Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Chương XIII THỦ TỤC XÉT XỬ Ở TOÀ ÁN PHÚC THẨM



tải về 2.43 Mb.
trang19/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27

Chương XIII

THỦ TỤC XÉT XỬ Ở TOÀ ÁN PHÚC THẨM



Mục 43

KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ CHỐNG ÁN VÀ KHÁNG CÁO, KHÁNG NGHỊ PHÚC THẨM CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA TOÀ ÁN CHƯA CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT




Điều 354. Quyền kháng cáo, kháng nghị chống án và kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm


1. Theo những quy định tại Mục này các quyết định của Toà án chưa có hiệu lực pháp luật có thể bị các bên kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục chống án hoặc thủ tục phúc thẩm.

2. Kháng cáo, kháng nghị đối với các bản án, quyết định của các Thẩm phán hoà giải chưa có hiệu lực pháp luật được xem xét theo thủ tục chống án.

3. Kháng cáo, kháng nghị đối với các quyết định của Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp chống án chưa có hiệu pháp luật được xem xét theo thủ tục phúc thẩm, trừ những quyết định của Toà án quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Người bị kết án, người được Toà án tuyên vô tội, người bào chữa và người đại diện hợp pháp của họ, công tố viên hoặc Viện kiểm sát cấp trên người bị hại và người đại diện của họ có quyền kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án.



(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

5. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc những người đại diện của họ có quyền kháng cáo quyết định của Toà án về phần liên quan đến vấn đề dân sự.


Điều 355. Thủ tục kháng cáo, kháng nghị


1. Kháng cáo và kháng nghị được chuyển Toà án đã ra bản án quyết định của Toà án bị kháng cáo kháng nghị.

2. Kháng cáo và kháng nghị chống án được gửi đến Toà án quận.

3. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm được gửi đến:

1) Đối với bản án hoặc quyết định khác cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án của Toà án quận - đến Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự Toà án Tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án trực thuộc Liên bang Nga, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị;

2) Đối với bản án hoặc quyết định khác của Toà án Tối cao nước cộng hoà, Toà án vùng hoặc khu vực, Toà án trực thuộc Liên bang, Toà án vùng hoặc khu vực tự trị - đến Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự Toà án Tối cao Liên bang Nga;

3) Đối với bản án hoặc quyết định khác của Uỷ ban Thẩm phán về các vụ án hình sự - Toà án Tối cao Liên bang Nga - đến Toà phúc thẩm Toà án Tối cao Liên bang Nga.

4. Những bản án và quyết định khác của các Toà án quân sự được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục quy định tại Bộ luật này đến Toà án quân sự cấp trên theo quy định tại luật hiến định Liên bang Nga về các Toà án quân sự.

5. Không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục quy định tại Mục này những quyết định được ban bành trong quá trình xét xử tại Toà án:

1) Về thủ tục xem xét các chứng cứ;

2) Về việc chấp nhận hoặc từ chối những yêu cầu của những người tham gia xét xử;

3) Về những biện pháp bảo vệ trật tự phiên toà, trừ những quyết định về việc phạt tiền.

6. Việc kháng cáo, kháng nghị những quyết định được ban hành trong thời gian xét xử không dẫn đến việc tạm đình chỉ xét xử.


Điều 356. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án


1. Kháng cáo và kháng nghị đối với bản án hoặc quyết định khác của Toà án sơ thẩm có thể được các bên đệ trình theo theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tuyên án, đối với người bị kết án đang bị tạm giam - cũng trong thời hạn trên kể từ ngày họ nhận được bản sao bản án.

2. Trong thời hạn quy định để kháng cáo, kháng nghị quyết định của Toà án , hồ sơ vụ án có thể lấy từ Toà án.

3. Kháng cáo hoặc kháng nghị quá hạn không được xem xét giải quyết.

Điều 357. Thủ tục phục hồi thời hạn kháng cáo, kháng nghị


1. Trong trường hợp đã quá thời hạn kháng cáo, kháng nghị có lý do chính đáng thì những người có quyền kháng cáo, kháng nghị có thể yêu cầu Toà án đã ra bản án hoặc quyết định khác bị kháng cáo, kháng nghị về việc phục hồi thời hạn. Yêu cầu phục hồi thời hạn được Thẩm phán chủ toạ phiên toà xét xử vụ án giải quyết tại phiên toà.

2. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị được phục hồi trong trường hợp nếu bản sao quyết định của Toà án giao cho những người quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 354 Bộ luật này sau 5 ngày kể từ ngày ra quyết định.



(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

3. Quyết định của Thẩm phán về việc không chấp nhận phục hồi thời hạn có thể bị kháng cáo, kháng nghị lên Toà án cấp trên.


Điều 358. Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị


Toà án đã ra bản án hoặc quyết định khác bị kháng cáo, kháng nghị thông báo về những kháng cáo, kháng nghị được đệ trình và gửi bản sao kháng cáo, kháng nghị cho người bị kết án hoặc người được Toà án tuyên vô tội, người bào chữa của họ, người buộc tội, người bị hại và người đại diện của họ cũng như cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc những người đại diện của họ nếu kháng cáo hoặc kháng nghị liên quan đến những lợi ích của họ đồng thời giải thích khả năng đệ trình ý kiến phản đối nội dung kháng cáo, kháng nghị bằng văn bản và nêu rõ thời hạn đệ trình.

2. Ý kiến phản đối nội dung kháng cáo, kháng nghị được đưa vào hồ sơ vụ án.


Điều 359. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị


1. Bản án bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được thi hành trừ những trường hợp quy định tại Điều 311 Bộ luật này.

2. Khi hết hạn kháng cáo, kháng nghị Toà án đã ra bản án hoặc quyết định khác bị kháng cáo, kháng nghị chuyển hồ sơ vụ án cùng với kháng cáo, kháng nghị và ý kiến phản đối nội dung kháng cáo, kháng nghị đến Toà án cấp chống án hoặc Toà án cấp phúc thẩm đồng thời thông báo cho các bên biết.

3. Người đã kháng cáo, kháng nghị có quyền rút kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên toà cấp chống án hoặc cấp phúc thẩm.

4. Người đã kháng cáo, kháng nghị trước khi bắt đầu phiên toà có quyền thay đổi hoặc bổ sung kháng cáo, kháng nghị bằng những chứng cứ mới. Trong trường hợp này trong kháng nghị bổ sung của Kiểm sát viên hoặc yêu cầu thay đổi kháng nghị cũng như trong kháng cáo bổ sung của người bị hại, tư tố viên hoặc những người đại diện của họ được đệ trình sau khi đã hết hạn kháng cáo, kháng nghị thì không thể đưa ra yêu cầu làm xấu hơn tình trạng của người bị kết án, nếu yêu cầu này không có trong kháng cáo hoặc kháng nghị ban đầu.

5. Căn cứ kết quả giải quyết kháng cáo, kháng nghị quy định tại khoản 5 Điều 354 Bộ luật này. Toà án ra quyết định huỷ bỏ hoặc thay đổi quyết định bị kháng cáo, kháng nghị hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị.

Điều 360. Phạm vi xét xử vụ án hình sự của Toà án cấp chống án hoặc cấp phúc thẩm


1. Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của bản án hoặc quyết định khác của Toà án.

2. Toà án giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục chống án hoặc phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của quyết định của Toà án chỉ trong phần bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu trong quá trình xét xử mà xác định có tình tiết ảnh hưởng tới lợi ích của những người bị kết án hoặc người được tuyên vô tội thì phải làm rõ vấn đề này. Trong xét xử không được làm xấu hơn tình trạng của họ.



(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

3. Khi giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục phúc thẩm Toà án có quyền giảm hình phạt cho người bị kết án hoặc áp dụng luật hình sự về tội nhẹ hơn nhưng không có quyền tăng nặng hình phạt, áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn.

4. Toà án cấp phúc thẩm có quyền sửa đổi bản án kết tội cũng như bản án tuyên vô tội theo hướng áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn hoặc tăng nặng hình phạt trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 338 và Điều 385 Bộ luật này.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

Mục 44

THỦ TỤC XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO THỦ TỤC CHỐNG ÁN




Điều 361. Đối tượng của việc xét xử theo thủ tục chống án


Toà án chống án với thành phần được quy định tại Điều 30 Bộ luật này căn cứ vào kháng cáo hoặc kháng nghị chống án kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của bản án và quyết định của Thẩm phán hoà giải.

Điều 362. Thời hạn bắt đàu xét xử vụ án ở cấp chống án


Chậm nhất là 14 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo hoặc kháng nghị chống án phải bắt đầu tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục chống án.

Điều 363. Kháng cáo, kháng nghị chống án


1. Kháng cáo hoặc kháng nghị phải có những nội dung sau:

1) Tên Toà án cấp chống án mà kháng cáo hoặc kháng nghị gửi đến;

2) Những thông tin về người kháng cáo hoặc kháng nghị trong đó chỉ rõ địa vị tố tụng của họ, nơi cư trú hoặc nơi làm việc;

3) Nêu bản án hoặc quyết định khác của Toà án và tên Toà án đã ra bản án hoặc quyết định đó;

4) Những lý lẽ của người kháng cáo hoặc kháng nghị và những chứng cứ mà những yêu cầu của họ dựa vào;

5) Danh mục những tài liệu kèm theo kháng cáo hoặc kháng nghị;

6) Chữ ký của người kháng cáo hoặc kháng nghị.

2. Trong trường hợp, những yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này không được thực hiện và cản trở việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán trả lại kháng cáo hoặc kháng nghị và quy định thời hạn làm lại kháng cáo hoặc kháng nghị. Nêú các yêu cầu của Thẩm phán không được thực hiện hoặc trong thời hạn đã xác định mà kháng cáo, kháng nghị mới không được gửi cho Toà án, thì coi như không có kháng cáo, kháng nghị. Bản án có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật này.



(Khoản này được thay đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12năm 2003)

3. Các bên trong việc khẳng định những cơ sở của khi kháng cáo hoặc kháng nghị trong khi phản đối kháng cáo hoặc kháng nghị của bên kia có quyền đệ trình ra Toà án những tài liệu mới hoặc yêu cầu triệu tập những người làm chứng và người giám định mà họ chỉ định đến Toà án.


Điều 364. Quyết định mở phiên toà và chuẩn bị phiên toà cấp chống án


Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án Thẩm phán ra quyết định mở phiên toà, trong đó giải quyết những vấn đề sau:

1) Về thời gian, địa điểm bắt đầu xét xử vụ án;

2) Về việc triệu tập người làm chứng, người giám định và những người khác đến phiên toà;

3) Về việc duy trì, áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo hoặc người bị kết án;

4) Về việc giải quyết vụ án tại phiên toà xét xử kín trong những trường hợp quy định tại Điều 241 Bộ luật này.

2. Các bên được thông báo về thời gian và địa điểm xét xử vụ án. Việc vắng mặt những người không phải là người kháng cáo, kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm không cản trở việc xét xử vụ án và ra quyết định.

3. Sự tham gia của những người sau đây tại phiên toà là bắt buộc:

1) Công tố viên;

2) Tư tố viên đã kháng cáo;

3) Bị cáo hoặc người bị kết án đã kháng cáo hoặc để bảo vệ lợi ích của họ đã có kháng cáo hoặc kháng nghị, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 247 Bộ luật này;



(Điểm này được thay đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7năm 2006)
4) Người bào chữa trong những trường hợp quy định tại Điều 51 Bộ luật này.

Điều 365. Điều tra tại toà


1. Hoạt động tố tụng đối với vụ án tại Toà án cấp chống án được tiến hành theo thủ tục quy định tại các mục 35 - 39 Bộ luật này và những ngoại lệ quy định tại Mục này.

2. Việc điều tra tại Toà án được bắt đầu bằng việc chủ toạ phiên toà tóm tắt nội dung bản án và nội dung chính của kháng cáo hoặc kháng nghị chống án và những ý kiến phản đối nội dung kháng cáo, kháng nghị.

3. Sau lời phát biểu của chủ toạ phiên toà, Toà án nghe ý kiến phát biểu của bên kháng cáo hoặc kháng nghị và ý kiến phản đối của bên kia.

4. Sau lời phát biểu của các bên Toà án chuyển sang việc kiểm tra các chứng cứ. Những người làm chứng đã được thẩm vấn tại Toà án cấp sơ thẩm được thẩm vấn tại Toà án cấp chống án, nếu Toà án thấy việc triệu tập họ đến phiên toà là cần thiết.

5. Các bên có quyền yêu cầu triệu tập những người làm chứng mới, tiến hành giám định, xem xét vật chứng và tài liệu mà những yêu cầu của họ đã bị Toà án cấp sơ thẩm từ chối. Việc giải quyết yêu cầu cần được tiến hành theo thủ tục quy định tại Bộ luật này. Trong trường hợp này Toà án cấp chống án không có quyền từ chối yêu cầu dựa trên căn cứ là yêu cầu đó không được Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận.

Điều 366. Tranh luận của các bên. Lời sau cùng của bị cáo


1. Khi việc điều tra tại Toà án kết thúc. Thẩm phán hỏi các bên xem họ có yêu cầu điều tra bổ sung tại Toà án hay không. Toà án giải quyết những yêu cầu này, sau đó chuyển sang phần tranh luận của các bên.

2. Việc tranh luận của các bên được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 292 Bộ luật này. Người kháng cáo hoặc kháng nghị sẽ phát biểu đầu tiên.

3. Sau khi kết thúc tranh luận của các bên Thẩm phán cho bị cáo nói lời sau cùng, sau đó vào phòng nghị án để ra quyết định.

Điều 367. Những quyết định do Toà án cấp chống án ban hành


1. Khi ra quyết định Toà án cấp chống án có quyền dựa vào những lời khai của những người không được triệu tập đến phiên toà cấp chống án nhưng đã được thẩm vấn ở Toà án cấp sơ thẩm và được công bố tại phiên toà để làm căn cứ của quyết định. Nếu những lời khai này bị các bên bác bỏ thì những người này phải bị thẩm vấn.

2. Trong quyết định nêu rõ những căn cứ mà dựa vào đó để công nhận bản án của Toà án cấp sơ thẩm là hợp pháp, có căn cứ và công bằng và những lý lẽ của người kháng cáo hoặc kháng nghị là không có căn cứ hoặc những căn cứ để huỷ bỏ toàn bộ hay một phần hoặc thay thế bản án bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

3. Toà án cấp chống án căn cứ kết quả xét xử vụ án ra một trong những quyết định sau:

1) Về việc giữ nguyên bản án của Toà án cấp sơ thẩm và bác kháng cáo hoặc kháng nghị chống án;

2) Về việc huỷ bỏ bản án kết tội của Toà án sơ thẩm và tuyên bị cáo không phạm tội hoặc về việc đình chỉ vụ án;

3) Về việc huỷ bỏ bản án tuyên bị cáo vô tội của Toà án cấp sơ thẩm và về việc ra bản án kết tội;

4) Về việc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm;

4. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều này thì Toà án cấp chống án ra quyết định. Trong trường hợp quy định tại các điểm 2- 4 khoản 3 Điều này thì Toà án cấp chống án ra bản án.


Điều 368. Việc ra bản án


Toà án cấp chống án ra bản án mới theo những quy định tại Mục 39 và Điều 367 Bộ luật này.

Điều 369. Những căn cứ huỷ bỏ hoặc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm


Những căn cứ huỷ bỏ hoặc thay đổi bản án của Toà án cấp sơ thẩm và ra bản án mới là:

1) Kết luận của Toà án thể hiện trong bản án không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ án được Toà án cấp chống án xác định trong những trường hợp quy định tại Điều 380 Bộ luật này.

2) Vi phạm luật tố tong hình sự - trong những trường hợp quy định tại Điều 381 Bộ luật này;

3) Áp dụng không đúng luật hình sự - trong những trường hợp quy định tại Điều 382 Bộ luật này.

4) Về việc tuyên hình phạt là không công bằng - trong những trường hợp quy định tại Điều 383 Bộ luật này.

2. Bản án của Toà án cấp sơ thẩm có thể bị thay đổi theo hướng làm xấu hơn tình trạng của người bị kết án chỉ khi có kháng nghị của Kiểm sát viên hoặc kháng cáo của người bị hại, tư tố viên hoặc người đại diện của họ.

Điều 370. Huỷ bỏ hoặc thay thế bản bán tuyên bị cáo vô tội

1. Bản án tuyên bị cáo vô tội có thể bị Toà án cấp chống án huỷ bỏ và ra bản án kết tội chỉ trong trường hợp có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại tư tố viên hoặc những người đại diện của họ đối với việc tuyên bị cáo vô tội một cách không có căn cứ.

2. Bản án tuyên bị cáo vô tội có thể bị thay đổi về phần lý do tuyên vô tội theo kháng cáo của người được tuyên vô tội.

Điều 371. Kháng cáo, kháng nghị bản án và quyết định của Toà án cấp chống án


Bản án và quyết định của Toà án cấp chống án có thể bị kháng cáo, kháng nghị đến Toà án theo thủ tục phúc thẩm quy định tại Mục 45 Bộ luật này.

Điều 372. Biên bản phiên toà


Thư ký phiên toà ghi biên bản theo quy định tại Điều 259 Bộ luật này. Các bên có thể đưa ra những nhận xét đối với biên bản và những nhận xét này được Chủ toạ phiên toà xem xét theo thủ tục quy định tại Điều 260 Bộ luật này.


Mục 45

THỦ TỤC XÉT XỬ PHÚC THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ




Điều 373. Đối tượng xét xử ở Toà án cấp phúc thẩm


Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ và tính công bằng của bản án và quyết định khác của Toà án.

Điều 374. Thời hạn giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm


Toà án cấp phúc thẩm cần bắt đầu xét xử vụ án trong thời hạn chậm nhất là 1 tháng kể từ ngạy nhận được hồ sơ vụ án.

Điều 375. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm


1. Kháng cáo và kháng nghị phúc thẩm cần có những nội dung sau:

1) Tên Toà án cấp phúc thẩm mà kháng cáo hoặc kháng nghị được đệ trình;

2) Thông tin về người kháng cáo hoặc kháng nghị và nêu rõ địa vị tố tụng của người đó, nơi cư trú hoặc nơi làm việc;

3) Bản án hoặc quyết định khác bị kháng cáo, kháng nghị và tên Toà án đã ra bản án, quyết định đó;

4) Lý lẽ của người kháng cáo hoặc kháng nghị và nêu rõ những căn cứ quy định tại Điều 379 Bộ luật này;

5) Danh mục những tài liệu kèm theo kháng cáo, kháng nghị;

6) Chữ ký của người kháng cáo hoặc kháng nghị .

2. Nếu người bị kết án yêu cầu được tham gia vào việc giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm thì họ phải nêu rõ trong đơn kháng cáo của họ.

3. Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị không phù hợp với những quy định tại khoản 1 Điều này và gây cản trở tới việc giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm thì Toà án áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 363 Bộ luật này. Tường hợp đình chỉ xét xử phúc thẩm thì Toà án ra quyết định.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

Điều 376. Quyết định mở phiên toà


1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án kèm theo kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm, Thẩm phán ấn định thời gian và địa điểm mở phiên toà.

2. Toà án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các bên về thời gian, địa điểm xét xử vụ án chậm nhất là 14 ngày trước khi mở phiên toà. Việc triệu tập người bị kết án đang bị tạm giam do Toà án quyết định.



(Khoản này đượ sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

3. Người bị kết án đang bị tạm giam và nguyện vọng có mặt khi xem xét kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án có quyền tham gia phiên toà trực tiếp hoặc thể hiện quan điểm của mình bằng cách sử dụng hệ thống tin bằng hình ảnh. Hình thức tham gia phiên toà của người bị kết án do Toà án quyết định. Người bị kết án hoặc người được tuyên vô tội đã có mặt tại phiên toà được phép tham gia phiên toà trong mọi trường hợp.

4. Những người đã được thông báo kịp thời về thời gian, địa điểm xét xử của Toà án cấp phúc thẩm mà không có mặt không cản trở việc giải quyết vụ án.

Điều 377. Thủ tục giải quyết vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm


1. Chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và thông báo về vụ án được đưa ra xét xử theo kháng cáo và (hoặc) kháng nghị của ai. Sau đó chủ toạ phiên toà thông báo thành phần Hội đồng xé xử, họ, tên những người là các bên của vụ án và có mặt tại phiên toà cũng như họ, tên người phiên dịch nếu họ tham gia phiên toà.

2. Chủ toạ phiên toà hỏi những người tham gia xét xử xem họ có đề nghị thay đổi ai không và có yêu cầu gì không.

3. Sau khi giải quyết vấn đề thay đổi người tham gia tố tụng và các yêu cầu, một trong số những Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án hoặc quyết định khác của Toà án bị kháng cáo, kháng nghị cũng như kháng cáo và (hoặc) kháng nghị phúc thẩm. Sau đó Toà án nghe ý kiến của bên kháng cáo hoặc kháng nghị về căn cứ đưa ra lý lẽ của mình và ý kiến phản đối của bên kia. Trong trường hợp có nhiều kháng cáo, kháng nghị thì trình tự phát biểu do Toà án quyết định trên cơ sở cân nhắc ý kiến của các bên.

4. Khi giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm Toà án theo yêu cầu của các bên có quyền trực tiếp xem xét các chứng cứ theo quy định tại Mục 37 Bộ luật này.

5) Để khẳng định hoặc phủ định những lý lẽ được đưa ra trong đơn kháng cáo và (hoặc) kháng nghị, các bên có quyền đệ trình trước Toà án cấp phúc thẩm những tài liệu bổ sung.

6. Không thể nhận được những tài liệu bổ sung bằng cách tiến hành những hoạt động điều tra, người đệ trình ra trước Toà những tài liệu bổ sung có nghĩa vụ chỉ rõ họ nhận được những tài liệu đó bằng cách nào và liên quan đến vấn đề gì mà cần thiết phải đệ trình những tài liệu đó.

7. Việc thay đổi bản án hoặc huỷ bỏ bản án và đình chỉ vụ án dựa trên cơ sở những tài liệu bổ sung là không được chấp nhận, trừ những trường hợp nếu những số liệu và thông tin có trong tài liệu đó không đòi hỏi Toà án cấp sơ thẩm phải kiểm tra và đánh giá bổ sung.

8. Nội quy phiên toà được quy định tại Điều 257 Bộ luật này.


Điều 378. Những quyết định của Toà án cấp phúc thẩm


1. Căn cứ kết quả xét xử vụ án theo thủ tục phúc thẩm, Toà án tại phòng nghị án ra một trong những quyết định sau đây:

1) Giữ nguyên bản án và quyết định của Toà án và bác kháng cáo, kháng nghị;

2) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và đình chỉ vụ án;

3) Huỷ bản án, quyết định của Toà án và trả lại hồ sơ vụ án để xét xử lại ở Toà án cấp sơ thẩm hoặc Toà án cấp chống án từ giai đoạn thẩm tra sơ bộ hoặc giai đoạn xét xử hoặc các hoạt động của Toà án sau khi đưa ra phán quyết của Bồi thẩm đoàn;

4) Sửa bản án, quyết định của Toà án.

2. Phán quyết của Toà án cấp phúc thẩm được ban hành dưới hình thức quyết định .


Điều 379. Căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án theo thủ tục phúc thẩm


Những căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án thủ tục phúc thẩm là:

1) Kết luận của Toà án nêu trong bản án không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ án được Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án xác định;

2) Vi phạm luật tố tụng hình sự;

3) Áp dụng không đúng luật hình sự;

4) Không bảo đảm tính công bằng của bản án.

2. Những căn cứ huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn quy định tại các điểm 2-4 khoản 2 Điều này.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5năm 2002)

Điều 380. Kết luận của Toà án được nêu trong bản án không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ án


Bản án được coi là không phù hợp với những tình tiết thực tế của vụ án đã được Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án xác định nếu:

1) Kết luận của Toà án không được khẳng định bằng những chứng cứ đã được xem xét tại phiên toà;

2) Toà án đã không cân nhắc đến những tình tiết có ảnh hướng cơ bản đến kết luận của Toà án;

3) Khi có những chứng cứ đối lập nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra kết luận của Toà án;

3) Khi có những chứng cứ đối lập nhau có ý nghĩa quan trọng trong việc ra kết luận của Toà án nhưng trong bản án không chỉ ra được trên những căn cứ nào mà Toà án chấp nhận chứng cứ này và không chấp nhận những chứng cứ khác;

4) Kết luận của Toà án được nêu trong bản án có những mâu thuẫn cơ bản mà đã ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề có tội hay không có tội của người bị kết án hoặc người được tuyên vô tội, đến việc áp dụng đúng luật hình sự hoặc quyết định mức hình phạt.



Điều 381. Vi phạm luật tố tong hình sự

1. Những căn cứ để Toà án cấp phúc thẩm huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án là những vi phạm luật tố tụng hình sự bằng cách tước bỏ hoặc hạn chế các quyền của những người tham gia tố tụng được Bộ luật này bảo đảm, không tuân thủ tố tụng hoặc bằng cách khác ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến việc bản án đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng.

2. Những căn xứ để huỷ bỏ hoặc sửa quyết định của Toà án trong mọi trường hợp là:

1) Toà án không đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại Điều 254 Bộ luật này;

2) Bản án do Hội đồng xét xử không đúng luật định ban hành hoặc phán quyết của Bồi thẩm đoàn do thành phần Bồi thẩm đoàn không đúng luật định thông qua;

3) Việc xét xử vụ án mà không có mặt bị cáo, trừ những trường hợp quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 247 Bộ luật này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7năm 2006)

4) Việc xét xử mà không có mặt người bào chữa, nếu sự tham gia của họ là bắt buộc theo quy định của Bộ luật này hoặc có những vi phạm khác xâm phạm đến quyền của bị can trong việc sử dụng sự giúp đỡ của người bào chữa;

5) Vi phạm quyền của bị cáo được sử dụng ngôn ngữ mà họ thông thạo và sự giúp đỡ của người phiên dịch;

6. Không cho bị cáo quyền tham gia tranh luận;

7. Không cho bị cáo nói lời sau cùng;

8. Vi phạm việc giữ bí mật nội dung thảo luận của Bồi thẩm đoàn khi ra phán quyết hoặc bí mật nội dung thảo luận của Thẩm phán khi ra bản án;

9) Bản án căn cứ vào những chứng cứ không được Toà án chấp nhận;

10) Không có chữ ký của Thẩm phán hoặc của một trong số những Thẩm phán nếu vụ án được xét xử tập thể trong quyết định của Toà án;

11) Không có biên bản phiên toà.

Điều 382. Áp dụng không đúng luật hình sự


Áp dụng không đúng luật hình sự là:

1) Vi phạm những quy định phần chung của Bộ Luật liên bang Nga;

2) Không áp dụng điều luật hoặc điểm và (hoặc) khoản phần các tội phạm cụ thể của Bộ luật hình sự Liên bang Nga mà cần phải áp dụng;

3) Quyết định hình phạt nặng hơn quy định tại Điều luật tương ứng phần các tội phạm của Bộ luật hình sự Liên bang Nga.


Điều 383. Không bảo đảm tính công bằng của bản án


1. Bản án được coi là không công bằng là bản án trong đó tuyên hình phạt không phù hợp với mức độ nghiêm trọng của tội phạm, nhân thân người bị kết án hoặc hình phạt tuy không vượt quá giới hạn được quy đinh trong điều luật tương ứng của phần các tội phạm Bộ luật hình sự Liên bang Nga nhưng về loại hình phạt hoặc mức hình phạt là không công bằng do quá nhẹ hoặc quá nghiêm khắc.

2. Bản án có thể bị huỷ bỏ nếu thấy cần thiết phải quyết định hình phạt nghiêm khắc hơn vì nhận thấy hình phạt do Toà án cấp sơ thẩm hoặc cấp chống án tuyên là không công bằng và quá nhẹ chỉ trong những trường hợp khi có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của tư tố viên, người bị hại người đại diện của họ về vấn đề này.


Điều 384. Huỷ bản án kết tội và đình chỉ vụ án


Khi giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm Toà án huỷ bản án kết tội và đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại Bộ luật này.

Điều 385. Huỷ bản án vô tội


1. Bản án vô tội, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này chỉ có thể bị Toà án cấp phúc thẩm huỷ bỏ trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại hoặc người đại diện của họ cũng như kháng cáo của người được tuyên vô tội nếu họ không đồng ý với những căn cứ tuyên họ vô tội.

2. Bản án vô tội được tuyên trên cơ sở phán quyết không có tội của Bồi thẩm đoàn có thể bị huỷ bỏ trên cơ sở kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của tư tố viên, người bị hại hoặc người đại diện của họ chỉ khi có những vi phạm luật Tố tụng hình sự mà hạn chế quyền của Kiểm sát viên, người bị hại hoặc người đại diện của họ trong việc đưa ra các chứng cứ hoặc ảnh hưởng đến nội dung những câu hỏi đặt ra cho Bồi thẩm đoàn và các câu trả lời đối với các câu hỏi đó.


Điều 386. Huỷ bản án và trả hồ sơ vụ án để xét xử lại


1. Trả hồ sơ để xét xử lại:

1) Cho Thẩm phán khác của Toà án cấp chống án- trong những trường hợp huỷ bỏ bản án của Thẩm phán hoà giải và quyết định của Toà án cấp chống án hoặc bản án của Toà án cấp chống án;

2) Cho Toà án đã ra bản án nhưng với Hội đồng xét xử khác - trong trường hợp huỷ bản án, trừ những trường hợp quy định tại điểm 1 khoản này.

2. Khi huỷ bản án và trả hồ sơ để xét xử lại, Toà án cấp phúc thẩm không có quyền đặt trước những câu hỏi:

1) Về việc chứng minh hoặc không chứng minh nội dung buộc tội;

2) Về tính xác thực hoặc không xác thực của chứng cứ này hay chứng cứ khác;

3) Về ưu thế của những chứng cứ này so với những chứng cứ khác;

4) Về hình phạt.

3. Bản án được tuyên trên cơ sở phán quyết của Bồi thẩm đoàn và mâu thuẫn với phán quyết đó phải bị huỷ và hồ sơ vụ án được trả lại cho Toà án cấp sơ thẩm để xét xử lại. Trong trường hợp này việc xét xử lại được bắt đầu từ thời điểm sau khi Bồi thẩm đoàn ra phán quyết.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

Điều 387. Sửa bản án


1. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 và điểm 2 Điều 382 Bộ luật này, Toà án cấp phúc thẩm có quyền áp dụng luật hình sự về tội nhẹ hơn và giảm hình phạt phù hợp với việc thay đổi tội danh đối với người bị kết án. Trong trường hợp này Toà án cấp phúc thẩm không có quyền áp dụng luật hình sự về tội nặng hơn hoặc tăng nặng hình phạt.

Điều 388. Quyết định phúc thẩm


1. Trong quyết định phúc thẩm phải nêu rõ:

1) Thời gian và địa điểm ra quyết định;

2) Tên Toà án và thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm;

3) Những thông tin về người có đơn kháng cáo hoặc kháng nghị;

4) Những thông tin về những người tham gia vào việc xét xử vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm;

5) Tóm tắt lý do kháng cáo, kháng nghị cũng như ý kiến phản đối của những người khác tham gia phiên toà phúc thẩm;

6) Căn cứ ra quyết định;

7) Quyết định của Toà án cấp phúc thẩm đối với kháng cáo hoặc kháng nghị;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

8) Quyết định về hình phạt.



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

2. Trong trường hợp huỷ hoặc sửa bản án cần chỉ rõ:

1) Vi phạm những quy định của Bộ luật này cần được khắc phục khi xét xử lại;

2) Những tình tiết dẫn đến việc quyết định hình phạt không công bằng;

3) Căn cứ huỷ hoặc sửa bản án.

3. Quyết định phúc thẩm do tất cả các thành viên Hội đồng xét xử ký và được công bố tại phòng xử án sau khi các Thẩm phán từ phòng nghị án trở lại phòng xử án. Trước khi nghị án Toà án phải thông báo về thời gian tuyên án. Trong mọi trường hợp, thời gian nghị án không được quá 3 ngày.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7năm 2003)

4. Quyết định phúc thẩm phải được chuyển cùng hồ sơ vụ án cho Toà án đã ra bản án để thi hành trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra quyết định.

5. Quyết định phúc thẩm trong đó quyết định trả lại tự do cho người bị kết án đang bị tạm giam thì phần quyết định đó được thi hành ngay nếu người bị kết án tham gia vào phiên toà phúc thẩm. Trong những trường hợp khác thì bản sao quyết định phúc thẩm hoặc trích lục phần quyết định của quyết định phúc thẩm về việc trả lại tự do cho người bị kết án được gửi cho Ban giám thị trại giam để thi hành ngay.

6. Những chỉ dẫn của Toà án cấp phúc thẩm là bắt buộc phải thi hành khi tiến hành xét xử lại vụ án.


Điều 389. Xét xử lại vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm


1. Toà án phúc thẩm tiến hành xét xử lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm do có kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm nếu kháng cáo của người bị kết án, người bào chữa của họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ cũng như của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ được gửi đến khi vụ án liên quan đến người bị kết án đó đã được xét xử theo kháng cáo hoặc kháng nghị phúc thẩm của người tham gia tố tụng khác.

2. Toà án giải thích cho những người tham gia tố tụng quyền kháng cáo, kháng nghị đối với quyết định phúc thẩm được ban hành sau nếu chúng mâu thuẫn với quyết định được ban hành trước đó theo thủ tục quy định tại Mục 48 Bộ luật này.




tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương