Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


LUẬT LIÊN BANG VỀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG



tải về 2.43 Mb.
trang27/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

LUẬT LIÊN BANG VỀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG

HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA


được Đuma quốc gia thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2001 và Hội đồng Liên bang phê chuẩn ngày 5 tháng 12 năm 2001
Những thay đổi:

Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002;

Luật liên bang số 181/LLB ngày 27 tháng 12 năm 2002.
Điều 1. Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2002, trừ những điều khoản mà đối với những điều khoản đó Luật liên bang quy định những thời hạn mà thủ tục có hiệu lực thi hành khác.

Điều 2. Những văn bản pháp luật sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2002.

1. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga được thông qua bởi luật của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngay 27/10/1960 ( "Về việc thông qua Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga” (Công báo Xô viết Tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1960, số 40, trang 592) đã được sửa đổi bổ sung, trừ những điều mà Luật liên bang này quy định những thời hạn khác về việc công nhận những điều khoản đó hết hiệu lực thi hành;

2. Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 20/1/1961 “Về thủ tục có hiệu lực của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga” (Công báo của Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số 2, trang 7);

3. Các điểm 1 - 4 Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 20/1/1961 “Về việc thi hành lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 20/1/1961” về thủ tục có hiệu lực của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga;

4. Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 22/5/1961 “Về việc giao cho các Toà án quân sự những tài liệu cần thiết liên quan đến những người đang chấp hành hình phạt ở những nơi tước tự do của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga theo các bản án của các Toà án quân sự” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số 20, trang 289);

5. Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 7/8/1961 ‘Về việc áp dụng điểm 1 Điều 86 Bộ luật tố tụng hình sự CHXHCN Xô viết Liên bang Nga về phần công nhận là công cị phạm tội ô tô, xe máy và những phương tiện giao thông khác của người thực hiện hành vi trộm cắp có sử dụng những phương tiện giao thông nói trên ( Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số 31, trang 427);

6. Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 11/3/1977 “ Về thủ tục áp dụng các biện pháp phạt hành chính đối với những người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 501 Bộ luật hình sự Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1977, số 12, trang 256) và luật của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 20/7/1977 “Về việc phê chuẩn lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp luật hiện hành của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1977, số 30, trang 725) về phần phê chuẩn Lệnh nói trên;

7. Chương IV Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 05/6/1987 số 6266 - XI “Về việc đưa những sửa đổi, bổ sung vào một số văn bản pháp luật của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang, 1987, số 24, trang 839);

8. Quyết định của Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 17/1/1992 số 2204-I “Về thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát Liên bang Nga và cấp phó của họ trong việc gia hạn thời hạn tạm giam bị can: (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1992, số 5, trang 182);

9. Điểm này hết hiệu lực Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002.



Điều 21. Kể từ ngày 01/1/2004 Luật liên bang số 37/LLB ngày 2 tháng 1 năm 2000 về “Hội thẩm nhân dân Toà án liên bang thẩm quyền chung ở Liên bang Nga” (Công báo Liên bang Nga số 2 năm 2000, trang 158) có liên quan tới phần tố tụng trong giai đoạn tại toà.

(Điều này được bổ sung theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 3. Kể từ ngày 01/7/2002 những quy định sau đây không còn hiệu lực:

1. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang, được phê chuẩn bởi luật Liên xô ngày 25/10/1958 “Về việc phê chuẩn những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1959, số 1, trang 15) và những sửa đổi, bổ sung;

2. Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 14/2/1959 số 6266-X I “Về thủ tục có hiệu lực những nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, những nguyên tắc cơ bản của trách nhiệm hình sự và Luật về trách nhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phạm trong quân đội” (Công báo xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1959, số 7, trang 60) về phần thủ tục có hiệu lực những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang;

3- Quyết định của đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 11/5/1961 “ Về thủ tục có hiệu lực Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga, của tố tụng các nước Cộng hoà Liên bang đối với người bị Toà án binh kết án” ( Công báo Xô Viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1961, số 20, trang 216) ;

4- Lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô Viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 6/4/1963 số 1237-VI “Về giao quyền tiến hành điều tra dự thẩm cho các cơ quan bảo vệ trật tự xã hội” ( Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1963, số 52, trang 181) và Luật Liên xô ngày 19/12/1963 số 2001-VI” Về việc phê chuẩn lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Liên xô” Về giao quyền tiến hành điều tra dự thẩm cho các cơ quan bảo vệ trật tự xã hội” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1963, số 52, trang 552);

5. Quyết định của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 03/9/1965 số 3895 - VI “Về việc giải thích Điều 34 những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1965, số 37, trang 533);

6. Điều 10 Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 26/7/1966 số 5363 - VI “Về thủ tục áp dụng Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên xô “Về tăng cường trách nhiệm đối với tội gây tối” (Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1966, số 30, trang 596; 1981, số 23, trang 783; 1985, số 4, trang 56);

8. Lệnh của Đoàn chủ tịch xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga ngày 08/2/1977 số 5200 I X “Về thủ tục áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính đối với những người được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 43 những nguyên tắc cơ bản của Luật hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang ( Công báo Xô viết tối cao Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, 1977, số 7, trang 117) và những sửa đổi bổ sung và Luật Liên xô ngày 17/6/1977 số 5907- IX “Về việc phê chuẩn Lệnh của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên xô về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật hiện hành Liên xô” (Công báo Xô viết tối cao Liên xô, 1977, số 25, trang 389) về phần phê chuẩn Luật trên;

9. Quyết định của Đoàn chủ tịch Xô viết tối cao Liên xô ngày 30/3/1989 số 10246- X I “Về việc áp dụng Điều 14 và Điều 15 những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Liên xô và các nước Cộng hoà Liên bang khi tiến hành điều tra và xét xử các vụ án có nhiều tình tiết phức tạp;

10. Quyết định xủa Xô viết Tối cao Liên xô ngày 12/6/1990 số 1557 - 1 về những nhiệm vụ đặt ra liên quan đến Luật Liên xô “Về việc đưa những sửa đổi, bổ sung vào những nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự Liên xô và các nước cộng hoà Liên bang” (Công báo Đại hội đại biểu nhân dân Liên xô và Xô viết tối cao Liên xô, 1990, số 25, trang 496);



Điều 4. Các Luật liên bang và các văn bản quy phạm pháp luật khác đang có hiệu lực trên lãnh thổ Liên bang Nga phải được tu chỉnh cho phù hợp với Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga;

Trong khi chưa tu chỉnh cho phù hợp với Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì các Luật liên bang và các văn bản quy phạm pháp luật nói trên được áp dụng phần không trái với Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga;



Điều 5. Tại các chủ thể của Liên bang Nga ở thời điểm Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực mà chưa thành lập chức danh Thẩm phán hoà giải thì những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Thẩm phán hoà giải theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga do Thẩm phán Toà án quận xét xử theo chế độ một Thẩm phán theo quy định tại Mục 41 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga. Trong những trường hợp đó bản án và quyết định có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Điều 6. Thẩm phán Toà án quân sự khu vực xét xử những vụ án mà theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga thuộc thẩm quyền xét xử của Thẩm phán hoà giải theo thủ tục quy định tại Mục 41 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga.

Điều 7. Điểm 3 khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga về phần liên quan đến việc xét xử của Hội đồng gồm 3 Thẩm phán Toà án Liên bang thẩm quyền chung đối với vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được thực hiện từ ngày 1/1/2004. Trước ngày 1/1/2004 việc xét xử đối với vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do một Thẩm phán Toà án Liên bang thẩm quyền chung xét xử, trường hợp có kháng cáo của bị cáo gửi đến trước ngày xét xử thì thành phần xét xử gồm một Thẩm phán và 2 Hội thẩm nhân dân.

(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Khi tiến hành tố tụng các Hội thẩm nhân dân có toàn quyền như Thẩm phán theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga. Hội thẩm nhân dân có thể bị đề nghị thay đổi theo quy định tại các Điều 64 và 65 Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga.



(Ý này được bổ sung theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 8. Điểm 2 khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày:

1) 01/7/2002 tại các vùng Altai, Kraxnôđar, Xtarôpôn, Ivanôp, Matxcơva, Rastốp, Riazan, Xaratốp và Ulianốp.

2) 01/01/2003 tại các nước cộng hoà Ađưgây, Altai, Bákartơstan, Buriatia, Đagestan, Ingusetria, Kabarđinơ-Bankar, Kalmưkia, Kômi, Mari El, Marđôvia, Bắc Ôsetria, Tatarstan, Utmursk, Xakasia, Truvas; tại các vùng Krasnaiarsk và Primorsk; tại các khu vực Amursk, Arkhanghen, Astrakhan, Belgôrâđ, Bren, Blađimir, Volgagrats, Valagốt, Valônhét, Irkuts, Kalinhingrát, Kalugiơ, Kamtrát, Kêmrốp, Kirốp, Kuran, Kursk, Lênhingrát, Lipetsk, Magađan, Murman, Nhigiegôrâđ, Nôvôxibiarsk, Omsk, Ôrenburg, Orlốp, Pengien, Pơskốp, Xamarsk, Xveđlốp, Xmôlen, Tambốp, Tờversk, Tylsk, Triumen, Trialiabin, Trichin, và Iarôxláp; tại khu tự trị Eprâysk, Aginô- Buriát, Kômi-Permesk, và Kôriask;

3) 1/7/2003 tại các nước cộng hoà Karelia, Xakha (Iakutria), Tưva; tại các vùng Xabarốp; tại khu vực Kastrôm, Nốpgôrâđ, Perm, Xakhalin và Tômsk; tại thành phố Matxcơva; tại các khu tự trị Yst-Orđưn, Khantư-Manxisk, Trukốt và Iâmlơ-Nhemesk;

4) 1/1/2004 tại nước cộng hoà Karatrevô-Trerkét, tại thành phố Xanhpêtécbua, tại các khu vực tự trị Nhenhesk, Taimư, (Đôlganơ- Nhenhesk), và Evenki;

5) Ngày 1/1/2007 tại nước cộng hoà Tresnia khi ra Luật liên bang về vấn đề thành viên Bồi thẩm đoàn thì danh sách ứng cử viên Bồi thẩm đoàn được lập theo quy định của Luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga về “Thành phần Toà án Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên bang Nga” ngày 8/7/1981.



(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 181/LLB ngày 27 tháng 12 năm 2002)

Điều 9. Hết hiệu lực theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002

Điều 10. Khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự và những quy định khác của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có liên quan tới quy định về việc chuyển cho Toà án những thẩm quyền trong quá trình tố tụng trước khi xét xử về:

1) Khám nhà khi không có sự đồng ý của những người sinh sống trong đó;



  1. Lục xoát và (hoặc) thu giữ tại nhà;

3) Việc thu giữ đồ vật, tài liệu có chứa các thông tin về tiền gửi, tài khoản tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2004.

Trước ngày 01/01/2004 những vấn đề này do Viện kiểm sát quyết định. Việc áp dụng biện pháp ngăn chăn là tạm giam, gia hạn tạm giam; chuyển người bị tình nghi, bị can không bị tạm giam đến cơ sở y tế hay tâm thần để giám định pháp y hoặc giám định tâm thần trước ngày 1/7/2002 được thực hiện trong phạm vi thời hạn tố tụng đã được áp dụng vào thời điểm đó.



(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 11. Mục 48 “Thủ tục giám đốc thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2003, trừ Điều 405 có hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực. Mục 30 “Thủ tục giám đốc thẩm” của Bộ luật hình sự CHXHCN Xô viết Liên bang Nga có hiệu lực đến trước ngày 01/01/2002, trừ Điều 373 hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực.

Điều 12. Mục 52 “Những đặc điểm của hoạt động tố tụng về những vụ án liên quan đến một số loại đối tượng cụ thể “của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2002.

Điều 13. Những phụ lục kèm theo Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2002. Những mẫu văn bản tố tụng được lập phù hợp với những phụ lục nói trên. Đối với những mẫu văn bản tố tụng trước khi xét xử do từng cơ quan chính quyền hành pháp của Liên bang được giao thẩm quyền tiến hành điều tra lập; đối với các mẫu văn bản tố tụng ở giai đoạn xét xử- do vụ xét xử thuộc Toà án tối cao Liên bang Nga lập. Khi lập những mẫu văn bản tố tụng được nêu trong các phụ lục ban hành kèm theo Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga hoặc Liên bang Nga không được phép sửa đổi những cột mục trừ những thay đổi đã được nêu rõ rừ trước. Cho phép lập một số loại mẫu của cùng một phụ lục nếu trong đó có những cột mục không phải trong mọi trường hợp đều được điền vào và việc này được ghi rõ trong phụ lục, số lượng các dòng đối với từng mục do từng cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang quy định.

Những mẫu văn bản tố tụng được quy định trong lời văn của Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga nhưng không có trong các phụ lục nêu trên thì: Nếu là văn bản tố tụng ở giai đoạn trước khi xét xử thì do Viện kiểm sát tối cao Liên bang Nga lập sau khi đã thống nhất với các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang Nga có thẩm quyền tiến hành điều tra; nếu là văn bản tố tụng ở giai đoạn xét xử thì do Toà án tối cao Liên bang Nga lập.



Điều 14. Giao cho Chính phủ Liên bang Nga:

1) Trong thời hạn ba tháng kể từ ngày Luật liên bang này có hiệu lực chuẩn bị và thông qua nghị định về thủ tục bảo quản và xử lý vật chứng cho đến khi kết thúc vụ án hoặc khi vụ án gặp trở ngại theo quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga;

2) Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Luật liên bang này có hiệu lực phải đảm bảo các Bộ và các Chính quyền hành pháp liên bang tiến hành rà soát và huỷ bỏ những văn bản quy phạm pháp luật trái với Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga;

3) Đệ trình Đuma quốc gia của Quốc hội dự án luật “Sửa đổi, bổ sung luật liên bang về ngân sách liên bang năm 2002” đảm bảo cho các điểm 1-3 khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2002;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

4) Khi dự thảo ngân sách liên bang năm 2003 cần dự trù khoant chi tài chính để bảo đảm hiệu lực thi hành của các điểm 4-7 khoản 2Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 59/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

5) Trước ngày 31/712/2002 trình Đuma quốc gia của Quốc hội dự thảo Luật liên bang quy định về trình tự lập danh sách các ứng cử viên của Bồi thẩm đoàn;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 181/LLB ngày 27 tháng 12 năm 2002)

6) Bảo đảm về tài chính để từ ngày 01/01/2003 các Thẩm phán hoà giải thực hiện việc xét xử trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga.



Điều 15. Luật liên bang này có hiệu lực kể từ ngày công bố chính thức.
Điện Kremly, thành phố Matxcơva Tổng thống Liên bang Nga

Ngày 18 tháng 12 năm 2001 V. Putin

Số 177/LLB

MỤC LỤC

TRANG

Lời giới thiệu




Phần thứ nhất




NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG




Chương I




NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN




Mục 1




Pháp luật tố tụng hình sự ( từ Đ.1 đến Đ.5)




Mục 2




Những quy tắc tố tụng hình sự ( từ Đ.6 đến Đ.19)




Mục 3




Truy cứu trách nhiệm hình sự ( từ Đ.20 đến Đ.23)




Mục 4




Những căn cứ không khởi tố vụ án hình sự hoặc đình chỉ vụ án hình sự ( Đ.24 đến Đ. 28).




Chương II




CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TỐ TỤNG HÌNH SỰ




Mục 5




Toà án ( từ Đ.20 đến Đ.36)




Mục 6




Các chủ thể tham gia tố tụng hình sự thuộc bên buộc tội ( từ Đ.37 đến Đ.45)




Mục 7




Các chủ thể tham gia tố tụng hình sự thuộc bên bào chữa (từ Đ.46. Đ55)




Mục 8




Những chủ thể khác tham gia tố tụng hình sự ( từ Đ.56 đến Đ.60)




Mục 9




Những tình tiết loại trừ việc tham gia tố tụng ( từ Đ.61 đến Đ.72)




Chương III




CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG MINH




Mục 10




Chứng cứ trong tố tụng hình sự ( từ Đ.73 đến Đ.84)




Mục 11




Chứng minh (từ Đ.85 đến Đ.90)




Chương IV




Những biện pháp cưỡng chế tố tụng




Mục 12




Tạm giữ người bị tình nghi ( từ Đ.91 đến Đ.96)




Mục 13




Những biện pháp ngăn chặn ( từ Đ.97 đến Đ.110)




Mục 14




Những biện pháp cưỡng chế tố tụng khác ( từ Đ.111 đến Đ.118)




Chương V




YÊU CẦU VÀ KHIẾU NẠI




Mục 15




Yêu cầu ( từ Đ.119 đến Đ.122)




Mục 16




Khiếu nại hoạt động và quyết định của Toà án và những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự ( từ Đ.123 đến Đ 127)




Chương VI




NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC




Mục 17




Thời hạn tố tụng chi phí tố tụng ( từ Đ.128 đến Đ.132)




Mục 18




Minh oan (phục hồi danh dự, phục quyền - ND) (từ Đ.133 đến Đ.139)




PHẦN THỨ HAI




THỦ TỤC TỐ TỤNG TRƯỚC KHI XÉT XỬ




Chương VII




Khởi tố vụ án hình sự




Mục 19




Những lý do và căn cứ khởi tố vụ án hình sự ( từ Đ.140 đến Đ.145)




Mục 20




Thủ tục khởi tố vụ án hình sự ( từ Đ.146 đến Đ. 149)




Chương VIII




ĐIỀU TRA




Mục 21




Những điều kiện chung của việc điều tra ( từ Đ.150 đến Đ.161)




Mục 22




Điều tra dự thẩm ( từ Đ. 162 đến Đ. 170)




Mục 23




Khởi tố bị can đưa ra lời buộc tội ( từ Đ. 171 đến Đ.175)




Mục 24




Khám nghiệm, xét xử dấu vết trên thân thể thực nghiệm điều tra ( từ Đ.176 đến Đ.181)




Mục 25




Khám xét, thu giữ, tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm kiểm tra và ghi âm các cuộc đàm thoại ( từ Đ.182 đến Đ.186)




Mục 26




Lấy lời khai, đối chất, nhận dạng, kiểm tra lời khai (từ.187 đến Đ.194)




Mục 27




Giám định tư pháp ( từ Đ.195 đến Đ..207)




Mục 28




Tạm đình chỉ và phục hồi điều tra dự thẩm ( từ Đ.215 đến Đ.211)




Mục 29




Đình chỉ vụ án ( từ Đ.212 đến Đ.214)




Mục 30




Chuyển vụ án kèm theo bản cáo trạng cho Kiểm sát viên (từ Đ.215 đến Đ. 220)




Mục 31




Hoạt động và quyết định của Kiểm sát viên sau khi tiếp nhận vụ án kèm theo bản cáo trạng (từ Đ.221 đến Đ.222)




Mục 32




Điều tra ban đầu ( từ Đ. 223 đến Đ. 226)




PHẦN THỨ BA




THỦ TỤC XÉT XỬ




Chương I X




TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở TOÀ ÁN CẤP SƠ THẨM




Mục 33




Thủ tục chung của việc chuẩn bị xét xử (từ Đ.227 đến Đ.233)




Mục 34




Thẩm tra sơ bộ (từ Đ.234 đến Đ.239)




Mục 35




Những điều kiện chung của hoạt động xét xử ( từ Đ.240 đến Đ. 260)




Mục 36




Phần chuẩn bị của phiên toà ( từ Đ. 261 đến Đ.272)




Mục 37




Điều tra tại Toà án ( từ Đ.273 đến Đ. 291)




Mục 38




Tranh luận của các bên và lời sau cùng của bị cáo ( từ Đ.292 đến Đ.295)




Mục 39




Việc ra bản án ( từ Đ.296 đến Đ.313)




Chương X




THỦ TỤC XÉT XỬ ĐẶC BIỆT




Mục 40




Thủ tục đặc biệt của việc Toà án ra quyết định trong trường hợp bị can đồng ý với nội dung buộc tội họ ( từ Đ.314 đến Đ.317)




Chương XI




NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DO THẨM PHÁN HOÀ GIẢI TIẾN HÀNH




Mục 41




Thủ tục tố tụng đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Thẩm phán hoà giải (từ Đ.318 đến Đ.323)




Chương XII




Những đặc điểm của việc xét xử tại Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm doàn (từ Đ. 324 đến Đ. 353)




Chương VIII




Thủ tục xét xử ở Toà án cấp phúc thẩm




Mục 43




Kháng cáo, kháng nghị, chống án và kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm các quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật ( từ Đ.354 đến Đ.360)




Mục 44




Thủ tục xét xử chống án vụ án hình sự (từ Đ.361 đến Đ.372)




Mục 45




Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự ( từ Đ.373 đến Đ. 389)




Chương XIV




THI HÀNH ÁN




Mục 46




Việc đưa bản án, quyết định ra thi hành án ( từ Đ.390 đến Đ.395)




Mục 47




Thủ tục tố tụng việc xem xét và giải quyết vấn đề liên quan đến việc thi hành án ( từ Đ. 396 đến Đ.407)




Chương XV




XÉT LẠI BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT




Mục 48




Thủ tục giám đốc ( từ Đ.402 đến Đ. 412)




Mục 49




Thủ tục tái thẩm ( từ Đ.413 đến Đ. 419)




PHẦN THỨ TƯ




THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT




Chương XVI




NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI ÁN




Mục 50




Hoạt động tố tụng đối với những vụ án do người chưa thành niên thực hiện ( từ Đ.420 đến Đ. 432)




Mục 51




Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ( từ Đ.433 đến Đ. 446)




Chương XVII




NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG VỀ NHỮNG VỤ ÁN LIÊN QUAN ĐẾN MỘT SỐ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ




Mục 52




Những đặc điểm của hoạt động tố tụng về những vụ án liên quan đến một số loại đối tượng cụ thể ( từ Đ.447 đến Đ. 452)




PHẦN THỨ NĂM




HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC TỐ TỤNG HÌNH SỰ




Chương XVIII




Thủ tục phối hợp hoạt động của Toà án , Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và các Cơ quan điều tra ban đầu với các cơ quan và người có thẩm quyền tương ứng với các quốc gia và với các tổ chức quốc tế.

Mục 52




Những quy định chung về thủ tục phối hợp hoạt động của Toà án , Kiểm sát viên, Dự thẩm viên và các Cơ quan điều tra ban đầu với các cơ quan và người có thẩm quyền tương ứng của các quốc gia và với các tổ chức quốc tế (từ Đ. 453 đến Đ. 459)




Mục 54




Dẫn độ để tuy tố hình sự hoặc để thi hành án ( từ Đ. 460 đến Đ. 468)




Mục 55




Chuyển giao ngưồi bị kết án phạt tù để chấp hành hình phạt ở quốc gia mà người đó là công dân (từ Đ. 469 đến Đ. 473)




LUẬT LIÊN BANG VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ LIÊN BANG NGA ĐƯỢC ĐUMA QUỐC GIA THÔNG QUA NGÀY 22/11/200.




Dịch từ nguyên bản tiếng Nga: Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga - Cập nhật đến ngày 01 tháng 10 năm 2006 (Ugolovno-Prossesualnưy Kodeks Rossiskoy Federassy)

Người dịch:

Lê Minh Tuấn - Vụ 1A - VKSNDTC

Bùi Quang Thạch - VKSQSTW


1

Khoản 6 Điều 144 được xác định là chưa phù hợp với Hiến pháp Liên bang Nga. Theo quy định của Hiến pháp thì vụ án hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 115 hoặc Điều 116 BLHS Liên bang Nga, không bắt buộc Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên phải áp dụng các biện pháp nhằm xác định nhân thân và truy cứu trách nhiệm hình sự người có lỗi theo thủ tục tố tụng hình sự. Nghị quyết của Toà án Hiến pháp LBN số 7/NQ ngày 27 tháng 6 năm 2005.

Điểm 3 Khoản 1 Điều 145 được xác định là chưa phù hợp với Hiến pháp Liên bang Nga. Theo quy định của Hiến pháp thì vụ án hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 115 hoặc Điều 116 BLHS Liên bang Nga, không bắt buộc Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên phải áp dụng các biện pháp nhằm xác định nhân thân và truy cứu trách nhiệm hình sự người có lỗi theo thủ tục tố tụng hình sự. Nghị quyết của Toà án Hiến pháp LBN số 7/NQ ngày 27 tháng 6 năm 2005.


 Theo quy định tại Điều 125 (khoản 6) Hiến pháp Liên bang Nga và Điều 79 “Luật tổ chức Toà án hiến pháp liên bang” thì khoản 7 Điều 236 BLTTHS loại trừ việc khiếu nại quyết định tạm đình chỉ vụ án của Toà án ban hành khi thẩm tra sơ bộ không có hiệu lực từ khi ra quyết định giống như sự điều chỉnh trước đây của Toà án Hiến pháp là không phù hợp với Hiến pháp. Nghị quyết của Toà án Hiến pháp số 18/NQ ngày 8 tháng 12 năm 2003.

Khoản 4 Điều 237 chưa phù hợp với các Điều 45 (khoản 1), 46 (khoản 1, 2) và 52 Hiến pháp Liên bang Nga. Nghị quyết Toà án Hiến pháp Liên bang Nga số 18/NQ ngày 8 thangs 12 năm 2003.

 Khoản 3 Điều 318 được xác định là chưa phù hợp với Hiến pháp Liên bang Nga. Theo quy định của Hiến pháp thì vụ án hình sự thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 115 hoặc Điều 116 BLHS Liên bang Nga, không bắt buộc Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Cơ quan điều tra ban đầu, Điều tra viên phải áp dụng các biện pháp nhằm xác định nhân thân và truy cứu trách nhiệm hình sự người có lỗi theo thủ tục tố tụng hình sự. Nghị quyết của Toà án Hiến pháp LBN số 7/NQ ngày 27 tháng 6 năm 2005.



 Điều 405 BLTTHS trong phạm vi pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh việc xét lại bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, không cho phép làm xấu hơn tình trạng của người bị kết án khi có đề nghị của người bị hại (đại diện của họ), Viện kiểm sát làm cho những vi phạm (nghiêm trọng) trong quá trình xử lý trước đây đối với vụ án không được khắc phục. Điều đó không phù hợp với các Điều 15 (khoản 4), 17 (kh0ản 1), 18,19,21, 46 (khoản 1), 52, 55 (khoản3) và 123 của Hiến pháp Liên bang Nga và Điều 6 Công ước quốc tế , khoản 2 Điều 4 của Biên bản số 7 kèm theo Công ước (Trong phát hành là biên bản số 11) về bảo vệ quyền con người. Nghị quyết của Toà án Hiến pháp Liên bang Nga số 5/NQ ngày 11 tháng 5 năm 2005.


tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương