Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


PHẦN THỨ TƯ THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT



tải về 2.43 Mb.
trang22/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27

PHẦN THỨ TƯ

THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐẶC BIỆT

Chương XVI

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI ÁN



Mục 50

HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG ĐỐI VỚI NHỮNG VỤ ÁN DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN



Điều 420. Thủ tục tố tụng về những vụ án do người chưa thành niên thực hiện


1. Những quy định tại Mục này được áp dụng đối với những vụ án do những người thực hiện hành vi phạm tội mà ở thời điểm thực hiện tội phạm chưa đủ 18 tuổi.

2. Thủ tục tố tụng đối với vụ án về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện được tiến hành theo thủ tục chung và những ngoại lệ quy định tại Mục này.


Điều 421. Những tình tiết cần được xác định


1. Khi tiến hành điều tra và xét xử vụ án về tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, cùng với việc chứng minh những tình tiết quy định tại Điều 73 Bộ luật này cần xác định:

1) Tuổi của người chưa thành niên ngày, tháng, năm sinh của họ;

2) Điều kiện sống và giáo dục của người chưa thành niên, mức độ phát triển về tâm sinh lý và những đặc điểm khác về nhân thân của họ;

3) Ảnh hưởng của người lớn đối với người chưa thành niên.

2. Nếu có tài liệu chứng minh về sự chậm phát triển tâm sinh lý không liên quan đến rối loạn tâm thần thì cần phải xác định xem người chưa thành niên có nhận thức đầy đủ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và điều khiển được hành vi của mình hay không.

Điều 422. Việc tách vụ án để giải quyết riêng đối với người chưa thành niên


Đối với vụ án mà người chưa thành niên tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với người lớn thì việc tách vụ án được tiến hành theo quy định tại Điều 154 Bộ luật này. Nếu không thể tích vụ án thì đối với người chưa thành niên bị buộc tội trong cùng vụ án với người lớn áp dụng những quy định tại Mục này.

Điều 423. Tạm giữ người bị tình nghi là người là người chưa thành niên. Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị tình nghị, bị can là người chưa thành niên


1. Việc tạm giữ người bị tình nghi là người chưa thành niên cũng như áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên được tiến hành theo thủ tục quy định tại các điều 91, 97, 99, 100 và 108 Bộ luật này.

2. Khi quyết định vấn đề áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên trong từng trường hợp cần thảo luận về khả năng tiến hành theo dõi theo thủ tục quy định tại Điều 105 Bộ luật này.

3. Về việc tạm gĩư, tạm giam hoặc gia hạn thời hạn tạm giam người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên cần phải thông báo ngay cho những người đại diện hợp pháp của họ.

Điều 424. Thủ tục triệu tập người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên


Việc triệu tập người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên không bị tạm giam đến gặp Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên hoặc đến Toà án được tiến hành thông qua người đại diện hợp pháp của họ, nếu người bị tình nghi đang bị tạm giam thì thông qua Ban giám thị trại tạm giam.

Điều 425. Lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên


1. Việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên không thể được tiến hành liên tục quá 2 giờ và tổng thời gian không được quá 4 giờ trong 1 ngày.

2. Người bào chữa tham gia vào quá trình lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên, có quyền đưa ra câu hỏi đối với người chưa thành niên, sau khi kết thúc việc lấy lời khai được xem biên bản và đưa ra những nhận xét về tính đúng đắn và toàn diện của những nội dung được đưa vào biên bản.

3. Đối với việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên chưa đủ 16 tuổi hoặc đã đủ 16 tuổi nhưng bị rối loạn về tâm thần hoặc chậm phát triển về mặt tâm sinh lý thì sự tham gia của nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý là bắt buộc.

4. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên tự mình hoặc theo yêu cầu của người bào chữa bảo đảm sự tham gia của nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý trong việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên.

5. Nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý nếu được Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên cho phép có quyền đặt ra câu hỏi cho người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên, sau khi kết thúc việc lấy lời khai được xem biên bản hỏi cung và đưa ra những nhận xét bằng văn bản về tính đúng đắn và toàn diện của những nội dung được đưa vào biên bản. Những quyền này được Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên giải thích cho nhà sư phạm hoặc nhà tâm lý trước khi lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên và phải được ghi vào biên bản.

6. Thủ tục quy định tại các khoản 1,2,3 và 5 Điều này cũng được áp dụng khi tiến hành lấy lời khai bị cáo là người chưa thành niên.


Điều 426. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên trong quá trình tố tụng trước khi xét xử vụ án


1. Những người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên được tham gia vào vụ án trên cơ sở quyết định của Kiểm sát viên , Dự thẩm viên, Điều tra viên từ thời điểm lấy lời khai người bị tình nghi lần đầu tiên với tư cách là người bị tình nghi hoặc bị can. Khi cho phép họ tham gia vào vụ án họ được giải thích các quyền quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Người đại diện hợp pháp có quyền:

1) Biết người chưa thành niên bị tình nghi hoặc bị buộc tội về việc gì;

2) Có mặt khi đưa ra lời buộc tội;

3) Tham gia vào việc lấy lời khai người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên, nếu được Dự thẩm viên đồng ý thì được tham gia vào những hoạt động điều tra khác được tiến hành với sự tham gia của họ và của người bào chữa;

4) Xem biên bản các hoạt động điều tra mà họ tham gia và đưa ra những nhận xét bằng văn bản về tính đúng đắn và toàn diện của nội dung được đưa vào biên bản;

5) Đưa ra những yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng, khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Điều tra viên, Dự thẩm viên, Kiểm sát viên;

6) Đưa ra những chứng cứ;

7) Sau khi kết thúc điều tra được xem xét toàn bộ hồ sơ vụ án, được ghi chép bất kỳ thông tin nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án.

3. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên sau khi kết thúc điều tra có quyền ra quyết định về việc không đưa ra lời buộc tội đối với bị can là người chưa thành niên để xem xét, những tài liệu của vụ án mà có thể tác động tiêu cực đối với họ. Việc xem xét những tài liệu này của người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên là bắt buộc.

4. Người đại diện hợp pháp có thể bị từ chối tham gia vào vụ án nếu có những căn cứ để cho rằng hành vi của họ gây thiệt hại cho lợi ích của người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên. Kiểm sát viên, Dự thẩm viên, Điều tra viên ra quyết định về việc này. Trong trường hợp này cho phép người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên tham gia vào vụ án.

Điều 427. Đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc


1. Nếu trong quá trình điều tra vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng mà xác định thấy bị can là người chưa thành niên phạm tội đó lần đầu và có thể cải tạo được mà không cần áp dụng hình phạt, thì Kiểm sát viên cũng như Dự thẩm viên, Điều tra viên nếu được Kiểm sát viên đồng ý có quyền ra quyết định đình chỉ điều tra, đồng thời đề nghị Toà án áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình sự Liên bang Nga. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên chuyển quyết định cùng hồ sơ vụ án đến Toà án để giải quyết.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

2. Toà án xem xét đề nghị và hồ sơ vụ án theo thủ tục quy định tại các khoản 4, 6, 8, 9, và 11 Điều 108 Bộ luật này, trừ những quy định về các thời hạn tố tụng.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

3. Sau khi nhận hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố Toà án có quyền đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và áp dụng đối với bị can là người chưa thành niên biện pháp giáo dục bắt buộc.

4. Trong quyết định áp dụng đối với bị can là người chưa thành niên biện pháp giáo dục bắt buộc Toà án có quyền giao cho cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên tiến hành giám sát việc chấp hành những quy định về giáo dục bắt buộc.

5. Trong trường hợp người chưa thành niên thường xuyên không chấp hành quy định thì theo yêu cầu của cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên Toà án huỷ quyết định về việc đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc và chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên.

Việc tiến hành tố tụng tiếp theo đối với vụ án được tiến hành theo thủ tục quy định tại phần thứ hai Bộ luật này.

6. Không được phép đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự theo những căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này nếu người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ phản đối việc này.


Điều 248. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên tại phiên toà.


1. Những người đại diện hợp pháp của bị cáo là người chưa thành niên được triệu tập tham gia phiên toà và có quyền:

1) Đưa ra yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng;

2) Đưa ra lời khai;

3) Xuất trình chứng cứ;

4) Tham gia tranh luận;

5) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Toà án;

6) Tham gia phiên toà tại Toà án cấp chống án, cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm.

2. Theo quyết định của Toà án người đại diện hợp pháp có thể bị từ chối tham gia vào quá trình xét xử nếu có căn cứ để cho rằng hành vi của họ gây thiệt hại đến lợi ích của bị cáo là người chưa thành niên.

Trong trường hợp này cho phép người đại diện hợp pháp khác của bịcáo là người chưa thành niên tham gia vào quá trình xét xử.

3. Nếu người đại diện hợp pháp của bịcáo là người chưa thành niên đã được thông báo kịp thời mà vắng mặt thì vẫn tiến hành xét xử vụ án, nếu sự có mặt của họ là không cần thiết.

4. Nếu người đại diện hợp pháp của bịcáo là người chưa thành niên được phép tham gia vào vụ án với tư cách là người bào chữa hoặc bị đơn dân sự thì có quyền và phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 53 và Điều 54 Bộ luật này.

Điều 429. Buộc bị cáo là người chưa thành niên rời khỏi phòng xử án


1. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của một trong các bên có quyền ra quyết định buộc bị cáo là người chưa thành niên rời khỏi phòng xử án trong thời gian xem xét các tình tiết mà có thể gây tác động tiêu cực đối với bị cáo.

2. Sau khi bị cáo là người chưa thành niên trở lại phòng xử án chủ toạ phiên toà thông báo cho họ nội dung được xem xét tại Toà án được tiến hành khi họvắng mặt với số lượng và hình thức cần thiết và cho phép bịc áo là người chưa thành niên đưa ra các câu hỏi đối với những người đã khai báo khi họ vắng mặt.


Điều 430. Những vấn đề được Toà án giải quyết khỉa bản án đối với người chưa thành niên


1. Khi ra bản án đối với bị cáo là người chưa thành niên, bên cạnh những vấn đề quy định tại Điều 299 Bộ luật này Toà án có nghĩa vụ giải quyết vấn đề về khả năng miễn hình phạt cho bị cáo là người chưa thành niên trong những trường hợp quy định tại Điều 92 Bộ luật hình sự Liên bang Nga hoặc về việc cho hưởng án treo hoặc tuyên hình phạt đối với họ không phải là hình phạt tù.

2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này Toà án cần nếu là giao cho cơ quạn chuyên trách nào về người chưa thành niên tiến hành giám sát việc xử sự của người bị kết án.


Điều 431. Toà án miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo là người chưa thành niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc


1. Nếu trong quá trình xét xử vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng xác định được rằng người chưa thành niên đã thực hiện tội phạm đó có thể cải tạo được mà không cần áp dụng hình phạt đối với họ thì Toà án đình chỉ vụ án đối với người chưa thành niên đó và áp dụng đối với họ biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

2. Bản sao quyết định của Toà án được gửi cho cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên.


Điều 432. Toà án miễn hình phạt cho bị cáo là người chưa thành niên và áp dụng biện pháp giáo dục bắt buộc hoặc chuyển họ đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên


(Tên của Điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)

1. Nếu trong quá trình xét xử vụ án về tội phạm ít nghiêm trọng trong hoặc tội phạm nghiêm trọng xác định được rằng người chưa thành niên đã thực hiện tội phạm dó có thể cải tạo được mà không cần áp dụng hình phạt đối với họ thì Toà án căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 92 Bộ luật hình sự Liên bang Nga có quyền sau khi ra bản án kết tội miễn hình phạt cho bị cáo là người chưa thành niên và áp dụng đối với họ biện pháp giáo dục bắt buộc quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

2. Nếu trong quá trình xét xử vụ án về tội phạm nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, trừ các tội quy định tại khoản 5 Điều 92 Bộ luật hình sự, mà quyết định là sẽ đưa bị cáo là người chưa thành niên đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên, thì sau khi ra bản án kết tội, miễn hình phạt cho người bị kết án là người chưa thành niên và căn cứ quy định tại Điều 92 Bộ luật hình sự Liên bang Nga Toà án chuyển người đó đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên cho đến khi họ đến tuổi thành niên nhưng không được quá 3 năm.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3. Việc chấp hành của người bị kết án là người chưa thành niên tại cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên có thể bị đình chỉ trước khi họ đến tuổi thành niên nếu thấy rằng việc tiếp tục áp dụng biện pháp này đối với họ là không còn cần thiết.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)

4. Chỉ được kéo dài thời gian của người bị kết án là người chưa thành niên tại cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên sau khi họ đã thành niên để họ hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông hoặc chương trình học nghề, nếu họ có yêu cầu. Vấn đề đình chỉ thời hạn người bị kết án là người chưa thành niên hoặc chuển đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên khác do cơ quan đó và Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em thuộc chính quyền địa phương, nơi người chưa thành niên đó đang có mặt đề nghị hoặc theo đề nghị của chính người chưa thành niên đó hay bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Việc kéo dài hay đình chỉ hoặc chuển đến cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên khác do một Thẩm phán Toà án quận nơi có trụ sở cơ quan nói trên giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đượcđề nghị.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)

5. Tại phiên toà có sự tham gia của người bị kết án là người chưa thành niên, bố mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người bào chữa, Kiểm sát viên, người đại diện cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên và đại diện Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em thuộc chính quyền địa phương, nơi có cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên đó.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)

6. Tại phiên toà tiến hành xem xét kết luận của cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên và Uỷ ban bảo vệ quyền trẻ em thuộc chính quyền địa phương, nơi có cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên đó, nghe ý kiến của những người tham gia trong vụ án đó.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 111/LLB ngày 7 tháng 7 năm 2003)

7. Căn cứ kết quả xem xét yêu cầu, Thẩm phán ra quyết định và công bố quyết định đó tại phiên toà.

8. Trong thời hạn 5 ngày bản sao quyết định được giao cho người bị kết án là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ, đồng thời giao cho cơ quan chuyên trách về người chưa thành niên, Kiểm sát viên và Toà án đã ra bản án.

Mục 51

THỦ TỤC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẮT BUỘC CHỮA BỆNH

Điều 433. Những căn cứ tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh


1. Thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh quy định tại các điểm từ b đến đ khoản 1 Điều 99 Bộ luật hình sự Liên bang Nga được tiến hành đối với người thực hiện hành vi mà luật hình sự cấm trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc đối với người sau khi thực hiện tội phạm bị rơi vào tình trạng tâm thần dẫn đến không thể tuyên hình phạt và bắt họ chấp hành hình phạt được.

2. Biện pháp bắt buộc chữa bệnh được quyết định trong trường hợp khi mà tình trạng tâm thần của họ liên quan đến sự nguy hiểm của của bản thân họ hoặc những người khác hoặc có khả năng họ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác.

3. Việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này và những ngoại lệ quy định tại Mục này.

4. Những quy định của Mục này không áp dụng đối với những người quy định tại khoản 2 Điều 99 Bộ luật hình sự Liên bang Nga và có nhu cầu điều trị bệnh tâm thần, nếu bệnh đó không loại trừ năng lực trách nhiệm hình sự của họ. Trong trường hợp này, biện pháp bắt buộc chữa bệnh được áp dụng trên cơ sở bản án được tuyên và được thi hành theo thủ tục quy định tại bộ luật thi hành án hình sự Liên bang Nga.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

Điều 434. Những tình tiết phải chứng minh


1. Đối với những vụ án về những người quy định tại khoản 1 Điều 433 Bộ luật này thì việc tiến hành điều tra dự thẩm là bắt buộc.

2. Khi tiến hành điều tra dự thẩm cần phải chứng minh những tình tiết sau:

1)Thời gian, địa điểm, phương pháp và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

2) Người đó có thực hiện hành vi bị kỷ luật hình sự cấm hay không;

3) Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

4) Trước đó họ có bị bệnh tâm thần hay không, tính chất là mức độ bệnh tâm thần ở thời điểm thực hiện hành vi bị kỷ luật hình sự cấm hoặc trong thời gian tiến hành tố tụng đối với vụ án;

5. Bệnh tâm thần của họ có liên quan đến sự nguy hiểm cho bản thân họ hoặc những người khác hoặc có khả năng họ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác hay không.

Điều 435. Đưa vào cơ sở chữa trị tâm thần


1. Khi xác định người bị áp dụng biện pháp tạm giam bị mắc bệnh tâm thần, theo yêu cầu của Kiểm sát viên Toà án ra quyết định đưa người đó vào cơ sở chữa trị tâm thần theo thủ tục quy định tại Điều 108 Bộ luật này.

2. Việc đưa người không bị tạm giam vào cơ sở chữa trị tâm thần do Toà án tiến hành theo thủm tục quy định tại Điều 203 Bộ luật này.


Điều 436. Việc tách vụ án


Nếu trong quá trình điều tra vụ án về tội phạm có đồng phạm xác dịnh được rằng có ai đó trong số những người đồng phạm thực hiện hành vi trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc có ai trong số những người đồng phạm bị mắc bệnh tâm thần sau khi thực hiện tội phạm thì có thể tách vụ án để giải quyết riêng đối với họ theo thủ tục quy định tại Điều 154 Bộ luật này.

Điều 437. Sự tham gia của người đại diện hợp pháp


1. Người đại diện hợp pháp của người bị tiến hành thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được tham gia vào vụ án trên cơ sở quyết định của Dự thẩm viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán . Trong trường hợp không có họ hàng thân thích thì cơ quan giám hộ và đỡ đầu có thể được công nhận là người đại diện hợp pháp.

2. Người đại diện hợp pháp có quyền:

1) Được biết người mà đại diện bị buộc tội về việc thực hiện hành vi mà bị luật cấm;

2) Đưa ra yêu cầu và đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng;

3) Đưa ra chứng cứ;

4) Nếu được Dự thẩm viên cho phép, được tham gia vào các hoạt động điều tra được tiến hành theo yêu cầu của họ hoặc của những người bào chữa;

5) Được xem xét các biên bản những hoạt động điều tra mà họ tham gia và đưa ra những nhận xét bằng văn bản về tính đúng đắn và tính toàn diện của những nội dung ghi trong biên bản;

6) Sauk hi kết thúc điều tra được xem toàn bộ hồ sơ vụ án, được ghi chép bất kỳ thông tin nào và với bất kỳ số lượng nào từ hồ sơ vụ án, kể cả việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, nhận bản sao quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định chuyển vụ án đến Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

7) Tham gia vào việc xét xử vụ án tại Toà án;

8) Khiếu nại đối với hoạt động và quyết định của Dự thẩm viên, Kiểm sát viên và Toà án;

9) Nhạn bản sao những quyết định bị kháng cáo;

10) Được biết về những kháng cáo và kháng nghị đựoc đưa ra đối với vụ án và đưa ra ý kiến phản đối đối với những kháng cáo, kháng nghị;

11) Tham gia phiên toà tại Toà án cấp chống án, cấp phúc thẩm và cấp giám đốc thẩm.

3. Việc giải thích cho người đại diện hợp pháp về các quyền quy định tại Điều này phải được lập biên bản.






Điều 438. Sự tham gia của người bào chữa


Đối với hoạt động tố tụng về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, sự tham gia của người bào chữa là bắt buộc từ thời điểm ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, nếu người bào chữa chưa tham gia vào vụ án này trước đó.

Điều 439. Kết thúc điều tra dự thẩm


1. Khi điều tra dự thẩm Dự thẩm viên ra quyết định.

1) Đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại Điều 24, Điều 27 Bộ luật này cũng như trong trường hợp nếu tính chất của hành vi được thực hiện và bệnh tâm thần của họ không liên quan đến sự nguy hiểm cho bản thân họ và những người khác cũng như đến khả năng họ gây ta những thiệt hại nghiêm trọng khác;

2) Chuyển vụ án đến Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Quyết định đình chỉ vụ án được ban hành theo quy định tại Điều 212 và Điều 213 Bộ luật này.

3.Dự thẩm viên thông báo cho người đại diện hợp pháp và người bào chữa cũng như người bị hại về việc đình chỉ vụ án hoặc chuyển vụ án đến Toà án và giải thích cho họ quyền được xem hồ sơ vụ án. Việc xem hồ sơ vụ án, yêu cầu và giải quyết về việc tiến hành điều tra bổ sung được tiến hành theo thủ tục quy định tại các Điều 215- 219 Bộ luật này.

4. Trong quyết định chuyển vụ án đến Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh cần nêu rõ:

1) Những tình tiết quy định tại Điều 434 Bộ luật này và được xác định trong vụ án đó;

2) Căn cứ áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;

3) Lập luận của người bào chữa và những người khác đưa ra căn cứ để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

5. Hồ sơ vụ án kèm theo quyết định chuyển vụ án đến Toà án đựoc Dự thẩm viên chuyển cho Kiểm sát viên để Kiểm sát viên ra một trong những quyết định sau:

1) Phê chuẩn quyết định của Dự thẩm viên về việc chuyển vụ án đến Toà án ;

2) Trả lại hồ sơ vụ án cho Dự thẩm viên để tiến hành điều tra bổ sung;

3) Đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều này.

6. Bản sao quyết định chuyển vụ án cho Toà án để áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được giao cho người bào chữa và người đại diện hợp pháp.


Điều 440. Quyết định mở phiên toà


Sau khi nhận hồ sơ vụ án về việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, Thẩm phán Toà án quyết định mở phiên toà theo thủ tục quy định tại Mục 33 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 441. Xét xử


1. Việc xét xử vụ án được tiến hành theo thủ tục chung và những ngoại lệ quy định tại Mục này.

2. Việc điều tra tại Toà được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên nêu những lập luận về sự cần thiết phải áp dụng đối với người được coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị bệnh tâm thần biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Việc xem xét các chứng cứ và tranh luận của các bên được tiến hành theo quy định tại Điều 274 và Đ 292 Bộ luật này.


Điều 442. Những vấn đề được Toà án giải quyết khi ra quyết định đối với vụ án


Trong quá trình xét xử vụ án cần thiết phải xem xét và quyết định những vấn đề sau:

1) Hành vi bị luật hình sự cấm có xảy ra hay không;

2) Có phải người đang bị Toà án xét xử đã thực hiện hành vi đó hay không;

3) Hành vi có phải do người ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hay không;

4) Sauk hi thực hiện tội phạm người đó có bị tâm thần dẫn đến không thể quyết định hình phạt hoặc thi hành được hình phạt hay không;

5) Bệnh tâm thần của họ có gây huy hiểm cho bản thân họ và những người khác cũng như đến khả năng họ gây ra những thiệt hại nghiêm trọng khác hay không;

6) Có cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hay không và cụ thể là biện pháp nào.

Điều 443. Quyết định của Toà án


1. Sau khi đã chứng minh được hành vi bị luật hình sự cấm do một người thực hiện trong khi họ không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sau khi thực hiện tội phạm, người đó bị bệnh tâm thần dẫn đến không thể quyết định hình phạt hoặc thi hành được hình phạt, thì Toà án ra quyết định miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho người đó và áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh theo quy định tại Điều 21 và Điều 81 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Nếu người đó không gây nguy hiểm khi ở trong tình trạng tâm thần hoặc hành vi mà họ đã thực hiện thuộc loại ít nghiêm trọng thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án và từ chối áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Đồng thời Toà án huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với họ.

3. Nếu có những căn cứ quyđịnh tại các Điều 24 - 28 Bộ luật này thì Toà án ra quyết định đình chỉ vụ án mà không phụ thuộc vào việc người đó có bị tâm thần hay không và mức độ bệnh của họ như thế nào.

4. Khi đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì trong thời hạn 5 ngày bản sao quyết định của Toà án được gửi đến cơ quan y tế để giải quyết vấn đề điều trị bệnh hoặc chuyển người cần được giúp đỡ về tâm thần đến cơ sở chữa trị tâm thần.

5. Sau khi nhận they không xác định được bệnh tâm thần của người đang bị Toà án xét xử hoặctình trạng bệnh của người thực hiện tội phạm không cản trở việc áp dụng hình phạt đối với họ thì Toà án ra quyết định trả vụ án cho Kiểm sát viên theo quy định tại Điều 437 Bộ luật này.

6. Trong quyết định của Toà án giải quyết vấn đề vật chứng cũng như giải thích thủ tục và thời hạn kháng cáo, kháng nghị quyết định theo thủ tục phúc thẩm.


Điều 444. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án


Quyết định của Toà án có thể bị người bào chữa, người bị hại và người đại diện hợp pháp của họ, người đại diện hợp pháp hoặc họ hàng thân thích của người bị Toà án xét xử kháng cáo hoặc được Kiểm sát viên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm quy định tại Mục 45 Bộ luật này.

Điều 445. Đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh


1. Theo đề nghị của cơ sở chữa trị tâm thần được khẳng định trong kết luận y khoa cũng như theo đề nghị của người đại diện hợp pháp của người được công nhận là không có năng lực trách nhiệm hình sự và người bào chữa của họ, Toà án đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh trong thời hạn 6 tháng.

2. Vấn đề đình chỉ, thay đổi hoặc gia hanh thời hạn bắt buộc chữa bệnh do Toà án đã ra quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Toà án nơi thi hành biện pháp đó giải quyết.

3. Toà án thông báo cho người đại diện hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ sở chữa trị tâm thần, người bào chữa và Kiểm sát viên về việc tiến hành xét xử vụ án.

4. Việc tham gia phiên toà của người bào chữa và Kiểm sát viên bắt buộc. Sự vắng mặt của những người khác không cản trở việc xét xử vụ án.

5. Tại phiên toà tiến hành xem xét đơn đề nghị, kết luận y khoa, nghe ý kiến của các bên tham gia phiên toà. Nếu có nghi ngờ về kết luận y khoa, Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của những người tham gia phiên toà tiến hành trưng cầu giám định, yêu cầu đưa ra những tài liệu bổ sung cũng như lấy lời khai của người đang bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh nếu tình trạng tâm thần của người đó cho phép thực hiện việc lấy lời khai của họ.

6. Toà án đình chỉ hoặc thay đổi việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp với tình trạng tâm thần của họ như vậy thì không cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đã được chỉ định hoặc cần thiết phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh khác. Toà án gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh khi có căn cứ để kéo dài thời hạn bắt buộc chữa bệnh.

7. Toà án ra quyết định tại phòng nghị án về việc đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn cũng như từ chối việc đình chỉ, thay đổi hoặc gia hạn thời hạn bắt buộc chữa bệnh và công bố quyết định tại phiên toà.

8. Quyết định của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.


Điều 446. Xét lại bản án đối với người bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh


1. nếu một người sau khi thực hiện tội phạm bị mắc bệnh tâm thần và bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh được coi là đã khỏi bệnh thì Toà án trên cơ sở kết lậun y khoa và căn cứ các quy định tại điểm 12 Điều 397 và khoản 3 Điều 396 Bộ luật này ra quyết định đình chỉ việc áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với họ và giải quyết vấn đề về việc trả lại vụ án cho Kiểm sát viên để tiến hành điều tra theo thủ tục chung.

2. Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 103 Bộ luật hình sự Liên bang Nga.




tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương