Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Chương III CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH



tải về 2.43 Mb.
trang6/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27

Chương III

CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH




Mục 10

CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ




Điều 73. Những tình tiết cần chứng minh


1. Trong quá trình tố tụng đối với vụ án hình sự cần chứng minh:

1) Sự kiện phạm tội (thời gian, địa điểm, phương pháp và những tình tiết khác của việc thực hiện tội phạm);

2) Lỗi của người thực hiện tội phạm, hình thức lỗi và động cơ phạm tội;

3) Những tình tiết về nhân thân bị can;

4) Tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra;

5) Những tình tiết loại trừ tội phạm và hình phạt đối với hành vi;

6) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng mức hình phạt;

7) Những tình tiết có thể dẫn đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt;

8) Những tình tiết khảng định tài sản hay nguồn lợi từ tài sản do phạm tội mà có; tài sản được chế tạo hay được sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội; tài sản tài trợ cho khủng bố, các tổ chức vũ trang bất hợp pháp, các tổ chức tội phạm thuộc loại phải bị tịch thu theo quy định tại Điều 1041 Bộ luật hình sự.

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

2. Cần xác định những tình tiết là điều kiện dẫn đến việc thực hiện tội phạm.


Điều 74. Chứng cứ


1. Chứng cứ trong vụ án hình sự là bất kỳ những gì mà Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên căn cứ vào đó theo thủ tục do Bộ luật này quy định để xác định có hay không có những tình tiết phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án, cũng như những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

2. Chứng cứ bao gồm:

1) Lời khai của người bị tình nghi, bị can;

2) Lời khai của người bị hại, người làm chứng;

3) Kết luận và lời khai của người giám định;

31) Kết luận và lời khai của nhà chuyên môn;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4) Vật chứng;

5) Biên bản các hoạt động điều tra và xét xử;

6) Những tài liệu khác.



Điều 75. Những chứng cứ không được chấp nhận

1. Những chứng cứ được thu thập nhưng vi phạm quy định của Bộ luật này thì không được chấp nhận. Những chứng cứ không được chấp nhận không có giá trị pháp lý và không được sử dụng làm căn cứ để buộc tội cũng như để chứng minh bất kỳ tình tiết nào quy định tại Điều 73 Bộ luật này.

2. Những chứng cứ không được chấp nhận bao gồm:

1) Lời khai của người bị tình nghi, bị can trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử mà không có sự tham gia của người bào chữa, kể cả trường hợp họ từ chối có người bào chữa và không được người bị tình nghi, bị can thừa nhận tại Toà án;

2) Lời khai của người bị hại, người làm chứng dựa trên sự suy đoán, phỏng đoán, tin đồn cũng như lời khai của người làm chứng mà họ không thể chỉ ra được tại sao họ biết;

3) Những chứng cứ khác thu thập được nhưng vi phạm quy định của Bộ luật này.


Điều 76. Lời khai của người bị tình nghi


Lời khai của người bị tình nghi là những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử và phù hợp với các quy định tại các Điều từ 187 đến 190 Bộ luật này.

Điều 77. Lời khai của bị can


1. Lời khai của bị can là những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử hoặc tại Toà án và phù hợp với các quy định tại các Điều 173, 174, 187 - 190 và 275 Bộ luật này.

2. Việc nhận tội của bị can chỉ dược coi là căn cứ để buộc tội họ nếu phù hợp với những chứng cứ khác của vụ án.


Điều 78. Lời khai của người bị hại


1. Lời khai của người bị hại là những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử hoặc tại Toà án và phù hợp với các quy định tại các Điều 187 - 191 và 277 Bộ luật này.

Điều 79. Lời khai người làm chứng


1. Lời khai của người làm chứng là những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến hành trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử tại Toà án và phù hợp với các quy định tại các Điều 187 - 191 và 278 Bộ luật này.

2. Người làm chứng có thể được hỏi về bất kỳ tình tiết nào liên quan tới vụ án, về nhân thân của bị can, người bị hại và mối quan hệ giữa họ với bị can, người bị hại và những người làm chứng khác.


Điều 80. Kết luận và lời khai của người giám định và nhà chuyên môn


(Tiêu đề điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

1. Kết luận của người giám định là nội dung nghiên cứu và những kết quả được thể hiện bằng văn bản về những vấn đề do người tiến hành tố tụng đối với vụ án và các bên đặt ra cho người giám định.

2. Lời khai của người giám định là những thông tin do họ đưa ra khi lấy lời khai, được tiến hanh sau khi nhận được kết quả giám định nhằm mục đích giải thích hoặc làm sáng tỏ nội dung kết luận giám định phù hợp với quy định tại Điều 205 và Điều 282 Bộ luật này.

3. Kết luận của nhà chuyên môn là nội dung nghiên cứu và những kết quả được thể hiện bằng văn bản về những vấn đề do các bên đặt ra.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Lời khai cũng như lời giải thích của nhà chuyên môn là những thông tin do họ đưa ra khi được hỏi về những tình tiết đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn phù hợp với quy định tại các Điều 53, 161 và 271 Bộ luật này.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 81. Vật chứng


1. Vật chứng được coi là bất kỳ vật nào:

1) Công cụ phạm tội hoặc mang dấu vết của tội phạm;

2) Đối tượng của tội phạm;

21) Tiền bạc, vật có gia trị và các tài sản khác do phạm tội mà có;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Là những vật hoặc tài liệu khác có thể được coi là phương tiện để phát hiện tội phạm và xác định những tình tiết của vụ án.

2. Những vật quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét, công nhận là vật chứng và được đưa vào hồ sơ vụ án, đồng thời phải ra quyết định về việc này. Thủ tục bảo quản vật chứng được quy định tại Điều này và Điều 82 Bộ luật này.

3. Khi ra bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án phải giải quyết vấn đề vật chứng, theo đó:

1) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội của bị can thị thì bị tịch thu hay chuyển cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bị tiêu huỷ;

2) Vật chứng thuộc loại bị cấm tàng trữ, sử dụng, lưu hành thì được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền hoặc bị tiêu huỷ;

3) Vật chứng là vật không có giá trị và không được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp yêu cầu trả lại thì bị tiêu huỷ, trong trường hợp họ yêu cầu thì có thể trả lại cho họ;

4) Tiền bạc, vật có giá trị và các tài sản khác có được do phạm tội mà có và các lợi ích phát sinh từ các tài sản đó thì trả lại cho chủ sở hữu;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

41) Tiền bạc, vật có giá trị và các tài sản khác quy định từ điểm “a” đến điểm “c” khoản 1 Điều 1041 Bộ luật hình sự thì bị tịch thu theo trình tự do Chính phủ Liên bang Nga quy định, trừ các trường hợp quy định tại điểm 4 khoản này;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

5) Những tài liệu là vật chứng được lưu trong hồ sơ vụ án và được bảo quản trong thời hạn bảo quản hồ sơ vụ án hoặc được chuyển cho những người có liên quan theo yêu cầu của họ;

6) Những vật chứng khác được chuyển cho người quản lý hợp pháp, trong trường hợp không xác định được người quản lý hợp pháp thì chuyển thành sở hữu của Nhà nước. Mọi tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

4. Những vật bị thu giữ trong giai đoạn tố tụng trước khi xét xử nhưng không được coi là vật chứng thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý vật đó.


Điều 82. Bảo quản vật chứng


1. Vật chứng của vụ án phải được bảo quản cho đến khi bản có có hiệu lực pháp luật hoặc cho đến khi hết thời hạn kháng cáo đối với quyết định đình chỉ vụ án và được chuyển cùng vụ án, trừ những trường hợp quy định tại Điều này. Trong trường hợp tranh chấp về quyền tài sản đối với vật chứng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự thì vật chứng được bảo quản cho đến khi quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.

2. Vật chứng thuộc các loại sau được xử lý:

1) Đối với vật chứng là vật cồng kềnh hoặc do những nguyên nhân khác mà không thể đưa vào hồ sơ vụ án, kể cả vật chứng có số lượng lớn, việc bảo quản chúng gặp khó khăn hoặc chi phí để bảo quản chúng trong điều kiện đặc biệt tương đương với giá trị của vật chứng thì:

a) Tiến hành chụp ảnh hoặc quay phim, quay video và nếu có thể thì niêm phong và bảo quản tại nơi do Điều tra viên, Dự thẩm viên chỉ định. Trong hồ sơ vụ án phải có tài liệu nói về nơi để vật chứng và cũng có thể đưa vào hồ sơ mẫu vật của vật chứng đủ để nghiên cứu so sánh;

b) Trả lại cho người quản lý hợp pháp, nếu không ảnh hưởng đến việc chứng minh;

c) Tổ chức bán theo thủ tục do Chính phủ Liên bang Nga quy định. Số tiền bán vật chứng được đưa vào tài khoản ký quỹ của cơ quan đã thu giữ vật chứng theo quy định tại Điều này trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể đưa vào hồ sơ vụ án mẫu vật của vật chứng đủ để thực hiện việc nghiên cứu so sánh;

2) Đối với vật chứng là hàng hoá hoặc thực phẩm mau hỏng, cũng như những tài sản chóng bị lỗi thời một cách vô hình, việc bảo quản chúng gặp khó khăn hoặc chi phí để bảo quản chúng trong những điều kiện đặc biệt tương đương với giá trị của vật chứng thì có thể:

a) Trả lại cho chủ sở hữu;

b) Trong trường hợp không có khả năng để trả lại thì tổ chức bán theo quy định của Chính phủ Liên bang Nga. Số tiền bán vật chứng được đưa vào tài khoản ký quỹ hoặc của cơ quan thu giữ vật chứng hoặc đưa vào ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác thuộc danh mục do Chính phủ Liên bang Nga quy định, trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Có thể đưa vào hồ sơ vụ án mẫu vật của vật chứng đủ để thực hiện việc nghiên cứu so sánh;

c) Nếu hàng hoá hoặc thực phẩm mau hỏng đã bị hư hỏng thì tiêu huỷ. Trong trường hợp này phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 Bộ luật này.

3) Đối với vật chứng được thu giữ từ việc lưu thông bất hợp pháp như cồn êtylen, các sản phẩm có chứa cồn, rượu cũng như những vật nếu bảo quản lâu sẽ nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của con người hoặc gây nguy hại đến môi trường thì sau khi tiến hành hoạt động nghiên cứu cần thiết, phải chuyển đi để chế biến bằng công nghệ hoặc bị tiêu huỷ và phải lập biên bản về việc đó theo quy định tại Điều 166 Bộ luật này;

31) Tiền bạc, vật có giá trị , những tài sản khác và những lợi ích phát sinh từ tài sản do phạm tội mà có được phát hiện trong quá trình điều tra phải được thu giữ theo trình tự quy định tại Điều 115 Bộ luật này;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

4) Đối với tiền bạc và những vật có giá trị được thu giữ trong quá trình điều tra thì sau khi khám xét và tiến hành những hoạt động điều tra cần thiết khác:



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

a) Cần phải gửi để bảo quản tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác theo quy định tại tiểu mục “b” điểm 2 khoản này;

b) Có thể được bảo quản cùng với hồ sơ vụ án nếu như những đặc điểm riêng của giấy bạc có ý nghĩa để chứng minh.

3. Những điều kiện khác của việc bảo quản, kiểm kê và chuyển giao những loại vật chứng cụ thể do Chính phủ Liên bang Nga quy định.

4. Trong những trường hợp quy định tại tiểu mục “b” và “c” điểm 1 và tiểu mục “a” điểm 2 khoản 2 Điều này thì Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên hoặc Thẩm phán phải ra quyết định.

5. Khi chuyển vụ án từ Cơ quan điều tra ban đầu đến Dự thẩm viên hoặc từ Cơ quan điều tra ban đầu này đến Cơ quan điều tra ban đầu khác hoặc từ Dự thẩm viên này đến Dự thẩm viên khác cũng như khi chuyển cho Viện kiểm sát hoặc Toà án hoặc chuyển vụ án từ Toà án này đến Toà án khác thì vật chứng được chuyển cùng với hồ sơ vụ án, trừ những trường hợp quy định tại Điều này.


Điều 83. Biên bản hoạt động điều tra và biên bản phiên toà


Biên bản hoạt động điều tra và biên bản phiên toà được coi là chứng cứ nếu chúng phù hợp với những quy định của Bộ luật này.

Điều 84. Những tài liệu khác


1. Những tài liệu khác được coi là chứng cứ, nếu những thông tin trong đó có ý nghĩa trong việc xác định những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này.

2. Những tài liệu có thể chứa đựng những thông tin thể hiện dưới dạng văn bản hoặc dưới dạng khác. Trong đó có thể có các tài liệu bằng ảnh, phim, băng đĩa audio và video và những vật khác có chứa đựng thông tin mà có thể nhận được, sử dụng được hoặc đệ trình được theo thủ tục quy định tại Điều 86 Bộ luật này.

3. Những tài liệu này được đưa vào hồ sơ vụ án và bảo quản trong thời hạn bảo quản theo yêu cầu của người quản lý hợp pháp, thì những tài liệu đã bị thu giữ và đưa vào hồ sơ vụ án hoặc bản sao của những tài liệu này có thể được trả cho họ.

4. Những tài liệu có những dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 81 Bộ luật này được coi là vật chứng.




Mục 11

CHỨNG MINH




Điều 85. Chứng minh


Chứng minh bao gồm việc thu thập, kiểm tra và đánh giá chứng cứ nhằm mục đích xác định những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này.

Điều 86. Thu thập chứng cứ


1. Việc thu thập chứng cứ trong quá trình tố tụng do Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thực hiện thông qua việc tiến hành những hoạt động điều tra và những hoạt động tố tụng khác quy định tại Bộ luật này.

2. Người bị tình nghi, bị can, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người đại diện của họ có quyền thu thập và đưa ra những tài liệu bằng văn bản và những vật để đưa vào hồ sơ vụ án với tư cách là chứng cứ.

3. Người bào chữa có quyền thu thập chứng cứ bằng cách:

1) Thu thập những vật, tài liệu và những thông tin khác;

2) Hỏi ý kiến những người khác nếu được họ đồng ý;

3) Tìm hiểu các chứng cứ, bản nhận xét và những tài liệu khác từ các cơ quan quyền lực nhà nước, các cơ quan tự quản địa phương, các tổ chức xã hội mà cơ quan, tổ chức này có nghĩa vụ cung cấp những tài liệu hoặc bản sao tài liệu theo yêu cầu.


Điều 87. Kiểm tra chứng cứ


Việc kiểm tra chứng cứ do Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Toà án thực hiện thông qua việc đối chiếu chúng với những chứng cứ khác có trong vụ án cũng như việc xác định nguồn gốc của chứng cứ, tiếp nhận những chứng cứ khác để khẳng định hoặc phủ định chứng cứ được kiểm tra.

Điều 88. Những quy định về đánh giá chứng cứ


1. Mỗi chứng cứ đều phải được đánh giá trên quan điểm tính có liên quan, tính hợp pháp, tính khách quan và tất cả các chứng cứ được thu thập phải đủ để giải quyết vụ án.

2. Trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 75 Bộ luật này thì Toà án, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên coi chứng cứ là không hợp pháp.

3. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên coi chứng cứ là không hợp pháp theo yêu cầu của người bị tình nghi, bị can hoặc theo ý kiến của chính bản thân họ. Chứng cứ bị coi là không hợp pháp thì không được đưa vào quyết định truy tố hoặc bản cáo trạng.

4. Toà án có quyền coi chứng cứ là không hợp pháp theo yêu cầu của các bên hoặc theo ý kiến của họ theo thủ tục quy định tại các Điều 234 và 235 Bộ luật này.


Điều 89. Sử dụng kết quả hoạt động truy tìm nghiệp vụ vào việc chứng minh


Trong quá trình chứng minh, nghiêm cấm việc sử dụng kết quả hoạt động truy tìm nghiệp vụ, nếu những kết quả này không đáp ứng những yêu cầu của việc chứng minh mà Bộ luật này quy định.

Điều 90. Tình tiết tiền lệ


Những tình tiết không cần kiểm tra bổ sung nếu đã được xác định trong bản án đã có hiệu lực pháp luật và được Thẩm phán, Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên công nhận, đồng thời những tình tiết đó không gây hoài nghi đối với Toà án. Trong trường hợp này bản án đã có hiệu lực pháp luật ấy không thể xác định được lỗi của những người trước đây không tham gia vào xét xử vụ án.




tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương