Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG



tải về 2.43 Mb.
trang2/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

PHẦN THỨ NHẤT

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN

Mục 1

PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Điều 1. Pháp luật quy định về thủ tục tố tụng hình sự


1) Thủ tục tố tụng hình sự áp dụng trên lãnh thổ Liên bang Nga được quy định trong Bộ luật này dựa trên cơ sở Hiến pháp Liên bang Nga.

2) Thủ tục tố tụng hình sự quy định trong Bộ luật này là bắt buộc đối với Toà án, Viện kiểm sát, các Cơ quan điều tra dự thẩm, điều tra ban đầu và các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.

3) Những nguyên tắc chung đã được thừa nhận, những điều khoản của luật pháp quốc tế và Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga là một bộ phận cấu thành của pháp Luật liên bang Nga quy định về thủ tục tố tụng hình sự. Nếu Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy định của Hiệp định quốc tế.

Điều 2. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự về không gian


1) Việc tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự trên lãnh thổ Liên bang Nga, không phụ thuộc vào địa điểm tội phạm được thực hiện, phải tuân thủ các quy định của Bộ luật này, nếu Hiệp định quốc tế của Liên bang Nga không có quy định khác.

2) Các quy định của Bộ luật này cũng được áp dụng khi tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự về tội phạm được thực hiện trên tàu bay, tàu biển, tàu thuỷ mang quốc kỳ Liên bang Nga nhưng đang ở ngoài lãnh thổ Liên bang Nga, nếu tàu bay, tàu biển, tàu thuỷ đó được đăng ký ở sân bay, cảng biển, cảng sông của Liên bang Nga.


Điều 3. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự đối với công dân nước ngoài và người không quốc tịch


1) Việc tiến hành tố tụng đối với các vụ án hình sự về những tội phạm do công dân nước ngoài và người không quốc tịch thực hiện trên lãnh thổ Liên bang Nga phải tuân thủ các quy định của Bộ luật này.

2) Hoạt động tố tụng được quy định trong Bộ luật này áp dụng đối với những người được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao, chỉ được tiến hành theo yêu cầu của những người này hoặc được sự đồng ý của họ và thông qua Bộ ngoại giao Liên bang Nga.


Điều 4. Hiệu lực của pháp luật tố tụng hình sự về thời gian


Khi tiến hành hoạt động tố tụng hình sự thì phải áp dụng pháp luật tố tụng hình sự đang có hiệu lực thi hành đối với các hoạt động tố tụng hoặc đối với việc ban hành các quyết định tố tụng, nếu Bộ luật này không có quy định khác.

Điều 5. Một số thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật này


Nếu không có quy định khác thì những thuật ngữ được sử dụng trong Bộ luật này có nghĩa như sau:

1) "Chứng cứ ngoại phạm": ở thời điểm tội phạm được thực hiện thì người bị tình nghi hoặc bị can đang có mặt ở một địa điểm khác;

2) "Cấp chống án": Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chống án khi có kháng cáo và kháng nghị đối với bản án, quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật;

3) "Những người thân thích": những người khác, ngoại trừ là họ hàng thân thích và họ hàng, nhưng có quan hệ gần gũi với người bị hại, người làm chứng cũng như những người mà tính mạng, sức khoẻ và lợi ích của họ do những mối quan hệ cá nhân nên trở thành quý giá đối với người bị hại, người làm chứng;

4) "Họ hàng thân thích": vợ, chồng, cha mẹ, con đẻ, cha mẹ nuôi, con nuôi, anh chị em ruột, ông, bà, cháu;

5) "Phán quyết của Bồi thẩm đoàn": quyết định của Đoàn bồi thẩm về việc bị cáo có tội hay không có tội;

6) "Công tố viên Nhà nước": người có thẩm quyền của Viện kiểm sát, nhân danh Nhà nước thực hiện việc buộc tội trước Toà án trong vụ án hình sự; Điều tra viên, Dự thẩm viên được Viện kiểm sát uỷ quyền trong các trường hợp mà hoạt động điều tra ban đầu được thực hiện dưới hình thức điều tra.

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002).

7) "Điều tra viên": người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra ban đầu hoặc người được thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền tiến hành hoạt động điều tra ban đầu dưới hình thức điều tra và những người khác theo quy định của Bộ luật này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 9/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).

8) " Điều tra ban đầu": hình thức điều tra do Điều tra viên (Dự thẩm viên) tiến hành đối với vụ án hình sự mà việc điều tra dự thẩm là không bắt buộc;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/ LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002).

9) "Hoạt động tố tụng trước khi xét xử": hoạt động tố tụng hình sự bắt đầu từ khi nhận được tin báo về tội phạm cho đến khi Viện kiểm sát chuyển hồ sơ vụ án ra Toà án để xét xử;

10) "Chỗ ở": nhà ở của cá nhân bao gồm cả diện tích ở và diện tích không ở, chỗ ở không phụ thuộc vào hình thức sở hữu, nằm trong quỹ nhà ở và được sử dụng để sinh sống thường xuyên hoặc tạm thời, cũng như những địa điểm và công trình khác không nằm trong quỹ nhà ở nhưng được sử dụng để sinh sống tạm thời;

11) "Tạm giữ người bị tình nghi": biện pháp cưỡng chế tố tụng do Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng trong thời hạn không quá 48 giờ kể từ thời điểm người bị tình nghi thực hiện tội phạm thực tế bị tạm giữ;

111) "Kết luận của Toà án": sự khảng định hành vi của một người bị áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự có hay không có dấu hiệu của tội phạm.

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).

12) "Người đại diện hợp pháp": cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, người đỡ đầu hoặc giám hộ cho người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên hoặc người bị hại; đại diện cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bảo trợ cho người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên hoặc người bị hại; cơ quan giám hộ, bảo trợ;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/ LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).

13) "Lựa chọn biện pháp ngăn chặn": việc Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đưa ra quyết định về biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can, bị cáo;

14) "Cấp phúc thẩm": Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp chống án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

141) "Kiểm tra điện tín và các cuộc đàm thoại": thông qua việc sử dụng mọi phương tiện liên lạc cần thiết để nghe và ghi chép lại nội dung các cuộc đàm thoại; xem và nghe băng, đĩa;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).

15) "Thời điểm thực tế bị tạm giữ": thời điểm thực tế tước tự do người bị tình nghi thực hiện tội phạm được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;

16) "Cấp giám đốc thẩm": Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của các Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị;

17) "Thủ trưởng Cơ quan điều tra": người có thẩm quyền của Cơ quan điều tra ban đầu và cấp phó của họ có quyền giao nhiệm vụ điều tra ban đầu cũng như những hoạt động xác minh cần thiết cho nhân viên dưới quyền và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).

18) "Thủ trưởng Cơ quan điều tra": người có thẩm quyền lãnh đạo Cơ quan điều tra và cấp phó của họ;

19) "Những hoạt động điều tra cấp thiết": những hoạt động do Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành sau khi đã khởi tố vụ án hình sự mà việc điều tra dự thẩm đối với vụ án này là bắt buộc nhằm mục đích phát hiện và thu thập các dấu vết của tội phạm, cũng như những chứng cứ đòi hỏi phải được thu thập ngay;

20) "Ngoại phạm": xác định sự không liên quan hoặc không xác định được sự liên quan của một người trong việc thực hiện tội phạm:

21) "Thời gian ban đêm": khoảng thời gian từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng hôm sau theo giờ địa phương;

22) "Buộc tội": khẳng định một người đã thực hiện hành vi bị luật hình sự cấm và được tiến hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định;

23) "Quyết định riêng": bất kỳ quyết định nào, trừ bản án do Toà án cấp sơ thẩm quyết định tập thể khi giải quyết vụ án hình sự, cũng như quyết định của Toà án cấp trên, trừ Toà án cấp chống án hoặc Toà án cấp giám đốc thẩm khi xét lại quyết định của Toà án;

24) "Cơ quan điều tra ban đầu": các cơ quan nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền điều tra ban đầu và những thẩm quyền tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

25) "Quyết định": bất kỳ quyết định nào, trừ bản án do Thẩm phán xét xử theo chế độ một Thẩm phán ban hành; quyết định do Họi đồng Thẩm phán ban hành trong quá trình xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên ban hành trong quá trình điều tra, trừ bản cáo trạng và quyết định truy tố;

26) "Chủ toạ phiên toà": Thẩm phán điều khiển phiên toà xét xử vụ án theo chế độ tập thể cũng như Thẩm phán giải quyết vụ án theo chế độ một Thẩm phán;

27) "Kháng nghị": văn bản phản ứng của Viện kiểm sát đối với quyết định của Toà án được ban hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định;

28) "Bản án": quyết định bị cáo có tội hay không có tội và quyết định hình phạt đối với bị cáo hoặc miễn hình phạt cho bị cáo do Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp chống án đưa ra;

29) "Áp dụng biện pháp ngăn chặn": hoạt động tố tụng được thực hiện từ thời điểm đưa ra quyết định về việc lựa chọn biện pháp ngăn chặn cho đến khi biện pháp đó bị huỷ bỏ hoặc thay thế;

30) "Thành viên Bồi thẩm đoàn": người được triệu tập tham gia vào quá trình xét xử của Toà án và đưa ra phán quyết theo thủ tục quy định tại Bộ luật này;

31) "Kiểm sát viên": Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga, các Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới, cấp phó của những người này; những người có chức vụ, quyền hạn khác của các cơ quan Viện kiểm sát, có thẩm quyền tham gia vào quá trình tố tụng hình sự và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát Liên Bang;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003).

32) "Hoạt động tố tụng": hoạt động điều tra, xét xử và những hoạt động khác do Bộ luật này quy định;

33) "Quyết định tố tụng": quyết định của Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên được ban hành theo thủ tục do Bộ luật này quy định;

34) "Minh oan": thủ tục khôi phục các quyền và tự do của người bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ hoặc trái pháp luật và việc bồi thường thiệt hại cho họ;

35) "Người được minh oan": người mà theo quy định của Bộ luật này có quyền được bồi thường thiệt hại đã gây ra, do họ bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách không có căn cứ hoặc trái pháp luật;

36) "Đối đáp": nhận xét của người tham gia tranh luận giữa các bên đối với ý kiến của những người khác;

361) "Kết quả hoạt động truy tìm nghiệp vụ": thông tin về các dấu hiệu tội phạm đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã hoàn thành, được thu thập theo quy định của pháp luật về hoạt động truy tìm nghiệp vụ; về người đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã kết thúc hành vi phạm tội; về người trốn tránh Cơ quan điều tra ban đầu, Cơ quan điều tra hay Toà án;

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

37) "Họ hàng": tất cả những người khác có quan hệ họ hàng, trừ những người là họ hàng thân thích;

38) " Các biện pháp truy tìm": các biện pháp do Điều tra viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu theo sự uỷ quyền của Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên thực hiện để xác định người bị tình nghi thực hiện tội phạm;

39) "Phê chuẩn": sự cho phép (đồng ý) của Viện kiểm sát đối với việc tiến hành các hoạt động điều tra và các hoạt động tố tụng khác do Điều tra viên, Dự thẩm viên thực hiện cũng như đối với các quyết định tố tụng do những người này ban hành;

40) "Quyền không khai báo": quyền của một người không phải đưa ra chứng cứ để chống lại bản thân và họ hàng thân thích của mình và trong các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

41) " Dự thẩm viên": người có chức vụ, quyền hạn thực hiện các hoạt động điều ban đầu đối với vụ án hình sự và các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

42) "Tạm giam": Tình trạng của một người bị bắt giữ do bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm hoặc là bị can đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức là tạm giam tại nhà cách ly để điều tra hoặc ở một nơi khác theo quy định của Luật liên bang;

43) "Thông tin về tội phạm": tin báo, tố giác về tội phạm, người phạm tội tự thú, báo cáo về việc phát hiện tội phạm;

44) "Cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên": cơ quan nhà nước chuyên trách trong việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên và được thành lập theo quy định của Luật liên bang;

45) "Các bên": những người tham gia tố tụng hình sự, thực hiện chức năng buộc tội hoặc gỡ tội;

46) "Biên gỡ tội": bị can, người đại điện hợp pháp của bị can, người bào chữa, bị đơn dân sự, người đại diện hợp pháp của bị đơn dân sự và người đại diện của họ;

47) "Bên buộc tội": Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, tư tố viên, gười bị hại, người đại diện hợp pháp của người bị hại và người đại diện khác, nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

48) "Toà án": bất kỳ Toà án nào có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự theo nội dung của sự việc và đưa ra các phán quyết theo quy định của Bộ luật này;

49) " Giám định tư pháp": việc giám định được tiến hành theo thủ tục do Bộ luật này quy đinh;

50) "Phiên toà": hình thức tố tụng để thực hiện việc xét xử, được tiến hành trong quá trình trước khi xét xử và trong khi xét xử vụ án hình sự;

51) "Xét xử của Toà án": phiên toà xét xử của Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm;

52) "Toà án cấp sơ thẩm": Toà án tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo nội dung của sự việc và có thẩm quyền ra bản án cũng như các quyết định trong quá trình trước khi xét xử đối với vụ án;

53) "Toà án cấp phúc thẩm": các Toà án chống án và các Toà án phúc thẩm;

54) "Thẩm phán": người có chức vụ, quyền hạn và có thẩm quyền tiến hành xét xử;

55) "Truy cứu trách nhiệm hình sự:" hoạt động tố tụng do bên buộc tội tiến hành với mục đích chứng minh người bị tình nghi, bị can đã thực hiện tội phạm;

56) "Hoạt động tố tụng hình sự: hoạt động trước khi xét xử và trong khi xét xử vụ án hình sự;

57) "Luật hình sự": Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

58) "Những người tham gia tố tụng hình sự": những người tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự;

59) "Tư tố viên": người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp và người đại diện của họ trong vụ án tư tố;

60) "Cơ quan giám định": cơ quan giám định tư pháp quốc gia hoặc cơ quan khác được uỷ quyền tiến hành giám định tư pháp theo thủ tục do Bộ luật này quy định.





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương