Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga



tải về 2.43 Mb.
trang11/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27

Chương VIII

ĐIỀU TRA

Mục 21

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA VIỆC ĐIỀU TRA




Điều 150. Các hình thức điều tra


1. Việc điều tra được tiến hành dưới hình thức điều tra dự thẩm hoặc điều tra ban đầu.

2. Việc điều tra dự thẩm là bắt buộc đối với tất cả những vụ án hình sự, trừ những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Việc điều tra ban đầu được tiến hành:

1) Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 112, 115, 116, 117 (khoản 1), 118, 119, 121, 122 ( khoản 1, 2), 123 (khoản 1), 125, 127 (khoản 1), 129, 130, 150 (khoản 1), 151( khoản 1), 153 -157, 158 (khoản 1,2), 159 (khoản 1), 160 (khoản 1), 161 (khoản 1), 163 (khoản 1), 165 (khoản 1,2), 166 (khoản 1), 167 (khoản 1), 168, 170, 171 (khoản 1), 1711 (khoản 1), 175 (khoản 1, 2), 177, 180 (khoản 1), 181 (khoản 1), 188 (khoản 1), 194, 203, 207, 213 (khoản 1, 2), 214, 218, 219 (khoản 1), 220 (khoản 1), 221 (khoản 1), 222 (khoản 1,4), 223 (khoản 1,4), 224, 228 (khoản 1), 2282, 230 (khoản 1), 231 (khoản 1), 232 (khoản 1), 232, 234 (khoản 1,4), 240, (khoản 1), 241 (khoản 1), 242, 243- 245, 250 (khoản 1), 251 (khoản 1), 252 (khoản 1), 253, 254 (khoản 1), 256 - 258, 260 (khoản 1), 261 (khoản 1), 262, 266 (khoản 1), 268 (khoản 1), 294 (khoản 1), 297, 311 (khoản 1), 312, 313 (khoản 1), 314, 315, 319, 322 (khoản 1), 3221 (khoản 1), 323 (khoản 1), 324- 326, 327 (khoản 1, 3), 3271 (khoản 1), 329 và 330 (khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật liên bang số 133/LLB ngày 31 tháng 10 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 và Luật liên bang số 187/LLB ngày 28 tháng 12 năm 2004)

2) Những vụ án khác mà tội phạm thuộc loại ít nghiêm trọng và nghiêm trọng - theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kểm sát.

4. Theo yêu cầu bằng văn bản của Viện kểm sát, các vụ án hình sự quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này có thể chuyển để thực hiện các biện pháp điều tra dự thẩm.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 151. Thẩm quyền điều tra


1. Việc điều tra do Dự thẩm viên và Điều tra viên tiến hành.

2. Đối với việc điều tra dự thẩm.

1) Dự thẩm viên của Viện kiểm sát điều tra các vụ án sau:

a) Về những tội phạm quy định tại các Điều 105 - 110, 111 (khoản 4), 120, 126, 127, 1271, 12722 (khoản 2, 3), 128, 131- 133, 136 - 149, 205, 2051, 2052, 208 – 212, 215, 2151, 216, 217, 227, 237- 239, 246- 249, 250 (khoản 2,3), 251 (khoản 2,3), 252 (khoản 2,3), 254 (khoản 2,3), 255, 263, 269, 270, 271, 279, 282, 2821, 2822, 285- 293, 294 (khoản 2,3), 295, 296, 298- 305, 317, 318, 320, 321, 328, 332- 354 và 356 - 360 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 112/LLB ngày 25 tháng 7 năm 2002, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

b) Về những tội phạm do những người quy định tại Điều 447 Bộ luật này thực hiện, trừ các trường hợp quy định tại điểm 7 khoản 3 Điều này và những tội phạm có liên quan tới hoạt động chuyên môn của những người nói trên.



(Ý này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

c) Về những tội phạm mà người thực hiện là những người có chức vụ, quyền hạn của các Cơ quan an ninh Liên bang Nga, Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Nga, Cơ quan bảo vệ Liên bang Nga, Cơ quan nội vụ Liên bang Nga; các cơ quan, tổ chức của hệ thống thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Tư pháp Liên bang Nga, Cơ quan kiểm tra chất gây nghiện và chất hướng thần, Cơ quan hải quan Liên bang Nga; quân nhân, công dân được trưng tập phục vụ trong quân đội, những nhân viên dân sự của lực lượng vũ trang Liên bang Nga của các lực lượng quân sự khác liên quan đến việc thực hiện công vụ của họ hoặc tội phạm xảy ra trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, trừ các trường hợp quy định tại điểm 7 khoản 3 Điều này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003, Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 và Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 6 năm 2004)

2) Dự thẩm viên của các Cơ quan an ninh Liên bang điều tra những vụ án về tội phạm quy định tại các Điều 188 (khoản 2 - 4), 189, 205, 2051, 2052, 208, 211, 275- 281, 283, 284, 322 (khoản 2), 3221 (khoản 2), 323 (khoản 2), 355 và 359 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 103/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002, Luật liên bang số 187/LLB ngày 28 tháng 12 năm 2004 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

3) Dự thẩm viên vủa các Cơ quan nội vụ Liên bang Nga điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 111 (khoản 1- 3), 113, 114, 117 (khoản 2, 3), 122 (khoản 3, 4), 123 (khoản 3), 124, 1271, 1272, 134, 135, 150 (khoản 1-3), 151 (khoản 2, 3), 158 (khoản 2, 3), 159 (khoản 2, 3), 160 (khoản 2, 3), 161 (khoản 2, 3), 162, 163 (khoản 2, 3), 164, 165 (khoản 3), 166 (khoản 2- 4), 167 (khoản 3) 169, 171 (khoản 2), 1711 (khoản 2), 172 - 174, 1741, 175 (khoản 3), 176, 178, 179, 180 (khoản 2), 181 (khoản 2), 183 - 187, 188 (khoản 2- 4), 191 – 193, 195 - 1992, 201, 202, 204- 206, 208 - 210, 213 (khoản 3), 215 2, 219 (khoản 2), 220 (khoản 2), 221 (khoản 2, 3), 222 (khoản 2- 4), 223 (khoản 2, 3), 225-227, 228 (khoản 1), 2281 234 (khoản 2, 3), 235, 236, 240 (khoản 2), 241 (khoản 2, 3), 242, 259, 260 (khoản 2, 3), 261 (khoản 2), 264, 266 (khoản 2, 3), 267, 268 (khoản 2, 3), 272 - 274, 290- 293, 304, 313 (khoản 2, 3), 3221 (khoản 2), 327 (khoản 2), 3271 (khoản 2) và 330 (khoản 2) Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật liên bang số 133/LLB ngày 31 tháng 10 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 và Luật liên bang số 187/LLB ngày 28 tháng 12 năm 2004)

4) Điểm này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003.

5) Dự thẩm viên của các Cơ quan kiểm tra việc lưu thông chất gây nghiện và hướng thần điều tra những vụ án về các tội phạm tội quy định tại các Điều 188 (khoản 2- 4) (Liên quan tới các hành vi buôn lậu chất gây nghiện và chất hướng thần), 228 (khoản 2), 2281, 229, 230 (khoản 2, 3), 231 (khoản 2), 232 (khoản 2), 234 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3. Đối với việc điều tra ban đầu:

1) Điều tra viên của các Cơ quan nội vụ Liên bang Nga điều tra tất cả những vụ án quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật này, trừ những vụ án quy định tại các điểm từ 3 đến 6 khoản này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003,)

2) Điểm này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003.

3) Điều tra viên của các Cơ quan an ninh biên phòng Liên bang Nga điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại Điều 253 và Điều 256 (về phần liên quan đến việc khai thác trái phép nguồn lợi thuỷ sản do các Cơ quan biên phòng Liên bang Nga phát hiện), Điều 322 (khoản 1) và Điều 323 (khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga cũng như về tội phạm quy định tại Điều 188 (khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga (về phần liên quan đến buôn lậu do các Cơ quan an ninh biên phòng Liên bang Nga bắt giữ mà không có các Cơ quan Hải quan Liên bang Nga ở đó);

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003).

4) Điều tra viên của các cơ quan Thừa phát lại trực thuộc Bộ tư pháp Liên bang Nga quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 40 Bộ luật này điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại Điều 294 (khoản 1), Điều 297, Điều 311 (khoản 1), Điều 312 và Điều 315 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

5) Điều tra viên của Cơ quan hải quan Liên bang Nga điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại Điều 188 (khoản 1) và Điều 194 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

6) Điều tra viên của cơ quan phòng cháy, chữa cháy quốc gia điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 168, 219 (khoản 1), 261(khoản 1) Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 và Luật liên bang số 97/LLB ngày 3 tháng 7 năm 2006)

7) Dự thẩm viên của Viện kiểm sát điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật này do những người thuộc ý "b" và "c" điểm 1 khoản 2 Điều này thực hiện;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 200va và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

8) Điều tra viên (Dự thẩm viên) của Cơ quan kiểm tra việc lưu thông chất gây nghiện và chất hướng thần điều tra những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 228 (khoản 1), 2282, 230 (khoản 1), 231 (khoản 1), 232 (khoản 1), 233-234 (khoản 1, 4) Bộ luật hình sự Liên bang Nga.



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

4. Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 275, 276, 283 và 284 Bộ luật hình sự Liên bang Nga mà người thực hiện tội phạm là những người được liệt kê tại ý "c" điểm 1 khoản 2 Điều này thì việc điều tra dự thẩm do Dự thẩm viên của các Cơ quan an ninh Liên bang Nga tiến hành.

5. Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 146, 158 (khoản 3, 4), 159 (khoản 2- 4), 160 (khoản 2- 3), 161 (khoản 2, 3), 162, 171 (khoản 2), 1711 (khoản 2), 172- 174, 174 1 , 176, 183, 185, 187, 188, 190, 191 (khoản 2), 192, 193, 195- 197, 201, 202, 204, 206, 208-210, 222 (khoản 2, 3), 226 (khoản 2-4), 228 (khoản 2), 2281 , 272-274, 2821, 2822, 308, 310, 327 (khoản 1), 3271 (khoản 2) Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì việc điều tra dự thẩm có thể do Dự thẩm viên của cơ quan đã phát hiện tội phạm tiến hành.

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 112/LLB ngày 25 tháng 7 năm 2002, Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003, Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003 và Luật liên bang số 98/LLB ngày 3 tháng 7 năm 2006)

6. Đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 150, 285, 2851, 2852, 286, 290 - 293, 306 - 310, 311 (khoản 2), 316 và 320 Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì việc điều tra dự thẩm do Dự thẩm viên của cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với tội phạm đó tiến hành.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

7. Trong trường hợp nhập vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của các Cơ quan điều tra khác nhau thì thẩm quyền điều tra do Viện kiểm sát quyết định căn cứ thẩm quyền điều tra quy định tại Điều này.

8. Việc tranh chấp về thẩm quyền điều tra do Viện kiểm sát giải quyết.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 152. Nơi tiến hành điều tra

1. Việc điều tra được tiến hành ở nơi thực hiện hành vi chứa đựng các dấu hiệu của tội phạm, trừ những trường hợp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành các hoạt động điều tra hoặc truy nã ở nơi khác thì Dự thẩm viên có quyền tự mình tiến hành hoặc uỷ quyền do Dự thẩm viên hoặc Cơ quan điều tra ban đầu khác tiến hành các hoạt động này. Các cơ quan và người được uỷ quyền có nghĩa vụ hoàn thành việc uỷ quyền trong thời hạn không quá 10 ngày.

2. Nếu tội phạm được bắt đầu ở một địa điểm và kết thúc ở địa điểm khác thì việc điều tra được tiến hành ở nơi kết thúc tội phạm.

3. Nếu các tội phạm được thực hiện ở những địa điểm khác nhau thì theo quyết định của Viện kiểm sát, vụ án được điều tra ở nơi xảy ra phần lớn các tội phạm hoặc nơi tội phạm nghiêm trọng nhất trong số các tội phạm đã thực hiện.

4. Việc điều tra có thể được tiến hành ở nơi cư trú của bị can hoặc của số đông người làm chứng với mục đích bảo đảm tính đầy đủ, tính khách quan và tuân thủ các thời hạn tố tụng.

5. Nếu Dự thẩm viên, Điều tra viên thấy rằng vụ án không thuộc thẩm quyền điều tra của họ thì tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn, sau đó chuyển vụ án cho Viện kiểm sát để chuyển vụ án theo đúng thẩm quyền.



Điều 153. Nhập vụ án

1. Có thể nhập các vụ án hình sự để tiến hành điều tra đối với:

1) Một số người cùng tham gia thực hiện một hoặc một số tội phạm;

2) Một số người thực hiện một số tội phạm;

3) Người bị khởi tố về việc không hứa hẹn trước mà che dấu tội phạm được điều tra trong cùng một vụ án mà người đó đã che dấu.

2. Việc nhập vụ án có thể được chấp nhận trong những trường hợp nếu người bị khởi tố chưa được xác định nhưng có đủ các căn cứ để cho rằng có một số tội phạm do một người hoặc một nhóm người thực hiện.

3. Việc nhập vụ án để điều tra do Viện kiểm sát quyết định.

4. Khi nhập vụ án thì thời hạn điều tra là thời hạn được quy định đối với vụ án có thời hạn điều tra dài nhất. Trong trường hợp này, thời hạn điều tra các vụ án khác được thu hút vào thời hạn dài nhất và không được tính thêm.



Điều 154. Tách vụ án

1. Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên có quyền tách vụ án hình sự đối với:

1) Từng người bị tình nghi, bị can trong những vụ án về các tội thực hiện do đồng phạm trong những trường hợp quy định tại các điểm từ 1 đến 3 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2) Người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên bị truy cứu trách nhiệm hình sự cùng với bị can là người đã thành niên;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Những người khác là người bị tình nghi, bị can không liên quan đến hành vi và lỗi trong vụ án đang được điều tra. Trong quá trình điều tra nếu phát hiện rõ vấn đề đó thì tiến hành tách vụ án.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Việc tách vụ án hình sự thành vụ án riêng để hoàn thành việc điều tra được chấp nhận nếu không ảnh hưởng đến tính toàn diện và khách quan của quá trình điều tra và giải quyết vụ án, đồng thời trong những trường hợp vụ án đó có khối lượng công việc rất lớn hoặc có rất nhiều tình tiết.

3. Việc tách vụ án được thực hiện theo quyết định của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên. Nếu vụ án đó được tách ra thành 1 vụ án riêng để tiến hành điều tra tội phạm mới hoặc người phạm tội mới thì kèm theo hồ sơ là quyết định khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo quy định tại Điều 146 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

4. Trong vụ án được tách ra cần có bản gốc hoặc bản sao các tài liệu tố tụng được Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên xác nhận có ý nghĩa đối với vụ án đó.

5. Hồ sơ vụ án được tách ra được coi là chứng cứ của vụ án đó.

6. Thời hạn điều tra đối với vụ án được tách ra được tính từ ngày ra quyết định tách vụ án thành một vụ án khác về tội phạm mới hoặc đối với trường hợp phạm tội mới. Trong những trường hợp khác thì thời hạn được tính từ thời điểm khởi tố vụ án được tách ra để điều tra riêng.


Điều 155. Tách hồ sơ vụ án


1. Trong trường hợp, nếu trong quá trình điều tra phát hiện tội phạm khác không liên quan đến tội phạm đang được điều tra thì Điều tra viên, Dự thẩm viên ra quyết định tách những hồ sơ chứa đựng những thông tin về tội phạm mới từ vụ án cũ và gửi cho Kiểm sát viên để ra quyết định theo quy định tại Điều 144 và Điều 145 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Những thông tin về tội phạm có trong hồ sơ đã tách ra thành vụ án khác được sử dụng làm chứng cứ của vụ án đó.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 156. Bắt đầu quá trình điều tra


1. Việc điều tra dự thẩm bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và thể hiện trong quyết định của Dự thẩm viên, của Cơ quan điều tra hoặc của Điều tra viên và phải được Viện kiểm sát đồng ý. Trong quyết định Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra, Điều tra viên cũng phải nêu rõ việc họ tiếp nhận vụ án để tiến hành điều tra.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Nếu Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên được giao thụ lý vụ án đã được khởi tố thì họ ra quyết định tiếp nhận vụ án để điều tra và trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận phải gửi bản sao quyết định cho Viện kiểm sát.


Điều 157. Tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn


1. Khi có các dấu hiệu của tội phạm mà việc tiến hành điều tra dự thẩm đối với vụ án là bắt buộc thì Cơ quan điều tra ban đầu khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 146 Bộ luật này và tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn.

2. Những người tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn bao gồm:

1) Các Cơ quan điều tra ban đầu quy định tại điểm 1 và 8 khoản 3 Điều 151 Bộ luật này đối với tất cả những vụ án, trừ những vụ án quy định tại các điểm từ 2 - 6 khoản 2 Điều này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 86/LLB ngày 30 tháng 6 năm 2003)

2) Các Cơ quan an ninh Liên bang Nga- đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại điểm 2 khoản 2 Điều 151 Bộ luật này;

3) Các Cơ quan Hải quan - đối với những vụ án về các tội phạm quy định tại các Điều 188 (khoản 2-4), 189, 190, 193 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

4) Thủ trưởng các đơn vị quân đội, quân đoàn, Thủ trưởng các cơ quan quân sự, đồn trú- đối với những vụ án về các tội phạm mà người thực hiện là quân nhân, công dân được trưng tập phục vụ trong quân dội, nhân viên dân sự thuộc các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, các cơ quan, đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ của họ hoặc ở trong đơn vị, quân đoàn, cơ quan, doanh trại;

5) Thủ trưởng các tổ chức, cơ quan trong hệ thống thi hành án hình sự thuộc Bộ tư pháp Liên bang Nga - đối với những vụ án về các tội phạm xâm phạm trật tự hoạt động thi hành công vụ do nhân viên của các tổ chức, cơ quan này thực hiện, cũng như những vụ án xảy ra trong các cơ quan này do những người khác thực hiện;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

6) Những người khác có chức vụ, quyền hạn, được giao thẩm quyền của Cơ quan điều tra ban đầu theo quy định tại Điều 40 Bộ luật này.

3. Sau khi tiến hành các hoạt động điều tra không thể trì hoãn và trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ khi khởi tố vụ án, Cơ quan điều tra ban đầu chuyển vụ án cho Viện kiểm sát theo quy định tại điểm 3 Điều 149 Bộ luật này.

4. Sau khi chuyển vụ án cho Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra ban đầu chỉ có thể tiến hành các hoạt động điều tra và các biện pháp truy tìm nghiệp vụ nếu được Dự thẩm viên uỷ quyền. Trong trường hợp chuyển vụ án cho Viện kiểm sát mà chưa xác định được người thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành các biện pháp truy tìm và truy tìm nghiệp vụ để xác định người phạm tội và thông báo kết quả cho Dự thẩm viên.


Điều 158. Kết thúc điều tra


1. Việc kết thúc điều tra vụ án được quy định như sau:

1) Đối với những vụ án mà việc điều tra dự thẩm là bắt buộc thì việc kết thúc điều tra được thực hiện theo thủ tục quy định tại các Mục từ 19 đến 32 Bộ luật này;

2) Đối với những vụ án khác - theo thủ tục quy định tại Mục 32 Bộ luật này.

2. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án ở giai đoạn trước khi xét xử, nếu xác định những tình tiết là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm thì Điều tra viên hoặc Dự thẩm viên có quyền kiến nghị với các cơ quan hữu quan hoặc người có thẩm quyền về việc áp dụng những biện pháp loại trừ những tình tiết nói trên hoặc những vi phạm pháp luật khác. Kiến nghị này phải được xem xét và bắt buộc phải thông báo cho người đã ra kiến nghị về những biện pháp đã được áp dụng trong thời hạn không quá một tháng kể từ ngày nhận được kiến nghị.


Điều 2581. Phục hồi vụ án


1. Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án, còn ở giai đoạn xét xử việc phục hồi do Toà án quyết định và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát để xử lý theo thẩm quyền.

2. Phục hồi vụ án trên cơ sở các tài liệu sao chụp đang được lưu giữ theo trình tự quy định của Bộ luật này vẫn có thể được coi là chứng cứ của vụ án.

3. Thời hạn điều tra ban đầu, điều tra dự thẩm và thời hạn tạm giam trong trường hợp phục hồi vụ án được thực hiện theo trình tự quy định tại các Điều 109, 162 và 163 Bộ luật này.

4. Đối với vụ án được phục hồi, nếu thời hạn tạm giam đã hết thì bị can phải được thả tự do ngay.



(Điều này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 159. Trách nhiệm giải quyết yêu cầu


1. Dự thẩm viên, Điều tra viên có trách nhiệm giải quyết mọi yêu cầu liên quan đến vụ án theo thủ tục quy định tại Mục 15 Bộ luật này.

2. Trong trường hợp này, không thể từ chối yêu cầu của người bị tình nghi hoặc bị can, người bào chữa của họ hoặc những người đại diện của những người này trong việc lấy lời khai người làm chứng, tiến hành giám định tư pháp và những hoạt động điều tra khác, nếu những tình tiết để xác định những vấn đề mà họ yêu cầu có ý nghĩa đối với vụ án.

3. Trong trường hợp từ chối một phần hoặc toàn bộ yêu cầu thì Dự thẩm viên, Điều tra viên phải ra quyết định.

4. Quyết định từ chối yêu cầu có thể bị khiếu nại theo thủ tục quy định tại Mục 16 Bộ luật này.


Điều 160. Những biện pháp chăm sóc trẻ em, người sống nương tựa vào người bị tình nghi hoặc bị can và những biện pháp bảo quản tài sản của họ


1. Nếu người bị tình nghi hoặc bị can đang bị tạm giữ hoặc tạm giam có con chưa thành niên, những người sống nương tựa không được chăm sóc, giúp đỡ hoặc có cha mẹ già yếu cần có sự chăm sóc của người khác thì Dự thẩm viên, Điều tra viên áp dụng những biện pháp giao họ cho những người họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những những người khác chăm sóc hoặc đưa họ vào cơ sở dành cho trẻ em hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Dự thẩm viên, Điều tra viên áp dụng những biện pháp bảo quản tài sản và chỗ ở của người bị tình nghi hoặc bị can đang bị tạm giữ, tạm giam.

3. Dự thẩm viên, Điều tra viên thông báo cho người bị tình nghi hoặc bị can biết về những biện pháp được áp dụng.

Điều 161. Không được phép tiết lộ tài liệu điều tra


1. Không được phép tiết lộ tài liệu điều tra, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc Điều tra viên thông báo trước cho những người tham gia tố tụng về việc không được phép tiết lộ tài liệu điều tra mà họ biết được, nếu không được đồng ý và họ phải ký xác nhận là đã được nhắc nhở về trách nhiệm quy định tại Điều 310 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

3. Tài liệu điều tra chỉ có thể được công khai nếu được phép của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên và chỉ trong giới hạn được phép, nếu việc tiết lộ không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra và không liên quan đến việc xâm phạm các quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng. Không được phép tiết lộ những tài liệu về đời tư của những người tham gia tố tụng nếu họ không đồng ý.



tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương