Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga



tải về 2.43 Mb.
trang20/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27

Chương XIV

THI HÀNH ÁN

Mục 46

VIỆC ĐƯA BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH RA THI HÀNH



Điều 390. Bản án phát sinh hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành


1. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án phát sinh hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành án sau khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc vào ngày ra quyết định của Toà án phúc thẩm.

2. Quyết định của Toà án không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và được thi hành ngay.

3. Quyết định của Toà án về việc đình chỉ vụ án được ban hành trong quá trình giải quyết vụ án tại Toà án phải được thi hành ngay về phần liên quan đến việc trả tự do cho bị can hoặc bị cáo đang bị tạm giam.

4. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm phát sinh hiệu lực pháp luật từ thời điểm công bố và chỉ có thể được xem xét lại theo thủ tục quy định tại Mục 48 và Mục 49 Bộ luật này.

5. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm được đưa ra thi hành ngay theo thủ tục quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 388 Bộ luật này.

Điều 391. Quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành.


1. Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm buộc Toà án cấp chống án có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành sau khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc kể từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ban hành quyết định.

2. Quyết định của Toà án không được kháng cáo ,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có hiệu lực pháp luật và được thi hành ngay lập tức.

3. Quyết định của Toà án về việc đình chỉ vụ án được ban hành trong quá trình xét xử vụ án được thi hành ngay khi phần liên quan đến việc trả tự do bị can, bị cáo.

4. Quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật từ thời điểm ban hành và chỉ có thể được xem xét lại theo thủ tục quy định tại các mục 48 và 49 Bộ luật này.

5. Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm được thi hành theo thủ tục quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 388 Bộ luật này.

Điều 392. Tính bắt buộc của bản án, quyết định của Toà án


1. Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức xã hội, người có chức vụ, những thể nhân và pháp nhân khác và phải được thi hành nghiêm chỉnh trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga.

2. Người không chấp hành bản án, quyết định của Toà án sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 315 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.


Điều 393. Thủ tục đưa ra thi hành án bản án, quyết định của Toà án


1. Toà án đã xét xử vụ án ở cấp sơ thẩm có trách nhiệm đưa bản án, quyết định của Toà án ra thi hành.

2. Bản sao bản án kết tội được Thẩm phán hoặc Chánh án Toà án chuyển cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành hình phạt.

3. Toà án cấp chống án có nghĩa vụ thông báo cho cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thi hành hình phạt về quyết định mà Toà án ban hành liên quan đến người đang bị tạm giam.

4. Trong trường hợp sửa bản án của Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án khi xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm thì kèm theo bản sao bản án là bản sao quyết định của Toà án cấp phúc thẩm.

5. Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thi hành hình phạt phải thông báo ngay cho Toà án đã ra bản án kết tội về việc thi hành án.

6. Cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm thi hành hình phạt cần thông báo cho Toà án đã ra bản án về nơi người bị kết án chấp hành hình phạt.


Điều 394. Thông báo về việc đưa bản án ra thi hành


1. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, đối với thi người bị kết án đang bị tạm giam, bị bắt giữ hoặc bị tước tự do thì ban giám thị trại tạm giam căn cứ điều 75 Bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga thông báo cho một trong số những người họ hàng thân thích hoặc họ hàng của người bị kết án về nơi họ được đưa đến để chấp hành hình phạt.

2. Về việc đưa bản án ra thi hành trong trường hợp chấp nhận đơn kiện dân sự thì thông báo cho nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự.


Điều 395. Cho họ hàng được gặp người bị kết án


Trước khi đưa bản án ra thi hành chủ toạ phiên toà hoặc Chánh án toà án theo yêu cầu cầu của họ hàng thân thích, họ hàng của người bị kết án đang bị tạm giam cho họ được gặp người bị kết án.

Mục 47

THỦ TỤC TỐ TỤNG TRONG VIỆC XEM XÉT VÀ GIẢI QUYẾT

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THI HÀNH ÁN



Điều 396. Thẩm quyền của Toà án trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến thi hành án

1. Những vấn đề quy định tại các điểm 1, 2, 9, 10, 11, 14, 15, 16 và 20 Điều 397 và Điều 398 Bộ luật này do Toà án đã ra bản án giải quyết.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

2. Nếu bản án được đưa ra thi hành ở nơi không thuộc thẩm quyền của Toà án đã ra bản án thì những vấn đề nêu tại khoản 1 Điều này do Toà án cùng cấp và nếu ở nơi thi hành án không có Toà án cùng cấp thì do Toà án cấp trên giải quyết. Trong trường hợp này bản sao quyết định của Toà án nơi thi hành án được gửi cho Toà án ra bản án.

3. Những vấn đề quy định tại các điểm 3, 4, 5, 6, 12, 13 và 19 Điều 379 Bộ luật này do Toà án nơi người bị kết án chấp hành hình phạt hoặc nơi chữa bệnh bắt buộc giải quyết.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Những vấn đề quy định tại các điểm 41, 7, 8 và 17 Điều 397 Bộ luật này do Toà án nơi người bị kết án cư trú giải quyết.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

41. Những vấn đề quy định tại điểm 18 Điều 397 Bộ luật này do Toà án nơi người bị kết án đang bị giam giữ giải quyết.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

5. Những vấn đề quy định tại điểm 21 Điều 397 Bộ luật này do Toà án nơi có thẩm quyền xét xử loại tội phạm tương ứng và nơi cứ trú cuối cùng trên đất Nga của người bị xét xử giải quyết.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

6. Những vấn đề liên quan đến thi hành án, Thẩm phán tự quyết định trong phòng xử án



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 397. Những vấn đề được Toà án xem xét thi hành án


Toà án xem xét những vấn đề sau đây liên quan đến việc thi hành án:

1) Về việc bồi thường thiệt hại cho người được minh oan, phục hồi các quyền về lao động, hưu trí, nhà ở và những quyền khác của họ phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 135 và khoản 1 Điều 138 Bộ luật này;

2)Về việc thay đổi hình phạt trong trường hợp cố tình không chấp hành hình phạt:

a) Phạt tiền đối với các trường hợp quy định tạiĐiều 46 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

b) Lao động bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

c) Lao động cải tạo đối với các trường hợp quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3) Thay đổi loại cải tạo được chỉ định trong bản án của Toà án kết án người bị kết án tước tự do theo quy định tại Điều 78 và Điều 140 Bộ luật hình thi hành án hình sự Liên bang Nga;

4) Miễn chấp hành hình phạt cải tạo có điều theo quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

41) Miễn hình phạt có điều kiện theo quy định tại Điều 79 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

5) Thay thế phần hình phạt chưa chấp hành bằng loại hình phạt khác nhẹ hơn theo quy định tại Điều 80 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

6) Về việc miễn hình phạt cho người bị kết án bị lâm bệnh theo quy định tại Điều 81 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

7) Huỷ bỏ bản án treo hoặc kéo dài thời gian thử thách theo quy định tại Điều 74 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

8) Huỷ bỏ hoặc bổ sung những nghĩa vụ đặt ra đối với người bị kết án theo quy định tại Điều 73 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

9) Miễn chấp hành hình phạt do đã hết hết thời hiệu của bản án kết tội theo quy định tại Điều 83 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

10) Về việc thi hành án khi có những bản án khác chưa được thi hành nếu việc đó chưa được quyết định trong thời gian ra bản án sau theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

11) Khấu trừ thời gian đã bị tạm giam cũng như thời gian bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 72, 103 và 104 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

12) Về việc gia hạn, thay đổi hoặc đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 102 và Điều 104 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

13) Miễn hình phạt hoặc áp dụng hình phạt nhẹ hơn do ban hành luật hình sự có hiệu lực hồi tố theo quy định tại Điều 10 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

14) Giảm mức khấu trừ thu nhập của người bị kết án đối với việc lao động cải tạo theo quy định tại Điều 44 Bộ luật hình sự Liên bang Nga trong trường hợp tình trạng vật chất của người bị án bị giảm sút;

15) Giải quyết những nghi ngờ và không rõ ràng phát sinh trong việc thi hành án án;

16) Miễn hình phạt cho người chưa thành niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc đối với họ theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

17) Huỷ bỏ việc chấp hành hình phạt cho phụ nữ có thai và phụ nữ có con nhỏ theo quy định tại Điều 82 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

18) Bắt tạm giam người trốn tránh chấp hành hình phạt lao động bắt buộc, phạt tiền, lao động cải tạo hoặc hạn chế một số quền công dân đến khi vấn đề được giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này, nhưng không quá 30 ngày;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

19) Thay đổi phần hình phạt chưa chấp hành bằng loại hình phạt khác nhẹ hơn hặc miễn hình phạt hạn chế phục vụ trong quând dội của quân nhân, đuổi khỏi quân ngũ theo quy định tại Điều 148 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

20) Chuyển người có quốc tịch nước ngoài bị Toà án Liên bang Nga xử phạt tù giam cho nước ngoài thực hiện việc thi hành án;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

21) Thi hành bản án của Toà án nước ngoài đã xử phạt công dân Liên bang Nga chuyển đến.



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

Điều 398. Hoãn thi hành án


1. Việc thi hành lao động bắt buộc, lao động cải tạo, hạn chế tự do, bắt buộc hoặc tước tự do có thể được Toà án cho hoãn trong một thời gian nhất định khi có một trong những căn cứ sau đây:

1) Nếu người bị kết án bị lâm bệnh cản trở đến việc chấp hành hình phạt thì được hoãn cho đến khi sức khoẻ được phục hồi;

2) Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc có con nhỏ thì được hoãn cho đến khi con nhở đủ 14 tuổi, trừ những người bị kết án phạt tù với thời hạn trên 5 năm đối với tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm nhân thân;

3)Nếu xảy ra những hậu quả nghiêm trọng hoặc nguy cơ phát sinh những hậu quả đó đối với người bị kết án hoặc họ hàng thân thích của người đó do hoả hoạn, thiên tai, bệnh nặng hoặc do người lao động duy nhất trong gia đình chết cũng như do những tình tiết đặc biệt khác thì được hoãn trong thời hạn do Toà án quy định nhưng không quá 6 tháng.

2. Việc trả tiền phạt có thể được hoãn hoặc trả dần trong thời hạn 3 năm nếu người bị kết án không có khả năng trả ngay tiền phạt.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3. Việc hoãn thi hành án do Toà án quyết định theo yêu cầu của người bị kết án, người đại diện hợp pháp của họ, họ hàng thân thích, người bào chữa hoặc theo đề nghị của Kiểm sát viên.


Điều 399. Thủ tục giải quyết những vấn đề liên quan đến thi hành án


1. Những vấn đề liên quan đến việc thi hành án do Toà án giải quyết trên cơ sở:

1) Đề nghị của người được minh oan đối với các trường hợp quy định tại Điều 397 Bộ luật này;

2) Đề nghị của người bị tuyên án đối với các trường hợp quy định tại các điểm 4, 6, 9, 11- 15 Điều 397 và khoản 1, 2 Điều 398 Bộ luật này;

3) Đề nghị của cơ quan Nội vụ, nơi đang giam giữ người thi hành án đối với các trường hợp quy định tại điểm 18 Điều 397 Bộ luật này;

4) Khi có các tình tiết thuộc các Điều 469-472 đối với các trường hợp quy định tại điểm 20 và 21 Điều 397 Bộ luật này;

5) Đề nghị của cơ quan, tổ chức thi hành án đối với tất cả các trường hợp còn lại quy định tại Điều 397 Bộ luật này.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

2. Đại diện cơ quan thi hành án hay cơ quan có thẩm quyền được triệu tập đến phiên toà. Nếu vấn đề đó liên quan đến việc thi hành án về phần dân sự thì có thể triệu tập nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự đến phiên toà.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Trong trường hợp người bị kết án tham gia phiên toà thì họ có quyền được xem xét các tài liệu đó, đưa ra yêu cầu và việc thay đổi người tham gia phiên toà, đưa ra những lời giải thích và các tài liệu, Toà án ra quyết định về tham gia của người bị kết án tại phiên toà.

4. Người bị kết án có thể nhờ luật sư thực hiện các quyền của mình.

5. Khoản này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003.

6) Kiểm sát viên có quyền tham gia phiên toà.

7. Phiên toà được bắt đầu bằng phát biểu của đại diện cơ quan đưa ra đề nghị hoặc giải thích của người khiếu nại. Sau đó tiến hành xem xét các tài liệu được đệ trình nghe giải thích của các bên có mặt tại phiên toà, quan điểm của Viện kiểm sát, sau đó Thẩm phán ra quyết định.


Điều 400. Xem xét yêu cầu về việc xoá án tích


1. Vấn đề xoá án tích theo quy định tại Điều 86 Bộ luật hình sự Liên bang Nga do Toà án hoặc Thẩm phán hoà giải về những vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của họ nơi người đã chấp hành xong hình phạt cư trú giải quyết theo yêu cầu của người đó.

2. Sự tham gia của người yêu cầu được xoá án tích tại phiên toà là bắt buộc.

3) Kiểm sát viên được thông báo về yêu cầu được xoá án tích có quyền tham gia phiên toà.

4. Việc xem xét yêu cầu được bắt đầu bằng việc nghe ý kiến của người đưa ra yêu cầu, sau đó tiến hành nghiên cứu những tài liệu được đệ trình và nghe ý kiến của Kiểm sát viên và của những người khác được mời điến phiên toà.

5. Trong trường hợp từ chối xoá án tích thì yêu cầu tiếp theo về việc xoá án tích chỉ có thể được đệ trình đến Toà án sau 1 năm kể từ ngày ra quyết định từ chối xoá án tích.

Điều 401. Kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án


Quyết định của Toà án được ban hành khi giải quyết những vấn đề liên quan đến thi hành án có thể bị kháng cao, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm quy định tại các Mục 43 và 45 Bộ luật này.

(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)



tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương