Cập nhật đến ngày 01/10/2006 kodekc mátxcơVA, 2006 BỘ luật tố TỤng hình sự liên bang nga


Mục 23 KHỞI TỐ BỊ CAN, ĐƯA RA LỜI BUỘC TỘI



tải về 2.43 Mb.
trang13/27
Chuyển đổi dữ liệu07.06.2018
Kích2.43 Mb.
#39612
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27

Mục 23

KHỞI TỐ BỊ CAN, ĐƯA RA LỜI BUỘC TỘI



Điều 171. Thủ tục khởi tố bị can

1. Khi có đủ các chứng cứ làm căn cứ để cho rằng một người đã thực hiện tội phạm thì Dự thẩm viên ra quyết định khởi tố bị can.

2. Trong quyết định khởi tố bị can cần nêu rõ:

1) Ngày, tháng, năm và địa điểm ra quyết định;

2) Ai là người quyết định;

3) Họ và tên người bị khởi tố, ngày, tháng, năm sinh của họ;

4) Mô tả tội phạm và chỉ rõ thời gian, địa điểm tội phạm được thực hiện, những tình tiết khác phải chứng minh theo quy định tại các điểm từ 1 đến 4 khoản 1 Điều 73 Bộ luật này;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

5) Điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định trách nhiệm đối với tội phạm đã thực hiện;

6) Quyết định việc khởi tố bị can trong vụ án đang được điều tra.

3. Khi khởi tố một người thực hiện một số tội phạm được quy định tại các Điều, khoản, điểm khác nhau của Bộ luật hình sự Liên bang Nga thì trong quyết định khởi tố bị can cần chỉ rõ những hành vi nào của họ bị khởi tố theo Điều, khoản, điểm nào của Luật hình sự.

4. Trong trường hợp khởi tố bị can đối với một số người trong cùng một vụ án thì phải ra quyết định khởi tố bị can đối với từng người trong số họ.

Điều 172. Thủ tục đưa ra lời buộc tội


1. Việc buộc tội phải được đưa ra cho bị can chậm nhất là 3 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố bị can với sự có mặt của người bào chữa nếu người đó tham gia vào vụ án.

2. Dự thẩm viên thông báo cho bị can về ngày đưa ra lời buộc tội đồng thời giải thích cho họ quyền được tự mời người bào chữa hoặc yêu cầu Dự thẩm viên bảo đảm sự tham gia của người bào chữa theo thủ tục quy định tại Điều 50 Bộ luật này.

3. Đối với bị can đang bị tạm giam thì việc thông báo về ngày đưa ra lời buộc tội thông qua ban giám thị trại giam.

4. Đối với bị can đang tại ngoại thì việc thông báo về ngày đưa ra lời buộc tội được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 188 Bộ luật này.

5. Sau khi xác định nhân thân bị can, Dự thẩm viên công bố cho bị can và người bào chữa của họ, nếu người đó tham gia vào vụ án quyết định khởi tố bị can. Đồng thời Dự thẩm viên giải thích cho bị can bản chất của việc buộc tội, các quyền của họ được quy định tại Điều 47 Bộ luật này. Bị can, người bào chữa của họ và Dự thẩm viên cùng ký xác nhận vào quyết định kèm theo thời gian và địa điểm đưa ra lời buộc tội.

6. Trong trường hợp bị can hoặc người bào chữa của họ không có mặt trong thời hạn do Dự thẩm viên ấn định, cũng như trong trường hợp chưa xác định được bị can đang ở đâu thì lời buộc tội được đưa ra vào ngày bị can thực tế có mặt hoặc ngày họ bị dẫn giải đến, với điều kiện là Dự thẩm viên phải bảo đảm sự tham gia của người bào chữa.

7. Trong trường hợp bị can từ chối ký vào quyết định thì Dự thẩm viên phải ghi việc này vào trong quyết định.

8. Dự thẩm viên giao cho bị can và người bào chữa của họ bản sao quyết định khởi tố bị can.

9. Bản sao quyết định khởi tố bị can được gửi cho Kiểm sát viên.

Điều 173. Hỏi cung bị can


1. Dự thẩm viên tiến hành hỏi cung bị can ngay sau khi đã đưa ra lời buộc tội đối với họ và phải tuân theo các quy định tại điểm 9 khoản 4 Điều 47 và khoản 3 Điều 50 Bộ luật này.

2. Khi bắt đầu hỏi cung, Dự thẩm viên cần làm rõ bị can có nhận tội hay không, họ có mong muốn khai báo về bản chất việc buộc tội họ không và nếu có thì khai báo bằng ngôn ngữ nào. Trong trường hợp bị can từ chối khai báo thì Dự thẩm viên phải xác nhận việc này trong biên bản hỏi cung họ.

3.Việc hỏi cung được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 190 Bộ luật này và những ngoại lệ quy định tại Điều này.

4. Việc hỏi cung lại bị can trong trường hợp người đó từ chối khai báo ở lần hỏi cung đầu tiên chỉ có thể được tiến hành theo yêu cầu của bị can.


Điều 174. Biên bản hỏi cung bị can


1. Mỗi lần hỏi cung bị can, Dự thẩm viên phải lập biên bản theo quy định tại Điều 190 Bộ luật này.

2. Trong biên bản lần hỏi cung đầu tiên phải ghi rõ những thông tin về nhân thân bị can, bao gồm:

1) Họ và tên;

2) Ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh;

3) Quốc tịch;

4) Trình độ văn hoá;

5) Hoàn cảnh gia đình, các thành viên trong gia đình;

6) Nơi làm việc hoặc học tập, nghề nghiệp hoặc chức vụ;

7) Nơi cư trú;

8) Tiền án (nếu có);

9) Những thông tin khác có ý nghĩa đối với vụ án.

3. Trong biên bản những lần hỏi cung tiếp theo nếu không có thay đổi những thông tin về nhân thân bị can thì có thể chỉ cần ghi họ và tên bị can.


Điều 175. Thay đổi và bổ sung nội dung buộc tôị. Đình chỉ một phần việc truy cứu trách nhiệm hình sự


1. Trong quá trình điều tra dự thẩm, nếu có căn cứ để thay đổi nội dung buộc tội thì Dự thẩm viên ra quyết định mới về việc khởi tố bị can theo quy định tại Điều 171 Bộ luật này và đưa ra lời buộc tội đối với họ theo thủ tục quy định tại Điều 172 Bộ luật này.

2. Trong quá trình điều tra dự thẩm nếu một phần nào đó của nội dung buộc tội không thể khẳng định được thì Dự thẩm viên ra quyết định đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với phần đó, đồng thời thông báo cho bị can, người bào chữa của họ và Kiểm sát viên biết.



Mục 24

KHÁM NGHIỆM, XEM XÉT DẤU VẾT TRÊN THÂN THỂ, THỰC NGHIỆM ĐIỀU TRA




Điều 176. Căn cứ tiến hành khám nghiệm


1. Khám nghiệm hiện trường, chỗ ở, địa điểm, đồ vật và tài liệu được tiến hành nhằm mục đích tìm dấu vết của tội phạm, làm sáng tỏ những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Trong những trường hợp không thể trì hoãn, việc khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án.


Điều 177. Thủ tục tiến hành khám nghiệm


1. Vệc khám nghiệm được tiến hành với sự tham gia của những người chứng kiến, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 170 Bộ luật này.

2. Việc khám nghiệm dấu vết của tội phạm và những đồ vật khác được tiến hành tại nơi tiến hành hoạt động điều tra, trừ những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Nếu việc tiến hành khám nghiệm đòi hỏi phải có thời gian hoặc nếu việc khám nghiệm tại chỗ gặp khó khăn thì những đồ vật cần phải được thu giữ, niêm phong và phải được Dự thẩm viên và những người chứng kiến tại nơi khám nghiệm ký xác nhận. Chỉ được thu giữ những đồ vật có thể có liên quan đến vụ án. Trong trường hợp này, trong biên bản khám nghiệm cần cố gắng mô tả rõ những dấu hiệu riêng và những đặc điểm của đồ vật bị thu giữ.

4. Mọi vật được phát hiện và thu giữ khi tiến hành khám nghiệm cần phải được đưa cho những người chứng kiến và những người khác tham gia khám nghiệm xem.

5. Việc khám xét chỗ ở chỉ được tiến hành nếu những người sinh sống ở đó đồng ý hoặc căn cứ vào quyết định của Toà án. Nếu những người sinh sống ở đó phản đối việc khám xét thì Dự thẩm viên gửi yêu cầu đến Toà án yêu cầu được tiến hành khám xét theo quy định tại Điều 165 Bộ luật này.

6. Việc khám xét nơi làm việc của cơ quan, tổ chức tiến hành với sự có mặt của đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức đó. Trong trường hợp không thể bảo đảm sự tham gia của đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức vào việc khám xét thì việc này phải được ghi vào biên bản.


Điều 178. Khám nghiệm tử thi. Khai quật tử thi


1. Dự thẩm viên tiến hành khám nghiệm tử thi tại nơi phát hiện tử thi với sự tham gia của những người chứng kiến, giám định viên pháp y, trong trường hợp giám định viên pháp y không thể tham gia được thì có sự tham gia của bác sỹ. Trong trường hợp cần thiết có thể mời những nhà chuyên môn khác tham gia khám nghiệm tử thi.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Đối với những tử thi không nhận dạng được thì bắt buộc phải chụp ảnh và lấy dấu vân tay. Không được phép thiêu xác những tử thi không nhận dạng được.

3. Trong trường hợp cần thiết phải khai quật tử thi tại nơi chôn cất, Dự thẩm viên ra quyết định khai quật tử thi và thông báo cho họ hàng thân thích hoặc họ hàng của người quá cố. Quyết định này có hiệu lực bắt buộc đối với ban quản lý nghĩa trang. Trong trường hợp nếu họ hàng thân thích hoặc họ hàng của người quá cố phản đối việc khai quật thì việc tiến hành khai quật do Toà án quyết định.

4. Việc khai quật và khám nghiệm tử thi được tiến hành với sự tham gia của những người nêu tại khoản 1 Điều này.

5. Những chi phí liên quan đến việc khai quật tử thi và chôn cất lại được chi trả cho họ hàng của người quá cố theo thủ tục quy định tại Điều 131 Bộ luật này.

Điều 179. Xem xét dấu vết trên thân thể


1. Để phát hiện trên thân thể của một người có những đặc điểm riêng, dấu vết của tội phạm, thương tích, xác định tình trạng say hoặc những đặc tính và dấu hiệu khác có ý nghĩa đối với vụ án, nếu không cần thiết phải tiến hành giám định pháp ý thì có thể tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể người bị tình nghi, bị can, người bị hại cũng như người làm chứng nếu họ đồng ý, trừ những trường hợp nếu việc xem xét dấu vết trên thân thể là cần thiết để đánh giá tính xác thực trong lời khai của người làm chứng.

2. Dự thẩm viên ra quyết dịnh tiến hành xem xét dấu viết trên thân thể. Quyết định này có hiệu lực bắt buộc đối với người bị xem xét dấu vết trên thân thể.

3. Việc xem xét dấu vết trên thân thể do Dự thẩm viên tiến hành. Trong trường hợp cần thiết Dự thẩm viên mời bác sỹ hoặc nhà chuyên môn khác tham gia vào việc xem xét dấu vết trên thân thể.

4. Trong trường hợp xem xét dấu vết trên thân thể người khác giới, nếu phải cởi quần áo của họ thì Dự thẩm viên không có mặt. Trong trường hợp này việc xem xét dấu vết trên thân thể do bác sỹ tiến hành.

5. Việc chụp ảnh, quay video, quay phin trong những trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này được tiến hành nếu người bị xem xét dấu vết đồng ý.

Điều 180. Biên bản khám nghiệm và xem xét dấu vết trên thân thể


1. Biên bản khám nghiệm và xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều này, Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.

2. Trong biên bản mô tat tất cả những hoạt động của Dự thẩm viên, tất cả những gì được phát hiện khi tiến hành khám nghiệm và (hoặc) xem xét trên thân thể theo đúng trình tự tiến hành khám nghiệm và xem xét dấu vết, tình trạng ban đầu của vật đó ở thời điểm khám nghiệm và xem xét dấu vết. Trong biên bản cần liệt kê và mô tả tất cả những vật bị thu giữ khi tiến hành khám nghiệm và (hoặc) xem xét dấu vết.

3. Trong biên bản cũng cần chỉ rõ việc tiến hành khám nghiệm hoặc xem xét dấu vết vào thời gian nào, trong điều kiện thời tiết như thế nào và với điều kiện ánh sáng ra sao, sử dụng những phương tiện kỹ thuật gì và kết quả thu được ra sao, những vật gì bị thu giữ, niêm phong và niêm phong như thế nào, sau khi khám nghiệm thì tử thi hoặc những vật có ý nghĩa đối với vụ án được chuyển đi đâu.

Điều 181. Thực nghiệm điều tra


Để kiểm tra và xác minh những tài liệu có ý nghĩa đối với vụ án, Dự thẩm viên có quyền tiến hành thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự kiện nhất định. Thông qua việc thực nghiệm điều tra để kiểm tra khả năng phát hiện được những sự kiện nào đó, khả năng thực hiện những hành vi nhất định cũng như làm rõ trình tự sự kiện đã xảy ra và quá trình hình thành các dấu vết. Việc thực nghiệm điều tra được phép tiến hành nếu không gây nguy hiểm đến sức khoẻ của những người tham gia vào hoạt động này.

Mục 25

KHÁM XÉT, THU GIỮ, TẠM GIỮ BƯU KIỆN, BƯU PHẨM,

KIỂM TRA VÀ GHI ÂM CÁC CUỘC ĐÀM THOẠI




Điều 182. Những căn cứ và thủ tục tiến hành khám xét


1. Căn cứ để tiến hành khám xét là có đủ những tài liệu để cho rằng ở một địa điểm hoặc trong một người nào đó có thể có công cụ phạm tội, những vật, tài liệu và vật có giá trị và có thể có ý nghĩa đối với vụ án.

2. Việc khám xét được tiến hành căn cứ vào quyết định của Dự thẩm viên.

3. Việc khám xét chỗ ở được tiến hành căn cứ vào quyết định của Toà án, được ban hành theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này.

4.Trước khi khám xét, Dự thẩm viên công bố quyết định tiến hành khám xét, nếu trong những trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì công bố quyết định của Toà án cho phép tiến hành khám xét.

5. Trước khi khám xét, Dự thẩm viên yêu cầu tự nguyện giao nộp những đồ vật, tài liệu và những vật có giá trị có thể có ý nghĩa đối với vụ án cần thu giữ. Nếu chúng được giao nộp một cách tự nguyện và không có căn cứ để cho rằng chúng còn bị cất giấu thì Dự thẩm viên có quyền không tiến hành khám xét.

6. Khi tiến hành khám xét có thể mở bất kỳ chỗ nào nếu chủ nhà từ chối mở một cách tự nguyện nhưng phải tránh gây hư hỏng tài sản một cách không cần thiết.

7. Dự thẩm viên áp dụng các biện pháp để giữ bí mật về đời tư của người đang sống tại nơi tiến hành khám xét, về bí mật cá nhân và gia đình họ cũng như của những người khác.

8. Dự thẩm viên có quyền cấm những người đang có mặt tại nơi tiến hành khám xét rời khỏi nơi này, tiếp xúc với nhau hoặc với những người khác cho đến khi kết thúc việc khám xét.

9. Khi tiến hành khám xét, mọi đồ vật và tài liệu thu thập được từ việc lưu thông phải được thu giữ trong mọi trường hợp.

10. Những đồ vật, tài liệu và vật có giá trị bị thu giữ phải được đưa cho những người chứng kiến và những người khác tham gia vào quá trình khám xem xét, nếu trong trường hợp cần thiết phải đóng gói và niêm phong tại nơi tiến hành khám xét thì những người này ký xác nhận.

11. Khi khám xét phải có mặt của người có địa điểm bị khám xét hoặc thành viên đã thành niên trong gia đình họ. Người bào chữa hoặc luật sư của người có địa điểm bị khám xét có thể có mặt khi tiến hành khám xét.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

12. Khi tiến hành khám xét phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.

13. Trong biên bản phải chỉ rõ những đồ vật, tài liệu hoặc vật có giá trị được phát hiện ở đâu và trong hoàn cảnh nào, chúng được giao nộp một cách tự nguyện hay bị thu giữ bằng biện pháp cưỡng chế. Tất cả đồ vật, tài liệu và vật có giá trị bị thu giữ cần phải đựoc liệt kê đầy đủ và nêu rõ số lượng, kích cỡ, trọng lượng, những dấu hiệu riêng và nếu có thể thì cả giá trị của chúng.

14. Nếu trong quá trình khám xét phát hiện thấy có âm mưu huỷ hoại, cất giấu những đồ vật, tài liệu hoặc vật có giá trị thuộc loại bị thu giữ thì trong biên bản phải ghi rõ việc này và những biện pháp đã áp dụng.

15. Bản sao biên bản được giao cho người có địa điểm bị khám xét hoặc giao cho người đã thành niên trong gia đình họ. Nếu việc khám xét được tiến hành tại công sở thì bản sao biên bản được giao cho đại diện lãnh đạo tổ chức nơi công sở bị khám xét và họ phải xác nhận vào giấy biên nhận.

16. Việc khám xét cũng có thể được tiến hành để phát hiện người đang bị truy nã và thi thể người chết.


Điều 183. Những căn cứ và thủ tục tiến hành thu giữ


1. Trong trường hợp cần thiết phải thu giữ những đồ vật và tài liệu nhất định có ý nghĩa đối với vụ án và nếu biết rõ những đò vật và tài liệu này đang ở đâu và do người nào quản lý thì tiến hành thu giữ những đồ vật và tài liệu đó.

2. Việc thu giữ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 182 Bộ luật này và những ngoại lệ quy định tại Điều này.

3. Việc thu giữ những đồ vật và tài liệu thuộc bí mật quốc gia hoặc bí mật khác thuộc loại cần bảo vệ theo quy định của Luật liên bang Nga do Dự thẩm viên tiến hành và phải được Kiểm sát viên phê chuẩn.

4. Việc thu giữ những tài liệu chưa đựng những thông tin về tiền gửi và tài khoản của công dân tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án và theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này.

5. Trước khi tiến hành thu giữ, Dự thẩm viên yêu cầu đương sự giao nộp những đồ vật và tài liệu cần thu giữ, trong trường hợp đương sự từ chối thì việc thu giữ được tiến hành bằng biện pháp cưỡng chế.

Điều 184. Khám người


1. Việc khám người bị tình nghi, bị can nhằm phát hiện và thu giữ những vật và tài liệu có thể có ý nghĩa đối với vụ án được tiến hành khi có những căn cứ và theo thủ tục quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 182 Bộ luật này.

2. Việc khám người có thể được tiến hành mà không cần có lệnh trong trường hợp tạm giữ, tạm giam người đó khi có đủ căn cứ để cho rằng một người ở một địa điểm hoặc ở nơi tiến hành khám xét đang cất giấu trong người những vật hoặc tài liệu có thể có ý nghĩa đối với vụ án.

3. Việc khám người phải do người cùng giới tiến hành và phải có mặt những người chứng kiến và nhà chuyên môn là người cùng giới, nếu họ tham gia vào hoạt động điều tra này.

Điều 185. Tạm giữ, khám xét và thu giữ bưu kiện, bưu phẩm


1. Khi có đủ căn cứ để cho rằng đồ vật, tài liệu tin tức có ý nghĩa đối với vụ án đang ở trong bưu kiện, bưu phẩm hoặc ở trong các bức điện báo, điện tín thì có thể tiến hành thu giữ.

2. Việc thu giữ thư tín, bưu kiện, bưu phẩm, khám nghiệm và thu giữ chúng tại cơ quan bưu điện chỉ được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án được ban hành theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Trong Đề nghị của Dự thẩm viên về việc tạm giữ, khám xét và thu giữ bưu kiện, bưu phẩm cần nêu rõ:

1) Họ, tên và địa chỉ của người mà bưu kiện, bưu phẩm của họ bị thu giữ;

2) Căn cứ để tạm giữ, khám xét, thu giữ;

3) Loại bưu kiện, bưu phẩm bị tạm giữ;

4) Tên cơ quan bưu điện có trách nhiệm tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm.

4. Trong trường hợp Toà án ra quyết định tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm thì bản sao quyết định được gửi cho cơ quan bưu điện và phải thông báo ngay cho Dự thẩm viên.

5. Việc khám xét, thu giữ và sao chụp bưu kiện, bưu phẩm bị tạm giữ do Dự thẩm viên tiến hành tại cơ quan bưu điện tương ứng với sự tham gia của những người chứng kiến là công chức của cơ quan này. Trong những trường hợp cần thiết Dự thẩm viên có quyền mới nhà chuyên môn, người phiên dịch tham gia vào việc khám xét và thu giữ bưu kiện, bưu phẩm. Mỗi lần khám xét bưu kiện, bưu phẩm đều phải lập biên bản, trong đó nêu rõ bưu kiện, bưu phẩm nào và do ai khám xét, sao chụp, gửi đi hoặc tạm giữ.

6. Dự thẩm viên huỷ bỏ biện pháp tạm giữ bưu kiện, bưu phẩm và bắt buộc phải thông báo việc này cho Toà án đã ra quyết định tiến hành tạm giữ và cho Viện kiểm sát nếu việc áp dụng biện pháp này không còn cần thiết nữa những không được chậm hơn thời điểm kết thúc điều tra dự thẩm đối với vụ án.

Điều 186. Giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi


1. Khi có đủ căn cứ để cho rằng các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác của người bị tình nghi, bị can và những người khác có thể chứa đựng những thông tin có ý nghĩa đối với vụ án thì việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi này được tiến hành đối với các tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này trên cơ sở quyết định của Toà án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Trong trường hợp có sự đe doạ việc dùng vũ lực, tống tiến hoặc những hoạt động tội phạm khác đối với người bị hại, người làm chứng hoặc những người họ hàng thân thích của họ thì việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác được chấp nhận theo yêu cầu bằng văn bản của những người này, nếu không có yêu cầu nói trên thì trên cơ sở quyết định của Toà án.

3. Trong đề nghị của Dự thẩm viên về việc tiến hành giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác cần nêu rõ:

1) Vụ án hình sự mà khi tiến hành giải quyết cần thiết phải áp dụng biện pháp này;

2) Những căn cứ để tiến hành hoạt động điều tra này;

3) Họ, tên của người mà các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác của họ bị giám sát và ghi âm;

4) Thời hạn tiến hành giám sát và ghi âm;

5) Tên cơ quan được giao thực hiện biện pháp kỹ thuật để giám sát và ghi âm.

4. Quyết định tiến hành giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác được Dự thẩm viên gửi cho cơ quan có trách nhiệm để thực hiện.

5. Việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác có thể được tiến hành trong thời hạn đến 6 tháng. Biện pháp này có thể bị đình chỉ theo quyết định của Dự thẩm viên nếu thấy rằng việc áp dụng biện pháp này không còn cần thiết nữa, nhưng không được chậm hơn thời điểm kết thúc điều tra dự thẩm đối với vụ án.

6. Trong thời gian tiến hành việc giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác, Dự thẩm viên có quyền bất kỳ lúc nào yêu cầu cơ quan thực hiện giám sát và ghi âm đưa băng đĩa ghi âm để khám xét và nghe lại. Băng đĩa ghi âm được giao cho Dự thẩm viên ở dạng được niêm phong và kèm theo chỉ dẫn trong đó ghi rõ ngày, tháng, thời gian bắt đầu và kết thúc việc ghi âm cuộc trao đổi đó và tóm tắt tính năng của các phương tiện kỹ thuật được sử dụng.

7. Dự thẩm viên lập biên bản về kết quả khám xét và nghe băng đĩa ghi âm với sự tham gia của những người chứng kiến và trong trường hợp cần thiết của nhà chuyên môn cũng như những người mà các cuộc trao đổi qua điện thoại hoặc bằng các hình thức khác của họ bị ghi âm, trong đó cần phải ghi nguyên văn phần ghi âm mà theo quan điểm của Dự thẩm viên là có liên quan đến vụ án. Những người tham gia vào việc khám xét và nghe băng có quyền đưa ra những nhận xét của mình vào biên bản.

8. Băng đĩa ghi âm được đưa toàn bộ vào hồ sơ vụ án trên cơ sở quyết định của Dự thẩm viên với tư cách là vật chứng và được bảo quản trong niêm phong và trong những điều kiện để những người khác không thể nghe và sao lại được và bảo đảm việc bảo quản chúng và thích ứng về kỹ thuật để nghe lại, kể cả tại phiên toà.

Mục 26

LẤY LỜI KHAI, ĐỐI CHẤT, NHẬN DẠNG, KIỂM TRA LỜI KHAI




Điều 187. Địa điểm và thời gian lấy lời khai


1. Việc lấy lời khai được tiến hành ở nơi tiến hành điều tra dự thẩm. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, Dự thẩm viên có quyền tiến hành việc lấy lời khai tại nơi ở của đương sự.

2. Việc lấy lời khai không thể tiến hành liên tục quá 4 tiếng.

3. Việc tiếp tục lấy lời khai được tiến hành sau ít nhất là 1 giờ để nghỉ ngơi và ăn uống, tuy nhiên tổng số thời gian lấy lời khai trong một ngày không được quá 8 giờ.

4. Trong trường hợp có chỉ định của cơ quan y tế thì thời gian lấy lời khai được xác định trên cơ sở kết luận của bác sỹ.


Điều 188. Thủ tục triệu tập để lấy lời khai


1. Người làm chứng, người bị hại được triệu tập để lấy lời khai thông qua giấy triệu tập, trong đó nêu rõ ai được triệu tập và với tư cách gì, gặp ai, theo địa chỉ nào, ngày giờ nào phải có mặt để lấy lời khai và hậu quả của việc không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng.

2. Giấy triệu tập được giao cho người bị triệu tập để lấy lời khai và họ phải ký xác nhận hoặc giao qua đường bưu điện. Trong trường hợp người bị triệu tập để lấy lời khai vắng mặt thì giấy triệu tập được giao cho người đã thành viên trong gia đình họ hoặc được chuyển cho lãnh đạo cơ quan người đó đang làm việc hoặc theo sự uỷ quyền của Dự thẩm viên có thể giao cho những người, những tổ chức khác và những người, những tổ chức này có nghĩa vụ giao giấy triệu tập cho người bị triệu tập để lấy lời khai.

3. Người bị triệu tập để lấy lời khai có nghĩa vụ phải có mặt đúng hẹn hoặc thông báo trước cho Dự thẩm viên về lý do không thể có mặt. Trong trường hợp họ không có mặt mà không có lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải hoặc bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng khác theo quy định tại Điều 111 Bộ luật này.

4. Người chưa đủ 16 tuổi bị triệu tập để lấy lời khai thông qua người đại diện hợp pháp của họ hoặc lãnh đạo cơ quan, nhà trường nơi họ làm việc hoặc học tập. Việc triệu tập để lấy lời khai theo thủ tục khác chỉ được phép trong trường hợp nếu những tình tiết của vụ án đòi hỏi.

5. Quân nhân bị triệu tập để lấy lời khai thông qua chỉ huy đơn vị quân đội.

Điều 189. Những quy định chung khi tiến hành lấy lời khai


1. Trước khi lấy lời khai, Dự thẩm viên thực hiện những yêu cầu qui định tại khoản 5 Điều 164 Bộ luật này. Nếu Dự thẩm viên nghi ngờ về việc người khai báo có sử dụng thành thạo ngôn ngữ dùng trong tố tụng không thì Dự thẩm viên giải thích cho người khai báo mong muốn được khai báo bằng ngôn ngữ nào.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Nghiêm cấm đưa ra các câu hỏi có tính chất gợi ý. Dự thẩm viên được tự do lựa chọn chiến thuật lấy lời khai.

3. Người khai báo có quyền sử dụng các tài liệu và ghi chép.

4. Theo sáng kiến của Dự thẩm viên hoặc theo yêu cầu của người khai báo, có thể tiến hành chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, quay phim, những tài liệu này được bảo quản cùng với vụ án và khi kết thúc điều tra dự thẩm phải được niêm phong.

5. Nếu người làm chứng mời luật sư tham gia vào việc lấy lời khai để giúp đỡ họ về mặt pháp lý thì luật sư được có mặt khi lấy lời khai và sử dụng các quyền quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật này. Khi kết thúc lấy lời khai, luật sư có quyền khiếu nại về những vi phạm xâm phạm đến quyền và lợi ích của người làm chứng. Những khiếu nại này được đưa vào biên bản lấy lời khai.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 190. Biên bản lấy lời khai


1. Quá trình và kết quả lấy lời khai được thể hiện trong biên bản và được lập theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.

2. Lời khai của người khai báo được thể hiện ở ngôi thứ nhất và cố gắng ghi nguyên văn. Các câu hỏi và trả lời phải được ghi theo đúng thứ tự đã diễn ra trong quá trình lấy lời khai. Trong biên bản phải ghi đầy đủ tất cả những vấn đề kể cả những vấn đề bị Dự thẩm viên không thừa nhận và những câu hỏi bị người lấy lời khai từ chối trả lời và phải chỉ rõ lý do của việc không thừa nhận hoặc từ chối.

3. Nếu trong quá trình lấy lời khai, người khai báo được công bố những vật chứng và tài liệu, những biên bản các hoạt động điều tra khác, băng đĩa hình, đèn chiếu về các hoạt động điều tra thì trong biên bản lấy lời khai phải ghi rõ những việc này. Trong biên bản cũng cần thể hiện những lời khai của người khai báo khi công bố những hồ sơ, tài liệu.

4. Nếu trong quá trình lấy lời khai có sử dụng việc chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình, quay phim thì trong biên bản còn phải có:

1) Ghi nhận về việc tiến hành chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình, quay phim;

2) Tài liệu về các phương tiện kỹ thuật, về các điều kiện chụp ảnh, ghi âm và (hoặc ghi hình, quay phim và về việc tạm dừng việc chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình, quay phim, về nguyên nhân và thời gian tạm dừng;

3) Khiếu nại của người khai báo về lý do tiến hành chụp ảnh, ghi âm và (hoặc) ghi hình, quay phim;

4) Chữ ký của người khai báo và Dự thẩm viên xác nhận tính đúng đắn của biên bản.

5. Trong quá trình khai báo, người khai báo có thể chuẩn bị các sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh, phim đèn chiếu và vấn đề này được xác nhận trong biên bản.

6. Sau khi kết thúc việc lấy lời khai, biên bản được giao cho người khai báo đọc lại hoặc nêú họ yêu cầu thì Dự thẩm viên đọc lại biên bản và vấn đề này phải được ghi vào biên bản. Yêu cầu của người khai báo về việc bổ sung và làm rõ nội dung biên bản bắt buộc phải được đáp ứng.

7. Trong biên bản phải ghi rõ rất cả những người tham gia vào việc lấy lời khai. Mỗi người trong số họ cần ký vào biên bản và vào tất cả những nội dung bổ sung, làm rõ hơn biên bản.

8. Người khai báo ký xác nhận vào cuối biên bản về việc họ đã xem những lời khai và tính đúng đắn của việc ghi chép những lời khai. Người khai báo còn phải ký vào từng trang của biên bản.

9. Việc từ chối ký vào biên bản lấy lời khai hoặc những người tham gia vào việc lấy lời khai không có khả năng ký được xác nhận theo thủ tục quy định tại Điều 167 Bộ luật này.

Điều 191. Những đặc điểm của việc lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng là người chưa thành niên


1. Việc lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng là người chưa đủ 14 tuổi và việc lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi theo ý kiến của Dự thẩm viên, được tiến hành với sự tham gia của nhà sư phạm. Khi lấy lời khai người bị hại hoặc người làm chứng là người chưa thành niên thì đại diện hợp pháp của họ được quyền có mặt.

2. Người bị hại hoặc người làm chứng là người chưa đủ 16 tuổi thì không bị cảnh báo về trách nhiệm do từ chối khai báo hoặc khai báo gian dối. Khi giải thích cho những người này về các quyền tố tụng của họ quy định tại Điều 42 và Điều 56 Bộ luật này thì họ được chỉ dẫn là cần thiết phải nói sự thật.


Điều 192. Đối chất


1. Nếu trong lời khai của những người khai báo trước đó có những mâu thuẫn cơ bản thì Dự thẩm viên có quyền tiến hành đối chất. Đối chất được tiến hành theo quy định tại Điều 164 Bộ luật này.

2. Dự thẩm viên xác định những người tham gia đối chất có biết nhau không và họ có quan hệ với nhau như thế nào. Từng người tham gia đối chất lần lượt khai báo nhằm làm rõ những tình tiết cần phải tiến hành đối chất. Sau khi đã khai báo, Dự thẩm viên có thể đặt câu hỏi cho từng người. Những người tham gia đối chất nếu được Dự thẩm viên cho phép có thể đặt câu hỏi cho nhau.

3. Khi tiến hành đối chất, Dự thẩm viên có quyền đưa ra những vật chứng và các tài liệu.

4. Chỉ được phép công bố những lời khai của những người tham gia đối chất được ghi trong biên bản các lần lấy lời khai trước đó hoặc phát lại băng đĩa ghi âm, ghi hình, chiếu phim về những lời khai của họ sau khi những người này đã khai báo xong hoặc từ chối khai báo khi đối chất.

5. Trong biên bản đối chất, lời khai của những người tham gia đối chất được ghi lại theo đúng trật tự thực tế. Mỗi người tham gia đối chất ký xác nhận lời khai của mình, ký vào từng trang và toàn bộ biên bản.

6. Nếu người làm chứng mời luật sư tham gia vào việc đối chất để giúp đỡ họ về mặt pháp lý thì luật sư được có mặt khi đối chất và sử dụng các quyền quy định tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật này.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 193. Nhận dạng


1. Dự thẩm viên có thể đưa người hoặc vật cho người làm chứng, người bị hại, người bị tình nghi hoặc bị can để nhận dạng. Có thể tiến hành nhận dạng đối với tử thi.

2. Người nhận dạng được hỏi trước về những tình tiết mà dựa vào đó họ nhận xét biết được dạng tiến hành và về cùng những dấu hiệu được nhận dạng, về những đặc điểm, vết tích đặc biệt mà họ có thể nhận biết được.

3. Không thể tiến hành nhận dạng lại một người hoặc một vật do cùng một người nhận dạng tiến hành và về cùng những dấu hiệu được đưa ra để nhận dạng.

4. Người được đưa ra nhận dạng cùng với những người khác và cố gắng để những người đó có bề ngoài giống với người được đưa ra nhận dạng. Số người được nhận dạng phải từ 3 người trở lên. Quy định này không áp dụng trong trường hợp nhận dạng tử thi. Trước khi nhận dạng, người được nhận dạng được yêu cầu chọn bất kỳ vị trí nào giữa những người đưa ra để nhận dạng. Việc này được ghi vào biên bản nhận dạng.

5. Trong trường hợp không thể nhận dạng người thì có thể tiến hành nhận dạng trên ảnh của họ, ảnh của họ được đưa ra nhận dạng cùng với ảnh của những được khác có bề ngoài giống với họ. Số lượng ảnh đưa ra nhận dạng ít phải là 3 ảnh.

6. Vật được đưa ra nhận dạng cùng với những vật khác cùng loại và phải có từ 3 vật trở lên. Trong trường hợp không thể đưa một vật ra để nhận dạng thì việc nhận dạng vật đó được tiến hành theo quy định tại khoản 5 Điều này.

7. Nếu người nhận dạng đã chỉ vào một trong số những người hoặc một trong số những vật được đưa ra để nhận dạng thì người nhận dạng được đề nghị giải thích căn cứ vào những đặc điểm hoặc vết tích nào đó mà họ nhận ra được người hay vật đó. nghiêm cấm đưa ra những câu hỏi mang tính chất gợi ý.

8. Để đảm an toàn cho người nhận dạng thì theo quyết định của Dự thẩm viên việc nhận dạng người có thể được tiến hành trong những điều kiện để người được đưa ra nhận dạng không thể nhìn thấy người nhận dạng bằng mắt thường. Trong trường hợp này những người chứng kiến đứng ở nơi người nhận dạng đứng.

9. Kết thúc nhận dạng phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này. Trong biên bản cần chỉ tõ những điều kiện, kết quả nhận dạng và nếu có thể thì ghi nguyên văn ý kiến của người nhận dạng. Nếu việc nhận dạng người được tiến hành trong những điều kiện mà người được đưa ra nhận dạng không thể nhìn thấy người nhận dạng bằng mắt thường thì việc này cũng phải được ghi rõ trong biên bản.

Điều 194. Kiểm tra lời khai tại chỗ


1. Để xác định những tình tiết mới có ý nghĩa đối với vụ án thì những lời khai trước đó của người bị tình nghi hoặc của bị can cũng như của người bị hại hoặc của người làm chứng có thể được kiểm tra hoặc được làm sáng tỏ tại nơi có liên quan đến sự kiện đang được điều tra.

2. Kiểm tra lời khai tại chỗ thể hiện ở việc người đã khai báo trước đó tái hiện tại chỗ hoàn cảnh và những tình tiết của sự kiện đang được điều tra, chỉ ra những vật, tài liệu, dấu vết có ý nghĩa đối với vụ án, diễn tả một số hành động nhất định. Nghiêm cấm bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài vào quá trình kiểm tra và đưa ra những câu hỏi có tính chất gợi ý.

3. Không được phép đồng thời kiểm tra tại chỗ lời khai của một số người.

4. Kiểm tra lời khai được bắt dầu bằng việc yêu cầu đương sự chỉ địa điểm, nơi lời khai của họ sẽ được kiểm tra. Sau khi họ tự kể và diễn tả các hành động, họ có thể trả lời những câu hỏi đặt ra đối với họ.



Mục 27

GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP




Điều 195. Thủ tục trưng cầu giám định tư pháp


1. Khi xác định việc trưng cầu giám định tư pháp là cần thiết thì Dự thẩm viên nêu ra quyết định trưng cầu giám định, còn trong những trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 2 Điều 29 Bộ luật này thì Dự thẩm viên ra văn bản yêu cầu Toà án, trong đó nêu rõ:

1) Những căn cứ của việc trưng cầu giám định tư pháp;

2) Họ, tên giám định viên hoặc tên của cơ quan giám định, nơi tiến hành giám định tư pháp;

3) Những câu hỏi đặt ra cho giám định viên;

4) Những tài liệu cung cấp cho giám định viên.

2. Giám định tư pháp do giám định viên tư pháp quốc gia và những giám định viên khác trong số những người có kiến thức chuyên môn tiến hành.

3. Dự thẩm viên công bố cho người bị tình nghi, bị can, người bào chữa của họ biết về quyết định trưng cầu giám định và giải thích cho họ về những quyền được quy định tại Điều 198 Bộ luật này. Việc này phải được thể hiện trong biên bản có chữ ký của Dự thẩm viên và những người được công bố quyết định trưng cầu giám định.

4. Việc giám định pháp y đối với người bị hại, trừ những trường hợp quy định tại các điểm 2, 4 và 5 Điều 196 Bộ luật này, cũng như đối với người làm chứng được tiến hành với sự đồng ý của những người này hoặc sự đồng ý của những người đại diện hợp pháp của họ và được họ uỷ quyền bằng văn bản.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 196. Bắt buộc trưng cầu giám định


Việc trưng cầu và tiến hành giám định là bắt buộc khi cần xác định:

1) Nguyên nhân chết;

2) Tính chất và mức độ tổn hại sức khoẻ;

3) Tình trạng thể chất hoặc tâm thần của người bị tình nghi, bị can khi có nghi ngờ về năng lực chịu trách nhiệm của họ khả năng tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hoạt động tố tụng hình sự.

4) Tình trạng thể chất hoặc tâm thần của người bị hại khi có nghi ngờ về khả năng của họ nhận thức một cách đúng đắn những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án và khả năng khai báo đúng đắn;

5) Tuổi của người bị tình nghi, bị can, người bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có những tài liệu khẳng định tuổi của họ có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó.


Điều 197. Sự có mặt của Dự thẩm viên khi tiến hành giám định


1. Dự thẩm viên có quyền có kặt khi tiến hành giám định, nghe người giám định viên diễn giải về những hoạt động mà họ tiến hành.

2. Việc Dự thẩm viên có mặt khi tiến hành giám định được thể hiện trong kết luận giám định.


Điều 198. Quyền của người bị tình nghi, bị can, người bị hại, người làm chứng trong việc trưng cầu và tiến hành giám định


1. Trong việc trưng cầu và tiến hành giám định, người bị tình nghi, bị can, người bào chữa của họ có quyền:

1) Được xem quyết định trưng cầu giám định;

2) Đề nghị thay đổi người giám định hoặc yêu cầu tiến hành giám định ở cơ quan giám định khác;

3) Yêu cầu những người mà họ đề xuất với tư cách là người giám định viên hoặc yêu cầu tiến hành giám định tại một cơ quan giám định cụ thể do họ đề xuất;

4) Yêu cầu đưa vào quyết định trưng cầu giám định những câu hỏi bổ sung đặt ra cho người giám định;

5) Có mặt khi tiến hành giám định, nếu được Dự thẩm viên đồng ý, đưa ra những lời giải thích cho người giám định;

6) Đựơc xem kết luận giám định hoặc thông báo về việc không thể kết luận được cũng như biên bản lấy lời khai người giám định.

2. Người làm chứng và người bị hại mà việc tiến hành giám định liên quan đến họ có quyền được xem kết luận giám định. Người bị hại có những quyền quy định tại điểm 1 và điẻm 2 khoản 1 Điều này.


Điều 199. Thủ tục chuyển tài liệu của vụ án để tiến hành trưng cầu giám định


1. Khi tiến hành giám định tại cơ quan giám định Dự thẩm viên gửi cho lãnh đạo cơ quan giám định quyết định trưng cầu giám định và những tài liệu cần thiết để tiến hành giám định.

2. Sau khi nhận được quyết định trưng cầu giám định lãnh đạo cơ quan giám định giao việc tiến hành giám định cho một người giám định hoặc một số người giám định trong số nhân viên của cơ quan giám định, trừ lãnh đạo cơ quan giám định tư pháp quốc gia, giải thích cho người giám định về quyền và trách nhiệm của họ được theo quy định tại Điều 57 Bộ luật này.

3. Lãnh đạo cơ quan giám định có quyền trả lại quyết định trưng cầu giám định và không thi hành quyết định trưng cầu giám định và các tài liệu đã giao cho họ để tiến hành giám định nếu ở cơ quan giám định đó không có người giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn cụ thể cần giám định hoặc không có những điều kiện đặc biệt để tiến hành nghiên cứu, đồng thời nêu rõ những lý do của việc trả lại.

4. Nếu việc giám định được tiến hành ở ngoài cơ quan giám định thì Dự thẩm viên gửi quyết định và những tài liệu cần thiết cho người giám định và giải thích quyền và trách nhiệm của họ được quy định tại Điều 57 Bộ luật này.

5. Người giám định viên có quyền trả lại và không thi hành quyết định nếu những tài liệu chuyển cho họ không đủ để tiến hành giám định hoặc nếu họ cho rằng họ không có đủ kiến thức để tiến hành giám định.

Điều 200. Giám định tập thể


1. Việc giám định tập thể do ít nhất là 2 người giám định của cùng một lĩnh vực chuyên môn tiến hành. Việc giám định tập thể do Dự thẩm viên hoặc lãnh đạo cơ quan giám định được trưng cầu quyết định.

2. Nếu qua kết quả tiến hành nghiên cứu ý kiến của những người giám định về những vấn đề giám định là đồng nhất thì họ cùng ra một bản kết luận giám định. Trong trường hợp ý kiến của họ khác nhau thì mỗi giám định viên tham gia vào việc giám định ra một bản kết luận riêng về những vấn đề mà có ý kiến khác nhau.


Điều 201. Giám định hỗn hợp


1. Giám định hỗn hợp là việc giám định do những người giám định thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau tiến hành.

2. Trong kết luận của những người giám định tham gia vào việc giám định hỗn hợp cần nêu rõ mỗi người giám định đã tiến hành những hoạt động nghiên cứu nào và trong phạm vi nào, những sự kiện nào được họ xác định và đưa ra những kết luận nào. Mỗi người giám định tham gia vào việc giám định hỗn hợp ký vào phần kết luận thuộc kết quả nghiên cứu của mình và phải chịu trách nhiệm về phần kết luận của mình.


Điều 202. Nhận mẫu vật để nghiên cứu so sánh


1. Dự thẩm viên có quyền lấy mẫu chữ viết hoặc những mẫu viết khác của người bị tình nghi, bị can cũng như của người làm chứng hoặc người bị hại trong những trường hợp nếu thấy cần thiết để kiểm tra xem họ có để lại những dấu vết ở một địa điểm nhất định hoặc trên những vật chứng để nghiên cứu so sánh và lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này, trừ yêu cầu về sự tham gia của những người chứng kiến.

2. Khi lấy những mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh không được áp dụng những phương pháp nguy hiểm đến tính mạng và sức khoẻ của con người hoặc xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của họ.

3. Dự thẩm viên ra quyết định về việc lấy mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh. Trong những trường hợp cần thiết thì việc lấy mẫu vật được tiến hành với sự tham gia của nhà chuyên môn.

4. Nếu việc lấy mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh là một bộ phận của giám định việc lấy mẫu vật do người giám định tiến hành. Trong trường hợp này thì những thì những thông tin về việc lấy mẫu vật để tiến hành nghiên cứu so sánh được người giám định thể hiện trong kết luận của mình.


Điều 203. Đưa vào cơ sở y tế hoặc tâm thần để tiến hành giám định


1. Nếu để trưng cầu hoặc tiến hành giám định phạm y hoặc giám định tâm thần xét thấy cần thiết phải giám định đối với người bị tình nghi hoặc bị can tại cơ sở chữa bệnh thì có thể đưa họ vào cơ sở y tế hoặc tâm thần.

2. Người bị tình nghi hoặc bị can không bị tạm giam được đưa vào cơ sở y tế hoặc tâm thần để tiến hành giám định pháp y trên cơ sở quyết định của Toà án, được ban hành theo thủ tục quy định tại Điều 165 Bộ luật này.

3. Trong trường hợp đưa người bị tình nghi vào cơ sở tâm thần tiến hành giám định tâm thần thì thời hạn đưa ra lời buộc tội đối với họ theo quy định tại Điều 172 Bộ luật này được tạm dừng cho đến khi nhận được kết luận giám định.

Điều 204. Kết luận giám định


1. Trong kết luận giám định chỉ rõ:

1) Ngày, tháng, năm, thời gian, địa điểm tiến hành giám định:

2) Những căn cứ tiến hành giám định;

3) Người có thẩm quyền đã trưng cầu giám định;

4) Những thông tin về cơ quan giám định, họ tên người giám định, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, thời gian công tác, học vị và (hoặc) học hàm, chức vụ họ đang đảm nhiệm;

5) Thông tin về việc thông báo trước cho người giám định về trách nhiệm của họ trong trường hợp kết luận giám định gian dối;

6) Những câu hỏi đặt ra đối với người giám định;

7) Những đối tượng nghiên cứu và những tài liệu được gửi đến để tiến hành giám định;

8) Thông tin về những người có mặt khi tiến hành giám định;

9) Nội dung và những kết quả nghiên cứu kèm theo chỉ dẫn về phương pháp tiến hành;

10) Kết luận về những vấn đề đặt ra cho người giám định và căn cứ của những kết luận đó.

2. Nếu khi tiến hành giám định người giám định xác định được những tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án nhưng những vấn đề này không được đặt ra đối với họ thì người giám định có quyền nêu những tình tiết đó trong kết luận của mình.

3. Những tài liệu minh hoạ cho kết luận giám định (ảnh, sơ đồ, biểu đồ...) kèm theo kết luận và là một bộ phận cấu thành của kết luận giám định.

Điều 205. Lấy lời khai người giám định


1. Dự thẩm viên có quyền tự mình hoặc theo yêu cầu của những người quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này để giải thích kết luận giám định của họ. Không được phép lấy lời khai người giám định trước khi họ đưa ra kết luận giám định.

2. Người giám định viên không phải khai báo về những thông tin mà họ biết được khi tiến hành giám định nếu những thông tin này không liên quan đến đối tượng của việc giám định.

3. Biên bản lấy lời khai người giám định được lập theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.

Điều 206. Thông báo về kết luận giám định


1. Dự thẩm viên thông báo kết luận giám định hoặc thông báo của người giám định về việc không thể đưa ra kết luận giám định và biên bản lấy lời khai người giám định cho người bị tình nghi, bị can, người bào chữa của họ và giải thích cho những người này quyền được yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

2. Nếu việc giám định được tiến hành theo yêu cầu của người bị hại hoặc liên quan đến người bị hại và (hoặc) người làm chứng thì những người này cũng được thông báo về kết luận giám định.


Điều 207. Giám định bổ sung và giám định lại


1. Nếu kết luận giám định chưa được rõ ràng hoặc đầy đủ cũng như nếu phát sinh những vấn đề mới liên quan đến những tình tiết của vụ án đã được nghiên cứu trước đó thì có thể trưng cầu giám định bổ sung và giao cho người giám định đã tiến hành giám định hoặc người giám định khác thực hiện.

2. Trong trường hợp có nghe ngờ về tính có căn cứ của kết luận giám định hoặc có sự mâu thuẫn trong các kết luận của người giám định hoặc của những người giám định về cùng một vấn đề thì có thể trưng cầu giám định lại và giao cho người giám định khác thực hiện.

3. Việc trưng cầu và tiến hành giám định bổ sung và giám định lại theo quy định tại Điều 195 - 205 Bộ luật này.



Mục 28

TẠM ĐÌNH CHỈ VÀ PHỤC HỒI ĐIỀU TRA DỰ THẨM




Điều 208. Căn cứ, thủ tục và thời hạn tạm đình chỉ điều tra dự thẩm


1. Việc điều tra dự thẩm bị can tạm đình chỉ khi có một trong những căn cứ sau:

1) Chưa xác định được bị can là ai;

2) Người bị tình nghi, bị can trốn tránh việc điều tra hoặc chưa xác định bị can đang ở đâu theo những nguyên nhân khác;

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

3) Đã xác định được nơi người bị tình nghi, bị can đang cư trú, tuy nhiên không có khả năng thực tế để họ tham gia vào vụ án;



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

4) Người bị tình nghi, bị can bị ốm nặng có xác nhận của cơ quan y tế nên không thể tham gia vào các hoạt động điều tra và các hoạt động tố tụng khác.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Dự thẩm viên ra quyết định tạm đình chỉ điều tra dự thẩm và gửi bản sao quyết định cho Kiểm sát viên.

3. Nếu trong vụ án có từ 2 bị can trở lên mà căn cứ để tạm đình chỉ không liên quan đến tất cả các bị can thì Dự thẩm viên có quyền tách ra thành vụ án riêng và tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

4. Đối với những căn cứ quy định tại các điểm 1 và khoản 1 Điều này thì việc điều tra dự thẩm có thể bị tạm đình chỉ trước khi hết hạn điều tra.

5. Trước khi tạm định chỉ điều tra dự thẩm, Dự thẩm viên phải hoàn thành tất cả những hoạt động điều tra có thể thực hiện được mà không có mặt người bị tình nghi, bị can và áp dụng các biện pháp truy nã hoặc xác định nhân thân người đã thực hiện tội phạm.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )

Điều 209. Hoạt động của Dự thẩm viên sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm


1. Sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm, Dự thẩm viên thông báo việc này cho người bị hại, người đại diện của họ, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ, đồng thời giải thích cho họ thủ tục khiếu nại quyết định này. Trong trường hợp việc tạm đình chỉ điều tra dự thẩm theo các căn cứ quy định tại các điểm 3 và 4 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì Dự thẩm viên còn phải thông báo cho người bị tình nghi, bị can và người bào chữa của họ.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )

2. Sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm:

1) Trong trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì Dự thẩm viên áp dụng các biện pháp để xác định nhân thân người bị tình nghi, bị can;

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )

2) Trong trường hợp quy định tại điểm 2 khoản 1 Điều 208 Bộ luật này thì Dự thẩm viên xác định nơi cư trú của người bị tình nghi, bị can, nếu họ trốn tránh thì áp dụng các biện pháp truy nã họ.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )

3. Sau khi tạm đình chỉ điều tra dự thẩm không được phép tiến hành các hoạt động điều tra.


Điều 210. Truy nã người bị tình nghi, bị can


(Tiêu đề của điều luật được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )

1. Nếu không rõ nơi cứ trú của người bị tình nghi, bị can thì Dự thẩm viên giao cho các Cơ quan điều tra ban đầu tiến hành truy nã họ, việc này được nêu rõ trong quyết định tạm đình chỉ điều tra dự thẩm hoặc ra quyết định riêng.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003 )

2. Việc truy nã người bị tình nghi, bị can có thể được thông báo trong thời gian tiến hành điều tra dự thẩm hoặc đồng thời với việc tạm đình chỉ điều tra dự thẩm.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3. Khi phát hiện thấy bị can, có thể áp dụng biện pháp tạm giữ theo trình tự quy định tại Mục 12 Bộ luật này.



(Khoản này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Khi có những căn cứ quy định tại Điều 97 Bộ luật này thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người bị truy nã. Trong những trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật này thì có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam đối với họ.



( Tên khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Điều 211. Phục hồi điều tra dự thẩm


1. Việc điều tra dự thẩm được phục hồi trên cơ sở quyết định của Dự thẩm viên sau khi:

1) Căn cứ để tạm đình chỉ không còn;

2) Xuất hiện sự cần thiết tiến hành các hoạt động điều tra có thể thực hiện được mà không có sự tham gia của người bị tình nghi, bị can.

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Việc điều tra dự thẩm đã bị tạm đình chỉ cũng có thể được phục hồi trên cơ sở quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát hoặc Thủ trưởng Cơ quan điều tra về việc huỷ bỏ quyết định tạm đình chỉ điều tra dự thẩm của Dự thẩm viên.

3. Việc phục hồi điều tra dự thẩm được thông báo cho người bị tình nghi, bị can, người bào chữa của họ; người bị hại, người đại diện của họ; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ và cho Viện kiểm sát.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Mục 29

ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN




Điều 212. Căn cứ đình chỉ vụ án và đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự


1. Việc đình chỉ vụ án và đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự được tiến hành khi có những căn cứ quy định tạ các Điều 24 - 28 Bộ luật này.

2. Trong trường hợp đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại các điểm 1 và 2 khoản 1 Điều 24 và điểm 1 khoản 1 Điều 27 Bộ luật này thì Dự thẩm viên hoặc Kiểm sát viên áp dụng các biện pháp quy định tại Mục 18 Bộ luật này để minh oan cho họ.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 213. Quyết định đình chỉ vụ án đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự


1. Dự thẩm viên ra quyết định đình chỉ vụ án và gửi bản sao quyết định cho Kiểm sát viên .

2. Trong quyết định nêu rõ:

1) Ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành;

2) Họ, tên, chức vụ ra quyết định;

3) Những tình tiết là lý do và căn cứ khởi tố vụ án;

4) Điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về tội phạm mà căn cứ vào các dấu hiệu đó tiến hành khởi tố vụ án;

5) Kết quả điều tra dự thẩm kèm theo những thông tin về những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

6) Những biện pháp ngăn chặn đã áp dụng;

7) Điểm, khoản, Điều của Bộ luật này, Bộ luật này làm căn cứ để đình chỉ vụ án và (hoặc) đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự;

8) Quyết định về việc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, kê biên tài sản, khám xét thư tín, tạm đình chỉ chức vụ, giám sát và ghi âm các cuộc trao đổi;

9) Quyết định về vật chứng;

10) Thủ tục khiếu nại quyết định này.

3. Trong những trường hợp theo quy định của Bộ luật này nếu việc đình chỉ vụ án chỉ được thực hiện nếu được bị can hoặc bị hại đồng ý thì trong quyết định phải thể hiện rõ sự đồng ý của những người này.

4. Dự thẩm viên giao hoặc gửi bản sao quyết định đình chỉ vụ án cho người được đình chỉ việc truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự. Người bị hại, nguyên đơn dân sự được giải thích về quyền được khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự nếu vụ án được đình chỉ theo những căn cứ quy định tại các điểm 2- 6 khoản 1 Điều 24, các Điều 25, các điểm 2- 6 khoản 1 Điều 27; và Điều 28 Bộ luật này.



(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002, Luật liên bang số 98/LLB ngày 24 tháng 7 năm 2002 và Luật liên bang số 161/LLB ngày 8 tháng 12 năm 2003)

5. Nếu căn cứ đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự không liên quan đến tất cả người bị tình nghi hoặc bị can của vụ án thì Dự thẩm viên căn cứ quy định tại Điều 27 Bộ luật này ra quyết định đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người cụ thể. Trong trường hợp này việc tiến hành tố tụng đối với vụ án được tiếp tục.


Điều 214. Huỷ bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự


1. Khi xác định quyết định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của Dự thẩm viên là trái pháp luật hoặc không có căn cứ thì Kiểm sát viên huỷ bỏ quyết định này và phục hồi tố tụng đối với vụ án.

2. Nếu Toà án xác định đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự của Dự thẩm viên là trái pháp luật hoặc không có căn cứ thì Toà án ra quyết định tương ứng theo thủ tục quy định tại Điều 125 Bộ luật này và chuyển quyết định cho Kiểm sát viên để thực hiện.

3. Việc phục hồi tố tụng đối với vụ án bị đình chỉ theo quy định tại Điều 413 và Điều 414 Bộ luật này có thể được thực hiện, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Quyết định phục hồi tố tụng đối với vụ án được thông báo cho những người được nêu tại khoản 3 Điều 211 Bộ luật này.



Mục 30

CHUYỂN VỤ ÁN KÈM THEO BẢN CÁO TRẠNG CHO KIỂM SÁT VIÊN




Điều 215. Kết thúc điều tra dự thẩm và lập cáo trạng


1. Khi xác định rằng tất cả các hoạt động điều tra đối với vụ án đã được tiến hành và những chứng cứ thu thập được đã đầy đủ để lập cáo trạng. Dự thẩm viên thông báo việc này cho bị can và giải thích cho họ quyền được trực tiếp nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án hoặc thông qua người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ theo quy định tại Điều 217 Bộ luật này và phải lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này.

2. Dự thẩm viên thông báo về việc kết thúc các hoạt động điều tra cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can, nếu họ tham gia tố tụng đối với vụ án, đồng thời thông báo cho cả người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và những người đại diện của họ.

3. Nếu người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can hoặc người đại diện của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự không thể có mặt để nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời gian quy định mà có lý do chính đáng thì Dự thẩm viên dành cho họ không quá 5 ngày để nghiên cứu hồ sơ vụ án.

4. Trong trường hợp người bào chữa do bị can lựa chọn không thể có mặt để nghiên cứu hồ sơ vụ án thì sau khi thời hạn 5 ngày kết thúc. Dự thẩm viên có quyền đề nghị bị can chọn người bào chữa khác hoặc nếu có yêu cầu của bị can thì áp dụng những biện pháp để người bào chữa khác có kặt. Nếu bị can từ chối bào chữa được cử thì Dự thẩm viên giao cho bị can hồ sơ vụ án đẻ họ nghiên cứu mà không có sự tham gia của người bào chữa, trừ những trường hợp sự tham gia của người bào chữa trong vụ án hình sự theo quy định tại Điều 51 Bộ luật này là bắt buộc.

5. Nếu bị can không bị tạm giam không có mặt để nghiên cứu hồ sơ vụ án mà không có lý do chính đáng hoặc từ chối nghiên cứu hồ sơ bằng các hình thức khác thì sau khi thời hạn 5 ngày kể từ ngày thông báo về việc kết thúc các hoạt động điều tra hoặc kể từ ngày những người khác tham gia tố tụng quy định tại khoản 2 Điều này kết thúc việc nghiên cứu hồ sơ vụ án đã hết. Dự thẩm viên lập cáo trạng và chuyển hồ sơ vụ án cho Kiểm sát viên.

Điều 216. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự hoặc người đại diện của họ


1. Theo yêu cầu của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ Dự thẩm viên giới thiệu cho họ toàn bộ hoặc một phần hồ sơ vụ án. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ nghiên cứu hồ sơ vụ án về phần liên quan đến việc kiệndân sự.

2. Việc nghiên cứu hồ sơ được tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 217 Bộ luật này.


Điều 217. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án của bị can và người bào chữa của họ


1. Sau khi thực hiện những yêu cầu quy định tại Điều 216 Bộ luật này, Dự thẩm viên giao cho bị can và người bào chữa của họ tài liệu được đánh bút lục có trong hồ sơ vụ án, trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 166 Bộ luật này. Để nghiên cứu hồ sơ thì còn giao cả vật chứng và theo yêu cầu của bị can hoặc người bào chữa của họ thì giao ảnh, các tài liệu ghi âm và (hoặc) ghi hình, phim và những vật khác kèm theo biên bản các hoạt động điều tra. Trong trường hợp không thể giao được vật chức thì Dự thẩm viên phải ra quyết định. Theo yêu cầu của bị can và người bào chữa của họ. Dự thẩm viên tạo điều kiện cho họ có thể nghiên cứu các tài liệu của vụ án một cách riềng rẽ. Nếu trong vụ án có nhiều bị can thì Dự thẩm viên quyết định thứ tự giao cho từng bị can và người bào chữa của họ lần lượt nghiên cứu hồ sơ vụ án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2. Trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án gồm nhiều tập, bị can và người bào chữa của họ có quyền xem xét lại bất kỳ tập nào của hồ sơ, được trích từ hồ cơ bất kỳ thông tin nào và với bất kỳ số lượng nào, được sao chụp các tài liệu kể cả với sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật. Bản sao các tài liệu và ghi chép từ hồ sơ vụ án, trong đó có những tài liệu thuộc bí mật Nhà nước hoặc bí mật khác do Luật liên bang Nga quy định được để trong hồ sơ vụ án và giao cho bị can và người bào chữa của họ trong thời gian xét xử vụ án.

3. Bị can và người bào chữa của họ không bị hạn chế về thời gian cần thiết để nghiên cứu hồ sơ vụ án. Nếu bị can đang bị tạm giam và người bào chữa của họ có biểu hiện rõ ràng là cố ý kéo dài thời gian thì Toà án ra quyết định quy định thời hạn nghiên cứu hồ sơ cho họ theo thủ tục quy định tại Điều 125 Bộ luật này. Trong trường hợp, nếu bị can và người bào chữa của họ không nghiên cứu hồ sơ vụ án trong thời hạn đã quy định mà không có lý do chính đáng thì Dự thẩm viên ra quyết định chấm dứt việc nghiên cứu và phải ghi vào biên bản.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

4. Sau khi kết thúc nghiên cứu hồ sơ vụ án, Dự thẩm viên hỏi cung bị can và người bào chữa của họ xem họ có yêu cầu hoặc đề nghị gì không. Bị can và người bào chữa của họ được thông báo những người làm chứng, người giám định, nhà chuyên môn nào được triệu tập đến phiên toà để lấy lời khai và khẳng định vị trí của bên bào chữa.

5. Dự thẩm viên giải thích cho bị can quyền của họ được yêu cầu:

1) Việc xét xử vụ án tại Toà với sự tham gia của Bồi thẩm đoàn trong những trường hợp quy định tại điểm 1 khoản 3 Điều 31 Bộ luật này. Trong trường hợp này Dự thẩm viên giải thích những đặc điểm xét xử vụ án ở kết luận này, quyền của bị can trong quá trình xét xử và thủ tục kháng cáo quyết định của Toà án. Nếu một hoặc một số bị can từ chối xét xử ở Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn thì Dự thẩm viên giải thích vấn đề tách vụ án đối với những bị can này để giải quyết riêng. Trong trường hợp không thể tách vụ án để giải quyết riêng thì toàn bộ vụ án được xét xử ở Toà án có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn.

11) Việc xét xử vụ án có sự tham gia của 3 Thẩm phán Toà án liên bang thẩm quyền chung trong những trường hợp quy định tại điểm 3 khoản 2 Điều 30 Bộ luật này.

(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

2) Về việc áp dụng các thủ tục xét xử đặc biệt trong những trường hợp quy định tại Điều 314 Bộ luật này;

3) Về việc tiến hành thẩm tra sơ bộ trong những trường hợp quy định tại Điều 229 Bộ luật này.

Điều 218. Biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án


1. Sau khi bị can và người bào chữa của họ kết thúc việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, Dự thẩm viên lập biên bản theo quy định tại Điều 166 và Điều 167 Bộ luật này. Trong biên bản ghi rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc nghiên cứu hồ sơ vụ án, những yêu cầu và đề nghị.

2. Trong biên bản có phần ghi về việc giải thích cho bị can các quyền của họ, theo quy định tại khoản 5 Điều 217 Bộ luật này và ghi rõ ý chí của bị can có mong muốn sử dụng quyền của mình hoặc từ chối quyền đó hay không.


Điều 219. Giải quyết yêu cầu


1. Trong trường hợp chấp nhận yêu cầu của một trong số những người tham gia tố tụng đối với vụ án. Dự thẩm viên bổ sung hồ sơ vụ án và không cản trở những người tham gia tố tụng khác tiếp tục nghiên cứu hồ sơ vụ án.

2. Sau khi kết thúc việc tiến hành các hoạt động điều tra bổ sung, Dự thẩm viên thông báo việc này cho những người quy định tại khoản 1 Điều 216 và khoản 1 Điều 217 Bộ luật này và tạo điều kiện cho họ được nghiên cứu những tài liệu bổ sung.

3. Trong trường hợp không chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu, Dự thẩm viên ra quyết định và gửi cho người yêu cầu, trong đó giải thích cho họ thủ tục khiếu nại quyết định này.

Điều 220. Bản cáo trạng


1. Trong bản cáo trạng Dự thẩm viên nêu rõ:

1) Họ, tên bị can hoặc các bị can;

2) Thông tin về nhân thân của từng bị can;

3) Bản chất của việc buộc tội, địa điểm và thời gian thực hiện tội phạm, phương pháp, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án;

4) Hình thức của việc buộc tội đối với việc chỉ rõ điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga quy định về trách nhiệm đối với tội phạm đó;

5) Danh mục những chứng cứ khẳng định việc buộc tội;

6) Danh mục những chứng cứ mà bên bào chữa dựa vào;

7) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt;

8) Những thông tin về người bị hại, tính chất và mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra.

9) Những thông tin về nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

2. Bản cáo trạng cần viện dẫn tập hồ sơ và bút lục hồ sơ vụ án.

3. Bản cáo trạng do Dự thẩm viên ký và ghi rõ thời gian, địa điểm lập cáo trạng.

4. Kèm theo bản cáo trạng là danh sách những người được triệu tập đến phiên toà thuộc bên buộc tội và bên bào chữa và nêu rõ nơi sinh sống và (hoặc) nơi tạm trú của họ.

5. Kèm theo bản cáo trạng còn có trích lục về thời gian điều tra, về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn và chỉ rõ thời gian bị tạm giam, bị giam giữ tại nhà, về vật chứng, đơn kiện dân sự, những biện pháp đã áp dụng để đảm bảo giải quyết vấn đề dân sự và việc tịch thu tài sản, về những chi phí tố tụng, nếu bị can, người bị hại có người phải chăm sóc thì về những biện pháp được áp dụng để đảm bảo quyền của họ. Trong trích lục cần phải nêu rõ bút lục hồ sơ vụ án.

6. Sau khi Dự thẩm viên ký cáo trạng vụ án phải được chuyển ngay cho Kiểm sát viên. Trong những trường hợp quy định tại Điều 18 Bộ luật này thì Dự thẩm viên phải bảo đảm việc dịch bản cáo trạng.



Mục 31

HOẠT ĐỘNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA KIỂM SÁT VIÊN SAU KHI TIẾP NHẬN VỤ ÁN KÈM THEO BẢN CÁO TRẠNG




Điều 221. Quyết định của Kiểm sát viên đối với vụ án


1. Kiểm sát viên nghiên cứu hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng do Dự thẩm viên chuyển đến và trong thời hạn 5 ngày phải ra một trong những quyết định sau:

1) Về việc phê chuẩn bản cáo trạng và việc chuyển vụ án đến Toà án, Kiểm sát viên có thể lập bản cáo trạng mới;

2) Về việc đình chỉ toàn bộ hoặc một phần vụ án hoặc đình chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng bị can;

3) Về việc trả lại vụ án cho Dự thẩm viên để tiến hành điều tra bổ sung hoặc làm lại bản cáo trạng và để khắc phục những thiếu sót, tồn tại dưới hình thức chỉ dẫn bằng văn bản;

4) Về việc chuyển vụ án cho Kiểm sát viên cấp trên để phê chuẩn bản cáo trạng, nếu vụ án đó thuộc thẩm quyền của Toà án cấp trên.

2. Kiểm sát viên có quyền:

1) Khi phê chuẩn bản cáo trạng có quyền thay đổi phạm vi buộc tội hoặc thay đổi việc định tội đối với các hành vi của bị can theo quy định của luật hình sự về tội nhẹ hơn;

2) Huỷ bỏ hoặc thay đổi biện pháp ngăn chặn đã áp dụng đối với bị can, trừ trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 110 Bộ luật này. Kiểm sát viên cũng có quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn nếu biện pháp đó chưa được áp dụng, trừ biên pháp giam giữ tại nhà tạm giam;

3) Bổ sung hoặc bỏ bớt danh sách những người được triệu tập đến phiên toà, trừ danh sách những người làm chứng thuộc bên bào chữa.

4) Đề nghị Toà án tiến hành xét xử vụ án theo trình tự quy định tại khoản 5 Điều 247 Bộ luật này.



(Điểm này được bổ sung theo Luật liên bang số 153/LLB ngày 27 tháng 7 năm 2006)

3. Khi xác định rằng Dự thẩm viên vi phạm qui định tại khoản 5 Điều 109 Bộ luật này và thời hạn tạm giam đối với bị can đã hết thì Kiểm sát viên thay đổi biện pháp ngăn chặn này.

4. Trong những trường hợp qui định tại các điểm 2- 4 khoản 1, khoản 2 và 3 Điều này, Kiểm sát viên ra quyết định tương ứng.

Điều 222. Chuyển vụ án đến Toà án


1. Kiểm sát viên chuyển vụ án cùng bản cáo trạng đến Toà án.

2. Bị can được giao bản sao bản cáo trạng cùng với các tài liệu kèm theo. Bản sao bản cáo trạng cũng được giao cho người bào chữa và người bị hại, nếu họ có yêu cầu.

3. Kiểm sát viên thông báo cho người bị hại, nguyên đơn nhân sự, bị đơn nhân sự và ( hoặc) những người đại diện của họ về việc chuyển vụ án đến Toà án. Trong trường hợp này những người nói trên được giải thích quyền được yêu cầu tiến hành thẩm tra sơ bộ theo thủ tục qui định tại Mục 15 Bộ luật này.

4. Nếu bị can từ trối việc nhận cáo trạng hoặc không có mặt theo giấy triệu tập hay vì một lý do nào khác trốn tránh việc giao nhận cáo trạng thì Kiểm sát viên chuyển hồ sơ cho Toà án và nêu rõ lý do.



(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

Mục 32

ĐIỀU TRA BAN ĐẦU




Điều 223. Thủ tục và thời hạn điều tra ban đầu.


1. Việc điều tra ban đầu dưới hình thức điều tra được tiến hành theo thủ tục qui định tại các Mục 21, 22 và từ 24 đến 29 Bộ luật này với những ngoại lệ qui định tại Mục này.

2. Việc điều tra ban đầu đối với những vụ án qui định tại khoản 3 Điều 150 Bộ luật này, được khởi tố đối với từng người cụ thể

3. Việc điều tra ban đầu được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án. Thời hạn này có thể được Viện kiểm sát gia hạn nhưng không quá 10 ngày.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003, và Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 224. Những đặc điểm của việc áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam


1. Đối với người bị tình nghi thực hiện tội phạm, Điều tra viên có quyền nếu được Kiểm sát viên đồng ý đệ trình trước Toà án yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam theo thủ tục quy định tại Điều 108 Bộ luật này.

2. Nếu người bị tình nghi bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm gian thì quyết định truy tố phải được lập trước 10 ngày kể từ ngày người bị tình nghi bị tạm giam.

3. Trong trường hợp không thể lập quyết định truy tố trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này thì việc buộc tội người bị tình nghi được tiến hành theo thủ tục quy định tại Mục 23 Bộ luật này hoặc biện pháp ngăn chặn này phải được huỷ bỏ.

Điều 225. Quyết định truy tố


1. Sau khi kết thúc điều tra ban đầu, Điều tra viên lập bản quyết định truy tố, trong đó nêu rõ:

1) Thời gian và địa điểm lập quyết định truy tố;

2) Họ, tên, chức vụ người lập quyết định truy tố;

3) Những thông tin về người bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

4) Thời gian và địa điểm xảy ra tội phạm, phương pháp, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, hậu quả của tội phạm và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án;

5) Hình thức của việc buộc tội với việc chỉ rõ điểm, khoản, Điều của Bộ luật hình sự Liên bang Nga;

6) Danh mục những chứng cứ khẳng định việc buộc tội và danh mục những chứng cứ mà bên bào chữa dựa vào;

7) Những tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng hình phạt;

8) Những thông tin về người bị hại, tính chất và mức độ của thiệt hại đã gây ra cho họ;

9) Danh sách những người được triệu tập đến phiên toà.

2. Bị can, người bào chữa của họ cần phải được nghiên cứu quyết định truy tố và hồ sơ vụ án. Việc này được ghi trong biên bản nghiên cứu hồ sơ vụ án.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

3. Theo yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện, họ có thể được nghiên cứu quyết định truy tố và hồ sơ vụ án theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều này giống như đối với bị can và người bào chữa của họ.

4. Bản quyết định truy tố do Điều tra viên lập, được Thủ trưởng Cơ quan điều tra ban đầu ký . Bản quyết định truy tố cùng với hồ sơ vụ án được chuyển cho Viện kiểm sát.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 58/LLB ngày 29 tháng 5 năm 2002)

Điều 226. Quyết định của Kiểm sát viên sau khi tiếp nhận vụ án cùng với quyết định truy tố


1. Kiểm sát viên nghiên cứu vụ án được chuyển đến cùng với quyết định truy tố và trong thời hạn 2 ngày phải ra một trong những quyết định sau:

1) Phê chuẩn quyết định tuy tố và chuyển hồ sơ sang Toà án;

2) Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc làm lại quyết định truy tố trong trường hợp quyết định truy tố không phù hợp với những yêu cầu của Điều 225 Bộ luật này dưới hình thức chỉ dẫn bằng văn bản. Trong trường hợp này Kiểm sát viên có thể gia hạn thời hạn điều tra ban đầu nhưng không quá 10 ngày để điều tra bổ sung và không quá 3 ngày để làm lại quyết định truy tố.

(Điểm này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)

3) Về việc đình chỉ vụ án theo những căn cứ quy định tại các Điều 24 - 28 Bộ luật này;

4) Về việc chuyển vụ án để tiến hành điều tra dự thẩm.

2. Khi phê chuẩn quyết định truy tố Kiểm sát viên có quyền ra quyết định loại trừ một số điểm buộc tội trong quyết định truy tố hoặc định tội lại về tội nhẹ hơn.

3. Bản sao quyết định truy tố được giao cho bị can, người bào chữa của họ và người bị hại theo trình tự quy định tại Điều 222 Bộ luật này.

(Khoản này được sửa đổi theo Luật liên bang số 92/LLB ngày 4 tháng 7 năm 2003)





tải về 2.43 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   27




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương