CẬp nhật các dự Án trung tâm nguồn nước



tải về 81.76 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu13.10.2017
Kích81.76 Kb.
#33549
CẬP NHẬT CÁC DỰ ÁN TRUNG TÂM NGUỒN


  1. Nước: Malaysia




  1. Tên của Trung tâm nguồn ASEAN:

Trung tâm nguồn ASEAN cho các nghiên cứu tình huống




  1. Tên dự án:

Trung tâm nguồn ASEAN cho các nghiên cứu tình huống (ARCCS)




  1. Mô tả tóm tắt:

Hội nghị ASEAN lần thứ Tám về vấn đề Công vụ (ACCSM) vào ngày 23-27 tháng 1 năm 1995 tại Manila, Philipin đã tuyên bố rằng Malaysia là một Trung tâm nguồn cho các nghiên cứu tình huống. Về vấn đề này, Malaysia thực hiện trách nhiệm đảm bảo sự hoàn hảo trong nền công vụ thông qua việc thực hiện dự án phát triển nghiên cứu tình huống của khu vực Nam á. Theo quyết định đó, Malaysia đã uỷ thác cho Học viện Hành chính Malaysia (INTAN) chịu trách nhiệm xây dựng một Trung tâm nguồn nghiên cứu tình huống vào năm 1995.




  1. Mục tiêu:

Thông qua Trung tâm nguồn nghiên cứu tình huống, cán bộ công chức trong khu vực ASEAN sẽ có khả năng:




    1. Học cách viết và xử lý các nghiên cứu tình huống cho những mục đích đào tạo và giáo dục.

    2. Chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm thông qua các nghiên cứu tình huống từ các nước ASEAN và các nước khác.

    3. Đánh giá và sử dụng các nghiên cứu tình huống và các tài liệu nguồn khác thông qua hệ thống Trung tâm nguồn ASEAN cho các nghiên cứu tình huống trên Internet.

    4. Sử dụng phương pháp tình huống cho mục đích dạy và học.



  1. Các kết quả đầu ra (2001/2002):




    1. Năm 2001, một cuộc Hội thảo về nghiên cứu tình huống đã được Chương trình Hợp tác kỹ thuật Malaysia tổ chức (MTCP). Mười hai thành viên từ các nước ASEAN đã tham dự Hội thảo nghiên cứu tình huống. Hội thảo đã diễn ra 5 tuần từ 3/7-4/8/2001 với sự hỗ trợ của Hiệp hội Xây dựng dự án Malaysia (CWAM). Tổng cộng có 13 tình huống đã được xây dựng trong số đó có 10 tình huống là từ các nước ASEAN, gồm 4 tình huống của Malaysia, và 1 của Campuchia, Indonesia, Philipin, Việt Nam, Myanma và Brunei. Kết quả của Hội thảo như phần Phụ lục I.

    2. Trong năm 2002, một cuộc Hội thảo về Nghiên cứu tình huống cũng được Chương trình Hợp tác kỹ thuật Malaysia tổ chức (MTCP). Có 7 thành viên từ các nuowcs ASEAN đã tham dự Hội thảo. Hội thảo đã diễn ra 5 tuần từ 1/7-2/8/2002 với sự hỗ trợ của Hiệp hội Xây dựng dự án Malaysia (CWAM). Tổng cộng có 13 nghiên cú được đưa ra trong Hội thảo trong đó có 6 tình huống là của các thành viên ASEAN, như trong Phụ lục II.

    3. Hệ thống mạng Internet Trung tâm nguồn ASEAN nghiên cứu tình huống về vấn đề công vụ được thành lập ngày 1-6-1998, nay đã trở thành một nguồn nghiên cứu tình huống truyền thông chu động hấp dẫn và hữu ích cho những người sử dụng phương pháp tình huống cho việc dạy và học. Hiện nay, hệ thống này gồm có 13 nghiên cứu tình huống của các nước ASEAN là Malaysia, Singapo, Myanma, Brunei và Philipin, và 2 nước Khu vực Châu á Thái Bình dương.

    4. Hệ thống mạng ARCCS cũng bao gồm việc đăng ký những nghiên cứu tình huống đó là phần tóm tắt sơ lược của các nghiên cứu tình huống cũng như thông tin khác liên quan đến các tình huống. Các nghiên cứu tình huống đã được phân loại thành 8 lĩnh vực chuyên môn để hỗ trợ cho người sử dụng trong việc đánh giá những tình huống đáp ứng những nhu cầu của họ. Tám lĩnh vực chuyên môn đó là Chính sách công, Quản lý công, Quản lý Hành chính, Quản lý Tổ chức, Quản lý nguồn Nhân lực, Tài chính công và Kế toán, Quản lý tiếp thị và kinh doanh, và hệ thống thống tin. Tới nay , đã có 94 Nghiên cứu tình huống đã vào hệ thống đăng ký.

    5. Hệ thống mạng ARCCS cũng là khu vực tham khảo cho những người yêu thích xây dựng tình huống. Nó bao gồm những hướng dẫn đối với xây dựng tình huống: quá trình xây dựng tình huống; tiêu chí để đánh giá chất lượng của các nghiên cứu tình huống và những qui ước được sử dụng trong xây dựng tình huống; và hướng dẫn câu hỏi trắc nghiệm cho xây dựng tình huống.

Hệ thống mạng ARCCS có thể được truy cập thông qua trang chủ của INTAN theo địa chỉ



http://www.intanbk.intan.my


  1. Các hoạt động:




    1. Các chương trình đào tạo trong việc xây dựng các nghiên cứu tình huống; cập nhật và xử lý các nghiên cứu tình huống hiện có; biên soạn những nghiên cứu tình huống hiện có; và khuyến khích sử dụng phương pháp tình huống trong việc đào tạo và giáo dục thông qua các hội thảo về sử dụng các nghiên cứu tình huống như là một công cụ đào tạo.

    2. Đăng ký tất cả những nghiên cứu tình huống được xây dựng bởi các thành viên ASEAN và các nước khác như Châu Phi, Pakistan, Băngladet, những quốc gia đảo Thái Bình Dương, Tây á và Trung Đông.

    3. Đưa hệ thống nghiên cứu tình huống chủ động trên các phương tiện truyền thông lên mạng Internet đã được đánh giá bởi các cán bộ công chức và những người khác ở các nước ASEAN và các nơi khác trên thế giới.




  1. Các nguồn lực đầu vào:

Bên cạnh các quan chức của INTAN, nguồn nhân lực tham gia vào việc điều hành các Hội thảo nghiên cứu tình huống là các quan chức cao cấp của Hiệp hội xây dựng tình huống Malaysia (CWAM). Có 6 quan chức hỗ trợ điều hành các cuộc hội thảo. Hộ là những quan chức cao cấp trong chính phủ và là các chuyên gia trong khu vực tư nhân và các học viện. Ví như, vào ngày 2-8-2002, Giáo sư Tiến sĩ Clifford Darden của trường Đại học tổng hợp Pepperdine của Mỹ cũng đã điều hành cuộc Hội thảo nghiên cứu tình huống một ngày như là một phần của Hội thaỏ nghiên cứu tình huống MTCP.




  1. Nguồn tài chính:

Theo quan điểm những nguồn lực ngắn hạn, trong 5 năm qua, những hội thảo xây dựng tình huống được Chính phủ Malaysia tài trợ thông qua Chương trình Hợp tác kỹ thuật Malaysia. Vào năm 1998, 13 thành viên từ các nước ASEAN kể cả 4 người của Malaysia đã tham dự hội thảo xây dựng tình huống. Số tiền RM 135.933 đã được chi trả cho các chuyên gia tư vấn điều hành hội thảo cũng như chi phí ăn ở cho các thành viện nước ngoài tham dự.



Vào năm 1999, có 7 quan chức từ ácc nước ASEAN tham dự hội thảo, trong đó 4 người từ Malaysia và 3 người khác từ Myanma, Campuchia và Indonesia. Chính phủ Malaysia đã chi phí RM 130.784 cho chuyên gia tư vấn và các khoản khác liên quan đến việc điều hành chương trình đào tạo và chi phí ăn ở cho các thành viên nước ngoài tham dự.
Vào năm 2000, 12 quan chức từ các nước ASEAN tham dự hội thảo mà tổng số có 19 thành viên. Tổng cộng là RM 141.000 đã được chi phí để điều hành hội thảo.
Vào năm 2001, 15 thành viên từ các nước ASEAN đã tham dự hội thảo mà tổng số có 19 thành viên. Tổng cộng là RM 150.000 đã được chi phí để điều hành hội thảo.
Vào năm 2002, 7 thành viên từ các nước ASEAN đã tham dự hội thảo mà tổng số có 15 thành viên. Tổng cộng là RM 120.000 đã được chi phí để điều hành hội thảo.


  1. Những thành tựu:




    1. 16 nghiên cứu tình huống đã được các nước ASEAN xây dựng và đóng thành tài liệu trong năm 2001/2002 đề cập đến tất cả các lĩnh vực như quản lý nguồn nhân lực, lập kế hoạch dự án, cải cách nền công vụ, đào tạo và phát triển, kinh doanh và tiếp thị.

    2. Trong thời gian đó, các hội thảo nghiên cứu tình huống về Xây dựng tình huống, xử lý tình huống và việc sử dụng các nghiên cứu tình huống như là một công cụ đào tạo, cũng được tổ chức cho các công chức trong nền công vụ Malaysia.

    3. Hệ thống mạng Trung tâm nguồn ASEAN nghiên cứu tình huống về các vấn đề công vụ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng để đánh giá và thông tin cho các thành viên ASEAN và những người quan tâm đến việc sử dụng các nghiên cứu tình huống. Hệ thống mạng đang được cải tiến thường xuyên vì thế sẽ rất dễ sử dụng. Từ năm 1999, chức năng "phản hồi" đã được đưa vào hệ thống để cung cấp những cơ hội cho người sử dụng có thể góp ý về thiết kế mạng, về nội dung, về sự thuận tiện trong sử dụng...vv, để giúp cho người điều hành mạng tiếp tục cải tiến các đặc điểm của mạng, việc gắn kết với các Trung tâm nguồn ASEAN về vấn đề công vụ của các nước khác cũng được đưa vào như Singapo, Brunei, và Thái lan. Chúng tôi hy vọng rằng sẽ gắn kết được với các Trung tâm nguồn ASEAN về vấn đề công vụ của các nước khác nữa trong tương lai.

    4. Vào năm 2000, những nhà quản lý INTAN quyết định rằng Trung tâm nguồn ASEAN về vấn đề công vụ được dành một chõ đặc biệt trong Thư viện INTAN ở trụ sở chính tại Kuala Lămpơ. Với vị trí đặc biệt trong Thư viện INTAN được gọi là Trung tâm nguồn ASEAN-INTAN cho các nghiên cứu tình huống, Trung tâm nguồn ASEAN có vai trò nổi bật hơn và hấp dẫn người sử dụng hơn, đặc biệt là những người sử dụng Thư viện INTAN. Tất cả các nghiên cứu tình huống được xây dựng trong các hội thảo nghiên cứu tình huống sẽ được lư giữ trong Thư viện INTAN vì thế những người sử dụng có thể đánh giá dễ dàng khi đọc lướt các tình huống và lựa chọn những cái họ cần. Kế hoạch dài hạn là xây dựng một kho lưu trữ các nghiên cứu tình huống hoàn thiện, với sự trợ giúp của Hiệp hội Xây dựng tình huống Malaysia (CWAM) và các chuyên gia khác về Nghiên cứu tình huống.




  1. Hoàn cảnh hiện nay:

Những cuộc hội thảo xây dựng tình huống đang được lên kế hoạch và thực hiện thường xuyên để tạo cơ hội cho mọi người được đào tạo cách xây dựng và sử dụng các tình huống vào việc dạy và học. Kết quả của những hội thảo này sẽ góp phần mở rộng Trung tâm nguồn ASEAN về nghiên cứu tình huống.


Từ năm 2003 trở đi, INTAN sẽ tổ chức hàng năm hội thảo (4 tuần) về các nghiên cứu tình huống ASEAN, dưới sự điều hành của Chương trình Hợp tác kỹ thuật Malaysia. Chúng tôi sẽ mời các thành viên từ các nước ASEAN tham dự hội thảo này.


  1. Cơ chế bền vững:

Trung tâm nguồn ASEAN về nghiên cứu tình huống có 2 cán bộ INTAN chuyên trách và một nhân viên giúp cho việc lên kế hoạch, phối hợp và quản lý các chương trình đào tạo và cập nhật hệ thống mạng nghiên cú tình huống. Bởi nhân sự và chuyên gia phát triển tình huống có hạn, những nguồn nhân lực bên ngoài cũng được mời để tham gia dự án lúc này hay lúc khác. Trung tâm nguồn ASEAN về nghiên cứu tình huống do INTAN quản lý về mặt ngân sách.

Để khắc phục sự hạn chế về chuyên gia phát triển tình huống, người ta gợi ý rằng bất kỳ một công chức co trình độ nào của các nước ASEAN, những người muốn làm việc cho Trung tâm nguồn nghiên cú tình huống INTAN đều được hân hạnh mời đến INTAN. INTAN có thể cung cấp các chi phí ăn ở còn các chi phí khác sẽ do các cơ quan ngoài đảm trách ví như Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm ASEAN-EC, hay do các nước có ứng cử viên.


  1. Trong 3 năm qua, không có quỹ nào hỗ trợ cho việc tổ chức các hội thảo nghiên cứu tình huống đặc biệt là cho các nước ASEAN. Nếu cứ tiếp diễn như thế sẽ hạn chế sự lớn mạnh của các nghiên cứu tình huống của các nước ASEAN. Nếu như chúng ta mong muốn sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung tâm nguồn, điều cần thiết là nên tổ chức thêm một Hội thảo ASEAN nghiên cứu tình huống vào năm tới, đặc biệt dành riêng cho tất cả các nước ASEAN. Nguồn tài chính có thể là từ Ban Thư ký ASEAN, Trung tâm quản lý ASEAN-EC hay các cơ quan quốc tế khác.

Phụ lục I


Các nghiên cứu tình huống được xây dựng trong hội thảo ASEAN/MTCP năm 2001


STT

Tên

Tác giả

Nước


1

2


3

4


5

6

7



8

9
10

11

12

13




Dự án Rùa

Sự thay đổi theo chu kỳ của chính sách gìn giữ người tình nguyện


Trì hoãn đơn giản

Tất cả những bài viết đi đâu?


Chân dung của ngành hàng không hoàng gia Malaysia

"Tôi không có vấn đề về quan điểm. Bạn có vấn đề về nhận thức!"

Chúng ta nên bắt đầu từ đâu?

Sức mạnh trong hành động

Có nên từ bỏ hay không


Trách nhiệm cao hơn, sự đáp ứng thấp hơn
Campuchia khi đang vượt qua đường
Tình huống của Giám đốc U Aung
Chức năng đào tạo trong nền công vụ của nước Cộng hoà Đông Phi


Salinah Jaafar và Darawattage Emaliyan Perera
DSP. Harjinder Kaur & ISP. Azizul Rahman
Janette Rosuello Lasin
Mahmud bin Hj. Ibrahim & Drs. Batuel Sihaholo
Thị trưởng Mohamed Fadzil bin Ismail (RMAF) &

Thị trưởng Khairuddin bin Ghazali (RMAF)


Thị trưởng Mohamed Nizam bin Zakariah & Zaiton Hassan
Nguyễn Xuân Dung
Omobola Timiola Adu
Ratana Ubolsing
S.M. Zobayer Enamul Karim
Svay Sovannrith

U Hla Tun

Zouna Lombard & Kevin Wak


Malaysia
Srilanka
Malaysia
Malaysia
Philipin

Brunei
Indonesia


Malaysia

Malaysia

Malaysia

Malaysia
Việt nam

Nigeria

Thái lan
Bangladesh



Campuchia

Myanma


Namibia Papua New Guinea

Phụ lục II


Các nghiên cứu tình huống được xây dựng trong hội thảo ASEAN/MTCP năm 2002


STT

Tên

Tác giả

Nước

1

2

3



4

5


6

7

8



9
10
11

12

13



Con đường phía trước: Một tình huống quyết định chiến lược đào tạo
Sự tiến thoái lưỡng nan của....
Khu vực tự do ....ở Moroco:

Thành công hay thất bại


Cái gì xảy ra sau ngày 11-9

Làm thế nào để tăng cường trao đổi thị truờng .....ở Hàn quốc


Sự lựa chọn ....là ở phía các bạn
Sự vắng mặt mà không phải từ bỏ
Cải cách kinh tế ở Campuchia
Chiếc lọ hoa bị vỡ
Từ bỏ hay không từ bỏ
Tại sao lại phải là tôi...

Quản lý sự lây lan bệnh tả

Những người không thể giúp đỡ


Alfereti Naioko

Indrasathi Muniandy


Filali Mouatassem Azeddine
Yahya Nasser Saif Al Ryami

Oday Sa'ad Obaidat


Ko. Geum-Hwan

Ngesa Rachel

Thị trưởng Abd. Rais Esa
Moeung Viesna

Joshua Milinga


Daw Sandar Win
Mohd. Asrofi Muslim

Siva Ananthan


Tiến sĩ Mas Idayu Said
Prianta Bandara



Cộng hoà đảo Fiji

Malaysia


Moroco

Oman
Jordan


Hàn quốc

Kenya


Malaysia

Campuchia

Zambia
Malaysia
Malaysia
Malaysia
Malaysia

Srilanka







tải về 81.76 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương