi có yêu cầu của các bên về xét xử vụ án theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này;

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

5) Để giải quyết vấn đề xét xử vụ án với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.

3. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án hoặc sau khi vụ án cùng với bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố được chuyển đến Toà án trong thời gian 3 ngày kể từ ngày nhận được bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố các bên có thể làm đơn yêu cầu Toà án tiến hành kiểm tra sơ bộ.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 230. Những biện pháp bảo đảm việc giải quyết vấn đề kiện dân sự và khả năng tịch thu tài sản


Theo yêu cầu của người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc những người đại diện của họ cũng như của Kiểm sát viên, Thẩm phán có quyền ra quyết định áp dụng những biện pháp để bảo đảm việc bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra hoặc khả năng tịch thu tài sản. Việc thi hành quyết định này do nhân viên thừa phát lại của Toà án đảm nhiệm.


Điều 231. Đưa vụ án ra xét xử


1. Nếu không có căn cứ để ra những quyết định qui định tại các điểm 1, 2 khoản 1 Điều 227 Bộ luật này thì Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà không cần tiến hành kiểm tra sơ bộ.

2. Trong quyết định, ngoài những vấn đề qui định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật này còn giải quyết những vấn đề sau:

1) Về ngày, tháng, năm, thời gian, địa điểm xét xử vụ án;

2) Về việc xét xử vụ án theo chế độ một Thẩm phán hay xét xử tập thể;

3) Về việc cử người bào chữa trong những trường hợp qui định tại các điểm từ 2 đến 7 khoản 1 Điều 51 Bộ luật này;

4) Về việc triệu tập người đến phiên toà mà danh sách các bên đưa ra;

5) Về xét xử kín trong trường hợp quy định tại Điều 241 Bộ luật này;

6) Về biện pháp ngăn chặn, trừ những trường hợp áp dụng biện pháp giam giữ tại nhà hoặc tạm giam;

3. Trong quyết định còn phải nêu rõ quyết định đưa vụ án ra xét xử và chỉ rõ họ tên của từng bị can, tội danh, vị trí, vai trò cũng như về biện pháp ngăn chặn.

4. Các bên phải được thông báo về ngày, tháng, năm, thời gian, địa điểm mở phiên toà ít nhất là 5 ngày trước khi mở phiên toà.

5. Sau khi bắt đầu phiên toà bị cáo không có quyền đưa ra yêu cầu:

1) Xét xử bởi Bồi thẩm đoàn;

2) Tiến hành kiểm tra sơ bộ.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 232. Triệu tập đến phiên toà


1. Việc giải quyết vụ án tại phiên toà phải được bắt đầu chậm nhất là 14 ngày kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, đối với vụ án mà việc xét xử có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì thời hạn nói trên là không quá 30 ngày.

2. Việc giải quyết vụ án tại phiên toà không thể được bắt đầu sớm hơn 7 ngày kể từ ngày bị can được giao bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.


Điều 233. Thời hạn bắt đầu xét xử tại phiên toà


1. Việc xét xử vụ án hình sự tại phiên toà phải được bắt đầu chậm nhất là 14 ngày kể từ ngày Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, đối với những vụ án được xét xử với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì thời hạn đó không được quá 30 ngày.

2. Việc xét xử vụ án hình sự tại phiên toà không thể được bắt đầu sớm hơn 7 ngày kể từ ngày giao cho bị cáo bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố.






tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương