Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Chương X THỦ TỤC XÉT XỬ ĐẶC BIỆT



tải về 2.43 Mb.
trang17/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27

Chương X

THỦ TỤC XÉT XỬ ĐẶC BIỆT

Mục 40

THỦ TỤC ĐẶC BIỆT CỦA VIỆC TOÀ ÁN RA QUYẾT ĐỊNH TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ CAN ĐỒNG Ý VỚI NỘI DUNG BUỘC TỘI HỌ



Điều 314. Căn cứ áp dụng thủ tục đặc biệt của việc Toà án ra quyết định


1. Bị can có quyền tuyên bố đồng ý với nội dung buộc tội họ và yêu cầu ra bản án mà không cần tiến hành xét xử đối với những vụ án về các tội phạm mà Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định hình phạt đối với các tội phạm đó là không quá 10 năm tù nếu được công tố viên hoặc tư tố viên và người bị hại đồng ý.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này Toà án có quyền ra bản án mà không cần tiến hành xét xử theo thủ tục chung, nếu xác định thấy:

1) Bị can nhận thức được tính chất và hậu quả của việc họ đưa ra yêu cầu;

2) Việc đưa ra yêu cầu là tự nguyện và sau khi đã được người bào chữa tư vấn;

3. Nếu Toà án xác định thấy rằng những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này mà không được tuân thủ thì Toà án ra quyết định tiến hành xét xử theo thủ tục chung.

4. Nếu công tố viên hoặc tư tố viên và (hoặc) người bị hại phản đối yêu cầu của bị can thì vụ án được giải quyết theo thủ tục chung.


Điều 315. Thủ tục yêu cầu


1. Bị can đưa ra yêu cầu về việc ra bản án mà không cần tiến hành xét xử nếu đồng ý với nội dung buộc tội họ với sự có mặt của người bào chữa. Nếu người bào chữa không được bị cáo, người đại diện của họ hoặc những người khác được họ uỷ quyền mời thì Toà án cần bảo đảm sự tham gia của người bào chữa trong trường hợp này.

2. Bị can có quyền đưa ra yêu cầu:

1) Vào thời điểm nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc này được ghi vào biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 218 Bộ luật này;

2) Khi tiến hành thẩm tra sơ bộ, nếu việc đó là bắt buộc theo quy định tại Điều 229 Bộ luật này.


Điều 316. Thủ tục ra bản án


1. Phiên toà giải quyết yêu cầu của bị cáo về việc ra bản án mà không cần tiến hành xét xử do bị cáo đồng ý với nội dung buộc tội họ được tiến hành theo thủ tục quy định tại các Mục 35, 36, 38 và 39 Bộ luật này và tuân thủ những quy định tại Điều này.

2. Trong phiên toà, bị cáo và người bào chữa của họ bắt buộc phải có mặt.

3. Xem xét yêu cầu của bị cáo về việc ra bản án mà không cần tiến hành xét xử được bắt đầu bằng lời buộc tội của công tố viên hoặc tư tố viên.

4. Thẩm phán hỏi bị cáo có hiểu và có đồng ý với nội dung buộc tội không, có tự nguyện yêu cầu Toà án ra bản án mà không cần xét xử không và sau khi được người bào chữa giải thích thì có hiểu được quyết định của bản án không. Trường hợp có người bị hại tham gia thì Thẩm phán giải thích mối liên quan giữa họ với đề nghị của bị cáo.

5. Thẩm phán không phải điều tra và đánh giá chứng cứ theo thủ tục chung. Chỉ có thể tiến hành điều tra làm rõ các tình tiết về nhân thân bị cáo và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

6. Khi bị cáo, công tố viên, tư tố viên, người bị hại phản đối việc ra bản án mà không cần xét xử hoặc trường hợp Thẩm phán tự mình ra quyết định không xét xử vụ án theo trình tự đặc biệt này thì vụ án phải được tiến hành xét xử theo thủ tục chung.

7. Nếu Toà án kết luận rằng lời buộc tội mà bị cáo đồng ý là có căn cứ, được khẳng định bằng những chứng cứ được thu thập trong vụ án thì Toà án ra bản án kết tội bị cáo và quyết định hình phạt đối với họ với mức không được vượt quá hai phần ba thời hạn tối đa hoặc mức của loại hình phạt nặng hơn quy định đối với tội phạm được thực hiện.

8. Phần nhận định của bản án bao gồm diễn biến hành vi phạm tội, kết luận của Toà án về việc tuân thủ các điều kiện để ra bản án mà không cần xét xử. Trong bản án, Thẩm phán không cần phân tích, đánh giá chứng cứ.

9. Sau khi tuyên án Thẩm phán giải thích cho các bên quyền và thủ tục kháng cáo quy định tại Mục 43 Bộ luật này.

4. Không thu của bị cáo những chi phí tố tụng quy định tại Điều 131 Bộ luật này.



(Điều này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 317. Phạm vi kháng cáo bản án


Bản án được ban hành theo quy định tại Đièu 316 Bộ luật này không thể bị kháng cáo theo thủ tục chống án và thủ tục phúc thẩm theo căn cứ quy định tại điểm 1 Điều 379 Bộ luật này.

Chương X I

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DO

THẨM PHÁN HOÀ GIẢI TIẾN HÀNH



Mục 41

THỦ TỤC TỐ TỤNG ĐỐI VỚI CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ THUỘC

THẨM QUYỀN CỦA THẨM PHÁN HOÀ GIẢI




Điều 318. Khởi tố vụ án tư tố


1. Những vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

2. Trong trường hợp người bị hại chết thì vụ án được khởi tố theo yêu cầu của những người họ hàng thân thích của họ hoặc theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Kiểm sát viên có thể khởi tố vụ án trong những trường hợp nếu người bị hại do ở trong tình trạng bất khả kháng hoặc do những nguyên nhân khác mà không thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường fhợp này Kiểm sát viên chuyển vụ án để tiến hành điều tra.

4. Việc Kiểm sát viên tham gia vào vụ án không tước đi các bên quyền được hoà giải.

5. Yêu cầu khởi tố phải có những nội dung sau:

1) Tên Toà án mà yêu cầu gửi đến;

2) Mô tả sự kiện phạm tội, thời gian, địa điểm và những tình tiết của tội phạm được thực hiện;

3) Yêu cầu gửi đến Toà án để thụ lý vụ án;

4) Những thông tin về người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

5) Danh sách những người làm chứng cần được triệu tập đến Toà án;

6) Chữ ký của người gửi đơn yêu cầu.

6. Yêu cầu được gửi đến Toà án kèm theo các bản sao theo số lượng người mà việc khởi tố vụ án tư tố có liên quan đến họ.

7. Kể từ thời điểm Toà án tiếp nhận đơn yêu cầu để thụ lý thì người yêu cầu được coi là tư tố viên. Họ phải được giải thích về các quyền quy định tại Điều 42 và Điều 43 Bộ luật này, phải lập biên bản về việc này và phải được Thẩm phán và người yêu cầu ký.

Điều 319. Quyền hạn của Thẩm phán hoà giải đối với các vụ án tư tố


1. Trong trường hợp nếu đơn yêu cầu được gửi đến không thoả mãn những yêu cầu của khoản 5 và khoản 6 Điều 318 Bộ luật này thì Thẩm phán hoà giải ra quyết định trả lại đơn cho người đã nộp đơn trong đó yêu cầu họ phải thực hiện những yêu cầu nói trên và ấn định thời gian phải hoàn thành. Trong trường hợp yêu cầu này không được thực hiện thì Thẩm phán hoà giải từ chối thụ lý đơn yêu cầu và thông báo cho người gửi đơn yêu cầu biết.

2. Theo đề nghị của các bên Thẩm phán hoà giải có quyền phối hợp với họ trong việc thu thập những chứng cứ mà các bên không thể tự mình nhận được.

3. Khi có những căn cứ để mở phiên toà Thẩm phán hoà giải trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu triệu tập người được nêu trong đơn yếu cầu, giới thiệu họ với hồ sơ vụ án, giao cho họ bản sao đơn yêu cầu, giải thích quyền của bị cáo tại phiên toà quy định tại Điều 47 Bộ luật này và làm rõ theo quan điểm của họ thì cần phải triệu tập ai đến Toà án với tư cách là người làm chứng gỡ tội và họ phải ký xác nhận.

4. Trong trường hợp người được nêu trong đơn yêu cầu không có mặt tại Toà án thì bản sao đơn yêu cầu kèm theo giải thích các quyền của bị cáo cũng như những điều kiện và thủ tục hoà giải giữa các bên được gửi cho bị cáo.

5. Thẩm phán hoà giải giải thích cho các bên về khả năng hoà giải. Trong trường hợp các bên yêu cầu được hoà giải thì thủ tục tố tụng đối với vụ án theo quyết định của Thẩm phán hoà giải bị đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật này.

6. Nếu các bên không hoà giải được với nhau thì Thẩm phán hoà giải sau khi thực hiện những yêu cầu quyd dịnh tại khoản 3 và khoản 4 điều này tiến hành giải quyết vụ án tại phiên toà phù hợp với những quyd dịnh tại Mục 33 Bộ luật này.


Điều 320. Quyền hạn của Thẩm phán hoà giải đối với những vụ án có quyết định truy tố


Đối với những vụ án kèm theo quyết định truy tố được gửi đến Toà án thì Thẩm phán hoà giải tiến hành các hoạt động chuẩn bị và ra những quyết định theo thủ tục quy định tại Mục 33 Bộ luật này.

Điều 321. Xét xử vụ án tại phiên toà


1. Thẩm phán hoà giải xét xử vụ án theo thủ tục chung và những ngoại lệ quy định tại Điều này.

2. Việc xét xử phải được bắt đầu không được sớm hơn 3 ngày và không được chậm hơn 14 ngày kể từ ngày Toà án nhận được đơn yêu cầu hoặc nhận được vụ án.

3.Việc xem xét đơn yêu cầu với vụ án tư tố có thể được nhập vào để xem xét chung cùng với đơn phản hồi. Việc nhập các đơn này để cùng giải quyết chỉ được phép trên cơ sở quyết định của Thẩm phán hoà giải trước khi bắt đầu điều tra tại toà. Khi nhập các đơn để cùng giải quyết thì những người đệ đơn tham gia vào quá trình tố tụng đồng thời với tư cách là tư tố viên và bị cáo. Để chuẩn bị việc bào chữa do có đơn phản hồi và do nhập các đơn để cùng giải quyết thì theo yêu cầu của người bị kiện được nêu trong đơn phản hồi thì vụ án có thể được tạm hoãn trong thời hạn không quá 3 ngày. Việc lấy lời khai những người này về những tình tiết mà họ nêu trong đơn yêu cầu được tiến hành theo những quy định về việc lấy lời khai người bị hại, còn nếu những tình tiết được nêu trong khiếu nại phản hồi - thì theo những quy định về hỏi cung bị cáo.

4. Việc buộc tội tại phiên toà do:

1) Công tố viên thực hiện - trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 và khoản 3 Điều 318 Bộ luật này.

2) Tư tố viên thực hiện - về những vụ án tư tố.

5. Việc điều tra tại Toà án đối với các vụ án tư tố được bắt đầu bằng việc tư tố viên hoặc người đại diện của họ trình bày nội dung đơn kiện. Nếu việc giải quyết vụ án tư tố cùng với đơn phản hồi thì việc trình bày nội dung đơn phản hồi cũng theo thủ tục trên sau khi đã trình bày nội dung đơn kiện. Người buộc tội có quyền đưa ra những chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng cứ, trình bày quan điểm của mình trước Toà án về bản chất của việc buộc tội, về việc áp dụng luật hình sự và hình phạt áp dụng đối với bị cáo cũng như về những vấn đề khác phát sinh tròng quấ trình xét xử. Người buộc tội có thể thay đổi nội dung buộc tội nếu việc thay đổi này không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và không xâm phạmđến quyền bào chữa của họ, người buộc tội cũng có quyền rút lại lời buộc tội.

Điều 322. Bản án của Thẩm phán hoà giải


Bản án của Thẩm phán hoà giải ban hành theo thủ tục quy định tại Mục 39 Bộ luật này.

Điều 323. Khiếu nại bàn án và quyết định của Thẩm phán hoà giải


1. Bản án của Thẩm phán hoà giải có thể bị các bên khiếu nại trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra bản án theo thủ tục quy định Điều 354 và 355 Bộ luật này.

2. Trong thời hạn nêu trên tính từ ngày ban hành có thể khiếu nại quyết định đình chỉ vụ án và những quyết định khác của Thẩm phán hoà giải.

3. Kháng nghị hoặc kiến nghị của Kiểm sát viên được gửi cho Thẩm phán hoà giải và được Thẩm phán hoà giải gửi cùng với hồ sơ vụ án đến Toà án quận để xét xử theo thủ tục chống án.



tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương