Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga



tải về 2.43 Mb.
trang12/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27

Mục 22

ĐIỀU TRA DỰ THẨM




Điều 162. Thời hạn điều tra dự thẩm


1. Việc điều tra dự thẩm đối với vụ án phải được kết thúc trong thời hạn không quá hai tháng kể từ ngày khởi tố vụ án.

2. Thời hạn điều tra dự thẩm được tính từ ngày khởi tố vụ án đến ngày chuyển vụ án kèm theo bản cáo trạng cho Viện kiểm sát hoặc quyết định chuyển vụ án cho Toà án để xem xét việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc đến ngày ra quyết định đình chỉ vụ án.

3. Thời hạn điều tra dự thẩm không tính thời hạn tạm đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại Bộ luật này.

4. Thời hạn điều tra dự thẩm quy định tại khoản 1 Điều này có thể được Viện trưởng Viện kiểm sát cấp quận, cấp thành phố hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp tương đương và cấp phó của họ gia hạn đến 6 tháng.

5. Đối với những vụ án mà do tính chất đặc biệt phức tạp của việc điều tra thì thời gian điều tra dự thẩm có thể được Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát các chủ thể của Liên bang Nga và Viện kiểm sát quân sự cấp tương đương gia hạn đến 12 tháng. Việc tiếp tục gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm chỉ được tiến hành trong những trường hợp đặc biệt và do Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga gia hạn.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

6. Trong trường hợp Viện kiểm sát trả lại vụ án để tiến hành điều tra bổ sung hoặc phục hồi điều tra đối với vụ án được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ thì thời hạn điều tra bổ sung do Viện kiểm sát quyết định nhưng không quá 1 tháng kể từ khi Dự thẩm viên thụ lý lại vụ án. Việc tiếp tục gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại Điều này.

7. Trong trường hợp cần gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm thì Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm ra quyết định và gửi cho Viện kiểm sát trong thời hạn không quá 5 ngày trước khi hết hạn điều tra.

8. Dự thẩm viên thông báo bằng văn bản cho bị can, người bị hại và người bào chữa của họ về việc gia hạn thời hạn điều tra.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 163. Điều tra dự thẩm do đội điều tra tiến hành


1. Việc điều tra dự thẩm đối với vụ án phức tạp hoặc vụ án lớn có thể được giao cho đội điều tra tiến hành. Việc này phải được thể hiện trong quyết định riêng hoặc trong quyết định khởi tố vụ án.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm quyết định việc thành lập, thay đổi thành phần đội điều tra dự thẩm. Trong quyết định phải liệt kê danh sách tất cả những Dự thẩm viên được giao điều tra vụ án, trong đó nêu rõ Dự thẩm viên nào được giao làm Đội trưởng đội điều tra. Có thể mời những người có chức vụ quyền hạn của cơ quan truy tìm nghiệp vụ tham gia đội điều tra. Thành phần của đội điều tra được thông báo cho người bị tình nghi, bị can biết.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Đội trưởng đội điều tra tiếp nhận vụ án để thụ lý, tổ chức công việc của nhóm điều tra, lãnh đạo hoạt động của các Dự thẩm viên khác, lập cáo trạng hoặc ra quyết định chuyển vụ án cho Toà án để xem xét vấn đề áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người phạm tội và chuyển quyết định cùng với hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát.

4. Đội trưởng đội điều tra ra các quyết định về:

1) Tách vụ án để tiến hành điều tra theo thủ tục quy định tại các Điều 153- 155 Bộ luật này;

2) Đình chỉ toàn bộ hoặc một phần vụ án;

3) Tạm đình chỉ hoặc phục hồi điều tra đối với vụ án;

4) Khởi tố bị can và phạm vi khởi tố;

5) Đưa bị can đến cơ sở y tế hoặc tâm thần để tiến hành giám định pháp y hoặc giám định pháp y tâm thần, trừ những trường hợp quy định tại điểm 3, khoản 2 Điều 29 Bộ luật này;

6) Đề nghị Viện kiểm sát gia hạn thời hạn điều tra dự thẩm;

7) Đề nghị Toà án áp dụng biện pháp ngăn chặn, tiến hành những biện pháp điều tra và những biện pháp tố tụng khác quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật này.

5. Đội trưởng đội điều tra và các thành viên của đội điều tra có quyền tham gia vào các hoạt động điều tra do các Dự thẩm viên khác tiến hành, trực tiếp tiến hành các hoạt động điều tra và các quyết định về vụ án theo thủ tục quy định tại Bộ luật này.

Điều 164. Những quy định chung về việc tiến hành các hoạt động điều tra


1. Các hoạt động điều tra quy định tại các Điều 178 (khoản 3), 179, 182 và 183 Bộ luật này được tiến hành theo quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra dự thẩm.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Trong những trường hợp quy định tại các điểm từ 4 - 9 và 11 khoản 2 Điều 29 Bộ luật này, các hoạt động điều tra được tiến hành theo quyết định của Toà án.

3. Không được tiến hành các hoạt động điều tra vào ban đêm trừ những trường hợp không thể trì hoãn.

4. Khi tiến hành các hoạt động điều tra, nghiêm cấm việc sử dụng vũ lực, đe doạ và những biện pháp trái pháp luật khác, cũng như những biện pháp có nguy cơ gây nguy hiểm về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia vào hoạt động điều tra.

5. Khi triệu tập những người quy định tại các Mục 6 - 8 Bộ luật này tham gia vào các hoạt động điều tra, Dự thẩm viên tiến hành xác nhận nhân thân của những người này, giải thích quyền và trách nhiệm của họ, cũng như thủ tục tiến hành hoạt động điều tra tương ứng. Nếu người bị hại, người làm chứng, nhà chuyên môn, người giám định hoặc người phiên dịch tham gia vào hoạt động điều tra thì họ cũng được cảnh báo về trách nhiệm của họ theo quy định tại Điều 307 và 308 Bộ luật hình Liên bang Nga.

6. Khi tiến hành các hoạt động điều tra có thể được sử dụng các phương tiện kỹ thuật và các biện pháp phát hiện, bảo quản, thu giữ các dấu vết của tội phạm và vật chứng.

7. Dự thẩm viên có quyền triệu tập người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành các hoạt động truy tìm nghiệp vụ tham gia vào hoạt động điều tra, việc này phải được ghi vào biên bản.

8. Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 Bộ luật này.


Điều 165. Thủ tục Toà án cho phép tiến hành hoạt động điều tra


1. Trong những trường hợp quy định tại các điểm 4- 9 và 11 khoản 2 Điều 29 Bộ luật này, Dự thẩm viên sau khi được Viện kiểm sát đồng ý ra quyết định đề nghị Toà án cho phép tiến hành hoạt động điều tra.

2. Yêu cầu cho phép tiến hành hoạt động điều tra do một Thẩm phán Toà án cấp quận hoặc Toà án quân sự cấp tương đương nơi tiến hành điều tra dự thẩm hoặc nơi tiến hành hoạt động điều tra giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.

3. Kiểm sát viên và Dự thẩm viên có quyền tham gia phiên toà.

4. Sau khi xem xét đề nghị, Thẩm phán ra quyết định cho phép tiến hành hoạt động điều tra hoặc từ chối đề nghị kèm theo lý do của việc từ chối.

5. Trong những trường hợp đặc biệt, nếu việc tiến hành khám nhà, khám xét, thu giữ tài sản tại nơi ở hoặc khám người là không thể trì hoãn theo quy định tại khoản 1 Điều 1041 thì các hoạt động điều tra này có thể được tiến hành theo quyết định của Dự thẩm viên mà không cần quyết định cho phép của Toà án. Trong trường hợp đó, trong thời hạn 24 giờ kể từ khi bắt đầu tiến hành hoạt động điều tra, Dự thẩm viên phải thông báo cho Thẩm phán và Kiểm sát viên về việc tiến hành hoạt động điều tra. Kèm theo thông báo là bản sao quyết định tiến hành hoạt động điều tra và biên bản hoạt động điều tra để kiểm tra tính hợp pháp của việc quyết định tiến hành hoạt động điều tra. Sau khi nhận được thông báo nói trên, Thẩm phán trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này tiến hành kiểm tra tính hợp pháp của hoạt động điều tra và ra quyết định về tính hợp pháp hoặc tính không hợp pháp của hoạt động điều tra. Trong trường hợp, nếu Thẩm phán quyết định rằng hoạt động điều tra đã được tiến hành là không hợp pháp thì tất cả những chứng cứ thu thập trong quá trình hoạt động điều tra đều không được chấp nhận theo quy định tại Điều 75 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

Điều 166. Biên bản hoạt động điều tra


1. Biên bản hoạt động điều tra được lập trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra hoặc ngay sau khi kết thúc hoạt động điều tra.

2. Biên bản có thể là viết tay hoặc được lập với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, khi tiến hành hoạt động điều tra cũng có thể sử dụng việc tốc ký, chụp ảnh, ghi âm, ghi hình. Bản tốc ký, biên bản tốc ký, phim âm bản và ảnh băng ghi âm, ghi hình được lưu giữ trong hồ sơ vụ án.

3. Trong biên bản cần chỉ rõ:

1) Thời gian và địa điểm tiến hành hoạt động điều tra, thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động điều tra tính chính xác đến từng phút;

2) Chức vụ, họ tên người lập biên bản;

3) Họ tên của từng người tham gia vào hoạt động điều tra, trong trường hợp cần thiết thì phải ghi địa chỉ và những thông tin khác về nhân thân của họ.

4. Trong biên bản phải mô tả các hoạt động tố tụng theo trình tự đã được tiến hành, những tình tiết được xác định khi tiến hành hoạt động điều tra có ý nghĩa đối với vụ án và những khiếu nại của những người tham gia vào hoạt động điều tra.

5. Trong biên bản cũng cần chỉ rõ những phương tiện kỹ thuật được sử dụng khi tiến hành hoạt động điều tra, điều kiện và trình tự sử dụng chúng, đối tượng mà các phương tiện kỹ thuật này đã áp dụng và kết quả nhận được. Trong biên bản cần nêu rõ là những người tham gia vào hoạt động điều tra đã được thông báo trước về việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật khi tiến hành hoạt động điều tra.

6. Biên bản được công bố cho tất cả những người tham gia vào hoạt động điều tra, họ được giải thích về quyền được yêu cầu đưa vào biên bản những ý kiến bổ sung và làm rõ hơn. Mọi ý kiến bổ sung và làm rõ nội dung biên bản phải được đưâ vào biên bản và phải được người đó ký xác nhận.

7. Biên bản do Dự thẩm viên và những người tham gia vào hoạt động điều tra ký.

8. Kèm theo biên bản là phim âm bản, ảnh, phim đèn chiếu, băng ghi âm lời khai, băng hình, thông tin trên vi tính, bản vẽ, kế hoạch, sơ đồ, mẫu lấy dấu vết thu thập được khi tiến hành hoạt động điều tra.

9. Nếu cần thiết phải đảm bảo an ninh cho người bị hại, người đại diện của họ, người làm chứng, những người họ hàng thân thích, họ hàng và người thân của họ thì Dự thẩm viên có quyền không nêu những số liệu về nhân thân của người bị hại, người đại diện của họ hoặc người làm chứng vào biên bản hoạt động điều tra mà họ tham gia. Trong trường hợp này, Dự thẩm viên sau khi được Kiểm sát viên đồng ý ra quyết định, trong đó nêu rõ nguyên nhân của việc quyết định giữ bí mật cho những người này, chỉ ra bí danh của người tham gia vào hoạt động điều tra, tiến hành lấy mẫu chữ ký mà người đó sẽ sử dụng trong các biên bản hoạt động điều tra mà họ tham gia. Quyết định được đưa vào phong bì, đóng dấu niêm phong và đưa vào hồ sơ vụ án.

10. Trong biên bản cũng có nội dung giải thích cho những người tham gia vào các hoạt động điều tra về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của họ và trình tự, thủ tục tiến hành hoạt dộng điều tra theo quy định tại Bộ luật này và được những người tham gia vào hoạt động điều tra ký xác nhận.

Điều 167. Xác nhận việc từ chối hoặc không có khả năng ký biên bản hoạt động điều tra


1. Trong trường hợp người bị tình nghi, bị can, người bị hại hoặc người khác tham gia vào hoạt động điều tra từ chối ký biên bản hoạt động điều tra thì Dự thẩm viên ghi vấn đề này vào biên bản có chữ ký xác nhận của Dự thẩm viên, của người bào chữa, người đại diện hợp pháp, người đại diện hoặc những người chứng kiến nếu họ tham gia vào hoạt động điều tra.

2. Người từ chối ký biên bản cần được tạo điều kiện để giải thích nguyên nhân họ từ chối và giải thích của họ được đưa vào biên bản.

3. Nếu người bị tình nghi, bị can, người bị hại hoặc người chứng kiến do có nhược điểm về thể chất hoặc tình trạng sức khoẻ mà không thể ký biên bản thì họ được đọc cho nghe biên bản với sự có mặt của người bào chữa, người đại diện hợp pháp, người đại diện hoặc những người người chứng kiến và họ ký xác nhận nội dung biên bản và việc những người đó không có khả năng ký biên bản.

Điều 168. Sự tham gia của nhà chuyên môn


1. Dự thẩm viên có quyền triệu tập nhà chuyên môn tham gia vào hoạt động điều tra theo quy định tại khoản 5 Điều 164 Bộ luật này.

2. Trước khi bắt đầu hoạt động điều tra mà nhà chuyên môn tham gia, Dự thẩm viên xác nhận thẩm quyền của họ, mối quan hệ của họ với người bị tình nghi, bị can và người bị hại, giải thích quyền và trách nhiệm của nhà chuyên môn được quy định tại Điều 58 Bộ luật này.


Điều 169. Sự tham gia của người phiên dịch


1. Trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18 Bộ luật này, Dự thẩm viên triệu tập người phiên dịch tham gia vào hoạt động điều tra theo quy định tại khoản 5 Điều 164 Bộ luật này.

2. Trước khi bắt đầu hoạt động điều tra mà người phiên dịch tham gia, Dự thẩm viên xác định thẩm quyền của họ và giải thích và về trách nhiệm của họ được quy định tại Điều 59 Bộ luật này.


Điều 170. Sự tham gia của người chứng kiến


1. Trong những trường hợp quy định tại các Điều 115, 177, 178, 181 - 184, Điều 185 (khoản 5), Điều 186 (khoản 7), 193 và 194 Bộ luật này thì các hoạt động điều tra được tiến hành với sự tham gia của ít nhất là 2 người chứng kiến để xác nhận việc tiến hành hoạt động điều tra, trình tự tiến hành và kết quả hoạt động điều tra, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Trong những trường hợp khác, các hoạt động điều tra được tiến hành không có sự tham gia của những người chứng kiến nếu Dự thẩm viên theo yêu cầu của những người tham gia tố tụng hoặc tự mình không có quyết định khác.

3. Ở những nơi đi lại khó khăn và không có các phương tiện liên lạc cần thiết, cũng như trong những trường hợp nếu việc tiến hành hoạt động điều tra có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của con người thì các hoạt động điều tra nói tại khoản 1 Điều này có thể được tiến hành mà không có sự tham gia của những người chứng kiến, vấn đề này phải được ghi vào biên bản hoạt động điều tra. Trong trường hợp hoạt động điều tra tiến hành mà không có người chứng kiến thì phải sử dụng những phương tiện kỹ thuật để ghi lại diễn biến và kết quả hoạt động điều tra. Nếu trong quá trình hoạt động điều tra mà không thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật thì Dự thẩm viên phải ghi việc này vào biên bản.

4. Trước khi bắt đầu hoạt động điều tra, Dự thẩm viên căn cứ khoản 5 Điều 164 Bộ luật này giải thích cho người chứng kiến về mục đích của hoạt động điều tra, quyền và trách nhiệm của họ được quy định tại Điều 60 Bộ luật này.





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương