Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga



tải về 2.43 Mb.
trang15/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27

Mục 34

THẨM TRA HỒ SƠ

Điều 234. Thủ tục tiến hành thẩm tra sơ bộ


1. Việc thẩm tra sơ bộ do một Thẩm phán tiến hành tại phiên toà kín với sự tham gia của các bên phù hợp với các quy định tại các mục 33, 35 và 36 Bộ luật này và những ngoại lệ quy định tại Mục này.

2. Thông báo về việc triệu tập các bên đến phiên toà phải được gửi chậm nhất là 3 ngày trước ngày tiến hành thẩm tra sơ bộ.

3. Theo yêu cầu của bị cáo, việc thẩm tra sơ bộ có thể được tiến hành vắng mặt họ hoặc khi có căn cứ để tiến hành xét xử vụ án theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này nếu có yêu cầu của một trong các bên.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

4. Sự vắng mặt của những người khác tham gia tố tụng đã được thông báo kịp thời không cản trở việc tiến hành thẩm tra sơ bộ.

5. Trong trường hợp nếu một bên đưa ra yêu cầu loại trừ chứng cứ thì Thẩm phán hỏi bên kia có phản đối yêu cầu đó không, nếu không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán chấp nhận yêu cầu và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu không có những căn cứ khác để tiến hành thẩm tra sơ bộ.

6. Khoản này hết hiệu lực thi hành bởi Luật liên bang số 72/LLB ngày 3 tháng 6 năm 2006.

7. Yêu cầu của bên bào chữa về việc bổ sung những chứng cứ hoặc những đồ vật được chấp nhận nếu những chứng xứ và những đồ vật có ý nghĩa đối với vụ án.

8. Theo yêu cầu của các bên có thể tiến hành lấy lời khai của bất kỳ người nào với tư cách là người làm chứng nếu họ biết về những tình tiết của việc tiến hành các hoạt động điều tra hoặc của việc thu giữ và đưa ra các tài liệu vào hồ sơ vụ án, trừ những người được hưởng quyền miễn trừ làm chứng.

9. Quá trình thẩm vấn sơ bộ phải được thể hiện trong biên bản.

Điều 235. Yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ


1. Các bên có quyền đưa ra yêu cầu về việc loại trừ bất kỳ chứng cứ nào trong danh mục những chứng cứ được đưa ra xem xét tại Toà án.Trong trường hợp một bên đưa ra yêu cầu thì bản sao của yêu cầu cần được chuyển cho bên kia vào ngày đưa ra yêu cầu trước Toà án.

2. Yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ cần phải nêu rõ:

1) Chứng cứ bị loại trừ mà một trong các bên đưa ra;

2) Những căn cứ để loại trừ chứng cứ quy định tại Bộ luật này và những tình tiết được sử dụng làm căn cứ để yêu cầu.

3. Thẩm phán có quyền lấy lời khai người làm chứng và đưa tài liệu được nêu trong yêu cầu vào hồ sơ vụ án.Trong trường hợp nếu một bên phản đối việc loại trừ những chứng cứ Thẩm phán có quyền đọc những biên bản hoạt động điều tra và những tài liệu khác có trong hồ sơ vụ án và ( hoặc ) do các bên đưa ra.

4. Khi xem xét yêu cầu về việc loại trừ chứng cứ do bên bào chữa đưa ra dựa trên căn cứ cho rằng chứng cứ được thu thập đã vi phạm quy định của Bộ luật này thì Kiểm sát viên có nghĩa vụ phản hồi kết luận mà bên bào chữa đưa ra.Trong trường hợp khác nghĩa vụ chứng minh thuộc về bên đưa ra yêu cầu.

5. Nếu Toà án ra quyết định loại trừ chứng cứ thì chứng cứ đó không có giá trị pháp lý và không thể dùng làm cơ sở để đưa ra bản án hoặc quyết định khác của Toà án, cũng như không thể được xem xét và sử dụng trong quá trình xét xử.

6. Nếu vụ án do Toà án xét xử với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì các bên hoặc những người khác tham gia phiên toà không có quyền thông báo cho các thành viên Bồi thẩm đoàn về việc có chứng cứ bị loại trừ theo quyết định của Toà án.

7. Trong quá trình xét xử vụ án, Toà án theo yêu cầu của 1 trong các bên có quyền xem xét lại vấn đề công nhân chứng cứ bị loại trừ đã được chấp nhận.

Điều 236. Những quyết định do Thẩm phán ban hành khi thẩm tra sơ bộ


1. Căn cứ kết quả thẩm tra sơ bộ Thẩm phán ra một trong những quyết định sau:

1) Về việc chuyển vụ án theo thẩm quyền trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

2) Về việc trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát;

3) Về việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án;

4) Về việc đình chỉ vụ án;

5) Về việc đưa vụ án ra xét xử.

2. Phán quyết của Thẩm phán thể hiện dưới hình thức bản quyết định phù hợp với những yêu cầu qui định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật này.

3. Trong quyết định cần phải thể hiện những kết quả giải quyết yêu cầu và khiếu nại.

4. Nếu Thẩm phán chấp nhận yêu cầu loại trừ chứng cứ và quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong quyết định cần nêu rõ chứng cứ nào bị loại trừ và những tài liệu nào trong hồ sơ vụ án dùng làm căn cứ để loại trừ chứng cứ đó không thể được xem xét và công bố tại phiên toà và sử dụng trong quá trình chứng minh.

5. Nếu trong quá trình thẩm tra sơ bộ Kiểm sát viên thay đổi lời buộc tội thì Thẩm phán cũng thể hiện điều này trong quyết định và trong những trường hợp qui định tại Bộ luật này thì chuyển vụ án theo thẩm quyền.

6. Nếu trong quá trình giải quyết yêu cầu của bị can về việc gia hạn thời hạn nghiên cứu hồ sơ vụ án Toà án xác định rằng những qui định tại khoản 5 Điều 109 Bộ luật này bị vi phạm và thời hạn tạm giam bị can trong quá trình điều tra đã hết thì Toà án thay đổi biện pháp tạm giam đối với họ, chấp nhận yêu cầu của bị can và xác định thời hạn để họ nghiên cứu hồ sơ vụ án.

7. Không có quyền khiếu nại đối với quyết định của Toà án khi thẩm tra sơ bộ, trừ quyết định đình chỉ vụ án và quyết định về biện pháp ngăn chặn.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 237. Trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát


1. Thẩm phán tự mình hoặc theo yêu cầu của một trong các bên trả lại hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để khắc phục những trở ngại trong việc xét xử của Toà án trong những trường hợp, nếu:

1) Việc lập cáo trạng hoặc quyết định truy tố vi phạm những qui định của Bộ luật này đẫn đến Toà án không có khả năng ra bản án hoặc quyết định dựa trên cơ sở bản cáo trạng quyết định truy tố đó.

2) Bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố không được giao cho bị can, trừ trường hợp Toà án xác định tính có căn cứ của quyết định do Viện kiểm sát ban hành theo trình tự quy định tại khoản 4 Điều 222 hoặc khoản 3 Điều 226 Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Cần thiết phải lập bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố kèm theo quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh để chuyển cho Toà án;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4) Có căn cứ để nhập vụ án theo quy định tại Điều 153 Bộ luật này;



(Điểm này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

5) Khi bị can nghiên cứu hồ sơ không được giải thích quyền theo quy định tại khoản 5 Điều 217 Bộ luật này.



(Điểm này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này Thẩm phán giao trách nhiệm cho Kiểm sát viên trong thời hạn 5 ngày phải bảo đảm khắc phục vi phạm.

3. Trong trường hợp trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát, Thẩm phán quyết định vấn đề về biện pháp ngăn chặn đối với bị can.

4. Không được trả hồ sơ cho Viện kiểm sát ngoài những lý do nêu tại Điều này.



(Khoản này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

5. Không được công nhận đối với các chứng cứ được thu thập khi đã hết thời hạn tố tụng quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khi tiến hành các hoạt động tố tụng không quy định trong Điều này.



(Điểm này bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 238. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án

1. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án:

1) Trong trường hợp bị can bỏ trốn và không biết được họ đang ở đâu;

2) Trong trường hợp bị can bị ốm nặng, nếu có kết luận của cơ sở y tế xác nhận;

3) Trong trường hợp Toà án chuyển yêu cầu đến Toà án Hiến pháp Liên bang Nga hoặc Toà án Hiến pháp Liên bang Nga thụ lý giải quyết khiếu nại về sự phù hợp của luật được áp dụng hoặc phải được áp dụng đối với vụ án đó với Hiến pháp Liên bang Nga;

4) Trong trường hợp biết rõ bị can đang ở đâu, tuy nhiên không có khả năng thực tế để họ tham gia xét xử.

2. Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều này Thẩm phán tạm đình chỉ giải quyết vụ án và nếu bị can bị tam giam bỏ trốn thì trả hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên và giao cho Kiểm sát viên bảo đảm việc truy nã hoặc bị can không bị tạm giam nhưng bỏ trốn thì áp dụng biện pháp tạm giam đối với họ và giao cho Kiểm sát viên bảo đảm việc truy nã họ.

3. Các điểm 1 và 4 khoản 1 Điều này không được công nhận khi có khiếu nại của một trong các bên về việc tiến hành xét xử vụ án theo thủ tục quy định tại khoản 3 Điều 247 Bộ luật này.



(Khoản này bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

Điều 239. Đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Trong những trường hợp quy định tại các điểm 3 - 6 khoản 1, khoản 2 Điều 24 và các điểm 3 - 6 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này, cũng như trong trường hợp Kiểm sát viên từ chối buộc tội theo thủ tục quy định tại khoản 7 Điều 246 Bộ luật này thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ vụ án.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002 và Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002)

2. Thẩm phán cũng có thể đình chỉ vụ án khi có những căn cứ quy định tại các Điều 25 và 28 Bộ luật này khi có yêu cầu của một trong các bên.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

3. Trong quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự;

1) Nêu rõ căn cứ đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự;

2) Giải quyết vấn đề huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, kê biên tài sản, thu giữ thư tín, tạm đình chỉ chức vụ, giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi;

3) Giải quyết vấn đề về vật chứng.

4. Bản sao quyết định đình chỉ vụ án được gửi cho Kiểm sát viên, đồng thời giao cho người được đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị hại trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định.





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương