Contributing Authors Sharon Mielbrecht Erin Hughey, Phd editing and Design



tải về 4.67 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích4.67 Mb.
#35860
1   2   3   4   5   6

Lũ lụt


Lũ lụt thường được định nghĩa là dòng nước chảy tràn vào những vùng đất đặc biệt khô hạn, và là hiện tượng tự nhiên và xảy ra thường xuyên. Lũ lụt thường gây ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm: mưa lớn, vỡ đê đập, dòng chảy tràn, và các hoạt động của sóng gió vùng ven biển. Các trận bão nhiệt đới cung cấp lượng mưa lớn dẫn đến ngập lụt. Ngập lụt có khả năng thúc đẩy quá trình hình thành các thiên tai khác như trượt lở đất và lũ bùn cát.

Lũ là một trong những thiên tai phổ biến nhất. Những tác động và ảnh hưởng của lũ có thể mang tính cụ bộ như: vùng lân cận hoặc thành phố, hoặc trên diện rộng như toàn bộ lưu vực. Một số trận lũ phát triển chậm kéo dài vài ngày. Trong khi đó, những trận lũ khác như lũ quét lại phát triển rất nhanh có khi chỉ kéo dài trong vài phút mà không có dấu hiệu mưa. Một trận lũ quét có nguy cơ trở thành bức tường nước nguy hiểm mang theo đất đá, bùn cát và những loại vật liệu khác mà nó cuốn theo dọc quãng đường di chuyển. Ngập lụt tràn bờ xảy ra bên ngoài sông suối ví dụ như khi các con đê bị vỡ nhưng vẫn có khả năng bị phá hủy. Ngập lụt cũng thường xảy ra khi vỡ đập gây ảnh hưởng tương tự như với lũ quét.

Thông thường xảy ra với lũ là lượng nước lớn bất thường và không kiểm soát được đụng độ với các công trình và đất đai, bộc lộ hiểm họa nghiêm trọng cho người dân và tài sản của họ.

An toàn lũ cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:



  • Rủi ro về người, tài sản và nhà cửa;

  • Rủi ro cho phương tiện giao thông và người điều khiển các phương tiện này;

  • Những vùng xả lũ hay những vùng cửa ra ven biển;

  • Dòng bùn đá (nổi hoặc cuốn theo dòng nước);

  • Xói mòn và đào bới cây cối và nhà cửa (có khả năng gây nên sự bất ổn định hoặc sụp đổ);

  • Thiệt hại cho các cơ sở hạ tầng và dịch vụ khác có liên quan (xói lở đường giao thông, nhiễm bẩn nước thải, các hố ga, đường ống dẫn nước và dẫn khí ga bị vỡ).

Những điều kiện góp phần tạo lũ


Lũ hình thành trên diện rộng dưới những điều kiện về thời tiết - khí hậu và thủy văn.

Các điều kiện liên quan tới thời tiết - khí hậu:



  • Theo mùa – rất nhiều nơi trên thế giới thường xuyên phải gánh chịu những thời kỳ mưa lớn tập trung, hoặc một dạng khác của mưa là tuyết. Nhiều vùng ở châu Á có mùa mưa định kỳ (từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm), với đặc điểm là mưa lớn và liên tục, làm cho mặt đất bị bão hòa ẩm và sinh ra dòng chảy trên các hệ thống tiêu thoát nước cũng như trong các kênh tự nhiên.

  • Cường độ mưa – lượng lớn nước mưa rơi xuống trong một thời gian ngắn hoặc tuyết tan rất nhanh, có khả năng tạo ra dòng chảy tràn trong các hệ thống sông suối và kênh tiêu - mà ở đó dòng chảy nước mưa vượt quá khả năng chứa trong các kênh tự nhiên.

Thủy văn là khoa học nghiên cứu về sự vận động, diễn biến và đặc trưng của nước trên trái đất và trong khí quyển.

Các điều kiện liên quan đến thủy văn bao gồm:



  • Địa hình – các yếu tố tổng hợp về: góc dốc, độ dài sườn dốc, hướng dốc - góp phần vào quá trình tiềm năng sinh lũ trên lưu vực. Mức độ dốc của các sườn núi sẽ quyết định đến tốc độ nước chảy nhanh hay chậm từ đỉnh về chân núi. Sườn núi ngắn thì thời gian cần để bão hòa các loại vật liệu bề mặt là thấp. Với các sườn đón gió (là sườn núi hướng ra cho gió thổi tới) thì thường có mưa lớn và dòng chảy lớn.

  • Các điều kiện bề mặt – loại đất (thấm nước hay không thấm nước) sẽ quyết định đến khả năng nước thấm qua hoặc ngấm sâu vào trong đất. Đá là một ví dụ cho bề mặt không thấm. Những loại đất với thành phần sét cao sẽ giảm khả năng thấm của nước vào trong đất. Với loại đất chứa nhiều thành phần hữu cơ và có cấu trúc hạt lớn sẽ thúc đẩy nhanh quá trình nước ngấm sâu vào trong đất. Sự hiện diện hay thiếu vắng của thảm phủ sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của nước. Thảm phủ có tác dụng làm giảm dòng chảy để nước có đủ thời gian ngấm xuống các tầng đất dưới sâu. Cỏ, cây bụi và cây cối cũng có tác dụng cản trở quá trình xói mòn, bảo vệ các lớp đất mặt khỏi bị rửa trôi xuống các lòng dẫn sông ngòi; và làm giảm khả năng chuyển nước của chúng. Thảm phủ cũng giúp ổn định các sườn đồi núi nhằm giảm khả năng xuất hiện trượt lở đất do lũ.

Các đặc điểm và dạng lũ


Lũ được mô tả bằng các đặc điểm sau đây:

  • Nguyên nhân hình thành (ví dụ: mưa lớn, tuyết tan, vỡ đập, v.v...)

  • Độ lớn – thường biết đến với “lũ 10 – 25 – 100 năm;” Thuật ngữ trận lũ 100 năm có nghĩa là có 1% cơ hội mà trận lũ có độ lớn đó có thể xảy ra ở bất kỳ năm nào.

  • Hiện tượng đơn hay kép – Ngập lụt xảy ra như một sự kiện đơn lẻ? hay như một chuỗi sự kiện với những tác động/ảnh hưởng trong một thời kỳ dài?

  • Tốc độ phát triển – Lũ có thể xảy ra rất nhanh hoặc rất chậm, hoặc đều đều.

  • Ứng xử trên đường thoát lũ – đỉnh lũ /sóng lũ

LŨ QUÉT


Lũ quét có khả năng xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nhưng đặc biệt không dự đoán được trong môi trường bán khô cằn – những nơi rất ít mưa. Một khi bề mặt đất bị khô nẻ, chúng sẽ có xu thế trở nên kị nước (không ưa nước) – mà trạng thái này sẽ cản trở khả năng thấm của nước xuống các tầng sâu, cho tới khi chúng trở nên ẩm ướt. Điều kiện/trạng thái này của đất góp phần thúc đẩy sự phát triển của lũ quét khi đất không hút nước và nước sẽ chảy tràn trên bề mặt đất.

Lũ quét thường xảy ra do mưa bão lớn xuất hiện bất ngờ và đổ xuống xối xả. Một khi dấu hiệu này xảy ra trong những vùng ít mưa, thì các đáy sông hay khe suối khô cạn trở thành những dòng nước lũ chảy xiết.


ĐẬP VỠ, ĐÊ HỎNG


Đập, đê có vai trò trữ một lượng nước rất lớn ở phía sau đập hay đê. Một khi đập hay đê bị vỡ, một lượng nước khổng lồ sẽ đổ về phía hạ lưu trong một thời gian rất ngắn, và phá hủy tài sản, cuốn trôi các trang trại canh tác, và xóa sạch toàn bộ các cộng đồng dân cư.

Sự phá hỏng các công trình này gây ra do các yếu tố sau đây, bao gồm: 1) xây dựng thiếu tính đồng bộ/không phù hợp, 2) không duy tu bảo dưỡng hoặc duy tu bảo dưỡng kém, 3) cải tiến các công trình sẵn có (ví dụ: e.g., sửa/thay đổi lại tràn xả lũ), 4) xây dựng các công trình trên nền địa chất không ổn định (ví dụ: nằm trong vùng động đất).


NGẬP LỤT ĐÔ THỊ


Quá trình đô thị hóa dẫn đến rất nhiều thay đổi về môi trường bao gồm: hoạt động phá rừng, canh tác nông nghiệp, mở rộng xây dựng, trồng thảm phủ không tự nhiên, san ủi, lát mặt bằng, và di chuyển số lượng lớn đất. Những hoạt động này và những thay đổi khác nữa đã ảnh hưởng đến chế độ thủy văn trên một vùng.

Như chúng ta đã biết, giữa mưa, dòng chảy và lũ có mối quan hệ với nhau. Trong môi trường đô thị, mối quan hệ này bị ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bởi các bề mặt không thấm nước và các hệ thống tiêu thoát.



  • Lát mặt đường, vỉa hè và các khu đỗ xe sẽ tạo ra những bề mặt không thấm nước cản trở khả năng nước thấm sâu xuống các tầng đất phía dưới. Những bề mặt này dẫn đến sự gia tăng thể tích dòng chảy cần thiết của các hệ thống tiêu thoát nước.

  • Các hệ thống tiêu thoát được lắp đặt trong các khu dân cư và đô thị để thu nước chảy vào trong các hệ thống sông hoặc lạch. Xả nhanh một lượng nước lớn vào trong hệ thống sông suối sẽ dẫn đến ngập lụt. Những hệ thống tiêu thoát này thỉnh thoảng bị chặn lại do các loại vật liệu làm cho nước không thể chảy tự do trong hệ thống sẽ làm phức tạp thêm vấn đề. Dòng chảy từ những bề mặt không thấm nước sẽ gây thêm sức ép lên các hệ thống tiêu thoát này.

Lũ lụt ở Việt Nam


Việt Nam có một lịch sử dài lâu về việc sống chung với lũ trong mùa mưa bão (từ tháng 5 đến tháng 10), cũng như do ảnh hưởng của xoáy bão nhiệt đới. Mưa gió mùa có xu thế gây lũ quét, trượt lở đất, dòng chảy bùn cát, xói lở và lắng đọng đáy sông. Xoáy nhiệt đới góp phần tạo thêm mưa cho những điều kiện vốn đã rất ẩm ướt của mùa mưa, và gây ngập lụt cho các vùng ven biển cũng như từ nước dâng do bão và sóng leo.

Mạng lưới sông ngòi ở Việt Nam với tổng chiều dài khoảng 25,000 km phân chia thành ba mạng lưới riêng biệt là: hệ thống sông Hồng – Thái Bình ở miền Bắc, hệ thống sông ven biển miền Trung, và hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai ở miền Nam. Mỗi hệ thống sông có những đặc trưng riêng do sự khác biệt về địa hình ở mỗi vùng. Những sông ở miền Nam được xem là yên bình; trong khi những sông ở miền Bắc lại rất dốc, còn các sông miền trung thì vừa ngắn vừa dốc chi phối bởi các đặc trưng địa hình đồi núi. Một số con sông, ví dụ như sông Hồng và Mê Công bắt nguồn từ các nước khác, đổi hướng dòng chảy khi đi qua lãnh thổ Việt Nam và cuối cùng đổ ra biển. Ngập lụt trên tất cả các hệ thống sông này xảy ra định kỳ hàng năm, cho dù mức độ ác liệt của chúng thay đổi từ năm này sang năm khác.


Các giải pháp giảm thiểu lũ 10


Việt Nam đang thực thi các giải pháp giảm thiểu công trình và phi công trình để giải quyết ngập lụt không tránh khỏi trên các hệ thống sông. Các giải pháp này bao gồm:

  • Tái trồng rừng và bảo vệ lưu vực để nâng cao các đặc trưng dòng chảy và giảm xói mòn.

  • Xây dựng các hồ chứa loại lớn và vừa trên các vùng thượng nguồn. Những hồ chứa này giúp giảm mực nước ở hạ lưu, nhưng cũng giữ lại được bùn cát và xói ở hạ lưu của lưu vực. Các hồ chứa này cũng kéo dài thời gian ngập lụt.

  • Các hệ thống phân lũ hướng dòng chảy đi ra xa các khu tập trung đông dân cư. Do việc sử dụng không thường xuyên các hệ thống này nên nước lũ sẽ được phân sang những vùng tái định cư và rủi ro sẽ chỉ xảy ra với cộng đồng dân nhỏ hơn.

  • Nạo vét các kênh xả lũ. Cầu sập, tàu thuyền bị chìm, và các loại vật liệu xây dựng đã được loại bỏ khỏi các kênh sông.

  • Củng cố các hệ thống đê, bao gồm theo dõi giám sát và sửa chữa.

  • Thiết lập các kế hoạch vận hành khẩn cấp cho các hiện tượng xoáy nhiệt đới và ngập lụt.

  • Chấp nhận và thực thi các luật, điều khoản và quy định trong kiểm soát lũ, các tiêu chuẩn thiết kế và qui phạm xây dựng.

  • Nâng cao các hệ thống cảnh báo và dự báo.


NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 3: SÔNG HỒNG (15 PHÚT)11

Khi các nhóm tổng kết nghiên cứu điển hình, hãy trả lời những câu hỏi đưa ra sau đây. Bạn có 15 phút để hoàn thành hoạt động này. Hỏi giảng viên nếu bạn có thắc mắc gì; và chuẩn bị sẵn sàng trình bày đáp án của mình trước lớp.

Đồng bằng sông Hồng là nơi cư trú của khoảng 17 triệu người dân Việt Nam. Đây là nơi cung cấp khoảng 15-20% sản lượng lúa gạo của Việt Nam. Với nguồn tài nguyên nước dồi dào và đất bồi phù sa đã giúp hỗ trợ đời sống dân sinh cho người dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ.

Hàng trăm phân lưu và nhập lưu đã tạo nên sông Hồng, với ba trong số nhiều sông chính là Đà, Thao, và Lô. Những vùng đất thấp trên đồng bằng được bảo vệ bởi hệ thống đê chạy quanh với chiều dài 3,000 km. Công trình đê đắp trên diện rộng đầu tiên vào năm 1108 của những thế kỷ trước, dưới lệnh của vua Lý Nhân Tông trong nỗ lực bảo vệ thủ đô Hà Nội (trước đây là kinh thành Thăng Long). “Mùa lũ trên sông Hồng kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10, với lũ đặc biệt lớn xảy ra vào tháng 8 khi mực nước trong sông lên mới 4 - 8 m so với bề mặt.” (ADRC 2005)

Bên cạnh hệ thống đê bao trải dài, các hồ chứa cũng được xây dựng ở những vùng thượng nguồn phục vụ đa mục tiêu. Một trong những nhiệm vụ vận hành của các hồ chứa này là trữ nước lũ để tránh ngập lụt cho vùng hạ du. Ngoài mùa mưa lũ, các hồ chứa này được sử dụng cho phát điện. Các hệ thống phân lũ cũng được vận hành và đưa vào hoạt động khi nước lũ vượt quá khả năng trữ xảy ra như đã đề cập ở những phần đề mục trước đây.

Nạo vét lòng sông để loại bỏ chướng ngại vật bùn cát ở đáy sông được thực hiện định kỳ nhưng rất tốn kém. Tái trồng rừng trong khu vực hồ chứa đang được tiến hành, nhưng phải mất nhiều thời gian để thu lợi từ nó. Giải pháp khác là xây dựng các tràn xả lũ khẩn cấp trên những vùng lựa chọn với mục đích tránh cho lũ xảy ra trong vùng, và tránh các thiệt hại hay phá hủy hệ thống đê.

Các phương pháp phòng ngừa và giảm thiểu dạng phi công trình sẽ giúp kiểm soát lũ cho đồng bằng sông Hồng. Phương pháp cụ thể này bao gồm:


  • Quản lý sử dụng đất

  • Có chính sách đặc biệt nâng cấp công trình trong những vùng chịu lũ

  • Đầu tư thiết bị nhằm nâng cao công tác cảnh báo và dự báo lũ

  • Thu gom và tổng hợp các thiết bị cứu nạn và dụng cụ cần thiết khác

  • Các chiến dịch cảnh báo thảm họa lũ



  1. Thông tin hiểm họa nào được xác định trong nghiên cứu điển hình trình bày ở trên là quan trọng với bạn – với tư cách là một nhà quản lý thiên tai, tại sao?



  1. Những thông tin nêu trên tác động như thế nào tới kế hoạch hành động thiên tai của bạn? (GỢI Ý: tham khảo lại sách hướng dẫn cho học viên về Quản lý thiên tai và thảm họa, nếu cần thiết)


Hạn hán


Hạn hán xảy ra sau một thời gian dài lượng mưa đến ít hơn bình thường, và được xem là loại thiên tai diễn biến và tác động chậm. Hạn hán có thể gây ra những thử thách nghiêm trọng cho kinh tế và xã hội thông qua tác động của nó tới việc sử dụng nước sinh hoạt cá nhân, hoạt động nông nghiệp và sản xuất.

Các đặc điểm về hạn hán


Hạn hán thường đi kèm với sự suy giảm bất thường về lượng mưa cũng như những sức ép nặng nề lên môi trường dẫn đến sự suy giảm về lượng ẩm. Diễn biến của hạn hán có thể rất mờ nhạt. Tác động ban đầu của nó thường rất khó nhận thấy do có một lượng hơi ẩm đáng kể được giữ lại trong đất và trên thảm phủ thực vật. Một số loại thực vật thích nghi với sự phát triển dưới điều kiện đặc biệt khô hạn nên chúng giữ lại một lượng ẩm dư thêm để giúp chính chúng tồn tại trong một thời gian dài thiếu mưa. Tuy nhiên, nếu hạn hán tiếp tục kéo dài liên tục thì quá trình suy giảm và bức chế môi trường trở nên không tránh khỏi.

Hạn hán có khả năng bắt đầu vào bất kỳ thời điểm nào và kéo dài trong một khoảng thời gian biến động rất dài, và diễn ra ở hầu hết các vùng khí hậu. Những tác động của hạn hán có thể xếp theo những bất lợi về kinh tế địa phương đến suy sụp về chính trị và kinh tế của một quốc gia.





Loại hạn hán

Định nghĩa

Cực hạn

Ít nhất 15 ngày không quan trắc được mưa.

Hạn hán từng vùng

29 ngày liên tục mà lượng mưa ngày không vượt quá một vạch (0.2 mm)

Đợt khô hạn

Tối thiểu 15 ngày liên tiếp có lượng mưa dưới 0.8 mm.

Các chiến lược giảm thiểu hạn hán


  • Thực thi các kế hoạch bảo tồn nguồn nước và thiếu hụt tài nguyên nước nếu hạn hán được dự báo xảy ra trong một thời kỳ đặc biệt quan trọng.

  • Nâng cấp hệ thống cấp và hệ thống trữ nước. Loại trừ sự rò rỉ và thiệt hại đã biết cho các bể chứa cũng như các đường ống phân bổ nước.

  • Thực hiện các chương trình nông nghiệp để giúp người nông dân. Cung cấp thông tin cảnh báo và dự báo sớm để nâng cao quá trình ra quyết định về gieo cấy và thu hoạch cũng như quản lý vật nuôi ưu tiên cho thời kỳ diễn ra hạn hán.

  • Nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về rủi ro từ hạn hán và các giải pháp phòng ngừa cá nhân cũng như các doanh nghiệp để có thể thích ứng với việc giữ gìn nguồn nước.

Xâm nhập mặn


Xâm nhập mặn là quá trình vận chuyển muối hoặc nước mặn vào:

  • Những vùng môi trường nước không bị mặn như các đầm nước ngọt và những vùng đất thấp ven biển do các hoạt động nước biển dâng do bão, sóng thần, hay do sóng lớn.

  • Các tầng trữ nước ngọt hầu hết bị xâm hại do nước ngọt bị lấy với tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ nước bổ cập lại các tầng ngầm.

Hình 1: Xâm nhập mặn



Khi nước ngầm bị khoan hút với tốc độ nhanh hơn nước bổ cập trở lại, sự suy giảm mực nước ngầm sẽ xảy ra và dẫn đến sự tụt giảm về áp suất thủy tĩnh tổng cộng. Khi hiện tượng này xảy ra ở những vùng ven biển như Việt Nam, nước mặn từ ngoài biển sẽ xâm nhập vào các tầng chứa nước ngầm trong đất liền (như thể hiện trong hình 1 ở trên). Kết quả là nước ngọt sẽ bị nhiễm mặn.

Các nguyên nhân gây xâm nhập mặn


Xâm nhập mặn chủ yếu gây ra do việc bơm lấy nước ngầm từ các giếng ven biển, hoặc từ các công trình hay kênh giao thông thủy. Các kênh này là phương tiện đưa nước mặn vào vùng danh giới với nước ngọt. Xâm nhập mặn có thể xảy ra như là kết quả của các quá trình tự nhiên như nước dâng do bão và gần như tất cả các tầng chứa nước ngầm ven biển sẽ phải gáng chịu sự xâm nhập mặn.

Các tác động của xâm nhập mặn


Xâm nhập mặn có thể hủy hoại các vùng đất đầm lầy do nước với nồng độ mặn cao có thể gây bất lợi cho thực vật. Ví dụ, khi nước biển mặn xâm nhập sâu vào đất liền, vùng đất không bị mặn hoặc ít mặn, hầu hết đời sống các loài thực vật tự nhiên đều bị phá hủy. Như kết quả, hệ thống rễ cây, cần thiết cho quá trình giữ nước trong bùn sẽ bị phá hủy và thiệt hại về sự sống cây cối sẽ kéo theo sự xói mòn nhanh chóng. Điều này sẽ làm cho các vùng đất ướt biến thành các thể chứa nước mở.

THẢO LUẬN (20 PHÚT)

XÂM NHẬP MẶN



  1. Tại sao xâm nhập mặn là hiểm họa và nó có thể là gây nên thảm họa như thế nào?



  1. Tại sao các cán bộ quản lý thiên tai phải quan tâm đến xâm nhập mặn?


Nghiên cỨU ĐIỂN HÌNH 4: Xâm nhẬP MẶN (30 PHÚT)


Khi các nhóm tổng kết nghiên cứu điển hình, hãy trả lời những câu hỏi đưa ra sau đây. Bạn có 15 phút để hoàn thành hoạt động này. Hỏi giảng viên nếu bạn có thắc mắc gì; và chuẩn bị sẵn sàng trình bày đáp án của mình trước lớp.

“Đồng bằng sông Mê Công (trên lãnh thổ Việt Nam được biết đến với tên gọi Cửu Long) những vùng đất nông nghiệp ven biển phải lựa chọn giữa canh tác lúa và nuôi tôm khi các tác động xậm nhập mặn mạnh mẽ chi phối hạn chế các hoạt động canh tác của người dân trong tương lai. 12

Rất nhiều tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh và Hậu Giang đang đứng trước tình huống khó khăn/khó xử khi họ đang thiếu nước lợ để nuôi tôm nếu họ dừng việc bơm nước mặn vào đồng. Ngược lại, những vựa lúa lớn trong vùng này sẽ bị ngập trong nước biển mặn.

Chính quyền các địa phương đã thực hiện nhiều dự án đắp đê hay tiêu thoát để ngăn xâm nhập mặn và đảm bảo cung cấp đủ nước ngọt cho canh tác lúa. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều bị treo do thiếu vốn.

“Tỉnh Bến Tre sẽ gánh chịu hầu hết những hậu quả nghiêm trọng từ vấn đề này trên gần 50% diện tích đất nông nghiệp trong phạm vi tỉnh, và có nguy cơ tiếp tục bị úng ngập trong nước muối mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu,” như bà Trần Thị Thu Nga, phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phát biểu. Nước biển cũng xâm nhập vào các kênh tưới Vinh Te tỉnh An Giang.

Trong khi đó, hầu hết các cánh đồng lúa ở Bạc Liêu đều bị xâm hại bởi nước biển và thủy triều với chu kỳ hai tuần. Nước biển cũng có xu thế xâm nhập sâu vào tỉnh Hậu Giang vào mùa khô năm 2010.

Theo thông tin của Trung tâm dự báo thời tiết Nam bộ, mực nước trên các sông thượng nguồn tiếp tục dâng cao tới 0.4 - 0.5 m trong năm qua. Nhiều vị trí có xu thế thiếu nước ngọt trong những mùa khô tiếp khi lưu lượng nước trung bình sông Mê Công là 600 m3/s, hoặc 200 m3/s thấp hơn giá trị trung bình năm.

Theo các kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển trên đồng bằng sông Mê Công sẽ dâng thêm 65 cm và gây ngập lụt trên diện rộng tương ứng với diện tích trên 5,100 km2 hay chiếm 12.8% diện tích đất, chỉ trong vòng 40 - 50 năm tới. Tuy nhiên, 20 triệu nông dân trong vùng hiện đang phải đối mặt với rủi ro do xâm nhập mặn và hạn hán ác liệt xảy ra, như lời của ông Bùi Chi Bửu – Viện Khoa học nông nghiệp Nam Bộ.



  1. Tại sao thông tin này đặc biệt quan trọng với các cán bộ quản lý thiên tai?



  1. Liệu thông tin này tác động tới các hoạt động quản lý thiên tai như thế nào (ví dụ, các kế hoạch, các hoạt động giảm thiểu thiên tai)?





tải về 4.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương