Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Mục 35 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ



tải về 2.43 Mb.
trang16/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27

Mục 35

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHUNG CỦA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ



Điều 240. Xét xử trực tiếp và bằng lời


1. Trong quá trình xét xử tất cả chứng cứ của vụ án đều phải được kiểm tra trực tiếp trừ những trường hợp quy định tại chương X Bộ luật này. Toà án nghe lời khai của bị cáo, người bị hại, người làm chứng, kết luận giám định xem xét vật chứng, công bố các biên bản và các tài liệu khác, tiến hành các hoạt động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ.

2. Việc công bố lời khai trong quá trình hoạt động điều tra chỉ được thực hiện trong những trường hợp quy định tại Điều 276 và Điều 281 Bộ luật này.

3. Bản án của Toà án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được kiểm tra tại phiên toà.

Điều 241. Xét xử công khai


1. Việc xét xử vụ án hình sự ở tất cả các Toà án phải được tiến hành công khai, trừ những trường hợp quy định tại Điều này.

2. Chỉ được tiến hành xét xử kín trên cơ sở quyết định của Toà án trong những trường hợp nếu:

1) Việc xét xử ở Toà án có thể dẫn đến lộ bí mật quốc gia hoặc những bí mật khác do Luật liên bang Nga quy định.

2) Việc xét xử về những tội phạm do người chưa đủ 16 tuổi thực hiện;

3) Việc xét xử về những tội phạm xâm phạm tình dục và những tội phạm khác mà có thể dẫn đến tiết lộ những thông tin về bí mật đời tư của những người tham gia tố tụng hoặc những thông tin hạ thấp danh dự, nhân phẩm của họ;

4) Việc xét xử kín là cần thiết để bảo đảm an toàn cho những người tham gia tố tụng tại Toà án, cho họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những người thân thích của họ.

21. Trong quyết định xét xử kín cần phải nêu căn cứ cụ thể.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3. Vụ án hình sự được xét xử kín phải tuân theo tất cả những quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Quyết định của Toà án về việc xét xử kín có thể được tiến hành trong toàn bộ quá trình xét xử hoặc một phần của quá trình xét xử.

4. Ghi chép, ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc các hình thức, thư điện tín và những phương tiện trao đổi khác của họ chỉ có thể được công bố tại phiên toà xét xử công khai nếu họ đồng ý. Trong trường hợp ngược lại những tài liệu này được công bố và xem xét tại phiên toà xét xử kín. Quy định này cũng được áp dụng khi xem xét những tài liệu là ảnh, băng đĩa ghi tiếng và ( hoặc) ghi hình, phim đèn chiếu mang tính chất riêng tư.

5. Những người có mặt tại phiên toà xét xử công khai có quyền được ghi âm, ghi chép. Việc chụp ảnh, ghi hình và (hoặc) quay phim chỉ được tiến hành nếu chủ toạ phiên toà cho phép.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

6. Người dưới 16 tuổi, nếu không phải là người tham gia tố tụng chỉ được phép vào phòng xử án nếu được chủ toạ phiên toà cho phép.

7. Bản án của Toà án được tuyên tại phiên toà xét xử công khai. Trong trường hợp vụ án được xét xử kín theo quyết định của Toà án thì có thể chỉ tuyên phần mở đầu và phần quyết định của bản án.

Điều 242. Không được thay đổi thành phần xét xử


Tại phiên toà bên buộc tội và bên bào chữa bình đẳng về quyền đưa ra đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng và đưa ra các yêu cầu, đưa ra chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng cứ, phát biểu khi tranh luận tại phiên toà, đệ trình trước Toà án ý kiến bằng văn bản về những vấn đề quy định tại các điểm từ 1 - 6 khoản 1 Điều 299 Bộ luật này, xem xét những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử.

Điều 243. Chủ toạ phiên toà


1. Chủ toạ phiên toà điều khiển phiên toà và áp dụng tất cả những biện pháp do Bộ luật này quy định để đảm bảo sự tranh tụng và bình đẳng của các bên.

2. Chủ toạ phiên toà bảo đảm việc tuân thủ kỷ luật phiên toà, giải thích cho những người tham gia phiên toà về quyền và nghĩa vụ của họ, thủ tục thực hiện quyền và nghĩa vụ giới thiệu nội quy phiên toà quy định tại Điều 257 Bộ luật này.

3. Ý kiến phản đối của người tham gia phiên toà đối với các hoạt động của chủ toạ phiên toà được ghi vào biên bản phiên toà.

Điều 224. Bình đẳng về quyền giữa các bên


Tại phiên toà bên buộc tôi và bên bào chữa bình đẳng về quyền đưa ra đề nghị thay đổi người tham gia tố tụng và đưa ra các yêu cầu, đưa ra chứng cứ, tham gia vào việc xem xét chứng cứ, phát biểu khi tranh luận tại phiên toà, đệ trình trước Toà án ý kiến bằng văn bản về những vấn đề quy định tại các điểm 1 - 6 khoản 1 Điều 229 Bộ luật này, xem hết những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử.

Điều 245. Thư ký phiên toà


1. Thư ký phiên toà ghi lại biên bản phiên toà. Thư ký phiên toà có nghĩa vụ ghi đúng và đầy đủ trong phiên bản những hoạt động và quyết định của Toà án cũng như hoạt động của những người tham gia phiên toà, nếu những hoạt động đó có ý nghĩa trong quá trình phiên toà.

2. Thư ký phiên toà kiểm tra sự có mặt của những người tham gia phiên toà, thực hiện những hoạt động khác quy định tại Bộ luật này theo sự uỷ quyền của chủ toạ phiên toà.


Điều 246. Sự tham gia của người buộc tội


1. Sự tham gia của người buộc tội trong quá trình xét xử là bắt buộc.

2. Sự tham gia của công tố viên là bắt buộc trong quá trình xét xử những vụ án công tố và công - tư tố.

3. Đối với những vụ án tư tố thì người bị hại thực hiện việc buộc tội trong quá trình xét xử.

4. Một số Kiểm sát viên có thể cùng thực hành quyền công tố. Nếu trong quá trình xét xử mà Kiểm sát viên không thể tiếp tục tham gia được thì họ có thể bị thay đổi. Đối với Kiểm sát viên mới tham gia vào quá trình xét xử thì Toà án dành cho họ thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị cho việc tham gia vào quá trình xét xử. Việc thay đổi Kiểm sát viên không dẫn đến việc phải lập lại những hoạt động đã được thực hiện trong quá trình xét xử trước thời điểm Kiểm sát viên tham gia vào quá trình xét xử vụ án. Theo yêu cầu của Kiểm sát viên. Toà án có thể lấy lại lời khai người làm chứng, người bị hại, người phiên dịch hoặc tiến hành những hoạt động tố tụng khác.

5. Công tố viên đưa ra những chứng cứ và tham gia vào việc xem xét chứng cứ, đưa ra quan điểm của mình về bản chất lời buộc tội cũng như về những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử, kiến nghị với Toà án về việc áp dụng luật hình sự và hình phạt đối với bị cáo.

6. Kiểm sát viên khởi tố vụ kiện dân sự hoặc bảo vệ đơn kiện dân sự trong vụ án hình sự nếu thấy cần thiết phải bảo vệ các quyền của công dân, lợi ích xã hội hoặc lợi ích Nhà nước.

7. Nếu trong quá trình xét xử công tố viên khẳng định rằng những chứng cứ được đưa ra không chứng minh được việc buộc tội bị cáo thì công tố viên từ chối việc buộc tội và thông báo cho Toà án về lý do của việc từ chối. Việc công tố viên từ chối toàn bộ hoặc một phần nội dung buộc tội trong quá trình xét xử dẫn đến đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự toàn bộ hoặc phần tương ứng theo những căn cứ quy định tại điểm 1 và 2 khoản 1 Điều 24 và các điểm 1- 2 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này.

8. Trước khi Toà án tiến hành nghị án, công tố viên cũng có thể thay đổi nội dung buộc tội theo hướng nhẹ hơn bằng cách:

1) Loại trừ những dấu hiệu của tội phạm làm tăng nặng hình phạt trong cấu thành pháp lý của hành vi;

2) Loại trừ việc viện dẫn điều khoản của Bộ luật hình sự Liêng bang Nga trong lời buộc tội, nếu hành vi của bị cáo được quy định trong điều khoản khác của Bộ luật hình sự Liên bang Nga mà việc vi phạm đó dẫn đến việc buộc tội họ trong bản cáo trạng hoặc trong quyết định truy tố;

3) Cá thể hoá lại hành vi cho phù hợp với điều khoản của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về hình phạt nhẹ hơn.

9. Việc xem xét lại quyết định đình chỉ vụ án của Toà án do công tố viên từ chối việc buộc tội chỉ được chấp nhận nếu có những tình tiết mới được phát hiện phù hợp với quy định tại Mục 49 Bộ luật này.

10. Việc đình chỉ vụ án do công tố viên từ chối việc buộc tội cũng như thay đổi nội dung buộc tội không cản trở việc khởi kiện và giải quyết vụ kiện dân sự theo thủ tục tố tụng dân sự.

Điều 247. Sự tham gia của bị cáo

1. Khi xét xử, sự có mặt của bị cáo là bắt buộc, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.


(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

2. Khi bị cáo vắng mặt thì phải hoãn phiên toà.

3. Toà án có quyền áp giải bị cáo vắng mặt tại phiên toà mà không có lý do chính đáng, cũng như áp dụng hay thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với họ.

4.Toà án chỉ xét xử vắng mặt bị cáo đối với các vụ án ít nghiêm trọng hay nghiêm trọng và bị cáo có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

5. Trong trường hợp đặc biệt, đối với các vụ án rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng vẫn có thể tiến hành xét xử vắng mặt bị cáo, nếu họ đang ở nước ngoài và (hoặc) cố tình trốn tránh, đồng thời họ không bị nước ngoài truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

6. Sự tham gia của người bào chữa là bắt buộc đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này. Người bào chữa do bị cáo mời. Bị cáo có quyền mời nhiều người bào chữa cho mình. Trường hợp bị cáo không mời thì Toà án phải chỉ định người bào chữa.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

7. Trong trường hợp không còn các tình tiết quy định tại khoản 5 Điều này, theo yêu cầu của bị cáo hoặc người bào chữa của họ, quyết định hay bản án xét xử vắng mặt phải bị huỷ bỏ theo quy định tại Mục 48 Bộ luật này. Trường hợp này phiên toà được tiến hành theo thủ tục chung.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

Người bào chữa của bị cáo tham gia vào việc xem xét chứng cứ, đưa ra yêu cầu, phát biểu trước Toà án quan điểm của mình về bản chất việc buộc tội và việc chứng minh sự buộc tội đó, về những tình tiết giảm nhẹ hình phạt của bị cáo hoặc sự vô tội của họ, về hình phạt cũng như về những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử.


Điều 248. Sự tham gia của người bào chữa


1. Người bào chữa cho bị cáo tham gia vào việc thẩm tra các chứng cứ, đưa ra yêu cầu, phát biểu quan điểm của mình về thực chất của lời buộc tội và việc chứng minh nội dung buộc tội, về những tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo hoặc việc bị cáo không có tội, về mức hình phạt cũng như về những vấn đề khác phát sinh trong quá trình xét xử tại Toà án.

2. Trong trường hợp người bào chữa không có mặt và không thể thay đổi người bào chữa thì phải hoãn phiên toà. Việc thay đổi người bào chữa được tiến hành theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Bộ luật này.

3. Trong trường hợp thay đổi người bào chữa Toà án dành cho người bào chữa thời gian để nghiên cứu hồ sơ vụ án và chuẩn bị tham gia vào quá trình xét xử. Việc thay đổi người bào chữa không dẫn đến phải lặp lại những hoạt động đã được thực hiện xong tại Toà. Theo yêu cầu của người bào chữa Toà án có thể nhắc lại lời khai của người làm chứng, người bị hại, người phiên dịch hoặc những hoạt động tố tụng khác.

Điều 249. Sự tham gia của người bị hại


1. Việc xét xử có sự tham gia của người bị hại và ( hoặc) người đại diện của họ, nếu các khoản 2 và 3 Điều này không quy định khác.

2. Trong trường hợp người bị hại vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử, trừ những trường hợp Toà án quyết định sự có mặt của người bị hại là bắt buộc.

3. Đối với các vụ án tư tố nếu người bị hại vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì vụ án bị đình chỉ theo căn cứ quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 24 Bộ luật này.

Điều 250. Sự tham gia của nguyên đơn dân sự hoặc bị đơn dân sự


1. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và ( hoặc) những người đại diện của họ tham gia vào quá trình xét xử.

2. Toà án có quyền giải quyết vụ kiện dân sự trong trường hợp nguyên đơn dân sự vắng mặt, nếu có:

1) Nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ yêu cầu;

2) Kiểm sát viên bảo vệ đơn kiện dân sự;

3) Bị cáo hoàn toàn đồng ý với đơn kiện dân sự.

3. Trong những trường hợp còn lại nếu nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện của họ vắng mặt thì Toà án có quyền không giải quyết vụ kiện dân sự. Trong trường hợp này nguyên đơn dân sự có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.


Điều 151. Sự tham gia của nhà chuyên môn


Nhà chuyên môn được triệu tập đến Toà án để tham gia vào quá trình xét xử theo thủ tục quy định tại Điều 58 và Điều 270 Bộ luật này.

Điều 252. Giới hạn của việc xét xử


1. Việc xét xử chỉ được tiến hành đối với bị can và chỉ theo lời buộc tội được đưa ra đối với họ.

2. Chỉ được phép thay đổi nội dung buộc tội trong quá trình xét xử nếu không làm xấu hơn tình trạng của bị cáo và không xâm phạm đến quyền bào chữa của họ.


Điều 253. Tạm hoãn và tạm đình chỉ xét xử


1. Trong trường hợp không thể tiến hành xét xử do người được triệu tập vắng mặt tại phiên toà hoặc cần thiết phải kiểm tra những chứng cứ mới thì Toà án ra quyết định tạm hoãn việc xét xử trong một thời hạn nhất định. Đồng thời toà án áp dụng những biện pháp để triệu tập hoặc dẫn giải những người vắng mặt và kiểm tra những chứng cứ mới.

2. Sau khi phục hồi việc xét xử Toà án tiếp tục xét xử từ thời điểm việc xét xử bị tạm hoãn.

3. Nếu bị cáo bỏ trốn cũng như trong trường hợp bị cáo do bị tâm thần hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tham gia xét xử, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì Toà án tạm đình chỉ xét xử đối với bị cáo đó cho đến khi truy nã được họ hoặc đến khi người đó khỏi bệnh và vẫn tiếp tục tiến hành xét xử đối với những bị cáo khác. Nếu việc xét xử riêng cản trở đến việc giải quyết vụ án thì tạm đình chỉ toàn bộ việc xét xử. Toà án ra quyết định truy nã bị cáo bỏ trốn.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

4. Theo đề nghị của các bên và khi có căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này Toà án xét xử vắng mặt bị cáo. Khi xét xử, Toà án ra bản án hoặc quyết định.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)

Điều 254. Đình chỉ vụ án tại phiên toà


Toà án đình chỉ vụ án tại phiên toà trong những trường hợp:

1) Nếu trong thời gian xét xử xác định được những tình tiết quy định tại các điểm 3 - 6 khoản 2 Điều 24 và các điểm 3 - 6 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)

2. Người buộc tội từ chối buộc tội theo quy định tại khoản 7 Điều 246 hoặc khoản 3 Điều 249 Bộ luật này.

3) Thuộc trường hợp quy định tại các Điều 25 và 28 Bộ luật này.

Điều 255. Giải quyết vấn đề về biện pháp ngăn chặn


1. Trong quá trình xét xử Toà án có quyền áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

2. Nếu bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giam kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án cho đến khi ra bản án không thể quá 6 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Sau khi đã hết thời hạn 6 tháng kể từ ngày vụ án được chuyển đến Toà án, Toà án có quyền gia hạn thời hạn tạm giam bị cáo. Việc gia hạn thời hạn tạm giam chỉ được áp dụng đối với những vụ án về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và mỗi lần không quá 3 tháng.

4. Quyết định của Toà án về việc gia hạn thời hạn tạm giam bị cáo có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm. Việc kháng cáo không làm tạm đình chỉ hoạt động tố tụng đối với vụ án.


Điều 256. Thủ tục ra quyết định


1. Đối với những vấn đề được Toà án giải quyết trong thời hạn tiến hành xét xử thì Toà án ra quyết định và công bố quyết định đó tại phiên toà.

2. Quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát theo quy định tại Điều 237; quyết định xét xử trong các trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này; quyết định đình chỉ vụ án, áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo, gia hạn thời hạn tạm giam, thay đổi người tham gia tố tụng, trưng cầu giám định được thông qua tại phòng nghị án và thể hiện dưới dạng văn bản tố tụng, do Thẩm phán hoặc các Thẩm phán ký nếu vụ án đó được xét xử tập thể. Tất cả những quyết định khác của Toà án được thông qua tại phòng xử án và phải được ghi vào biên bản.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

Điều 257. Nội quy phiên toà.


1. Khi Thẩm phán vào phòng xử án tất cả mọi người có mặt trong phòng xử án phải đứng dậy.

2. Tất cả những người tham gia vào quá trình xét xử khi phát biểu tại Toà án, khai báo, đưa ra yêu cầu đều phải đứng. Chỉ trong trường hợp chủ toạ phiên toà cho phép thì mới được miễn thực hiện quy định trên.

3. Những người tham gia xét xử cũng như những người khác có mặt tại phòng xử án khi phát biểu tại Toà án phải dùng từ "Kính thưa Quý toà", còn khi nói với Thẩm phán thì dùng từ "Thưa Quý ngài tôn kính".

4. Nhân viên thừa phát lại của Toà án bảo đảm duy trì trật tự phiên toà, thực hiện sự điều hành của chủ toạ phiên toà. Những yêu cầu của nhân viên thừa phát lại trong việc bảo đảm duy trì trật tự phiên toà có giá trị bắt buộc thi hành đối với những người có mặt tại phòng xử án.



Điều 258. Những biện pháp áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên toà


1. Người có mặt ở phòng xử án vi phạm trật tự phiên toà, không tuân theo sự điều hành của chủ toạ phiên toà hoặc nhân viên thừa phát lại thì bị cảnh cáo không được phép xử sự như vậy hoặc bị đuổi ra khỏi phòng xử án hoặc bị phạt tiền theo thủ tục quy định tại Điều 117 và Điều 118 Bộ luật này.

2. Nếu người buộc tội hoặc người bào chữa không chấp hành sự điều hành của chủ toạ phiên toà thì theo quyết định của Toà án việc xét xử có thể bị tạm hoãn nếu không có khả năng thay đổi họ mà không gây thiệt hại đến vụ án. Đồng thời Toà án thông báo việc này cho Kiểm sát viên cấp trên hoặc Văn phòng luật sư tương ứng.

3. Bị cáo có thể bị buộc phải rời khỏi phòng xử án cho đến khi kết thúc tranh luận giữa các bên. Bị cáo được quyền nói lời sau cùng. Trong trường hợp này bản án cần phải được tuyên với sự có mặt của bị cáo hoặc được thông báo ngay sai khi tuyên án cho bị cáo và được bị cáo xác nhận.

Điều 259. Biên bản phiên toà


1. Trong quá trình tiến hành phiên toà phải ghi biên bản.

2. Biên bản có thể được viết bằng tay, được đánh máy chữ hoặc soạn thảo trên máy vi tính. Để đảm bảo tính đầy đủ của biên bản có thể sử dụng việc tốc ký và những phương tiện kỹ thuật.

3. Trong biên bản phiên toà bắt buộc phải nêu:

1) Thời gian và địa điểm tiến hành phiên toà, thời gian bắt đầu và kết thúc phiên toà;

2) Vụ án hình sự được xét xử.

3) Tên và thành phần Hội đồng xét xử, những thông tin về thư ký phiên toà, người phiên dịch, người buộc tội, người bào chữa, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ và những người khác được triệu tập đến toà án.

4) Những thông tin về nhân tân bị cáo và biện pháp ngăn chặn áp dụng với họ;

5) Những hoạt động của Toà án theo đúng trình tự được tiến hành trong quá trình xét xử.

6) Yêu cầu, đề nghị, ý kiến phản đối của những người tham gia vào vụ án;

7) Những quyết định của Toà án được ban hành tại phòng xử án;

8) Những quyết định của Toà án được ban hành tại phòng nghị án;

9) Những thông tin về việc giải thích cho những người tham gia tố tụng về quyền nghĩa vụ và trách nhiệm của họ;

10) Nội dung cụ thể những lời khai;

11) Những câu hỏi đặt ra cho những người khai báo và trả lời của họ;

12) Kết quả tiến hành các hoạt động khám xét và các hoạt động khác trong quá trình xem xét chứng cứ.

13) Những tình tiết mà những người tham gia tố tụng yêu cầu đưa vào biên bản;

14) Nội dung chính phát biểu tranh luận của các bên và lời sau cùng của bị cáo;

15) thông tin về việc tuyên án và về việc giải thích thủ tục xem xét biên bản phiên toà và đưa ra nhận xét vào biên bản.

16) Thông tinvề việc giải thích cho những người được tuyên vô tội và người bị kết án về thủ tục và thời hạn kháng cáo bản án cũng như giải thích về quyền yêu cầu được tham gia vào quá trình xét xử tại Toà án cấp phúc thẩm.

4. Trong biên bản cũng nêu những biện pháp được áp dụng đối với người vi phạm trật tự phiên toà.

5. Nếu trong quá trình xét xử có tiến hành chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình, quay phim việc lấy lời khai thì cũng phải nêu trong biên bản phiên toà. Trong trường hợp này những tài liệu chụp ảnh, ghi âm và ( hoặc) ghi hình, quay phim được đưa vào hồ sơ vụ án.

6. Biên bản cần được lập, được chủ toạ và thư ký phiên toà trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày kết thúc phiên toà. Biên bản phiên toà có thể được lập theo từng phần và cũng giống như toàn bộ biên bản, được chủ toạ phiên toà và thư ký phiên toà ký vào từng phần của biên bản. Theo yêu cầu của các bên, họ có thể được xem từng phần biên bản phiên toà sau khi chúng được lập.

7. Nếu có yêu cầu bằng văn bản của các bên về việc xem biên bản phiên toà thì chủ toạ phiên toà bảo đảm cho họ được xem biên bản phiên toà trong thời hạn 3 ngày kể ngày kết thúc phiên toà. Thời hạn này có thể được phục hồi, nếu có lý do chính đáng. Yêu cầu đó cũng sẽ không được giải quyết, nếu vụ án đã chuyển lên cấp phúc thẩm hoặc hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị và bản án chuyển sang giai đoạn thi hành. Chủ toạ phiên toà bảo đảm cho họ được xem biên bản phiên toà trong thời hạn 3 ngày tính từ ngày nhận được yêu cầu. Chủ toạ phiên toà có quyền cho phép những người khác tham gia vào quá trình xét xử được xem biên bản phiên toà theo yêu cầu của họ về phần liên quan đến việc khai báo của những người này. Nếu do khánh quan mà sau 3 ngày, kể từ ngày kết thúc phiên toà, biên bản phiên toà mới được hoàn thiện thì người có đơn yêu cầu phải được biết ngày ký biên bản và thời gian họ sẽ được xem biên bản. Phụ thuộc vào tình hình cụ thể mà chủ toạ quy định thời hạn xem biên bản, song trong mọi trường hợp không được vượt quá 5 ngày, tính từ ngày bắt đầu xem biên bản. Trong trường hợp đặc biệt, chủ toạ phiên toà có thể gia hạn thời hạn xem biên bản phiên toà theo yêu cầu của người tham gia vào quá trình xét xử. Nếu người tham gia vào quá trình xét xử cố tình kéo dài thời gian xem biên bản phiên toà thì chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định và xác định rõ thời hạn xem biên bản phiên toà.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2036)

8. Theo yêu cầu bằng văn bản của người tham gia vào quá trình xét xử họ có thể được nhận bản sao biên bản phiên toà và họ phải trả tiền sao biên bản.


Điều 260. Nhận xét đối với biên bản phiên toà


1. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày xem biên bản phiên toà các bên có thể đưa ra nhận xét về biên bản phiên toà.

2. Những nhận xét đối với biên bản phiên toà phải được chủ toạ phiên toà xem xét ngay. Trong những trường hợp cần thiết chủ toạ phiên toà có quyền triệu tập những người đưa ra nhạn xét để làm rõ nội dung của những nhận xét đó.

3. Căn cứ kết quả xem xét những nhận xét chủ toạ phiên toà ra quyết định công nhận tính đúng đắn của những nhận xét đó hoặc từ chối chúng. Những nhận xét đối với biên bản phiên toà và quyết định của chủ toạ phiên toà được đính kèm biên bản phiên toà.

Mục 36

PHẦN CHUẨN BỊ CỦA PHIÊN TOÀ



Điều 261. Khai mạc phiên toà


Vào thời gian đã được ấn định, chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà và thông báo về vụ án được đưa ra xét xử.

Điều 262. Kiểm tra sự có mặt tại Toà án


Thư ký phiên toà đọc danh sách những người phải tham gia phiên toà có mặt tại phiên toà và thông báo về nguyên nhân vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên toà.

Điều 163. Giải thích quyền của người phiên dịch


Chủ toạ phiên toà giải thích cho người phiên dịch quyền và trách nhiệm của họ được quy định tại Điều 59 Bộ luật này, người phiên dịch phải làm cam đoan và bản can đoan được đính kèm vào biên bản phiên toà.

Điều 264. Cách ly người làm chứng


1. Những người làm chứng có mặt tại phiên toà chưa đến lượt phải khai báo thì được mời ra khỏi phòng xử án.

2. Nhân viên thừa phát lại áp dụng những biện pháp để những người làm chứng chưa khai báo không tiếp xúc với những người làm chứng đã khai báo, cũng như với những người khác có mặt ở phòng xử án.



Điều 265. Xác định nhân thân bị cáo và việc giao cho họ bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố

1. Chủ toạ phiên toà xác định nhân thân bị cáo thông qua việc hỏi bị cáo về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh, hỏi họ xem họ có thành thạo ngôn ngữ tiến hành tố tụng hay không, nơi cư trú và làm việc của bị cáo, nghề nghiệp, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình và những thông tin khác liên quan đến nhân thân của họ.

2. Sau đó chủ toạ phiên toà hỏi xem bị cáo đã nhận được bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định của Kiểm sát viên về việc thay đổi lời buộc tội chưa. Việc xét xử vụ án không thể được tiến hành trước 7 ngày kể từ ngày giao cho bị cáo bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố, quyết định thay đổi việc buộc tội.

3. Trong trường hợp vụ án được xét xử theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này thì chủ toạ phiên toà cần làm rõ xem người bào chữa cho bị cáo đã được giao bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định thay đổi việc buộc tội của Kiểm sát viên chưa, khi nào.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

Điều 266. Thông báo thành phần Hội đồng xét xử, những người khác tham gia vào quá trình xét xử và giải thích quyền của họ được yêu cầu thay đổi.


1. Chủ toạ phiên toà thông báo thành phần Hội đồng xét xử, thông báo ai là người buộc tội, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ, thư ký phiên toà, người giám định, nhà chuyên môn và người phiên dịch. Chủ toạ phiên toà giải thích cho các bên quyền của họ trong việc yêu cầu thay đổi Hội đồng xét xử hoặc một trong số các Thẩm phán theo quy định tại Mục 9 Bộ luật này.

2. Toà án giải quyết yêu cầu thay đổi theo thủ tục quy định tại các Điều 65, 66 và 68, 72 Bộ luật này.


Điều 267. Giải thích quyền của bị cáo


Chủ toạ phiên toà giải thích quyền và trách nhiệm của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ trong quá trình xét xử quy định tại các Điều 42, 44, 45, 54 và 55 Bộ luật này.

2. Đối với người bị hại họ còn được giải thích về quyền hoà giải với bị cáo trong những trường hợp quy định tại Điều 25 Bộ luật này.



Điều 268. Giải thích quyền của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự

1. Chủ toạ phiên toà giải thích quyền và trách nhiệm của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ trong quá trình xét xử quy định tại các Điều 42, 44, 45,54 và 55 Bộ luật này.

2. Đối với người bị hại họ còn được giải thích về quyền hoà giải với bị cáo trong những trường hợp quy định tại Điều 25 Bộ luật này.

Điều 269. Giải thích quyền của người giám định


Chủ toạ phiên toà giải thích cho người giám định về quyền và trách nhiệm của họ quy định tại Điều 57 Bộ luật này, người giám định làm cam đoan và bản cam đoan được đính kèm vào biên bản phiên toà.

Điều 270. Giải thích quyền của nhà chuyên môn


Chủ toạ phiên toà giải thích cho nhà chuyên môn về quyền và trách nhiệm của họ quy định tại Điều 58 bộ luật này, nhà chuyên môn phải làm cam đoan và bản cam đoan được đính kèm vào biên bản phiên toà.

Điều 271. Yêu cầu và giải quyết yêu cầu


1. Chủ toạ phiên toà hỏi các bên xem họ có yêu cầu triệu tập thêm những người làm chứng, người giám định và nhà chuyên môn về việc bổ sung vật chứng và tài liệu về việc loại trừ những chứng cứ được thu thập vi phạm quy định của Bộ luật này hay không. Người đưa ra yêu cầu phải nêu rõ căn cứ của việc yêu cầu.

2. Tòa án sau khi nghe ý kiến của những người tham gia xét xử, xem xét từng yêu cầu và chấp nhận hoặc ra quyết định từ chối yêu cầu.

3. Người bị Toà án bác yêu cầu có quyền tiếp tục đưa ra yêu cầu đó trong quá trình xét xử tiếp theo.

4. Toà án không có quyền từ chối yêu cầu lấy lời khai tại phiên toà những người có mặt tại phiên toà do các bên triệu tập với tư cách là người làm chứng hoặc nhà chuyên môn.


Điều 272. Giải quyết vấn đề về khả năng xét xử vụ án trong trường hợp có người tham gia vào quá trình xét xử vắng mặt.


Trong trường hợp có người tham gia vào quá trình xét xử vắng mặt, Toà án nghe ý kiến của các bên về khả năng xét xử vắng mặt họ và ra quyết định tạm hoãn việc xét xử hoặc vẫn tiếp tục tiến hành xét xử cũng như quyết định triệu tập hoặc dẫn giải người vắng mặt đến phiên toà.

Mục 37

ĐIỀU TRA TẠI TOÀ ÁN

Điều 273. Bắt đầu điều tra tại Toà án


1. Việc điều tra tại toà án được bắt đầu bằng việc công tố viên công bố lời buộc tội đối với bị cáo, đối với những vụ án tư tố thì được bắt đầu bằng việc tư tố viên công bố lời buộc tội.

2. Chủ toạ phiên toà hỏi bị cáo xem họ có hiểu nội dung buộc tội hay không, họ có thừa nhận là có tội và họ hoặc người bào chữa của họ có muong muốn thể hiện thái độ của mình đối với lời buộc tội được đưa ra hay không.


Điều 274. Trình tự xem xét chứng cứ


1. Trình tự xem xét các chứng cứ do bên đưa ra chứng cứ trước Toà án quyết định.

2. Bên buộc tội đưa ra các chứng cứ trước. Sau khi xem xét các chứng cứ bên buộc tội đứa ra, tiến hành xem xét các chứng cứ do bên bào chữa đưa ra.

3. Việc lấy lời khai bị cáo được tiến hành theo quy định tại Điều 275 Bộ luật này. Nếu được chủ toạ phiên toà đồng ý, bị cáo có quyền đưa ra lời khai vào bất kỳ thời điểm nào của quá trình điều tra tại Toà án.

4. Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo thì trình tự đưa ra chứng cứ của các bị cáo do chủ toạ phiên toà quyết định trên cơ sở ý kiến của các bên.


Điều 275. Lấy lời khai của bị cáo


1. Nếu bị cáo đồng ý đưa ra lời khai thì trước tiên người bào chữa và những người tham gia xét xử thuộc bên bào chữa hỏi bị cáo, sau đó đến lượt công tố viên và những người tham gia xét xử thuộc bên buộc tội. Chủ toạ phiên toà không chấp nhận những câu hỏi có tính chất gợi ý và những câu hỏi không liên quan đến vụ án.

2. Bị cáo có quyền sử dụng những ghi chép được trình ra trước toà theo yêu cầu của họ.

3. Sau khi các bên đã hỏi bị cáo, Toà án đưa ra các câu hỏi đối với bị cáo.

4. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành hỏi bị cáo trong trường hợp vắng mặt bị cáo khác và việc này phải được thể hiện trong quyết định của Toà án. Trong trường hợp này sau khi bị cáo trở lại phòng xử án chủ toạ phiên toà thông báo cho họ nội dung những lời khai được đưa ra khi họ vắng mặt và cho họ khả năng được đưa ra những câu hỏi đối với bị cáo đã khai báo khi họ vắng mặt.

5. Nếu trong vụ án có nhiều bị cáo thì theo yêu cầu của một trong các bên Toà án có quyền thay đổi trình tự hỏi các bị cáo quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 276. Công bố những lời khai của bị cáo


1. Việc công bố những lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra cũng như công bố ảnh, băng ghi âm và ( hoặc) ghi hình, phim về việc họ khai báo được đính kèm biên bản hỏi cung có thể được tiến hành theo yêu cầu của các bên trong những trường hợp sau:

1) Có những mâu thuẫn cơ bản giữa lời khai của bị cáo trong quá trình điều tra và tại Toà án, trừ những trường hợp quy định tại điểm 1, khoản 2 Điều 75 Bộ luật này;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

2) Khi vụ án được xét xử vắng mặt bị cáo theo quy định tại các khoản 4 và 5 Điều 247 Bộ luật này;

3) Khi bị cáo từ trối việc khai báo, nếu đã tuân thủ đúng các quy định tại điểm 3 khoản 4 Điều 47 Bộ luật này.

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Những yêu cầu của khoản 1 Điều này cũng được áp dụng trong trường hợp công bố những lời khai của bị cáo đã được đưa ra trước đó tại Toà án.

3. Không được phép đưa ra phim âm bản và ảnh, phim đèn chiếu được thực hiện trong quá trình hỏi cung cũng như công bố băng ghi âm và ( hoặc) ghi hình, phim về việc hỏi cung mà không công bố trước những lời khai được thể hiện trong biên bản hỏi cung hoặc biên bản phiên toà.

Điều 277. Lấy lời khai người bị hại


1. Việc lấy lời khai người bị hại được tiến hành theo thủ tục quy định tại khoản 2 - 6 Điều 278 Bộ luật này.

2. Nếu được chủ toạ phiên toà cho phép, người bị hại có thể đưa ra những lời khai vào bất kỳ thờiđiểm nào của quá trình điều tra tại Toà án.


Điều 278. Lấy lời khai người làm chứng


1. Phải lấy lời khai riêng từng người làm chứng và không có mặt những người làm chứng khác chưa được lấy lời khai.

2. Trước khi lấy lời khai chủ toạ phiên toà xác định nhân thân của người làm chứng, làm rõ mối quan hệ của họ với bị cáo và người bị hại, giải thích các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ qui định tại Điều 56 Bộ luật này, người làm chứng ký xác nhận và xác nhận này được đính kèm vào biên bản phiên toà.

3. Bên yêu cầu triệu tập người làm chứng đến phiên toà đưa ra những câu hỏi đối với người làm chứng trước. Sau khi các bên đã hỏi người làm chứng, Thẩm phán đưa ra những câu hỏi đối với họ.

4. Những người làm chứng đã khai báo có thể rời khỏi phòng xử án trước khi kết thúc việc điều tra tại Toà án nếu được chủ toạ phiên toà cho phép sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên.

5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm sự an toàn cho người làm chứng, họ hàng thân thích và những người thân thích của họ thì Toà án không tiết lộ những thông tin thực về nhân thân của người làm chứng và có quyền tiến hành lấy lời khai của họ trong những điều kiện để những người khác tham gia vào quá trình xét xử không nhìn thấy họ và Toà án phải quyết định về việc này.

6. Trong trường hợp các bên đưa ra yêu cầu một cách có căn cứ về việc được biết thông tin thực của người đưa ra lời khai nhằm thực hiện việc bảo vệ bị cáo hoặc xác định những tình tiết nào đó có ý nghĩa đối với quá trình giải quyết vụ án thì Toà án có quyền tạo điều kiện cho các bên được xem những thông tin trên.


Điều 279. Quyền của người bị hại và người làm chứng được sử dụng những ghi chép và những tài liệu


1. Người bị hại và người làm chứng có thể sử dụng những ghi chép đã được đệ trình trước toà theo yêu cầu của họ.

2. Người bị hại và người bào chữa được phép đọc những tài liệu liên quan đến việc khai báo của họ mà họ có. Những tài liệu này được đệ trình trước toà và theo quyết định của Toà án những tài liệu này được đưa vào hồ sơ vụ án.


Điều 280. Những đặc điểm của việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên


1. Việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng dưới 14 tuổi và theo yêu cầu của Toà án - của người bị hại và người làm chứng từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có sự tham gia của nhà sư phạm. Đối với việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì sự tham gia của nhà sư phạm được tiến hành trong mọi trường hợp.

2. Trước khi bắt đầu lấy lời khai người chưa thành niên, chủ toạ phiên toà giải thích cho nhà sư phạm về quyền của họ, việc này phải được ghi vào biên bản phiên toà.

3. Nếu được chủ toạ phiên toà cho phép, nhà sư phạm có quyền đưa ra những câu hỏi đối với người bị hại và người làm chứng là người chưa thành niên.

4. Trong trường hợp cần thiết có thể triệu tập những người đại diện hợp pháp của người bị hại và người làm chứng qui định tại khoản 1 Điều này tham gia vào việc lấy lời khai của họ, nếu được chủ toạ phiên toà cho phép thì những người này có thể đưa ra những câu hỏi đối với người được lấy lời khai.

Đối với việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng chưa đủ 14 tuổi thì việc tham gia của người đại diện hợp pháp của những người này là bắt buộc.

5. Trước khi lấy lời khai người bị hại và người làm chứng chưa đủ 16 tuổi, chủ toạ phiên toà giải thích cho họ ý nghĩa của những lời khai đầy đủ và đúng sự thực đối với vụ án. Những người này không bị cảnh báo về trách nhiệm do từ chối khai báo và khai báo gian dối và không phải cam đoan.

6. Để bảo vệ các quyền của người chưa thành niên Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành lấy lời khai của người bị hại và người làm chứng chưa đủ 18 tuổi mà không có mặt bị cáo và Toà án ra quyết định về việc này. Sau khi bị cáo trở lại phòng xử án họ phải được thông tin về lời khai của những người này và được tạo khả năng đưa ra những câu hỏi đối với họ.

7. Sau khi kết thúc việc lấy lời khai người bị hại và người làm chứng chưa đủ 18 tuổi, nhà sư phạm có mặt khi lấy lời khai của họ cũng như những người đại diện hợp pháp của người bị hại hoặc người làm chứng có thể rời khỏi phòng xử án nếu được chủ toạ phiên toà cho phép.


Điều 281. Công bố lời khai của người bị hại và người làm chứng


1. Việc công bố lời khai của người bị hại và người làm chứng đã được thu thập trong quá trình điều tra hoặc xét xử, cũng như việc công bố phim âm bản, ảnh, phim đèn chiếu được thực hiện trong quá trình lấy lời khai, băng ghi âm và (hoặc) ghi hình, phim về việc lấy lời khai chỉ được phép nếu các bên đồng ý và trong trường hợp người bị hại hay người làm chứng vắng mặt, trừ những trường hợp quy định quy định tại khoản 2 Điều này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Khi người bị hại hay người làm chứng vắng mặt tại phiên toà thì theo đề nghị của các bên hay Toà tự mình quyết định công bố lời khai của họ trong các trường hợp:

1) Người bị hại hoặc người làm chứng đã chết;

2) Do họ bị ốm đau mà không thể có mặt tại phiên toà;

3) Do người bị hại hoặc người làm chứng là người nước ngoài không đến tham gia phiên toà;

4) Do thiên tai hoặc các thảm hoạ khác cản trở họ có mặt tại phiên toà.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Theo đề nghị của các bên, Toà án có quyền quyết định công bố lời khai của người bị hại hoặc người làm chứng đã khai báo trước đây trong quá trình điều tra hay xét xử khi có những mâu thuẫn cơ bản giữa những lời khai đó và những lời khai đưa ra tại phiên toà đang xét xử.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Việc người bị hại hoặc người làm chứng từ chối đưa ra lời khai tại Toà án không cản trở việc công bố những lời khai trước đó của họ được đưa ra trong quá trình điều tra, nếu những lời khai đó được đưa ra phù hợp với những yêu cầu qui định tại khoản 2 Điều 11 Bộ luật này.

5. Không được phép công bố phim âm bản và ảnh, phim đèn chiếu được thực hiện trong quá trình lấy lời khai cũng như công bố băng ghi âm và (hoặc) ghi hình, phim về việc lấy lời khai nếu trước đó không công bố những lời khai có trong biên bản lấy lời khai hoặc trong biên bản phiên toà .

(Nội dung của khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 282. Lấy lời khai của người giám định


1. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên có quyền triệu tập để lấy lời khai người giám định đã đưa ra kết luận giám định trong quá trình điều tra để làm sáng tỏ hoặc bổ sung kết luận giám định mà họ đã đưa ra.

2. Sau khi công bố kết luận giám định các bên có thể đặt ra những câu hỏi đối với người giám định. Trong trường hợp này bên đã yêu cầu trưng cầu giám định đưa ra những câu hỏi trước.

3. Nếu cần thiết Toà án có quyền dành cho người giám định thời gian cần thiết để chuẩn bị những câu hỏi trả lời đối với những câu hỏi của Toà án và của các bên.

Điều 283. Tiến hành giám định

1. Toà án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành trưng cầu giám định.

2. Trong trường hợp trưng cầu giám định thì chủ toạ phiên toà yêu cầu các bên đặt ra các câu hỏi viết cho người giám định. Những câu hỏi đặt ra cần phải được công bố và nghe ý kiến của những người tham gia xét xử về những câu hỏi này. Sau khi xem xét những câu hỏi nói trên Toà án ra quyết định từ chối những câu hỏi không liên quan đến vụ án hoặc đến thẩm quyền của người giám định, đưa ra những câu hỏi mới.

3. Việc giám định được tiến hành theo thủ tục quy định tại Mục 27 BL nay

4. Toà án tự mình hoặc theo yêu cầu của các bên tiến hành trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại nếu có những mâu thuẫn giữa những bản kết luận giám định mà không thể khắc phục được trong quá trình xét xử bằng cách lấy lời khai người giám định.


Điều 284. Xem xét vật chứng


1. Việc xem xét vật chứng được tiến hành ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình điều tra tại Toà án theo yêu cầu của các bên. Những người xem xét vật chứng có quyền lưu ý Toà án về những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

2. Toà án có thể tiến hành xem xét vật chứng tại nơi để vật chứng.


Điều 285. Công bố biên bản hoạt động điều tra và những tài liệu khác


1. Biên bản các hoạt động điều tra, kết luận giám định trong quá trình điều tra cũng như những tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc đệ trình trước Toà án có thể được công bố toàn bộ hoặc một phần theo quyết định của Toà án nếu trong đó có chứa đựng hoặc xác nhận những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

2. Biên bản các hoạt động điều tra, kết luận giám định và những tài liệu khác do bên yêu cầu công bố hoặc do Toà án công bố.


Điều 286. Đưa các tài liệu trình trước Toà án vào hồ sơ vụ án


Những tài liệu được các bên đưa ra tại phiên toà hoặc Toà án yêu cầu có thể được xem xét và đưa vào hồ sơ vụ án theo quyết định của Toà án.

Điều 287. Xem xét chỗ ở và địa điểm


1. Việc xem xét chỗ ở và địa điểm do Toà án tiến hành với sự tham gia của các bên trong trường hợp cần thiết thì có sự tham gia của người làm chứng, người giám định và nhà chuyên môn. Việc xem xét chỗ ở được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án.

2. Khi đến nơi cần xem xét chủ toạ phiên toà thông báo về việc tiếp tục phiên toà và toà án tiến hành xem xét. Có thể đặt những câu hỏi liên quan đến việc xem xét đối với bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người giám định và nhà chuyên môn.


Điều 288. Thực nghiệm điều tra


1. Thực nghiệm điều tra do toà án tiến hành với sự tham gia của các bên, nếu cần thiết thì còn có sự tham gia của người làm chứng, người giám định và nhà chuyên môn. Thực nghiệm điều tra được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án.

Điều 289. Nhận dạng


Trong trường hợp cần thiết phải nhận dạng người hoặc đồ vật tại Toà án thì việc nhận dạng được tiến hành theo những quy định tại Điều 193 Bộ luật này.

Điều 290. Xem xét dấu vết trên thân thể


1. Xem xét dấu vết trên thân thể được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 179 Bộ luật này.

2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể của một người mà cần cởi quần áo của họ do bác sỹ hoặc nhà chuyên môn tiến hành tại một địa điểm riêng và họ phải lập và ký vào văn bản xem xét dấu vết, sau đó những người nói trên trở lại phòng xử án. Với sự có mặt của các bên và người bị xem xét dấu vết, bác sỹ hoặc nhà chuyên môn thông báo với Toà án về những dấu vết và những đặc điểm riêng trên thân thể người bị xem xét dấu vết nếu phát hiện được, trả lời câu hỏi của các bên và của các Thẩm phán. Văn bản xem xét dấu vết trên thân thể được dựa vào hồ sơ vụ án.


Điều 291. Kết thúc điều tra tại Toà án


1. Khi kết thúc việc xem xét những chứng cứ do các bên đưa ra chủ toạ phiên toà hỏi các bên xem họ có muốn điều tra bổ sung tại Toà án hay không. Trong trường hợp có yêu cầu điều tra bổ sung tại Toà án thì Toà án thảo luận vấn đề này và ra quyết định tương ứng.

2. Sau khi giải quyết yêu cầu và thực hiện những hoạt động xét xử cần thiết liên quan đến nội dung yêu cầu, chủ toạ phiên toà công bố kết thúc việc điều tra tại Toà án.



Mục 38

TRANH LUẬN CỦA CÁC BÊN VÀ LỜI SAU CÙNG CỦA BỊ CÁO




Điều 292. Nội dung và trình tự, thủ tục tranh luận của các bên


1. Tranh luận của các bên bao gồm phát biểu của người buộc tội và của người bào chữa. Trong trường hợp người bào chữa vắng mặt thì bị cáo tham gia vào tranh luận của các bên.

2. Người bị hại và người đại diện của họ cũng có thể tham gia vào quá trình tranh luận của các bên. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, những người đại diện của họ, bị cáo có quyền yêu cầu được tham gia vào quá trình tranh luận của các bên.

3. Trình tự phát biểu của những người tham gia tranh luận do Toà án quy định. Trong mọi trường hợp người buộc tội phát biểu đầu tiên, bị cáo và người bào chữa của họ phát biểu sau cùng. Bị đơn dân sự và người đại diện của họ phát biểu tranh luận sau khi nguyên đơn dân sự và người đại diện của họ đã phát biểu.

4. Những người tham gia tranh luận không có quyền dựa vào những chứng cứ không được xem xét tại phiên toà hoặc những chứng cứ mà Toà án không chấp nhận.

5. Toà án không có quyền hạn chế thời gian tranh luận của các bên, chủ toạ phiên toà có quyền cắt ý kiến của những người tham gia tranh luận, nếu họ đề cập đến những tình tiết không liên quan đến vụ án đang được xét xử như những chứng cứ không được chấp nhận.

6. Sau khi tất cả những người tham gia tranh luận đã phát biểu, mỗi người trong số họ có thể phát biểu đối đáp một lần nữa. Quyền được phát biểu đối đáp, sau cùng thuộc về bị cáo hoặc người bào chữa của họ.

7. Những người nói tại các khoản 1 - 3 Điều này sau khi kết thúc tranh luận nhưng trước khi Toà án tiến hành nghị án có quyền đệ trình trước Toà án dưới hình thức văn bản ý kiến của họ trong việc quyết định những vấn đề nêu tại các điểm từ 1 - 6 khoản 1 Điều 299 Bộ luật này. Những ý kiến được đưa ra không có giá trị bắt buộc đối với Toà án.

Điều 293. Bị cáo nói lời sau cùng


1. Sau khi kết thúc tranh luận, chủ toạ phiên toà cho phép bị cáo nói lời sau cùng. Không được phép đưa ra bất kỳ câu hỏi nào đối vối bị cáo trong thời gian bị cáo nói lời sau cùng.

2. Toà án không được hạn chế thời gian nói lời sau cùng của bị cáo. Chủ toạ phiên toà có quyền cắt lời của bị cáo trong những trường hợp nếu những tình tiết mà bị cáo đưa ra không liên quan đến vụ án đang được xét xử.


Điều 294. Trở lại việc điều tra tại Toà án


Nếu những người tham gia tranh luận hoặc bị cáo trong lời sau cùng thông báo về những tình tiết mới có ý nghĩa đối với vụ án hoặc đệ trình trước Toà án những tình tiết mới để xem xét thì Toà án có quyền trở lại việc điều tra tại toà. Sau khi kết thúc điều tra tại Toà. Toà án lại tiến hành tranh luận và cho phép bị cáo nói lời sau cùng.

Điều 295. Toà án tiến hành nghị án để ra bản án


1. Sau khi bị cáo nói lời sau cùng, Toà án vào phòng nghị án để ra bản án, chủ toạ phiên toà thông báo cho những người có mặt tại phòng xử án về việc nghị án.

2. Trước khi vào phòng nghị án Toà án phải thông báo cho những người tham gia xét xử về thời gian tuyên án.



Mục 39

VIỆC RA BẢN ÁN

Điều 296. Việc ra bản án nhân danh Liên bang Nga


Toà án ra bản án nhân danh Liên bang Nga.

Điều 297. Tính đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng của bản án


1. Bản án của Toà án cần phải đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng.

2. Bản án được coi là đúng pháp luật, có căn cứ và công bằng nếu bản án đó được lập phù hợp với những yêu cầu của Bộ luật này và dựa trên căn cứ áp dụng đúng luật hình sự.


Điều 298. Giữ bí mật việc nghị án


1. Toà án ra bản án tại phòng nghị án. Trong thời gian ra bản án chỉ có những Thẩm phán trong hội đồng xét xử vụ án đó ở trong phòng nghị án.

2. Khi đã hết giờ làm việc cũng như trong giờ làm việc Toà án có quyền tiến hành nghỉ giải lao và được ra khỏi phòng nghị án. Thẩm phán không có quyền tiết lộ quá trình thảo luận liên quan đến việc kết án và ra bản án.


Điều 299. Những vấn đề được Toà án giải quyết khi ra bản án


1. Khi ra bản án tại phòng nghị án Toà án giải quyết những vấn đề sau:

1) Có chứng minh được có xảy ra hành vi mà bị cáo buộc tội trong việc thực hiện hành vi hay không;

2) Có chứng minh được bị cáo đã thực hiện hành vi hay không;

3) Hành vi đó có phải là tội phạm không và được quy định tại điểm, khoản, điều nào của Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

4) Bị cáo có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó không;

5) Bị cáo có phải chịu hình phạt đối với tội phạm mà họ đã thực hiện không;

6) Có những tình tiết nào giảm nhẹ hoặc tăng nặng hình phạt;

7) Bị cáo cần phải chịu hình phạt nào;

8) Có căn cứ để ra bản án không có hình phạt hoặc miễn hình phạt không;

9) Loại cơ quan thi hành án nào và chế độ thi hành án nào áp dụng đối với bị cáo bị phạt tù giam;

10) Có chấp nhận đơn kiện dân sự không, chấp nhận bên nào và với mức bao nhiêu;

101) Có chứng minh được tài sản bị tịch thu là do phạm tội mà có hay lợi ích thu được từ các tài sản đó hoặc là để sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là tài trợ cho khủng bố, cho tổ chức phạm tội hay tổ chức vũ trang bất hợp pháp;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

11) Xử lý tài sản bị kê biên để bảo đảm giải quyết vấn đề dân sự hoặc để tịch thu tài sản như thế nào;

12) Vật chứng được xử lý ra sao;

13) Ai có trách nhiệm trả những chi phí tố tụng và với số lượng bao nhiêu;

14) Toà án có cần tước danh hiệu quân nhân hoặc danh hiệu vinh dự, cấp bậc hoặc phần thưởng của Nhà nước trong những trường hợp quy định tại Điều 48 Bộ luật hình sự Liên bang Nga không;

15) Có thể áp dụng những biện pháp cưỡng chế có tính chất giáo dục trong những trường hợp quy định tại Điều 90 và Điều 91 Bộ luật hình sự Liên bang Nga không;

16) Có thể áp dụng những biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong trường hợp quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự Liên bang Nga không;

17) Có cần thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn đối với bị cáo không;

2. Nếu bị cáo bị buộc tội trong việc thực hiện một số tội phạm thì Toà án giải quyết những vấn đề quy định tại các điểm từ 1 - 7 khoản 1 Điều này đối với từng tội phạm.

3. Nếu một số bị cáo cùng bị buộc tội trong việc thực hiện một tội phạm thì Toà án giải quyết những vấn đề quy định tại các điểm từ 1 - 7 khoản 1 Điều này đối với từng bị cáo, đánh giá vai trò và mức độ tham gia thực hiện hành vi của từng bị cáo.


Điều 300. Giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo


1. Trong những trường hợp quy định tại điểm 16 khoản 1 Điều 299 Bộ luật này Toà án giải quyết vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo, nếu vấn đề này phát sinh trong quá trình điều tra hoặc xét xử.

2. Nếu xác định thấy rằng ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội bị cáo ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc sau khi thực hiện tội phạm bị cáo bị rối loạn tâm thần làm mất khả năng nhận thức tính chất thực tế và tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi hoặc khả năng điều khiển hành vi của họ thì Toà án ra quyết định theo thủ tục quy định tại Mục 51 Bộ luật này.


Điều 301. Thủ tục nghị án khi xét xử vụ án theo chế độ tập thể


1. Khi ra bản án tại phòng nghị án, nếu vụ án được xét xử theo chế độ tập thể thì chủ toạ phiên toà yêu cầu các thành viên biểu quyết từng vấn đề theo thủ tục quy định tại Điều 299 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Khi giải quyết từng vấn đề, Thẩm phán không có quyền phản đối việc biểu quyết, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Mọi vấn đề được giải quyết bằng cách biểu quyết theo đa số. Chủ toạ phiên toà biểu quyết cuối cùng.

3. Thẩm phán biểu quyết bị cáo vô tội và là thiểu số có quyền phản đối việc biểu quyết về vấn đề áp dụng luật hình sự. Nếu quan điểm của các Thẩm phán về việc định tội hoặc về hình phạt không đồng nhất thì biểu quyết cho rằng bị cáo không phạm tội được xếp cùng với biểu quyết về việc định tội theo luật hình sự về tội nhẹ hơn về việc quyết định hình phạt nhẹ hơn.

4. Hình phạt tử hình chỉ có thể tuyên với bị cáo nếu quyết định của tất cả các Thẩm phán là đồng nhất.

5. Thẩm phán có quan điểm khác đối với bản án được ra có quyền nêu quan điểm của mình bằng văn bản tại phòng nghị án, ý kiến này được đưa vào bản án và không được công bố tại phòng xử án.

Điều 302. Các loại bản án


1. Bản án của Toà án có thể là bản án tuyên bị cáo vô tội hoặc bản án tuyên bị cáo phạm tội.

2. Bản án tuyên bị cáo không phạm tội được ban hành trong những trường hợp nếu:

1) Không xác định được sự kiện phạm tội;

2) Bị cáo không liên quan đến việc thực hiện tội phạm;

3) Hành vi của bị cáo không cấu thành tội phạm;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

4) Đoàn bồi thẩm quyết định bị cáo không có tội;

3. Việc xác định bị cáo vô tội theo bất cứ căn cứ nào quy định tại khoản 2 Điều này có nghĩa là công nhận bị cáo không có tội và phải minh oan cho họ theo thủ tục quy định tại Mục 18 Bộ luật này.

4. Bản án tuyên bị cáo phạm tội không thể căn cứ vào suy đoán và chỉ được ban hành với điều kiện là trong quá trình xét xử việc bị cáo có lỗi trong việc thực hiện tội phạm được khẳng định bằng toàn bộ những chứng cứ đã được Toà án xem xét.

5. Bản án tuyên bị cáo phạm tội được ban hành.

1) Với việc quyết định hình phạt mà người bị kết án phải chấp hành;

2) Với việc quyết định hình phạt và miễn chấp hành hình phạt cho họ;

3) Với việc không đưa ra hình phạt.

6. Toà án ra bản án tuyên bị cáo phạm tội trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 5 Điều này nếu ở thời điểm ra bản án:

1) Có quyết định ân xã, miễn chấp hành hình phạt đã tuyen đối với bị cáo trong bản án này;

2) Thời gian bị cáo đã bị tạm giam trong vụ án này được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 72 Bộ luật hình sự Liên bang Nga vượt quá mức hình phạt do Toà án tuyên đối với bị cáo.

7. Khi ra bản án tuyên bị cáo phạm tội và quyết định hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành. Toà án cần quyết định chính xác loại hình phạt, mức hình phạt và thời gian bắt đầu tính thời hạn chấp hành hình phạt.

8. Nếu những căn cứ đình chỉ vụ án và (hoặc) đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại các điểm 1- 3 khoản 1 Điều 24, các điểm 1 và 3 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này được phát hiện trong quá trình xét xử thì Toà án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung cho đến trước khi quyết định theo bản chất sự việc. Trong những trường hợp quy định tại các điểm 1 và 2 khoản 1 Điều 24 và các điểm 1 và 2 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này thì Toà án ra bản án tuyên bị cáo vô tội, còn trong những trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 1 Điều 24 và điểm 3 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này thì ra bản án tuyên bị cáo phạm tội và miễn hình phạt cho người bị kết án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 303. Ra bản án


1. Sau khi giải quyết những vấn đề quy định tại Điều 299 Bộ luật này, Toà án tiến hành ra bản án. Bản án được viết bằng ngôn ngữ được sử dụng khi tiến hành xét xử và gồm có phần mở đầu, phần nhận định và phần quyết định.

2. Bản án cần phải được viết bằng tay hoặc được lập với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật, do một trong những Thẩm phán tham gia vào việc ra bản án thực hiện. Tất cả các Thẩm phán, kể cả Thẩm phán có ý kiến khác ký vào bản án.

3. Những sửa chữa trong bản án cần phải được nêu rõ và được tất cả các Thẩm phán ký xác nhận tại phòng nghị án trước khi tuyên án.

Điều 304. Phần mở dầu của bản án


Trong phần mở đầu của bản án nêu lên những thông tin sau:

1) Về việc ra bản án nhân dân Liên bang Nga;

2) Thời gian và địa điểm ra bản án;

3) Tên Toà án ra bản án, thành phần Hội đồng xét xử, những thông tin về thư ký phiên toà, người buộc tội, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và về những người đại diện của họ;

4) Họ, tên, tên đệm của bị cáo, ngày, tháng, năm sinh, nơi ở, nơi làm việc, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình và những thông tin khác về nhân thân bị cáo có ý nghĩa đối với vụ án;

5) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về trách nhiệm đối với tội phạm mà bị cáo bị buộc tội là đã thực hiện.


Điều 305. Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo vô tội


1. Trong phần nhận định của bản án tuyên bị cáo vô tội nêu rõ:

1) Bản chất của nội dung buộc tội được đưa ra;

2) Những tình tiết của vụ án được Toà án xác định;

3) Những căn cứ chứng minh sự vô tội của bị cáo;

4) Những lý do mà Toà án từ chối những chứng cứ do bên buộc tội đưa ra;

5) Những lý do của quyết định về vấn đề dân sự.

2. Không được phép đưa vào bản án tuyên bị cáo không phạm tội những lời lẽ diễn đạt dựa trên sự nghi ngờ về việc không phạm tội của người được tuyên vô tội.

Điều 306. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo vô tội


1. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo vô tội cần có những nội dung sau:

1) Họ, tên, tên đệm của bị cáo;

2) Quyết định công nhận bị cáo không có tội và căn cứ gỡ tội cho họ;

3) Quyết định huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn nếu biện pháp ngăn chặn đã được áp dụng đối với họ;

4) Quyết định huỷ bỏ những biện pháp bảo đảm việc tịch thu tài sản cũng như những biện pháp bảo đảm việc bồi thường thiệt hại, nếu những biện pháp này đã được áp dụng;

5) Giải thích thủ tục bồi thường thiệt hại liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Khi ra bản án tuyên bị cáo vô tội, ra quyết định đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 24 và điểm 1 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, Toà án từ chối việc giải quyết đơn kiện dân sự. Trong những trường hợp còn lại Toà án không xem xét đơn kiện dân sự. Việc Toà án không xem xét đơn kiện dân sự không cản trở việc tiếp tục gửi đơn kiện và giải quyết đơn kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

3. Trường hợp ra bản án tuyên vô tội, ra quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo theo những căn cứ quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, cũng như trong các trường hợp khác khi không tìm được người đã có quyết định khởi tố bị can thì Toà án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra và truy tìm bị can.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 307. Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo phạm tội


Phần nhận định của bản án tuyên bị cáo phạm tội phải có những nội dung sau:

1) Mô tả hành vi phạm tội được Toà án công nhận là đã được chứng minh và chỉ rõ thời gian, địa điểm, phương pháp phạm tội, hình thức lỗi, động cơ, mục đích và hậu quả của tội phạm;

2) Những chứng cứ mà những kết luận của Toà án dựa vào và những lý do Toà án không chấp nhận những chứng cứ khác;

3) Nêu lên những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt, trong trường hợp xác nhận một phần của nội dung buộc tội là không có căn cứ hoặc định tội không đúng thì nêu những căn cứ và những lý do thay đổi nội dung buộc tội;

4) Những lý do quyết định những vấn đề liên quan đến việc quyết định hình phạt, miễn hình phạt hoặc chấp hành hình phạt, việc áp dụng những biện pháp tác động khác;

41) Các chứng cứ xác định tài sản bị tịch thu là tài sản do phạm tội mà có hay các lợi ích phát sinh từ tài sản đó hoặc là công cụ, phương tiện phạm tội hoặc là dùng để tài trợ cho khủng bố, cho tổ chức phạm tội hay các tổ chức vũ trang bất hợp pháp;



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2002)

5) Căn cứ của những quyết định được ban hành về những vấn đề khác quy định tại Điều 299 Bộ luật này.


Điều 308. Phần quyết định của bản án tuyên bị cáo phạm tội


1. Trong phần quyết định của bản án tuyên bị cáo phạm tội cần phải chỉ rõ:

1) Họ, tên, tên đệm của bị cáo;

2) Quyết định về việc công nhận bị cáo có lỗi trong việc thực hiện tội phạm;

3) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về trách nhiệm đối với tội phạm mà bị cáo bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó;

4) Loại và mức hình phạt được quyết định đối với bị cáo đối với từng tội phạm mà họ coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó;

5) Mức hình phạt chung phải chấp hành căn cứ vào điều 69 - 72 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

6) Loại cơ quan thi hành án mà người bị kết án phải chấp hành hình phạt tù và chế độ của cơ quan thi hành đó;

7) Thời gian thử thách trong trường hợp cho hưởng án treo và nghãi vụ của người bị kết án trong việc chấp hành thời gian thử thách của án treo;

8) Quyết định về những loại hình phạt bổ sung theo quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

9) Quyết định về việc khấu trừ thời gian bị giam giữ, nếu bị cáo trước khi tuyên án đã bị tạm giữ, tạm giam, giam giữ tại nhà hoặc bị đưa vào cơ sở chuyên khoa y tế hoặc tâm thần;

10) Quyết định về biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị cáo trước khi bản án có hiệu lực pháp luật.

2. Nếu bị cáo bị buộc tội theo nhiều điều của luật hình sự thì trong phần quyết định của bản án cần phải chỉ rõ bị cáo buộc tội theo những điều nào và được gỡ tội theo điều nào.

3. Trong những trường hợp bị cáo được miễn chấp hành hình phạt hoặc ra bản án nhưng không tuyên hình phạt thì những vấn đề này cũng được nêu rõ trong phần quyết định của bản án.


Điều 309. Những vấn đề khác cần quyết định trong phần quyết định của bản án


1. Trong phần quyết định của bản án ngoài những vấn đề nêu tại Điều 308 Bộ luật này còn có những nội dung sau:

1) Quyết định về vấn đề dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều này;

2) Quyết đinh về vấn đề vật chứng;

3) Quyết định về việc phân chia các chi phí tố tụng.

2. Trong trường hợp cần thiết phải tiến hành tính toán bổ sung liên quan đến vấn đề dân sự đòi hỏi phải tạm hoãn việc xét xử thì Toà án có thể chấp nhận đơn kiện dân sự và chuyển vấn đề về mức bồi thường dân sự để xem xét theo thủ tục tố tụng dân sự.

3. Trong phần quyết định của bản án cũng phải nêu nội dung giải thích về thủ tục và thời hạn kháng cáo bản án theo quy định tại các mục 43 - 45 Bộ luật này, về quyền của người bị kết án và người được tuyên vô tội yêu cầu được tham gia xét xử vụ án ở Toà án cấp phúc thẩm.


Điều 310. Tuyên án


1. Sau khi ký bản án Toà án trở lại phòng xử án và chủ toạ phiên toà tuyên án. Tất cả những người có mặt trong phòng xử án, kể cả Hội đồng xét xử đều phải đứng dậy khi tuyên án.

2. Nếu bản án được viết vằng ngôn ngữ mà bị cáo không thông thạo thì người phiên dịch dịch thành lời bản án sang ngôn ngữ mà bị cáo thông thạo cùng với việc tuyên án.

3. Nếu bị cáo bị kết án tử hình thì chủ toạ phiên toà giải thích cho họ quyền được xin ân giảm.

4. Trong trường hợp chỉ tuyên phần mở đầu và phần quyết định của bản án theo quy định tại khoản 7 Điều 241 Bộ luật này thì Toà án giải thích cho những người tham gia xét xử thủ tục xem toàn bộ bản án.


Điều 311. Trả tự do cho bị cáo đang bị tạm giam


Bị cáo đang bị tạm giam phải được trả tự do ngay tại phiên toà trong những trường hợp sau:

1) Ra bản án tuyên bị cáo vô tội;

2) Ra bản án tuyên bị cáo có tội nhưng không đưa ra hình phạt;

3) Ra bản án tuyên bị cáo có tội và quyết định hình phạt nhưng bị cáo được miễn chấp hành hình phạt;

4) Ra bản án tuyên bị cáo vô tội và quyết định hình phạt không phải là phạt tù hoặc hình phạt là hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

Điều 312. Việc giao bản sao bản án


Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày tuyên án, bản sao bản án phải được giao cho người bị kết án hoặc người được tuyên vô tội, người bào chữa của họ và người buộc tội. Cũng trong thời hạn này bản sao bản án có thể được giao cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người đại diện của họ nếu những người này có yêu cầu.

Điều 313. Những vấn đề mà Toà án giải quyết đồng thời với việc ra bản án


1. Nếu người bị kết án phạt tù có con là người chưa thành niên, những người khác sống nương tựa, bố mẹ già cần được chăm sóc thường xuyên thì cùng với việc ra bản án Toà án ra quyết định giao những người này cho họ hàng thân thích, họ hàng hoặc những người khác chăm nom hoặc đưa họ đến cơ sở dành cho trẻ em hoặc cơ sở bảo trợ xã hội.

2. Nếu người bị kết án có tài sản hoặc nhà cửa không có ai trông nom thì Toà án ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo quản.

3. Trong trường hợp người bào chữa tham gia vào vụ án theo chỉ định thì cùng với việc ra bản án Toà án ra quyết địnhv ề mức tiền trả cho người bào chữa về sự trợ giúp pháp lý.

4. Tất cả những quyết định quy định tại Điều này có thể được ban hành theo yêu cầu của những người có liên quan và sau khi tuyên án.




tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương