Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


PHẦN THỨ HAI THỦ TỤC TỐ TỤNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ



tải về 2.43 Mb.
trang10/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27

PHẦN THỨ HAI

THỦ TỤC TỐ TỤNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ

Chương VII

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Mục 19

NHỮNG LÝ DO VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ




Điều 140. Những lý do và căn cứ khởi tố vụ án hình sự


1. Lý do khởi tố vụ án hình sự là :

1) Tố giác về tội phạm;

2) Người phạm tội tự thú;

3) Tin báo từ những nguồn khác về tội phạm đã được thực hiện và chuẩn bị thực hiện.

2. Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự là có đủ những thông tin về các dấu hiệu của tội phạm.

Điều 141. Tố giác về tội phạm


1. Tố giác về tội phạm có thể bằng lời hoặc dưới dạng văn bản.

2. Tố giác về tội phạm dưới dạng văn bản do người cung cấp tin báo, tố giác ký.

3. Tố giác về tội phạm bằng lời được ghi vào biên bản, có chữ ký của người tố giác và người tiếp nhận tố giác. Trong biên bản cần thể hiện những thông tin về người tố giác và những tài liệu xác định nhân thân của họ.

4. Nếu thông tin về tội phạm bằng lời được thu thập khi tiến hành các hoạt động điều tra hoặc trong giai đoạn xét xử thì cần phải được đưa vào biên bản hoạt động điều tra tương ứng hoặc biên bản phiên toà.

5. Trong trường hợp, nếu người tố giác không thể có mặt khi lập biên bản thì tố giác của họ được thực hiện theo thủ tục quy định tại Điều 143 Bộ luật này.

6. Người tố giác được báo trước về trách nhiệm hình sự do tố giác gian dối theo quy định tại Điều 306 Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Vấn đề này phải được ghi vào biên bản và được người tố giác ký xác nhận.

7. Tố giác nặc danh về tội phạm không thể là lý do để khởi tố vụ án hình sự.



Điều 142. Người phạm tội tự thú


1. Tự thú là thông báo một cách tự nguyện của người đã thực hiện tội phạm.

2. Tự thú có thể thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời. Tự thú bằng lời được tiếp nhận và được ghi vào biên bản theo thủ tục được quy định tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật này.


Điều 143. Báo cáo về việc phát hiện các dấu hiệu của tội phạm


Thông tin về tội phạm đã thực hiện hoặc đang chuẩn bị thực hiện nhận được từ những nguồn thông tin khác ngoài những nguồn quy định tại Điều 141 và Điều 142 Bộ luật này được người nhận thông báo tiếp nhận và làm báo cáo về việc phát hiện dấu hiệu tội phạm.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 144. Thủ tục xem xét tin báo về tội phạm


1. Điều tra viên, Cơ quan điều tra ban đầu, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra tin báo về bất kỳ tội phạm nào đã được thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện và trong phạm vi thẩm quyền do Bộ luật này quy định ra quyết định trong thời hạn không quá 3 ngày từ khi nhận được tin báo. Khi kiểm tra tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên và Kiểm sát viên có quyền yêu cầu nhà chuyên môn kiểm tra tài liệu.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Đối với tin báo về tội phạm được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng thì Cơ quan điều tra ban đầu hoặc Dự thẩm viên tiến hành kiểm tra theo sự uỷ quyền của Kiểm sát viên. Toà soạn, Tổng biên tập phương tiện thông tin đại chúng theo yêu cầu của Kiểm sát viên, Dự thẩm viên hoặc Cơ quan điều tra ban đầu có nghĩa vụ chuyển những hồ sơ, tài liệu khẳng định thông tin về tội phạm hiện có ở cơ quan thông tin đại chúnbaocuar mình và những tài liệu về người đưa ra thông tin, trừ những trường hợp nếu người đó yêu cầu giữ bí mật về nguồn gốc của thông tin.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban đầu có quyền gia hạn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này đến 10 ngày, còn đối với trường hợp cần phải kiểm tra, xác minh tài liệu thì Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền gia hạn đến 30 ngày theo đề nghị của Dự thẩm viên, Điều tra viên.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Người tố giác tội phạm được quyền nhận tài liệu về việc tiếp nhận tố giác kèm theo những thông tin về người tiếp nhận, ngày tháng và thời gian nhận tố giác

5.Việc từ chối tiếp nhận thông tin về tội phạm có thể bị khiếu nại đến Kiểm sát viên, Thẩm phán theo thủ tục quy định tại Điều 124 và Điều 125 Bộ luật này.

6. Tố giác về tội phạm của người bị hại về những vụ án tư tố được Thẩm phán xem xét theo quy định tại Điều 318 Bộ luật này.


Điều 145. Những quyết định được đưa ra trên cơ sở kết quả xem xét thông tin về tội phạm


1. Trên cơ sở kết quả xem xét thông tin về tội phạm, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên ra một trong những quyết định sau:

1) Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Điều 146 Bộ luật này;

2) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

3) Quyết định chuyển thông tin theo thẩm quyền điều tra được thực hiện theo quy định tại Điều 151 Bộ luật này, đối với những vụ án tư tố thì chuyển cho Toà án theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này.

2. Quyết định này được thông báo cho người cung cấp thông tin. Người cung cấp thông tin được giải thích về quyền khiếu nại quyết định này và thủ tục khiếu nại.

3. Trong trường hợp ra quyết định theo quy định tại điểm 3 khoản 1 Điều này, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng những biện pháp bảo vệ các dấu vết của tội phạm.




Mục 20

THỦ TỤC KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Điều 146. Khởi tố vụ án công tố


1. Khi có lý do và những căn cứ quy định tại Điều 140 Bộ luật này, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên, Dự thẩm viên nếu được Kiểm sát viên đồng ý hoặc Kiểm sát viên trong phạm vi thẩm quyền của mình do Bộ luật này quy định khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định khởi tố vụ án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Trong quyết định khởi tố vụ án có những nội dung sau:

1) Ngày, tháng, năm, thời gian và địa điểm ra quyết định;

2) Họ tên người ra quyết định;

3) Lý do và căn cứ khởi tố vụ án;

4) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga được viện dẫn trong quyết định khởi tố vụ án.

3. Nếu vụ án được chuyển cho Viện kiểm sát để quyết định về thẩm quyền điều tra thì việc này phải được nêu trong quyết định khởi tố vụ án.

4. Quyết định khởi tố vụ án của Dự thẩm viên, Điều tra viên phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát. Kèm theo quyết định là những tài liệu xác minh tin báo về tội phạm, trong trường hợp tiến hành những hoạt động điều tra để thu thập các dấu vết của tội phạm và xác định người thực hiện hành vi phạm tội (khám nghiệm hiện trường, khám thân thể, trưng cầu giám định) thì phải có các biên bản và quyết định tương ứng. Sau khi nhận được quyết định, Viện kiểm sát phải kịp thời phê chuẩn việc khởi tố vụ án hoặc ra quyết định không phê chuẩn việc khởi tố vụ án hoặc quyết định trả lại hồ sơ để xác minh bổ sung. Thời hạn xác minh bổ sung là không quá 5 ngày. Ngay trong ngày đó, Dự thẩm viên, Điều tra viên phải thông báo về quyết định của Viện kiểm sát cho người cung cấp thông tin và người bị khởi tố. Đối với việc khởi tố vụ án do Thuyền trưởng tàu viễn dương, Thủ trưởng đơn vị khảo sát địa chất ở xa trụ sở Cơ quan điều tra ban đầu, người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự của Liên bang Nga thực hiện thì những người này phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát về việc bắt đầu quá trình điều tra. Trong trường hợp này quyết định khởi tố vụ án và các tài liệu kèm theo phải được chuyển ngay cho Viện kiểm sát khi có khả năng thực tế để thực hiện việc này.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 147. Khởi tố vụ án công - tư tố


1. Vụ án hình sự về những tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Thủ tục tố tụng đối với những vụ án đó được tiến hành theo thủ tục chung.

2. Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của người bị hại trong những trường hợp nếu người bị hại do ở trong tình trạng bị bất lực hoặc do những nguyên nhân khác mà không thể tự bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.



Điều 148. Không khởi tố vụ án hình sự


1. Trong trường hợp không có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên ra quyết định không khởi tố vụ án. Việc không khởi tố vụ án hình sự theo căn cứ quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 24 Bộ luật này chỉ được áp dụng đối với từng người cụ thể.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Trong trường hợp ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự trên cơ sở kết quả xác minh thông tin về tội phạm liên quan đến việc tình nghi một hoặc một số người cụ thể đã thực hiện tội phạm, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu có nghĩa vụ xem xét vấn đề khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi tố giác gian dối của người tố giác hoặc người lan truyền thông tin gian dối về tội phạm.

3. Thông tin về việc không khởi tố vụ án hình sự trên cơ sở kết quả xác minh thông tin về tội phạm được phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng bắt buộc phải được công bố.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định, bản sao quyết định không khởi tố vụ án hình sự phải được gửi cho người tố giác và Viện kiểm sát. Đồng thời người tố giác phải được giải thích quyền của họ được khiếu nại quyết định này và thủ tục khiếu nại.

5. Việc không khởi tố vụ án hình sự có thể bị khiếu nại đến Kiểm sát viên, Thẩm phán theo thủ tục quy định tại Điều 124 và Điều 125 Bộ luật này.

6. Khi xác định được quyết định không khởi tố vụ án hình là vi phạm pháp luật hoặc thiếu căn cứ, Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ quyết định này và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Mục này hoặc chuyển hồ sơ để xác minh bổ sung.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

7. Khi thấy việc không khởi tố vụ án hình sự là trái pháp luật hoặc không có căn cứ, Thẩm phán ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và gửi cho Viện kiểm sát để thi hành, đồng thời thông báo cho người tố giác biết.


Điều 149. Chuyển vụ án để điều tra


Sau khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự theo thủ tục quy định tại Điều 146 Bộ luật này:

1) Kiểm sát viên chuyển vụ án để tiến hành điều tra;

2) Dự thẩm viên tiến hành điều tra dự thẩm;

3) Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành những hoạt động điều tra không thể trì hoãn và chuyển vụ án cho Kiểm sát viên, đối với những vụ án hình sự quy định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật này thì tiến hành điều tra ban đầu.





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương