Contributing Authors Sharon Mielbrecht Erin Hughey, Phd editing and Design



tải về 4.67 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích4.67 Mb.
#35860
1   2   3   4   5   6

Cháy rừng


Cháy rừng, giống như tất cả các vụ cháy khác, yêu cầu nhiên liệu, nhiệt và oxi để đốt cháy. Cháy rừng có thể gây ra bởi:

  • Sét

  • Sự đốt phá - Cố ý gây hỏa hoạn

  • Những hoạt đông khai thác gỗ

  • Sự bất cẩn của người đi bộ, người cắm trại trong rừng (ví dụ do vứt tàn thuốc lá một cách vô ý)

Rừng đặc biệt dễ bị cháy trong suốt thời kỳ thời thiết khô hạn hoặc hạn hán kéo dài. Sự kết hợp của những điều kiện này, nhiệt độ khắc nghiệt và gió được gọi là thời tiết lửa.

Bất cứ nhiên liệu phải đạt được một nhiệt độ bốc cháy trước khi nó có thể đốt cháy. Nhiệt độ đốt cháy của gỗ là khoảng 315° C (600° F), mặc dù nhiệt độ này thay đổi theo độ ẩm của gỗ và trạng thái mà gỗ có thể mục.



Nhiệt độ bốc cháy của nhiên liệu gỗ phụ thuộc vào mật độ, độ ẩm của nó và tổng bề mặt tiếp xúc với nhiệt và không khí và các thành phần hóa học.

Các loại cháy rừng


Rừng hoặc cháy rừng có thể được nhóm lại thành 4 loại mô tả vị trí của chúng trong sinh khối và động thái của chúng. Trong một số trường hợp, chúng có thể là những giai đoạn trong sự phát triển của một đám cháy, nhưng chúng cũng có thể xảy ra như những sự kiện riêng rẽ.

  1. Cháy ngầm – chủ yếu giới hạn đối với những tầng vật liệu hữu cơ dày, giống như mạng lưới rễ cây già và bồi tích than bùn.Loại hỏa hoạn này có thể được bắt đầu bằng cách tự bốc cháy, hỏa hạn trên bề mặt hoặc sét. Nó lan chậm, và có thể cháy âm ỉ dưới mặt đất trong suốt thời kỳ dài (tháng hoặc năm). Bởi vì ít khi nhìn thấy ngọn lửa, cháy ngầm rất khó xác định được vị trí và dập tắt chúng. Cháy ngầm có thể kích hoạt cháy bề mặt nếu chúng tiếp xúc với các vật liệu dễ bắt lửa gần bề mặt đất, như tầng đất mùn bị nén lỏng lẻo và những cành cây bị chết rơi xuống.

  2. Cháy bề mặt – những đám cháy này tiêu thụ nhiên liệu trên bề mặt đất. Cường độ của chúng phụ thuộc vào số lượng rác thực vật và điều kiện gió. Loại cháy này có xu hướng lan nhanh với tốc độ đáng kể, có thể đạt tới 10 km/hr (6mph) trong vùng bụi cây thấp. Cháy cỏ có thể lan truyền nhanh hơn nhiều. Bởi vì cháy bề mặt có xu hướng cháy nhanh chóng, chúng thường không gây thiệt hại cho những cây trưởng thành. Tuy nhiên, trong sự vắng mặt của gió, cháy trên bề mặt với nhiên liệu cao có thể trở nên rất mạnh và bốc lên trên vào những nhánh tầng dưới của cây. Những điều kiện này có thể khiến đám cháy này tăng cường thành vụ cháy tầng trên.

  3. Cháy tầng trên – Loại cháy rừng này tiêu thụ nhiên liệu từ bề mặt đất lên tới trên bề mặt vào những tán lá cây. Phụ thuộc vào mật độ của rừng và những điều kiện khác (độ ẩm), những đám cháy này có thể tồn tại ngắn hoặc phát triển thành những đám cháy dữ dội. Những cây tương đối xa nhau và không bị khô hạn ít có khả năng sinh ra loại năng lượng nhiệt cần thiết để duy trì đám cháy tầng trên, trong khi ngược lại rừng với mật độ cây dày đặc và chịu đựng điều kiện khô hạn có thể dễ dàng hỗ trợ đám cháy này phát triển. Cháy tầng trên phát triển mạnh là rất khó kiểm soát, vì nó không tiến triển ồn định, nhưng lan tràn về phía trước một cách bất thường. Hơn thế nữa, những cơn gió nóng có thể làm cháy những rác vụn và mang lên cao đi vào trong không khí và rơi xuống những ví trị mới, lan rộng những đám lửa tới những vùng khác.

  4. Cháy tầng trên dữ dội – Một đám cháy tầng trên với quy mô lớn mà đạt tới mức độ không có khả năng kiểm soát. Những đám cháy lớn này tiến triển rất nhanh và có thể có hai hình thức, phụ thuộc vào điều kiện gió: một trận bão lửa, hoặc trận đại hỏa. Một trận bão lửa phát triển trong sự vắng mặt của gió mặt đất, nơi nguồn nhiệt từ một đám cháy lớn, tương đối ổn định sinh ra một dòng đối lưu rất mạnh hướng lên phía trên. Dòng hướng lên phía trên này của những khí đốt và không khí được nung nóng này kéo những không khí xung quanh vào vùng bị đốt cháy ở dạng gió mạnh mà có thể phát triển thành lốc xoáy giống như gió xoáy. Một trận bão lửa thông thường sẽ tiêu thụ những vật liệu dễ bắt lửa trong phạm vi ranh rới của nó. Một trận đại hỏa là một đám cháy lớn hướng lan về phía trước do những cơn gió mặt đất tồn tại từ trước. Sau khi phát triển đầy đủ, loại đám cháy này nghiêng về phía trước hoặc dốc xuống hình thành một front cháy khác biệt mà sẽ tiếp tục lan truyền về phía trước cho tới khi hết nhiên liệu tiêu thụ.


Động thái gây cháy rừng


Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập, phát triền và động thái của cháy rừng bao gồm:

  • Nạp nhiên liệu – xác định cường độ của đám cháy.

    • Kích thước của thảm thực vật

    • Thành phần hóa học của thực vật

    • Độ ẩm đất

  • Điều kiện thời tiết

    • Độ ẩm tương đối

    • Mưa (hoặc không có mưa)

    • Nhiệt độ

    • Tốc đô và hướng gió (ổn định hay biến đổi) – là một nhân tố chính trong sự lan rộng của một chất cháy, như đám cháy yêu cầu không khí để tiếp tục cháy. Gió có thể gây ra chất cháy tăng trưởng nhanh chóng, tới yếu dần, thay đổi hướng, hoặc thậm chí di chuyển dốc xuống nhanh như chúng di chuyển hướng lên trên.

  • Địa hình

    • Độ dốc (đặc điểm, hướng) đóng một vai trò quan trọng đối với tốc độ lan truyền của đám cháy. Nói chung, một đám cháy di chuyển lên dốc lan truyền nhanh hơn và có ngọn lửa dài hơn so với trên vùng đất phẳng. Điều này là bởi vì các khí nóng bốc lên ở phía trước của nó, làm nóng trước đường đi của nó.

    • Độ cao – tại những độ cao cao hơn, độ ẩm trong các thực vật thường cao hơn do tốc độ bốc hơi thấp hơn, và những đám mây và sương mù có tác dụng bảo vệ chống cháy. Tại những độ cao thấp hơn, và đặc biệt tại ngọn đồi, điều kiện khô hạn và gió nhiều thống trị khi đó có thể kích thích sự phát triển của đám cháy. Các tia sét cũng có thể bị thu hút tới những đỉnh có cao trình thấp.

Cháy rừng ở Việt Nam


Một trận cháy rừng xảy ra vào ngày 23/3/2002, hậu quả phá hủy 8000 ha rừng trong Vườn quốc gia U Minh Thượng tại phía Nam tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Cơn mưa lớn vào ngày 10/4/2002 đã giúp dập tắt đám cháy này. Đám cháy này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng ngàn những nông dân nghèo sống trong vùng đó. Tại thời gian cháy rừng, miền Nam Việt Nam đang phải trải qua điều kiện cực kỳ khô nóng do ảnh hưởng của El Nino vào mô hình thời tiết địa phương kể từ năm 1998.

HOẠT ĐỘNG NHÓM 1 (20 PHÚT)

CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU CHÁY RỪNG

Hoạt động nhóm này là nhằm xác định những biện pháp giảm thiểu có thể cho mối nguy hiểm cháy rừng tại Việt Nam. Làm việc theo nhóm để thảo luận và trả lời những câu hỏi dưới đây. Sử dụng 15 phút tiếp theo để thảo luận và ghi câu trả lời của trong vào không gian để trống dưới đây và vào bảng kẹp giấy flip-chart (nếu có). Chuẩn bị sẵn sàng trình bày những câu trả lời của bạn trước toàn lớp học. Giảng viên sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn có thể có.

  1. Xác định những biện pháp giảm thiểu cháy rừng tiềm năng có thể sử dụng trong cộng đồng của bạn. Tại sao những biện pháp giảm thiểu này hiệu quả?


Động đất


Động đất là một sự rung động hoặc khuấy động của bề mặt đất gây ra do sự giải phóng đột ngột năng lượng lưu trữ trong các tầng đá nằm dưới bề mặt trái đất. Động đất xảy ra với đơn vị thời gian là ngày, và trong khi nhiều người không cảm thấy, một số đã gây thiệt hại và sự tàn phá rộng lơngs. Trận động đất vào ngày 1/10/2009 trong phía Nam Sumatra, Indonesia và trận động đất vào ngày 12/1/2010 trong Port au Prince, Haiti minh họa cho sức mạnh hủy diệt của động đất. Nghiên cứu trong lĩnh vực địa chấn học nhằm tìm hiểu bản chất, ảnh hưởng và dự báo mối nguy hại này.

Nguyên nhân của động đất


Hầu hết các trận động đất có nguồn gốc ở thạch quyển của trái đất. Thạch quyển là một phần rắn, đá, phía ngoài trái đất, khoảng 50 dặm dày, bao gồm lớp vỏ và phần vững chắc của các lớp phủ trên bề mặt. Xem minh hoạ.



Hình 9: Trái đất và các lớp của nó 15

Thông qua hoạt động của lực địa chấn, có khả năng biến dạng hình thành trong thạch quyển và gây ra đứt gãy của sự hình thành đá. Những đứt gãy này được xem như những đứt đoạn. Trong những hệ thống đứt đoạn này, đá có thể được dời theo chiều dọc hoặc hướng ngang, hoặc cả hai (Ebert, 1997). Sự dịch chuyển dọc theo những đứt đoạn xảy ra đột ngột, như một số lượng lớn của ma sát giữa những bề mặt đá được khắc phục. Một vài đứt đoạn hoạt động nhiều hơn những đứt đoạn khác và trải qua sự rung động nhỏ thường xuyên trong khi những đứt đoạn khác có thể vẫn duy trì “sự ổn định” hàng trăm hoặc hàng ngàn năm, cho phép áp suất siêu cao hình thành.

Sự di chuyển của những đứt đoạn là hoạt động đặc biệt dọc theo ranh giới mảng (những vùng hẹp giữa các mảng) nơi đới hút chìm – sự di chuyển của một mảng dưới mảng khác hoặc hình thành các rạn nứt – nơi mảng di chuyển ra ngoài, xảy ra. Hoạt động núi lửa cũng thịnh hành dọc theo những ranh giới mảng.

Có 4 loại ranh giới mảng:



  • Ranh giới phân kỳ - nơi mà lớp vỏ mới được tạo thành khi các mảng kéo ra xa nhau.

  • Ranh giới hội tụ - nơi mà lớp vỏ bị phá hủy khi một mảng lặn dưới mảng khác

  • Ranh giới biến dạng – nơi mà lớp vỏ không bị sinh ra cũng không phải bị phá hủy khi những mảng này trượt theo hướng nằm ngang qua những mảng khác

  • Đới ranh giới mảng – vành đai rộng - ở đó ranh giới chưa được xác định và ảnh hưởng của sự tương tác mảng không rõ ràng.

Hình 10: Loại ranh giới mảng 16



Một trong những vùng động đất hoạt động nhiều nhất trên thế giới bao quanh Thái Bình Dương, được biết đến như Vành đai thái bình dương hoặc “Vành đai lửa”. Hơn 70% những trận động đất trên thế giới xảy ra trong vùng này. Khu vực này cũng nổi tiếng với hoạt động núi lửa.


Hình 11: Mảng thạch quyển của thế giới 17

Đặc tính của động đất


Tâm động đất là điểm trong trái đất, nơi mà sóng địa chấn bắt nguồn. Tâm động đất có thể thay đổi theo độ sâu từ vài km dưới bề mặt trái đất tới 690 km (430 dặm).

Các tâm chấn động đất là điểm tại bề mặt trái đất theo đường thẳng trên trọng tâm.



Hình 12: Minh họa trọng tâm và tâm chấn động đất 18

Độ mạnh của một trận động đất thường được đo đạc về mặt cường độ và độ lớn. Cường độ có xu hướng miêu tả nhiều hơn cho những người không phải nhà khoa học hơn là độ lớn, bởi vì nó đề cập đến ảnh hưởng của động đất vào con người và các tòa nhà. Thang động đất Mercalli cải tiến hoặc thang MMI (xem phụ lục B) đã được phát triển để miêu tả những ảnh hưởng như vậy và sử dụng chữ số La Mã thay đổi từ I tới XII.

Mức độ nghiêm trọng hoặc độ lớn thực tế của một trận động đất được đo đạc sử dụng thang độ Richter. Thang độ này ấn định một số duy nhất để định lượng lượng năng lượng địa chấn bị giải phóng bởi trận động đất. Nó sử dụng một thang lôgarit cơ số 10 mà mỗi số tăng trong biên độ trình bày: 1) tăng gấp 10 lần trong biên độ đo đạc được và 2) tăng khoảng 31 lần lượng năng lượng được giải phóng.



Bảng sau đây trích từ tài liệu của Cục khảo sát địa chất Hoa kỳ (U.S. Geological Survey)19 miêu tả ảnh hưởng chủ yếu của động đất ứng với những độ lớn Richter khác nhau gần tâm địa chấn. Bảng này nên được tham khảo với mục đích cảnh báo, khi cường độ và do đó ảnh hưởng của mặt đất phụ thuộc không chỉ vào độ lớn mà còn phụ thuộc vào khoảng cách tới tâm chấn, độ sâu của tâm động đất dưới tâm chấn và điều kiện địa chất (một số đặc điểm địa hình có thể khuyếch đại tín hiệu địa chấn).

Mô tả

Thang độ Richter

Ảnh hưởng của động đất

Tần suất xuất hiện

Cực nhỏ

Dưới 2.0

Động đất cực nhỏ, không cảm nhận được.

Khoảng 8,000 mỗi ngày

Khá nhỏ

2.0-2.9

Nói chung không cảm nhận được, nhưng có thể ghi nhận được.

Khoảng 1,000 mỗi ngày

Nhỏ

3.0-3.9

Thường cảm nhận được, nhưng hiếm khi gây thiệt hại

49,000 mỗi năm (ước tính)

Nhẹ

4.0-4.9

Nhận thấy được sự rung của các đồ vật trong nhà, có tiếng nổ, dường như không gây thiệt hại lớn.

6,200 mỗi năm (ước tính)

Vừa

5.0-5.9

Có thể gây thiệt hại lớn cho các công trình yếu trên các vùng nhỏ hẹp. Có ảnh hưởng nhẹ đối với các công trình xây dựng tốt.

800 mỗi năm

Mạnh

6.0-6.9

Có thể gây thiệt hại đối với các khu vực có khoảng cách lên đến 100 dặm ở các khu vực dân cư sinh sống.

120 mỗi năm

Cực mạnh

7.0-7.9

Có thể gây thiệt hại nghiêm trọng trên các vùng rộng lớn hơn.

18 mỗi năm

Sóng địa chấn


Khi trận động đất xảy ra, năng lượng tiềm năng được lưu trữ sẽ được giải phóng dưới hình thức động năng, hay năng lượng chuyển động. Phân tán năng lượng này từ trọng tâm động đất theo tất cả các hướng, nhưng tại các vận tốc khác nhau và trong các loại sóng khác nhau. Cố hai loại chính của sòng là Sóng thân và sóng bề mặt.

Sóng thân là sóng địa chấn mà chuyển động xuyên qua phần bên trong của trái đất, lan rộng ra bên ngoài từ trọng tâm theo tất cả các hướng. Hai dạng chính của sóng thân là:



  • Sóng P (sơ cấp) (primary) wave – Sóng nén (hoặc sóng dọc) trong đó đá rung động ngược và hướng song song với hướng của sóng lan truyền. Sóng sơ cấp có thể chuyển động nhanh hơn khoảng 1.7 lần sóng thứ cấp.

Hình 13: Minh họa sóng thân sơ cấp 20



  • Sóng S (Sóng thứ cấp) – sóng chạy ngang, chậm có thể chuyển động xuyên qua gần bề mặt đá tại 2 tới 5 km/s. Đá rung động vuông góc với hướng lan truyền của sóng và có thể xuyên qua đá, không phải khí hay lỏng.

Hình 14: Minh họa sóng thân thứ cấp 21



Sóng bề mặt là sóng địa chấn mà chuyển động trên bề mặt trái đất cách xa từ tâm chấn.

  • Sóng Love – sóng không có sự chuyển dời theo phương thẳng đứng, chúng di chuyển tới phía bên trong một mặt phẳng nằm ngang ở đó vuông góc với hướng của sóng đang chuyển động hoặc lan truyền. Sóng Love không lan truyền xuyên qua chất lỏng. Bởi vì sư chuyển động theo phương ngang, những sóng này có xu hướng làm đổ những tòa nhà khỏi nền của chúng.

Hình 15: Minh họa sóng bề mặt Love 22



  • Sóng Rayleigh – động thái giống như sóng cuộn hải dương và làm cho mặt đất di chuyển theo đường elip khi sóng đi qua. Sóng Rayleigh có xu hướng phá hoại khủng khiếp bởi vì chúng sinh ra sự di chuyển của mặt đất một cách đáng kể và kéo dài lâu hơn để đi qua.

Hình 16: Minh họa của sóng bề mặt Rayleigh 23


Ảnh hưởng của động đất


Động đất có thể gây thiệt hại nghiêm trọng và những tổn thất tới cuộc sống. Sự chuyển động của mặt đất có thể làm sụp đổ những tòa nhà và những đường cao tốc trên cao, vỡ những đường ống và làm rơi những đường dây điện. Mức độ thiệt hại phụ thuộc vào lượng năng lượng bị giải phóng và vật liệu trong trái đất mà thông qua đó sóng địa chấn đi qua. Thiệt hại có tiềm năng tồn tại lớn hơn cho những tòa nhà được xây trên đất trầm tích, và ít có ý nghĩa hơn cho những tòa nhà được xây trên đá nền cứng. Thành phần của đất và hàm lượng nước là những yếu tố góp phần vào sự hóa lỏng mà có thể xảy ra trong suốt quá trình rung lắc nghiêm trọng. Sự hóa lỏng là một hiện tượng trong đó độ mạnh và độ cứng của đất bị giảm bởi sự chấn động của động đất, nơi mà không gian giữa những phần từ của đất trở nên đẩy nước, cho phép những phần tử di chuyển dễ dàng đối với nhau.

Cơn dư trấn là thông thường sau một trận động đất lớn và có thể lật đổ các công trình bị hư hại và cản trở nỗ lực cứu hộ. Đám cháy có thể bị phá vỡ sau một trận động đất và trong một số ví dụ lịch sử như những trận động đất năm 1906 tại San Francisco và năm 1923 tại Tokyo, đã gây ra nhiều thiệt hại và tổn thất tới cuộc sống nhiều hơn những trận động đất mà gây ra chúng.

Sự dịch chuyển lâu dài của bền mặt trái đất có thể là kết quả từ những trận động đất, bao gồm lún đất, sự hạ thấp dần dần hoặc đột ngột của bề mặt đất. Động đất cũng có thể gây ra trượt lở đất, lũ bùn đá và đất lở. Động đất xuất hiện gần bề mặt của đáy biển, hoặc trượt lở đất dưới nước gây ra từ động đất, có thể kích hoạt sóng thần, cũng được biết đến như sóng biển địa chấn.

Ngoài những mối nguy hiểm đươc thảo luận ở trên đây, việc tìm kiếm và ứng phó cứu nạn và viêc chăm sóc là rất cần thiết sau một trận động đất.



Hình 17: Phân bố động đất trên thế giới 24

Động đất tại Việt Nam


Việt Nam nằm giữa hai khu vực của động đất hoạt động: Vành đai Himalaya - Địa trung Hải và mảng Philippine. Trong hình vẽ ở trên, sự tập trung chính của động đất có thể được nhìn thấy dọc theo vành đai Thái Bình Dương và vành đai Himalayan - Địa trung Hải ở đó chạy xuyên qua biển Địa Trung Hải, cắt ngang Trung Đông và Himalaya, và đi xuyên qua Đông Ấn để gặp phía bắc vành đai Thái Bình Dương của Úc.

Động đất tại tỉnh Sơn La, Việt Nam vào 11.47 chiều ngày 26/11/2009, một trận động đất với độ mạnh 4.1 Richterđã xảy ra tại tỉnh Sơn La. Tâm của động đất tại 21.37 ° vĩ độ Bắc, 104.28 ° kinh độ Đông hoặc 38 kim về phía Đông của thành phố Sơn La và 37km về phía Đông Nam của nhà máy thủy điện Sơn La. Độ sâu của chấn động nằm trong khoảng 10 và 15 km.



Hình 18: Bản đồ Vị trí Việt Nam và tỉnh Sơn La 25



HOẠT ĐỘNG NHÓM 2 (20 PHÚT)

CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU ĐỘNG ĐẤT

Hoạt động nhóm này là nhằm ý định nhận dạng những biện pháp giảm thiểu tiềm năng cho động đất trong Việt Nam. Làm việc theo nhóm để thảo luận và trả lời câu hỏi dưới đây. Sử dụng 15 phút tiếp theo để thảo luận và ghi câu trả lời của bạn vào không gian trống phía dưới và viết lên bảng kẹp giấy flipt-chart (nếu có). Hãy sẵn sàng trình bày câu trả lời của bạn trước cả lớp. Giảng viên luôn sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi mà bạn có.

  1. Xác định biện pháp và/ hoặc chiến lược giảm thiểu động đất có thể được sử dụng trong cộng đồng bạn. Tại sao những biện pháp giảm thiểu này hoạt động?


MÔ ĐUN 3
DỰ BÁO VÀ GIÁM SÁT HIỂM HỌA




Mục tiêu

Khi kết thúc Mô đun này, bạn sẽ có thể:



  • Nhận biết mức độ tin cậy, hiệu hữu của các nguồn thông tin về dự báo và giám sát.

  • Nhận biết những hạn chế trong dự báo và giám sát dữ liệu.

  • Ra quyết định về việc qui hoạch, giảm nhẹ và bước đầu ứng phó với thảm hoạ trên cơ sở dữ liệu sẵn có.

  • Tham gia vào quá trình dự báo và giám sát thiên tai.

Nhận thức về tình hình trước, trong, và sau một hiểm họa là cực kỳ hữu ích để hiểu những rủi ro tiềm năng và chuẩn bị tốt hơn và ứng phó đối với những hiểm họa. Những thông tin nguy hiểm gần thời gian thực có thể thông báo ra quyết định và hỗ trợ điều phối của ứng phó khẩn cấp.

Một vài hiểm họa (như động đất) xảy ra rất đột ngột, trong khi những hiểm họa khác phát triển với thời gian cảnh báo nhiều hơn (bão nhiệt đới). Vẫn còn những hiểm họa khác phát triển chậm trên một thời kỳ hàng tháng của năm như trong trường hợp hạn hán.



Cơ quan cung cấp thông tin hiểm họa, như cơ quan dự báo phát hành những bản tin, những khuyến cáo hoặc thông tin cảnh báo ở đó chỉ ra các cấp nguy hiểm hoặc nghiêm trọng khác nhau. Bản đồ và những đồ họa khác giống như ảnh vệ tinh cũng có thể được cung cấp. Những khuyến cáo bao gồm những thông tin giống như:

  • Ngày và tháng phát hành

  • Loại sự kiện nguy hiểm

  • Ví trí hoặc vùng bị ảnh hưởng

  • Cường độ hoặc mức nghiêm trọng

  • Ảnh hưởng hoặc tác động trực tiếp

  • Thông tin dự báo

  • Những hành động nên được tiến hành

hOẠT ĐỘNG NHÓM (20 PHÚT)

DỰ BÁO

Hoạt động nhóm này có ý định giúp bạn làm quen với những cơ quan dự báo hiểm họa ở quốc gia bạn. Trong suốt hoạt động nhóm này, thảo luận câu hỏi được viết ra dưới đây với các thành viên trong nhóm. Sử dụng 20 phút tiếp theo để thảo luận và ghi câu trả lời của bạn vào phần để trống phía dưới và viết lên bảng kẹp giấy flipt-chart (nếu có). Hãy sẵn sàng trình bày câu trả lời của bạn trước cả lớp. Giảng viên luôn sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi mà bạn có.

  1. Hãy kể tên của một vài cơ quan dự báo ở Việt Nam và những loại hiểm họa mà họ quan trắc



  1. Các cấp độ cảnh báo khác nhau nào được cung cấp ?



  1. Bạn làm như thế nào hoặc bạn có thể tham gia như thế nào vào dự báo hoặc quan trắc hiểm họa tự nhiên?


Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCHMF)


Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương được đặt tại Hà nội, là một đơn vị vận hành dưới Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia (NCHMF), Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE). Chức năng của nó là tiến hành dự báo khí tượng thủy văn và thực thi mạng lưới thông tin khí tượng thủy văn chuyên ngành cho toàn đất nước và những khu vực có liên quan với sự hỗ trợ để đáp ứng tất cả những yêu cầu về phòng chống và chuẩn bị thảm họa, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc gia trong Việt Nam. Dự báo và cảnh báo khí tượng thủy văn được phát thanh thông qua phương tiện thông tin đại chúng. Cảnh báo thời tiết nguy hiểm được chuyển đến nhà chức trách chính quyền, những người có trách nhiệm tổ chức và hướng dấn công tác phòng chống và chuẩn bị thảm họa, thiên tai cho mọi người.

Nhiệm vụ của Trung tâm là:



  • Quan trắc đều đặn điều kiện khí tượng – thủy văn trên khắp Việt Nam.

  • Phát hành những dự báo, cảnh báo và khuyến cáo khí tượng thủy văn.

  • Thiết lâp và quản lý một mạng lưới viễn thông để trao đổi và truyền tải dữ liệu dự báo khí tượng thủy văn.

Website của NCHMF26 cung cấp những đường link tới dự báo khí tượng thủy văn cho những vùng cụ thể. Một bản đồ tương tác cung cấp thông tin tram thủy văn, bao gồm mực nước và mức độ báo động. Website này cũng cung cấp dự báo khí tượng hàng ngày cũng như dự báo cho hiện tượng thời tiết nghiêm trọng, hoạt động của bão nhiệt đới và hạn hán.

Trung tâm cảnh báo bão chung


Trung tâm cảnh báo bão chung (JTWC) quan trắc hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới trong Biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Những khuyến cáo dự báo, ảnh vệ tinh và bản đồ đường đi là có sẵn thông qua website 27

Sản phẩm nguyên bản sau được phát hành cho phía Tây bắc Thái Bình Dương:



  • ABPW10 PGTW Significant Weather Advisory, Western Pacific Ocean (Khuyến cáo thời tiết quan trọng, Tây Thái Bình Dương)

Ban hành hàng ngày vào 0600 giờ GMT.

  • WTPN21-26 PGTW Tropical Cyclone Formation Alert, Northwest Pacific Ocean (Cảnh báo sự hình thành xoáy nhiệt đới, Tây Bắc Thái Bình Dương)
    Ban hành được yêu cầu khi sự hình thành xoáy nhiệt đới được mong chờ trong 12 – 24 giờ tới

  • WTPN31-36 PGTW Tropical Cyclone Warning, Northwest Pacific Ocean (Cảnh báo xoáy nhiệt đới, Tây Bắc Thái Bình Dương)

Ban hành lúc 0300, 0900, 1500, 2100 GMT hàng ngày vào những xoáy nhiệt đới hoạt động.

  • TPPN10-19 PGTW Tropical Cyclone Position and Intensity, Northwest Pacific Ocean (Cường độ và vị trí xoáy nhiệt đới, Tây Bắc Thái Bình Dương)
    Ban hành hàng ngày lúc 0000, 0300, 0600, 0900, 1200, 1500, 1800, 2100 GMT vào những vùng khả nghi và xoáy nhiệt đới hoạt động.

Trung Tâm Cảnh Báo Sóng Thần Thái Bình Dương (PTWC)


Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) Cục thời tiết quốc gia (NWS) Trung tâm cảnh báo sóng thần Thái Bình Dương (PTWC)28 chịu trách nhiệm “phổ biến những thông điệp và cung cấp các thông tin diễn giải cho các nhà quản lý khẩn cấp và các viên chức khác, phương tiện thộng tin, và công chúng. PTWC cung cấp các cảnh báo cho vùng Thái Bình Dương về sóng thần ngoài xa (sóng thần mà gây ra những thiệt hại cách xa từ nguồn của chúng) tới hầu hết các đất nước xung quanh Vành đai Thái Bình Dương và tới hầu hết các quốc đảo Thái Bình Dương. Nhiệm vụ này được thực hiện dưới sự bảo trợ của Nhóm Hợp tác quốc tế về Hệ thống cảnh báo sóng thần tại Thái Bình Dương UNESCO/IOC”

Định nghĩa những thông báo của PTWC

cẢNH BÁO SÓNG THẦN


Cảnh báo là mức độ cao nhất của sự báo động sóng thần. Những cảnh báo được ban hành do sự đe dọa sắp xảy ra của sóng thần từ một trận động đất lớn dưới biển hoặc sự xác nhận theo sau rằng một trận sóng thần có khả năng hủy diệt đang diễn ra. Điều này ban đầu chỉ có thể trên thông tin địa chấn như một phương tiện cung cấp các cảnh báo sớm nhất có thể. Những cảnh báo khuyến cáo rằng những hành động thích hợp nên được tiến hành để ứng phó với mối đe dọa sóng thần. Những hành động đó có thể bao gồm việc di tản những vùng trũng ven bờ và cảnh báo hoạt động của tàu, thuyền ra khỏi cảng tới nước sâu. Những cảnh báo này được cập nhật ít nhất là hàng giờ hoặc khi những điều kiện đảm bảo tiếp tục, mở rộng, hạn chế, hoặc kết thúc các cảnh báo.

Theo dõi SÓNG THẦN


Theo dõi là mức độ cao thứ 2 của sự báo động sóng thần. Những quan trắc được ban hành bởi TWC dựa trên thông tin địa chấn không cần xác nhận rằng một trận sóng thần tàn phá đang diễn ra. Nó được ban hành như là một phương tiện cung cấp một báo động trước cho các khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi đợt sóng thần tàn phá. Thông tin theo dõi được cập nhật ít nhất hàng giờ tới tiếp tục theo dõi, mở rộng vùng theo dõi, nâng cấp sự theo dõi tới Cảnh báo, hoặc kết thúc sự báo động. Một Cảnh báo cho một vùng cụ thể có thể có trong nội dung của thông điệp mà phổ biến một Cảnh báo cho vùng khác.

KHUYẾN CÁO SÓNG THẦN


Những khuyến cáo được ban hành do sự đe dọa của một cơn sóng thần tiềm năng mà có thể sản xuất ra những dòng hoặc những đợt sóng mạnh gây nguy hiểm cho những vùng ở trong hoặc gần nước.Những vùng ven bờ có lịch sử dễ bị thiệt hại do những dòng nước mạnh gây ra bởi sóng thần là những vùng có rủi ro lớn nhất. Những mối đe dọa này có thể tiếp tục vài giờ sau khi xuất hiện đợt sóng đầu tiên, nhưng sự ngập lụt lan rộng ý nghĩa cho những vùng là không được nói đến trong một khuyến cáo. Những hành động phù hợp nên được tiến hành bởi chính quyền địa phương có thể bao gồm đóng cửa các bãi biển, di dời cảng và bến du thuyền, và định lại vị trí của các tàu thuyền đến vùng nước sâu khi có đủ thời gian an toàn để làm điều đó. Những khuyến cáo thông thường xuyên được cập nhật tới liên tục các khuyến cáo, mở rộng/ thu hẹp những vùng bị ảnh hưởng, nâng cấp tới một Cảnh báo hoặc hủy bỏ khuyến cáo.

BẢN TIn/Thông báo VỀ SÓNG THẦN


Một sản phẩm văn bản được ban hành để thông báo rằng một trận động đất đã và đang xảy ra và khuyến cáo tiềm năng của nó để phát sinh ra một trận sóng thần. Trong hầu hết các trường hợp, một bản tin sóng thần cho biết không có mối đe dọa của một cơn sóng thần tàn phá, và được sử dụng để ngăn chặn những sơ tán không cần thiết khi trận động đất có thể được cảm thấy trong những vùng bờ. Một Bản Tin thông tin sóng thần có thể, trong những tình huống thích hợp, cảnh báo về khả năng xảy ra sóng thần địa phương có tính phá hoại. Một bản tin thông tin sóng thần bổ sung có thẻ được ban hành nếu thông tin bổ sung quan trọng được nhận như một ghi chép mực nước biển cho thấy tín hiệu sóng thần. Một bản tin thông tin sóng thần cũng có thể được nâng cấp tới một Theo Dõi hoặc Cảnh Báo nếu thích hợp.

Cục Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ (USGS) Trung Tâm Thông Tin Động Đất Quốc Gia (NEIC) 29



“Nhiệm vụ của Trung Tâm Thông Tin Động Đất Quốc Gia là để xác định nhanh chóng vị trí và kích thước của tất cả các trận động đất trên toàn thế giới có tình phá hủy và để phổ biến ngay lập tức thông tin này tới những cơ quan quốc gia và quốc tế có liên quan, các nhà khoa học và công chúng” NEIC cũng sưu tập và duy trì một cơ sở dữ liệu địa chấn khổng lồ vào các thông số động đất và ảnh hưởng của chúng” phục vụ cho mục đích nghiên cứu ứng dụng.

Trang Web của Cục Khảo Sát Địa Chất Hoa Kỳ 30


Trang Web cung cấp thông tin thực về các trận động đất theo đất nước hoặc vùng cũng như thông tin động đất lịch sử. Những bản đồ tương tác cho phép người sử dụng bấm vào một vị trí quan tâm để đạt được thông tin chi tiết về những trận động đất gần đây. Thông qua trang web này này người sử dụng có thể đăng ký để nhận thông báo về động đất quả email, điện thoại di động hoặc tin nhắn.Trang web này cũng đặc trưng hóa Shakemap cho những trận động đất ý nghĩa. “Shakemap là một sản phẩm của Chương trình cảnh báo động đất USGS phối hợp với những nhà vận hành mạng lưới địa chấn vùng. Trang web Shakemap cung cấp những bản đồ thực về sự chuyền động của mặt đất và cường độ rung lắc cho những trận động đất ý nghĩa. Những bản đồ này được sử dụng bởi nhà nước liên bang và những tổ chức địa phương, cho cả công cộng và riêng tư, cho những ứng phó và phục hồi sau trận động đất, thông tin công cộng và khoa học, cũng như cho thực tế và lập kế hoạch chuẩn bị ứng phó thảm họa.”

HOẠT ĐỘNG NHÓM (20 PHÚT)

DỰ BÁO HIỂM HỌA

Hoạt động nhóm có ý định cho bạn làm quen với những cơ quan dự báo hiểm họa ở Việt Nam. Hoạt động nhóm này có ý định giúp bạn đánh giá những thiếu hụt tồn tại trong giám sát thông tin và dự báo hiểm họa có sẵn, và những gợi ý cho việc ra quyết định. Trong suốt hoạt động nhóm, thảo luận câu hỏi dưới đây với các thành viên trong nhóm bạn. Sử dụng 20 phút tiếp theo để thảo luận và ghi câu trả lời của bạn vào phần để trống dưới đây và vào bảng kẹp giấy flipt-chart nếu có. Hãy sẵn sàng để trình bày những câu trả lời của bạn trước lớp học. Giảng viên sẽ luôn có sẵn để trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn có thể có.

  1. Những nguồn khác của thông tin hiểm họa có sẵn cho bạn sử dụng là gì?



  1. Những hạn chế của thông tin giám sát và dự báo hiện có là gì?



  1. Các thông tin có sẵn hiện nay, hoặc sự thiếu hụt các thông tin đó ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định trong việc lập kế hoạch, giảm thiểu và ứng phó như thế nào?


mô đun 4
biẾN ĐỔI KHÍ HẬU




Mục tiêu

Kết thúc Mô đun này bạn sẽ có khả năng:



  • Hiểu các khái niệm về biến đổi khí hậu và tính chất dễ biến đổi.

  • Nhận biết tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với thảm hoạ xảy ra ở cộng đồng.

  • Nắm được các hoạt động quốc gia đang được tiến hành về tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.

Thuật ngữ và khái niệm

Biến đổi khí hậu


Biến đổi khí hậu được định nghĩa bởi Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu là “Một sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể nhận dạng được (ví dụ bằng việc sử dụng các phân tích thống kê) bằng sự thay đổi giá trị trung bình và/hoặc sự biến động về những đặc tính của chúng, và nó kéo dài cho một thời kỳ dài, thường là thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do những quá trình tự nhiên bên trong hoặc do những lực bên ngoài, hoặc những thay đổi liên quan đến tác động của con người lâu dài vào các thành phần khí quyển hoặc sử dụng đất.” Nói theo cách đơn giản hơn, biến đổi khí hậu là “Một sự thay đổi trong khí hậu mà tồn tại trong nhiều thập kỷ hoặc dài hơn, phát sinh từ hoặc nguyên nhân tự nhiên hoặc hoạt động của con người” (UNISDR, 2009)

Công ước khung của liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) định nghĩa biến đổi khí hậu là “một sự thay đổi của khí hậu mà được cho là do trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đó là bổ sung tới biến động khí hậu tự nhiên được quan trắc trong những khoảng thời gian dài tương đương”. Vì thế UNFCCC đưa ra một sự phân biệt giữa biến đổi khí hậu do những hoạt động của con người thay đổi thành phần khí quyển và biến động khí hậu do những nguyên nhân tự nhiên.

Biến động khí hậu


Biến động khí hậu đề cập đến những biến động trong trạng thái trung bình và những đặc trưng thống kê khác (như độ lệch chuẩn, sự xuất hiện của cực trị, vv) của khí hậu trên tất cả quy mô không gian và tỷ lệ thời gian vượt ra khỏi của các sự kiện thời tiết riêng lẻ. Biến động có thể là do những quá trình tự nhiên bên trong trong hệ thống khí hậu (Biến động bên trong) hoặc sự thay đổi trong lực bên ngoài tự nhiên hoặc do hoạt động của con người (Biến động bên ngoài).

Độ nhạy khí hậu


Độ nhạy khí hậu hậu hoặc Độ nhạy khí hậu cân bằng được miêu tả trong báo cáo đánh giá thứ 4 của IPCC (IPCC’s Fourth Assessment Report (2007)) là “một sự đo đạc của sự phản ứng của hệ thống khí hậu đối với lực bức xạ được duy trì. Nó được định nghĩa như sự ấm lên bề mặt trung bình toàn cầu cân bằng sau sự tăng gấp đôi của nồng độ khí CO2. Sự tiến bộ kể từ khi Báo cáo đánh giá thứ 3 (Third Assessment Report [2001]) cho phép đánh giá độ nhạy khí hậu có thể là trong khoảng từ 2 tới 4.5°C với một sự ước tình tốt là khoảng 3°C và không thể là ít hơn 1.5°C. Về căn bản, những giá trị cao hơn 4.5°C không thể được loại trừ, nhưng sự phù hợp của các mô hình với những quan trắc là không tốt cho những giá trị này.”

Tổng quan về Biến đổi và Biến động khí hậu 31


Khí nhà kính – CO2, CH4, Hơi nước, N2O, O3 và một vài khí khác có nhiệm vụ bẫy nhiệt trong khí quyển. Không có những khí này, trái đất có thể ổn định tại nhiệt độ “vật đen” của nó, khoảng 3° F (-16° C). Những khí nhà kính đóng góp tới “sự sống” của hành tinh chúng ta. Trước thể kỷ 20, nhiệt độ trung bình toàn cầu trên trái đất là 59° F (15° C). Bản ghi nhiệt độ tin cậy từ khắp nơi trên thế giới đã và đang được ghi chép từ khoảng năm 1850 đến nay. Những bản ghi độ này thể hiện rằng nhiệt độ bề mặt toàn cầu trung bình tăng khoảng 0.63° F (0.35° C) giữa những năm 1910 đến 1940. Sau năm 1970 nhiệt độ bề mặt trung bình tăng lên 1° F (0.55° C). Cơ quan quan trắc thảm họa tự nhiên cho rằng “Theo như Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), ‘Tốc độ tăng của hiện tượng ấm lên đã và đang diễn ra trên toàn bộ 25 năm qua, và 11 của 12 năm ấm nhất trong bản ghi đã xuất hiện trong 12 năm qua’”. IPCC đã nêu rằng sự tăng nhiệt độ có liên hệ trực tiếp với hoạt động của loài người. Việc đốt các nhiên liệu hóa thạch tạo ra sự phát thải của khí CO2. Khí CO2 là khí nhà kính phổ biến nhất. CH4 cũng là một khí quan trọng cần quan trắc, khi nó “bẫy nhiệt trong khí quyển hiệu quả gấp 20 lần khí CO2”. Nồng độ của những khí này là “rất có thể cao hơn nhiều so với bất kỳ lúc nào trong thời gian ít nhất là 650.000 năm”, theo như IPCC. Không phải nồng độ của những khí nhà kính, cũng không phải nhiệt độ trung bình toàn cầu trên bề mặt đất và đại dương cho biết những tín hiệu của sự giảm bớt. điều đó đã thúc đẩy các nhà khoa học được để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa nồng độ khí nhà kính và sự thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu.

Những thay đổi quan trắc được trong môi trường trái đất trên toàn cầu bao gồm:



  • Đại dương đang hấp thụ nhiều khí CO2 hơn từ khí quyển và đang trở nên có nhiều tính axit hơn như là một hệ quả tất yếu.

  • Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trên bề mặt trái đất đã tăng lên đáng kế từ năm 1970. (Karl, et al. 2009)

  • Những mô hình tuần hoàn khí quyển, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, đang thay đổi về lượng, cường độ, tần suất và loại mưa. Một vài vùng đang trải qua sự tăng ấn tượng trong mưa, trong khi những vùng khác đang quan trắc thấy giảm một cách ý nghĩa.

  • Tốc độ tăng của mực nước biển dâng đã gấp đôi trong vòng 15 năm qua từ số lượng quan trắc được trong thế kỷ qua.

  • Sông băng và tảng băng trên toàn cầu đã giảm. Sự tan của sông băng và những tảng băng, sự mở rộng của nước biển nhờ sự tăng nhiệt độ là hai nhân tố đóng góp tới mực nước biển dâng.

Mô hình khí hậu, kết vợi với dữ liệu quan trắc đã và đang được sử dụng bởi IPCC để phát triển một số các kịch bản được trình trày trong Báo cáo đặt biệt vào các kịch bản phát thải (Special Report on Emissions Scenarios (SRES)) để “lộ ra tiềm năng của sự thay đổi khí hậu trong tương lai”. Trong khi các kịch bản thể hiện như một điểm bắt đầu trong nỗ lực để hiểu biến đổi khí khậu sẽ tác động tới môi trường toàn cầu tương lai như thế nào, thì những mô hình này đều thống nhất với những dự báo sau:

  • Sự phát thải của những khí bẫy nhiệt nguyên nhân bởi con người sẽ gây ra sự ấm lên hơn nữa trong tương lai.

  • Sự thay đổi đáng kể trong mô hình mưa đang được mong chờ.

  • Hiện nay những sự kiện hiếm sẽ trở nên thông thường hơn. Cường độ của các sự kiện nhât định sẽ tăng.

  • Mực nước biển trên những đại dương của thế giới được dự kiến tăng “từ 8 inch tới 2 feet vào cuối thể kỷ này”.

  • Sự thay đổi khí hậu đột ngột có thể xảy ra, đặc biệt đối với tình trạng hạn hán, sự phá vỡ của những tảng băng, sự giải phóng CH4 từ những đất đóng băng bị tan và những biến đổi trong tuần hoàn hải dương.

Nguồn: Tác động của biến đổi khí hậu toàn càu trong nước Mỹ (Global Climate Change Impacts in the United States), Thomas R. Karl, Jerry M. Melillo, and Thomas C. Peterson, (eds.). Cambridge University Press, 2009.

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam


Theo như Liên hợp quốc tại Việt nàm và Biến đổi khí hậu: Một tài liệu thảo luận về những chính sách cho phát triển bền vững con người, tại Hà Nội, 12/2009: “Số liệu khoa học vào biến đổi khí hậu và những nghiên cứu mô hình cho thấy Việt Nam là một trong những đất nước bị ảnh hưởng đặc biệt bởi những tác động có hại của biến đổi khí hậu”

Các kịch bản mô hình toàn cầu về “sự phát triển kinh tế xã hội và sự phát thải khí nhà kính có liên quan cho một tương lai dài” được sử dụng bởi IPCC (2007) đã được ứng dụng bởi các nhà khoa học Việt Nam để ước tình những tác động theo vùng trong cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE) đã có những đã tiến hành những dự báo sau đây liên quan đến khí hậu trung bình và mực nước biển vào những năm 2050 và 2100 dựa trên “Kịch bản phát thải trung bình” của IPCC.



  • Tổng lượng mưa năm dự kiến sẽ tăng trong cả nước bởi một ước tính khoảng 5% trên toàn bộ thời gian của thế kỷ 21. Mưa cũng được dự kiến trở nên dễ biến đổi hơn. Lượng mưa giảm trong suốt các tháng khô hơn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, đặc biệt trong đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và vùng bờ thuộc Nam Trung Bộ, cũng như lượng mưa tăng trong những tháng ướt hơn từ tháng 6 tới tháng 11, đặc biệt trong các khu vực phía Bắc của đất nước. Những rủi ro của lũ và hạn hán được dự kiến là tăng, với việc gây ra những tác động vào nông nghiệp, cấp nước, thủy điện, thương mại và công nghiệp.

  • Mực nước biển dự kiến tăng trung bình 75 cm dọc theo bờ biển Việt Nam vào năm 2100. Chương trình mục tiêu Quốc gia vào ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam (NTP-RCC) ước tính một sự tăng lớn hơn trong mực nước biển trung bình là 1m vào năm 2100 (UN VN 2009). Ước tính cao hơn này được xem như là “hợp lý cho việc lập kế hoạch hành động bởi các Bộ ngành và các tỉnh”. Mực nước biển dâng trung bình đã và đang tác động tới các ngành kinh tế, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh, và một phần của đồng bằng Sông Hồng. Sử dụng dự báo mực nước biển dâng 1m của NTP-RCC, 30,945km2 (hoặc 9.3%) đất liền của Việt Nam sẽ bị ngập lụt vào năm 2100 nếu không có những biện pháp bảo vệ (ví dụ như gia cố đê và hệ thống tiêu) nào được thực thi.

  • Hoạt động của xoáy thuận nhiệt đới, bao gồm bão, dự kiến sẽ càng trở nên phổ biến hơn ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương. Cường độ của những cơn bão này cũng dự kiến gia tăng.

  • Nhiệt độ trung bình dự kiến tăng từ năm 1990 đến năm 2100 là khoảng 2° C trong phía Nam Việt Nam và khoảng 2.8° C trong trong các khu vực phía Bắc. Nhiệt độ tăng đã tác động tới sức khỏe, cũng như hệ sinh thái. Nhiệt độ tăng sẽ tăng cường sự lây lan của những loại bệnh tật cho con người, ví dụ như bệnh sốt xuất hiện và sốt rét. Sự tăng của nhiệt độ và sự thay đổi trong mưa có thể nâng cao tỷ lệ sâu bệnh và các bệnh ảnh hưởng đến những loại cây trồng nông nghiệp.

  • Các kịch bản mô hình dự đoán rằng những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm hoặc gia tăng rủi ro của các mối nguy hiểm sau đây tại Việt Nam:



    • Hạn hán

    • Xoáy thuận nhiệt đới

    • Mực nước biển dâng

    • Xâm nhập mặn

    • Những vấn đề liên quan đến sức khỏe từ những sóng nhiệt, sốt xuất huyết và sốt rét.



HOẠT ĐỘNG NHÓM (40 PHÚT)


Lịch sử lâu dài của Việt Nam trong việc thích ứng với lũ đã và đang xây dựng khả năng của đất nước để đối phó với những thách thức gia tăng của biến đổi và biến động khí hậu. Một vài ví dụ bao gồm:

  • Tinh thông trong lĩnh vực kỹ thuật dân dụng và quản lý nước.

  • Nghiên cứu nông nghiệp và thực tế.

  • Cải thiện dịch vụ xã hội, ví dụ như sự cung cấp nước sạch, chăm sóc y tế và giáo dục.

Hoạt động nhằm cung cấp một sự hiểu biết về những hoạt động theo vùng và địa phương đang được tiến hành để thích ứng, hoặc giảm thiểu những tác động của biến đổi và biến động khí hậu tại Việt Nam. Làm việc theo nhóm, dành 40 phút tiếp theo để trả lời những câu hỏi sau. Thảo luận những câu hỏi với các thành viên trong nhóm bạn, và sử dụng phần để trống dưới đây cũng như bảng kẹp giấy flipt-chart được cung cấp để ghi lại câu trả lời của bạn. Giảng viên sẽ luôn sẵn sàng để trả lời bất cứ câu hỏi bạn có thể có.

  1. Những chiến lược thích ứng khác là gì, được phát triển từ việc trải nghiệm với những mối hiểm họa khác, mà có khả năng hỗ trợ trong việc giảm thiểu những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam?



  1. Những hoạt động nào ở cấp địa phương, vùng hoặc quốc gia đang được thực hiện để giải quyết những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu?



PHỤ LỤC A:
THANG BÃO Saffir-Simpson


Trong nước Mỹ thang bão Saffir-Simpson được sử dụng bởi Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia (NOAA) Cục thời tiết quốc gia (NWS) để miêu tả 5 loại cường độ của xoáy thuận nhiệt đới mà đạt được tới trạng thái bão to hay lốc xoáy. Thang bão này có thể được sử dụng dể cung cấp một sự ước tính về tiềm năng thiệt hại tài sản và lũ lụt dự kiến dọc theo vùng bờ từ một trận bão đổ bộ xuống đất liền. Tốc độ gió là một yếu tố quyết định trong thang bão này, như khi những giá trị nước dâng do bão phụ thuộc khá cao vào độ dốc của thềm lục địa và hình dàng của đường bộ trong khu vực bão đổ bộ.

Cấp độ

Tốc độ gió

Nước dâng do bão

Miêu tả những thiệt hại

Cat 1

74-95 mph (64-82 kt hoặc 119-153 km/h).

Nước dâng do bão nói chung là 1.2 – 1.5 m (4-5 ft) trên mực nước biển

Không có thiệt hại thực sự cho các cấu trúc xây dựng. Thiệt hại chủ yếu cho nhà cửa di động không néo chặt, cây cối và bụi rậm. Một vài thiệt hại cho những tín hiệu được xây dựng kém. Thiệt hại nhỏ cho cầu cảng và có thể gây ngập lụt.

Cat 2

96-110 mph (83-95 kt hoặc 154-177 km/h).

Nước dâng do bão nói chung là 1.8 – 2.4 m (6-8 feet) trên mực nước biển.

Làm hư hỏng một số mái nhà, cửa và cửa sổ. Thiệt hại đáng kể cho cây trồng, nhà cửa có cấu trúc kém. Thiệt hại đáng kể đói với những ngôi nhà di động, những tín hiệu xây dựng kém và cầu cảng. Lối thoát cấp cứu cho những vùng ven biển và vùng trũng bị lũ 2 – 4 giờ trước khi tâm bão đến. Những tàu thuyền nhỏ không cột bảo vệ có thể bị gẫy.

Cat 3

111-130 mph (96-113 kt hoặc 178-209 km/h).

Nước dâng do bão nói chung là 2.7 – 3.7 m (9-12 ft) trên mực nước biển.

Một số thiệt hại cấu trúc của nhà cửa nhỏ và các công trình xây dựng khác, một số màn cửa (bằng nhôm) bị gẫy. Thiệt hại cho bụi cây và những cây với tán lá bị thổi bay khỏi cây và những cây lớn bị đổ. Lối thoát cấp cứu cho những vùng ven biển và vùng trũng bị lũ 3 – 5 giờ trước khi tâm bão đến. Nhà cửa di động bị phá sập. Ngập lụt ven biển phá hủy các kết cấu xây dựng nhỏ, các công trình xây dựng lớn bị hư hại bởi các mảnh vụn do ngập lụt tạo ra. Những vùng địa hình thấp liên tục hơn 1.5 m (5 ft) trên mực nước biển có thể ngập lụt trong đất liền 13 km (8 dặm) hoặc nhiều hơn. Sự di tản của cư dân vùng trũng có thể được yêu cầu.



Cấp độ

Tốc độ gió

Nước dâng do bão

Miêu tả những thiệt hại

Cat 4

131-155 mph (114-135 kt hoặc 210-249 km/h).

Nước dâng do bão nói chung là 4 - 5.5 m (13-18 ft) trên mực nước biển.

Các màn cửa gẫy đổ nhiều hơn, các mái của các ngôi nhà nhỏ bị phá hỏng. Những bụi cây, cây và tất cả những tín hiệu bị thổi bay. Sự phá hủy hoàn toàn của những ngôi nhà di động. Thiệt hại lớn đối với những cánh cửa và cửa sổ. Lối thoát cấp cứu có thể bị cắt do mực nước dâng 3 – 5 giờ trước khi tâm bão đến. Thiệt hại lớn tới những tầng thấp hơn của những công trình gần bờ. Địa hình thấp hơn 3m (10ft) trên mực nước biển có thể bị ngập lụt, yêu cầu việc di tản ồ ạt của những khu dân cư cách xa đường bờ 10 km (6 dặm).

Cat 5

Lớn hơn 155 mph (135 kt hoặc 249 km/h).

Nước dâng do bão nói chung là lớn hơn 5.5 m (18 ft) trên mực nước biển.

Các ngôi nhà nhỏ và công trình xây dựng công nghiệp bị cuốn bay mái. Các công trình nhỏ bị cuốn bay, thiệt hại nặng nề cho các công trình lớn. Tất cả bụi cây, cây và những tín hiệu bị gió thổi bay. Sự phá hủy hoàn toàn của những ngôi nhà di động. Cửa sổ và cửa bị thiệt hại lớn và nghiêm trọng. Lối thoát cấp cứu có thể bị cắt do mực nước dâng 3 – 5 giờ trước khi tâm bão đến. Thiệt hại lớn tới những tầng thấp hơn của tất cả các công trình được đặt tai cao độ thấp hơn 4.5 m (15 ft) trên mực nước biển và trong 457 meters (500 yards) của đường bờ. Di tản ồ ạt của những khu dân cư trên đất trũng trong vòng 8 – 16km (5 – 10 dặm) cách xa đường bờ có thể được yêu cầu.




PHỤ LỤC B
THANG ĐỘNG ĐẤT Mercalli CẢI TIẾN


Những con số thấp hơn của thang động đất MMI nói chung thường mô tả cách thức mà mọi người cảm nhận được động đất. Những con số cao hơn của thang động đất này được dựa trên thiệt hại công trình quan trắc được. Các kỹ sư công trình thường đóng góp thông tin cho việc giao những giá trị cường độ tại cấp VII hoặc cao hơn.

Sau đây là một miêu tả ngắn gọn của 12 cấp độ của thang MMI được tóm tắt theo Mức độ nghiêm trọng của một trận động đất, Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ (USGS).



Thang động đất Mercalli cải tiến

Mô tả

I

Không cảm nhận thấy ngoại trừ một vài cảm nhận dưới điều kiện thuận lợi đặc biệt.

II

Chỉ cảm thấy bởi một vài người đang nghỉ, đặc biệt trên những tầng cao của tòa nhà.

III

Cảm thấy khá rõ rệt bởi những người trong nhà, đặc biệt trên những tần cao của các tòa nhà. Rất nhiều người không nhận biết nó là một trận động đất. Những ô tô đang đỗ có thể bị rung lắng nhẹ. Rung động tương tự khi đi ngang qua một xe tải. Thời khoảng đã được ước tính.

IV

Cảm nhận trong nhà bởi nhiều người, bên ngoài bởi rất ít người. Tại ban đêm, một vài người có thể nhận thức đươc. Bát đĩa, cửa sổ, cửa bị rung lắc, tường có thể phát ra âm thanh rạn nứt. Cảm giác giống như xe tải nặng tấn công tòa nhà. Những ô tô đang đỗ có thể bị rung đáng kể.

V

Cảm nhận thấy bởi hầu hết mọi người, rất nhiều người nhận thức được động đất. Bát đĩa, cửa sổ bị vỡ. Những đối tượng không ổn định bị lật ngược. Quả lắc đồng hồ có thể bị ngừng.

VI

Cảm thấy bởi tất cả, nhiều người bị đe dọa. Một vài đồ đạc nặng bị di chuyển, một vài trường hợp thạch cao bị đổ. Thiệt hại nhẹ.

VII

Thiệt hại không đáng kể trong các tòa nhà thiết kế và xây dựng tốt, thiệt hại nhẹ tới trung bình trong những công trình bình thường được xây dựng tốt; thiệt hại đáng kể trong những công trình được thiết kế tồi và xây dựng kém; một vài ống khói bị hỏng.

VIII

Thiệt hại nhẹ trong những công trình thiết kế đặc biệt, thiệt hại đáng kế trong những tòa nhà thông thường với sự đổ vỡ một phần. Thiệt hại lớn trong những công trình xây dựng kém. Sự sụp đổ của các ống khói, ống khói nhà máy, những cột, đài tưởng niệm, tường. Những đồ đạc nặng bị lật ngược.

IX

Thiệt hại đáng kể trong những công trình thiết kế đặc biệt, cấu trúc khung thiết kết tốt bị ném ra ngoài dây rọi. Thiệt hại lớn trong những tòa nhà quan trọng, với sự đổ vỡ một phần. Những tòa nhà bị chuyển dịch khỏi nền.

X

Some well-built wooden structures destroyed; most masonry and frame structures destroyed. Rails bent.

XI

Rất ít, nếu bất cứ (công trình nề) công trình vẫn còn đứng. Những cây cầu bị phá hủy. Đường sắt bị cong đáng kể.

XII

Thiệt hại hoàn toàn. Đường ngắm và chiều cao ngắm bị méo, Những đối tượng bị ném vào trong không khí.


Đánh giá khóa học: Đánh dấu tick (√) vào ô phù hợp với ý kiến của bạn đối với mỗi mục dưới đây.

Các vấn đề liên quan đến khóa học

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng ý

Bình thường

Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Đề cương và nội dung khóa học
















Mục tiêu khóa học là rõ ràng.
















Khóa học liên quan tới nghề nghiệp/ công việc của tôi.
















Khóa học duy trì được sự cân bằng hợp lý giữa bài giảng/trình bày với các hoạt động/trao đổi.
















Khóa học đã nâng cao kiến thức của tôi về các chủ đề được trình bày.
















Tài liệu khóa học
















Các tài liệu khóa học là dễ hiểu và có cấu trúc tốt.
















Các tài liệu khóa học, bài giảng, các hoạt động đã hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu.
















Các tài liệu khóa học là tư liệu giá trị cho việc sử dụng và tham khảo trong tương lai.
















Các tài liệu khóa học là chính xác về mặt kỹ thuật và thịnh hành hiện nay.
















Các tài liệu khóa học là phù hợp với kỹ năng và trình độ nhận thức.
















Giảng viên
















Giảng viên đã được chuẩn bị và tổ chức tốt.
















Giảng viên truyền đạt rõ ràng và hiệu quả các tài liệu khóa học.
















Giảng viên đã làm sáng tỏ các kiến thức của nội dung chủ đề.
















Giảng viên đã trả lời rõ ràng các câu hỏi.
















Giảng viên quản lý tốt lịch biểu giảng dạy khóa học (thời gian giảng, hoạt động, nghỉ giải lao).
















Phương pháp giảng dạy
















Hoạt động nhóm đã tạo cơ hội tuyệt vời để vận dụng các kiến thức và kỹ năng mới.
















Hoạt động thảo luận nhóm đã tạo cơ hội tuyệt vời để chia sẻ ý kiến.
















Nghiên cứu điển hình rất hữu ích trong việc minh họa các khái niệm của khóa học được vận dụng như thế nào vào các sự kiện thực tế của Việt Nam.

The case studies were useful in illustrating how course concepts apply to actual events in Vietnam. 


















Các câu hỏi vận dụng cá nhân đòi hỏi việc áp dụng các khái niệm của khóa học vào thực tế công việc.
















Đánh giá khóa học: Đánh dấu tick (√) vào ô phù hợp với ý kiến của bạn đối với mỗi mục dưới đây.

Các câu hỏi chung

Kém

Trung bình

Khá

Tốt

Xuất sắc

Đánh giá chung của bạn về khóa học là gì?

















Đánh giá chung của bạn về tài liệu khóa học là gì?
















Đánh giá chung của bạn về giảng viên như thế nào?
















Đánh giá chung của bạn về sự hữu ích của cán bộ hỗ trợ như thế nào?
















Đánh dấu vào ô bên cạnh Mô đun mà bạn cho rằng có thể vận dụng nhiều nhất vào công việc của mình?

  • Mô đun 1: Giới thiệu

  • Mô đun 2: Nhận biết và giảm thiểu hiểm họa và thảm họa

  • Mô đun 3: Dự báo và giám sát hiểm họa

  • Mô đun 4: Biến đổi khí hậu

Đánh dấu vào ô bên cạnh Mô đun mà bạn cho rằng có thể vận dụng ít nhất vào công việc của mình?

  • Mô đun 1: Giới thiệu

  • Mô đun 2: Nhận biết và giảm thiểu hiểm họa và thảm họa

  • Mô đun 3: Dự báo và giám sát hiểm họa

  • Mô đun 4: Biến đổi khí hậu

Bạn có giới thiệu khóa học này cho những người khác không? (Đề nghị khoanh tròn vào câu trả lời) Có Không

Hãy đưa ra các nhận xét/ khuyến nghị khác ở phần ô trống dưới đây.













Chúng tôi đánh giá cao những nhận xét của các bạn! Cảm ơn bạn đã dành thời gian để giúp cải thiện hơn nữa khóa học này.

Tên giảng viên:



Địa điểm đào tạo: Ngày đào tạo:

1 See, for example, McGrath and Dang (2005) Improving Socio-Economic Development Planning in TT Hue Province.

2 Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) Committee on Disaster Management (ACDM)

3 United States Federal Emergency Management Agency (FEMA)

4 United Nations Office for the Coordination of Humanitarian Affairs (UNOCHA)

5 http://www.comet.ucar.edu/nsflab/web/hurricane/312.htm

6 Source: http://www.comet.ucar.edu/nsflab/web/hurricane/312.htm.

7 The National Oceanic and Atmospheric Administration’s National Climate Data Center (NOAA NCDC) publishes State of the Climate Global Hazards Monthly Reports on its website: http://www.ncdc.noaa.gov/sotc/?report=hazards One of these reports summarizes the effects of tropical cyclone Mirinae, which struck the Philippines, Vietnam, and Cambodia in November 2009

8 Sources (this entire section): Ebert 1997; UN Viet Nam and Climate Change 2009; ADRC Report 2005; COMET UCAR website; NOAA NCDC; CCFSC.


9 Source: ADRC Total Disaster Risk Management Good Practices Report 2005 (pp.26-27).

10 Sources: Ebert, 1997; Viet Nam Country Report 1999; FEMA.gov

11 Source: ADRC Total Disaster Risk Management Good Practices Report 2005 (pp. 30-31).

12 Source for this section: Ngoc Hung, The Saigon Times Daily, December 29,2009

13 Source (this section): Highland, L.M., and Bobrowsky, Peter, 2008, The Landslide Handbook—A Guide to Understanding Landslides: Reston, Virginia, U.S. Geological Survey Circular 1325, 129 p.

14 Source (this image): Varnes, D.J., 1978, Slope Movement Types and Processes, in Schuster, R.L., and Krizek, R.J., eds., Landslides – Analysis and Control: Transportation Research Board Special Report 176, National Research Council, Washington D. C., p. 11-23.

15 Source: http://scign.jpl.nasa.gov/learn/index.htm

16 USGS plate boundaries illustration: http://pubs.usgs.gov/gip/dynamic/understanding.html#anchor4844282


17 Source: http://geology.about.com/library/bl/maps/n_map_crustalplates.htm

18 Carlson, Diane H., David McGeary and Charles C. Plummer. Physical Geology: Updated Eighth Edition. New York City, McGraw-Hill Higher Education, 2001.

19 USGS General Interest Publication: The Severity of an Earthquake. Online at: http://pubs.usgs.gov/gip/earthq4/severitygip.html

20 Carlson, Diane H., David McGeary and Charles C. Plummer. Physical Geology: Updated Eighth Edition. New York City, McGraw-Hill Higher Education, 2001

21 Ibid

22 Carlson, Diane H., David McGeary and Charles C. Plummer. Physical Geology: Updated Eighth Edition. New York City, McGraw-Hill Higher Education, 2001


23 Ibid

24 Carlson, Diane H., David McGeary and Charles C. Plummer. Physical Geology: Updated Eighth Edition. New York City, McGraw-Hill Higher Education, 2001

25 Central Committee on Flood and Storm Control (CCFSC) website: http://www.ccfsc.org.vn/ccfsc/?ln=en&sid=NDMP

26 http://www.nchmf.gov.vn/website/en-US/43/Default.aspx#

27 http://www.usno.navy.mil/JTWC

28 http://www.prh.noaa.gov/ptwc/

29 http://earthquake.usgs.gov/regional/neic/

30 http://earthquake.usgs.gov/earthquakes/

31 Source: Natural Hazards Observer, March 2009. Volume XXXIII, Number 4, Natural Hazards Center.

NDRMP Education and Training Program

Rev. January 2010





tải về 4.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương