Contributing Authors Sharon Mielbrecht Erin Hughey, Phd editing and Design



tải về 4.67 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích4.67 Mb.
#35860
1   2   3   4   5   6

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU i

VỀ TÀI LIỆU CHO CÁC HỌC VIÊN iv

TIÊU ĐỀ MÔN HỌC iv

MỤC LỤC v

MÔ TẢ KHÓA HỌC 1

MÔ ĐUN 1 GIỚI THIỆU 4

Sự khác nhau giữa hiểm họa tự nhiên và thảm họa là gì? 4

Sự tương tác giữa con người và hiểm họa 5

Các hoạt động của con người làm tăng thêm các tác động của thảm họa 6

Những ảnh hưởng của thảm họa 7

Giảm thiểu hiểm họa 9

MÔ ĐUN 2 NHẬN BIẾT VÀ GIẢM THIỂU 13

HIỂM HỌA & THẢM HỌA 13

Giới thiệu 13

Bão nhiệt đới 13

Lũ lụt 19

Hạn hán 25

Xâm nhập mặn 26

Trượt lở đất 30

Cháy rừng 40

Động đất 43

MÔ ĐUN 3 DỰ BÁO VÀ GIÁM SÁT HIỂM HỌA 54

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương (NCHMF) 55

Trung tâm cảnh báo bão chung 56

Trung Tâm Cảnh Báo Sóng Thần Thái Bình Dương (PTWC) 56

mô đun 4 biẾN ĐỔI KHÍ HẬU 60

Thuật ngữ và khái niệm 60

Tổng quan về Biến đổi và Biến động khí hậu 61

Biến đổi khí hậu tại Việt Nam 62

PHỤ LỤC A: THANG BÃO Saffir-Simpson 66

PHỤ LỤC B THANG ĐỘNG ĐẤT Mercalli CẢI TIẾN 68



MÔ TẢ KHÓA HỌC

THIÊN TAI Ở VIỆT NAM

Việt Nam nằm trong vùng địa lý dễ gặp phải bão, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, lở đất, cháy rừng thậm chí cả động đất và sóng thần. Nhằm nâng cao nhận thức về các loại hiểm hoạ mà Việt Nam phải đối phó, khoá học trình bày những yếu tố cơ bản về địa vật lý liên quan tới các loại hiểm hoạ cũng như các bài thực hành tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý thiên tai. Học viên sẽ được trình bày các nghiên cứu điển hình làm rõ các nguồn phá hoại và tác động tiềm năng các loại hiểm họa lựa chọn.

Thời gian khóa học

1 ngày / 8 giời học trên lớp

Phương pháp giảng dạy

 Bải giảng  Thảo luận  Thuyết minh

 Tham quan  N/c điển hình  Bài tập thực hành



 Hoạt động nhóm

Mục đích của khóa học

Phổ biến cho học viên các yếu tố địa lý cơ bản của các loại hiểm hoạ mà Việt Nam phải đối mặt và dạy họ kiến thức và các kỹ năng cần thiết để phòng ngừa và giảm thiểu tác động của thảm họa tiềm năng một cách hiệu quả. Học viên sẽ được dạy cách áp dụng các kiến thức của khoá học cho các tình huống tương ứng của họ và sự cần thiết của cộng đồng.

Mục tiêu của khóa học

        • Nhận biết các khái niệm và thuật ngữ gắn liền với mỗi loại hiểm họa.

        • Nhận thức được bản chất và nguyên nhân của mỗi hiểm hoạ trong cộng đồng của mình và những tiềm ẩn và tác động của chúng.

        • Nhận biết các nguồn thông tin cho việc dự báo và giám sát hiểm họa và các phương pháp sử dụng các nhân tố thông tin đó trong việc phòng ngừa, giảm thiểu và ứng phó với hiểm họa.

        • Định ra chiến lược để giảm thiểu sự ảnh hưởng của các loại hiểm họa đến cộng đồng (Ví dụ: Nhận thức, xây dựng năng lực…)

  • Hiểu được biến đổi khí hậu có thể tác động đến các hiện tượng và các tác động hiểm họa.

Chứng chỉ

Các học viên hoàn thành tốt khóa học sẽ được nhận Chứng chỉ của Khóa học

Điều kiện bắt buộc

Quản lý thiên tai và thảm họa
CÁC MÔ ĐUN VÀ MỤC TIÊU HỌC TẬP

Mô đun 1

Giới thiệu

  • Nhận thức được các chủ đề đào tạo chính của khoá học.

  • Liên hệ các chủ đề chính có liên quan đến hiểm hoạ ở cộng đồng của học viên.

Mô đun 2

Nhận biết và giảm thiểu hiểm họa và thảm họa

  • Nhận biết nguyên nhân và các dạng hiểm hoạ.

  • Mô tả các tương tác vật lý với các giai đoạn xã hội là nguyên nhân làm cho hiểm hoạ trở thành thảm họa.

  • Xây dựng chiến lược giảm thiểu cho từng loại hiểm họa mà có thể được thực thi ở cộng đồng của bạn



Mô đun 3

Dự báo và giảm sát thảm họa

  • Nhận biết mức độ tin cậy, hiệu hữu của các nguồn thông tin về dự báo và giám sát.

  • Nhận biết những hạn chế trong dự báo và giám sát dữ liệu.

  • Ra quyết định về việc qui hoạch, giảm nhẹ và hành động ứng phó với mỗi loại hiểm hoạ trên cơ sở dữ liệu sẵn có.

  • Tham gia vào quá trình dự báo và giám sát hiểm hoạ.

Mô đun 4

Biến đổi khí hậu

  • Hiểu các khái niệm về biến đổi khí hậu

  • Nhận biết tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với hiểm hoạ xảy ra ở cộng đồng.

  • Nắm được các hoạt động quốc gia đang được tiến hành về tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam.


MÔ ĐUN 1
GIỚI THIỆU




Mục tiêu

Khi kết thúc Mô đun này, bạn sẽ có thể:



  • Nhận thức rõ về các chủ đề chính đựơc giảng dạy trong khóa học này.

  • Liên hệ những chủ đề chính về truyền thông thiên taithiên tai với công việc của bạn và với cộng đồng.

Khóa học này giới thiệu các chủ đề về hiểm họa tự nhiên cũng như những nguyên nhân và hậu quả do nó gây ra. Khối lượng môn học rất lớn, vì thế không thể bắt đầu khóa học bằng việc cung cấp cho học viên những phương thức giải quyết triệt để trên mọi mặt của hiểm họa. Thay vào đó, khóa học sẽ trình bày tổng quan về môn học. Khóa học bắt đầu với các khái niệm về từng loại hiểm họa tự nhiên chính mà các nhà quản lý thiên tai ở Việt Nam đang phải đối mặt. Khi đến thời điểm phù hợp, giảng viên sẽ trình bày các ví dụ cụ thể về những thảm họa đã xảy ra với mục đích giới thiệu cho học viên những xu thế và tiềm năng của các sự kiện tự nhiên cũng như những tác động thực tại của chúng trong phạm vi cộng đồng.

Mỗi hiểm họa được mô tả theo những biểu hiện về tự nhiên của nó, cùng với việc miêu tả chi tiết vấn đề gì và tại sao. Kiểm chứng tác động tới môi trường tự nhiên và do con người tạo nên (nguyên nhân để nó trở thành một “thảm họa” thay vì đơn giản là một hiện tượng tự nhiên). Mỗi hiểm họa được trình bày bằng việc đưa ra những bằng chứng hỗ trợ cho việc ra các quyết định giảm thiểu những rủi ro tiềm năng.


Sự khác nhau giữa hiểm họa tự nhiên và thảm họa là gì?


Những hiểm họa tự nhiên như động đất, bão, lũ và hạn hán xuất hiện trong đầu khi đề cập tới thuật ngữ “thảm họa”. Tuy nhiên, một thảm họa nên được định nghĩa dựa trên cơ sở về những hậu quả do con người gây ra, chứ không phải do những sự kiện này tạo ra. Ví dụ, một trận động đất đơn giản là một sự kiện/hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (Hiểm họa tự nhiên). Cho dù một trận động đất có mạnh đến mức nào chăng nữa, thì nó chỉ được coi là một thảm họa khi làm người bị thương và phá hủy tài sản vật chất. Vì vậy, khi một trận động đất xảy ra ở những nơi không có người ở thì nó sẽ được gọi là hiểm họa tự nhiên (và chủ yếu phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học) thay vì được xem là một thảm họa.


THUẬT NGỮ

CÁC ĐỊNH NGHĨA

THEO UNISDR (2009)

Hiểm họa

“Một sự kiện, hiện tượng tự nhiên có khả năng gây thiệt hại và/hoặc hành động của con người có thể gây tổn thất về người và của, phá hoại kinh tế - xã hội hoặc thoái hóa môi trường”

Thảm họa

Một loạt sự phá hủy về chức năng của một cộng đồng hay một xã hội gây tổn thất trên diện rộng về người - vật chất - kinh tế - và môi trường, và nó vượt quá khả năng của cộng đồng/hoặc xã hội bị ảnh hưởng trong việc đối phó bằng việc sử dụng những nguồn lực tự có.”

Sự tương tác giữa con người và hiểm họa


Bằng nhiều cách khác nhau, hiểm họa tự nhiên được nhìn nhận như là động lực thúc đẩy cho một thảm họa xảy ra. Trong thời gian gần đây, thảm họa thường được đưa lại bởi sự hiện diện của các hoạt động trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng như các đồng bằng lũ; hoặc qua những hoạt động can thiệp của con người tới các quá trình tự nhiên có nguy cơ gây nên thảm họa, ví dụ như: lũ quét xảy ra ở những vùng rừng bị chặt phá. Nếu quá trình nghiên cứu và xem xét không xuất phát từ những mối tương tác qua lại giữa hiểm họa và con người, thì các thảm họa sẽ hiếm khi xuất hiện và thậm chí là không tồn tại. Các thảm họa xảy ra khi con người chạm trán với thảm họa hoặc tài sản bị di dời bởi những phương thức có hại. Những ví dụ sau đây sẽ chứng thực cho mối quan hệ tương tác phổ biến giữa con người và hiểm họa.

Các vùng ven biển


Những vùng ven biển thường phải gánh chịu những tác động do nước biển dâng do bão, sóng thần, và sóng gián đoạn. Cụ thể, những vùng đất trũng ven biển thường bị tổn thương do những hiểm họa này và bị ngập trong nước biển. Những vùng đất ven biển là lý tưởng và hấp dẫn để sinh sống, định cư, thu hút du lịch và nghỉ ngơi. Cơ sở vật chất các bến cảng cũng nằm tại những vùng ven biển và những nhân viên làm việc trên các bến cảng này rất dễ gặp nguy hiểm và bị tổn thương. Ngư dân và tàu thuyền của họ cũng trong nguy hiểm trước những hiểm họa vùng biển.

Các đồng bằng lũ


Các đồng bằng lũ có xu hướng được bồi tụ từ chất phù sa, và vì vậy - đây là nơi lý tưởng để canh tác nông nghiệp. Các đồng bằng lũ này thường rất rộng, tương đối bằng phẳng – đây là những điều kiện thuận lợi cho xây dựng và phát triển những khu định cư hoặc cơ sở giao thông. Đây cũng là những vùng đất đã trở nên quá quen với việc sống trong ngập lụt, vì thế mà người dân nơi đây cũng quên mất rằng họ vẫn đang gánh chịu tổn thương do loại hiểm họa này.

Các sườn núi lửa


Giữa các thời kỳ phun trào, núi lửa có thể duy trì trạng thái không hoạt động trong một thời gian rất dài. Thời kỳ không hoạt động này có thể làm tăng các hoạt động như: phát triển định cư, thu hút du lịch và nghỉ dưỡng trên các sườn núi lửa - dưới những dấu hiệu giả về một hiểm họa phun trào không tồn tại. Các nông dân có thể bắt đầu canh tác các loại cây trồng nông nghiệp trên các sườn núi lửa phì nhiêu. Hành động này đã đẩy chính bản thân họ và những người làm công cho họ đứng trước những mối hiểm nguy.

LIỆT KÊ MỘT SỐ VÍ DỤ TRONG CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN NƠI MÀ CON NGƯỜI VÀ hiỂM HỌA TỰ NHIÊN TÁC ĐỘNG QUA LẠI GÂY RA THẢM HỌA.



Các hoạt động của con người làm tăng thêm các tác động của thảm họa


Những tác động của thảm họa càng trở nên ác liệt hơn thông qua các phương thức quản lý nhà nước, kinh kế và xã hội. Các phương thức xã hội có khả năng làm gia tăng ảnh hưởng của thảm họa bao gồm các phương thức sử dụng đất. Ví dụ hoạt động khai thác gỗ hoặc thói quen canh tác nông nghiệp dạng đốt nương làm rẫy sẽ thúc đẩy tốc độ phá rừng và làm nghèo đất.

NHẬN DẠNG MỘT VÍ DỤ BỔ TRỢ VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT CÓ NGUY CƠ LÀM GIA TĂNG NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA THẢM HỌA:


Các phương thức xã hội khác làm gia tăng ảnh hưởng của thảm họa bao gồm: gia tăng dân số, công nghiệp hóa, phát triển đô thị hóa với tốc độ chóng mặt và nhập cư - đã vượt quá khả năng mà môi trường tự trợ giúp và duy trì sinh kế của người dân. Các hệ thống phân chia giai cấp trong xã hội cũng làm cho sự bất cân bằng về cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ, dân số bị cách ly, và định cư bất hợp pháp trong những vùng dễ gặp rủi ro.

Sự trông đợi vào thị trường hàng hóa đơn lẻ để duy trì kinh tế, quản lý tài nguyên yếu kém, và toàn cầu hóa là những ví dụ về các quá trình kinh tế mà có nguy cơ làm gia tăng các tác động của thảm họa.



Các phương thức quản lý nhà nước cũng có khả năng làm trầm trọng thêm các tác động của thảm họa bao gồm: việc lên kế hoạch và chuẩn bị thiếu đầy đủ cho các chương trình bảo vệ - chuẩn bị - ứng phó với các sự kiện hiểm họa tự nhiên, hoặc chương trình phục hồi sau thiên tai gặp nhiều khó khăn trở ngại. Các phương thức quản lý nhà nước này cũng làm gia tăng số người dân bị di dời nội bộ, hay bị cách ly - đây là những đối tượng gáng chịu tổn thương nặng nề nhất bởi hiểm họa.

HOẠT ĐỘNG NHÓM (20 PHÚT)

CÁC HIỂM HỌA TRONG CỘNG ĐỒNG

Hoạt động nhóm này nhằm tạo điều kiện cho bạn làm quen với các hiểm họa xảy ra trong vùng hay trong cộng đồng của bạn, và xác định các yếu tố góp phần thúc đẩy các hiểm họa này trở thành thảm họa. Trong suốt hoạt động của nhóm, hãy thảo luận các câu hỏi đưa ra sau đây với các thành viên trong nhóm của mình. Dành 20 phút để thảo luận và ghi chép lại những câu trả lời của bạn vào phần để trống dưới đây, hoặc ghi các câu trả lời vào các tập giấy mà giảng viên cung cấp cho bạn.

  1. Những loại hiểm họa nào xảy ra trong vùng và trong cộng đồng của bạn?



  1. Theo quan điểm của bạn, loại hiểm họa nào đã và đang tác động/ảnh hưởng lớn nhất, tại sao?



  1. Theo quan điểm của bạn, những yếu tố hoặc quá trình nào đã và đang góp phần làm cho các hiểm họa này trở thành thảm họa?


Những ảnh hưởng của thảm họa


Thảm họa có khả năng ảnh hưởng và tác động trên diện rộng. Những thảm họa lớn có những ảnh hưởng trước mắt và lâu dài mà nó thể hiện theo vùng hay theo địa phương. Rõ ràng nhất là những tổn thất trước mắt về người, và sự phá hủy sinh kế và tài sản. Những tác động này thường được tiếp nối nhanh chóng bởi sự quá tải nhu cầu về hoạt động tìm kiếm và cứu nạn cũng như chăm sóc – thức ăn, nước, nơi trú, điều trị người bệnh, bị thương và vệ sinh dịch tế. Con người thường phải di cư, hoặc lìa xa người thân khi thảm họa xảy ra.

Thảm họa phá vỡ các phương thức kinh tế - xã hội ví dụ như: sản xuất lương thực, cung cấp nước, kinh doanh thương mại, các hệ thống giao thông và truyền thông, và sản xuất hàng hóa. Những tác động gián tiếp hoặc dài hạn có thể kéo dài hàng năm sau khi thảm họa kết thúc, nó ảnh hưởng đến dòng lưu thông sản xuất hàng hóa và các dịch vụ.

Thảm họa cũng được biết như “đối tượng gây sức ép” cho ngành y học, nó phá vỡ các giá trị sẵn có về y tế và dịch vụ xã hội, và nó cũng có thể làm bùng nổ sự phát tán dịch bệnh. Những thảm họa này còn có khả năng ảnh hưởng tới sự ổn định về cấu trúc kinh tế và quản trị. Xử lý công tác ứng phó và khắc phục hậu quả của thảm họa sẽ làm cho một thảm họa trở thành gánh nặng cho nền kinh tế vốn yếu ớt và mỏng manh, và có khả năng bào xói những cơ cấu quản trị mong manh.

Độ mạnh và mức độ khốc liệt của hiểm họa


Thuật ngữ cường độcấp độ được áp dụng cho nhiều hiểm họa để mô tả độ mạnh và mức độ khốc liệt của nó và trợ giúp trong việc xác định những kiểu của các loại tác động hoặc thiệt hại gây ra từ một sự cố.

Cường độ hiểm họa là một khái niệm đặc biệt về những thiệt hại tiềm tàng, và được sắp xếp từ nhẹ đến đặc biệt ác liệt. Một số thang cấp độ xếp loại cường độ hiểm họa và thiệt hại được xây dựng. Các ví dụ minh họa tương ứng sẽ được trình bày trong những phần nội dung tiếp sau đây trong khóa học này.

Với một số hiểm họa, ví dụ như động đất hay lũ lụt thì các thuật ngữ được sử dụng phổ biến là tần suất hoặc xác suất xuất hiện. Hai thuật ngữ này miêu tả mức độ thường xuyên mà một hiểm họa cụ thể với một cường độ xác định và mức độ nhất định xảy ra. Tần suất xuất hiện dựa trên các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Tần suất này thay đổi và phụ thuộc vào dự đoán theo mùa hoặc dự báo, những tần suất này được xác định vào thời điểm bắt đầu của mỗi mùa mưa bão.

Mỗi hiểm họa đều có những đặc trưng duy nhất mà nó xác định một số mức độ có khả năng xảy ra. Một số hiểm họa, địa hình hay những yếu tố gần gũi với các đặc điểm về địa lý (ví dụ: những vùng ven biển, núi lửa và các sườn núi dốc) – có thể là những nhân tố xác định vị trí hiểm họa xảy ra. Ở những vùng mà hiểm họa thường xảy ra, thuật ngữ vùng hiểm họa/thiên tai thường được xây dựng để xác định vị trí mà dạng/loại và cường độ hiểm họa cụ thể cùng xảy ra và gây thiệt hại. Những vùng hiểm họa này có thể được xác định từ các tài liệu ghi chép các hiểm họa đã xảy ra trong quá khứ, quan điểm của chuyên gia, hoặc kết quả chạy mô hình số.


Giảm thiểu hiểm họa


Cho tới thời điểm này, bạn đã nhận biết được hầu hết các loại hiểm họa xảy ra trong cộng đồng của bạn cũng như các yếu tố và quy trình thúc đẩy việc hiểm họa trở thành thảm họa. Bước tiếp theo sẽ giúp bạn hiểu về các phương thức giảm thiểu hiểm họa như thế nào và có thể áp dụng để giảm nhẹ những tác động do hiểm họa gây ra.

Như là một thành viên của khóa học Quản lý thiên tai và thảm họa, công tác giảm thiểu liên hệ tới “các giải pháp công trình và phi công trình áp dụng để giới hạn những tác động ác liệt của thiên tai, suy thoái môi trường và rủi ro công nghệ.” (UNISDR, 2009) Các hoạt động giảm thiểu thường được tiến hành để giảm nhẹ hoặc loại trừ những rủi ro dài hạn mà hiểm họa gây ra cho người và tài sản. Đánh giá rủi ro thường được áp dụng để điều chỉnh và dành ưu tiên cho các hoạt động giảm thiểu khả thi nhất để giảm tối đa sự tổn thất cũng như toàn bộ rủi ro.

Các giải pháp giảm thiểu được thực thi với mục đích làm rõ mức độ ảnh hưởng ác liệt do hiểm họa gây ra là dựa trên cơ sở các dự án/kế hoạch như: các trang thiết bị lắp đặt trong các tòa nhà, hoặc thông qua các hoạt động đã định hướng sẵn, như: nâng cao nhận thức cộng đồng về sự an toàn khi có hiểm họa. Các chiến lược giảm thiểu cũng bao gồm các qui phạm xây dựng để giảm thiểu rủi ro như: sử dụng luật xây dựng hay bảo vệ vùng ven biển

Các chiến lược giảm thiểu được phân loại theo các cách sau đây:


Phòng ngừa


Chiến lược này được áo dụng trong trường hợp/tình huống để phòng trước những rủi ro thực tế có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn; và rất hiệu quả trong những vùng chưa phát triển.

Các ví dụ bao gồm: lên kế hoạch, khoanh vùng, duy trì không gian mở, thiết lập các quy định, qui phạm xây dựng, quản lý nước mưa, giảm khí đốt và kiểm soát xói lở đất.

Bảo vệ tài sản


Chiến lược này nhằm giảm thiểu những rủi ro và thiệt hại từ những hiểm họa đã được biết đến, bảo vệ con người và tài sản của họ khỏi hiểm nguy.

Các ví dụ bao gồm: sát nhập, tái xây dựng, chắn mưa, rào chắn, chống lũ, bảo hiểm, gia cố và trang bị thêm những vật dụng cần thiết.

Giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng


Chiến lược này nhằm giới thiệu và nhắc nhở mọi người về những hiểm họa đã biết, và cung cấp những thông tin về các giải pháp bảo vệ có thể được thực hiện.

Các ví dụ bao gồm: tiết lộ bất động sản, các trung tâm thông tin hiểm họa, hỗ trợ kỹ thuật, trường học và giáo dục người lớn.

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên


Những biện pháp có thể giảm nhẹ hậu quả do những hiểm họa đã biết gây ra và nâng cao chất lượng tổng thể môi trường.

Các ví dụ bao gồm: kiểm soát xói mòn và bùn cát, bảo hệ hành lang dòng chảy, quản lý thảm phủ, bảo tồn những vùng đất ướt.

Các dịch vụ khẩn cấp


Chiến lược này tập trung vào bảo vệ con người trước – trong – và sau khi một sự kiện xảy ra, nên bao hàm cả quá trình lên kế hoạch.

Các ví dụ bao gồm: hệ thống ghi nhận và cảnh báo những mối nguy hiểm do hiểm họa; ứng phó khẩn cấp, bảo vệ cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng, duy trì sự an toàn và sức khỏe.

Các dự án xây dựng


Các biện pháp bao gồm xây dựng các công trình thế kỷ của loài người phải đảm bảo về kỹ thuật trước những tác động nhất định mà thiên tai gây ra. Nếu không xây dựng đầy đủ và đảm bảo kỹ thuật thì những công trình này có nguy cơ gây nên sự thiếu an toàn và an ninh.

Các ví dụ bao gồm: đập, đê, tường chắn nước, vách ngăn chống thấm, cống tiêu, công trình dẫn dòng, đập tràn, công trình nắn dòng, lưu vực dòng vật liệu, tường trữ nước, cải thiện kênh dẫn, hệ thống tiêu thoát nước mưa, các tòa nhà có các trang thiết bị hỗ trợ và đường giao thông nền cao.

NHỮNG CHIẾN LƯỢC GIẢM THIỂU ĐƯỢC THỰC THI Ở CỘNG ĐỒNG CỦA BẠN LÀ GÌ?




TrẢ LỜI CÂU HỎI KIỂM TRA KIẾN THỨC


Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra kiến thức của bạn trong mô đun 1. Đọc câu hỏi một cách cẩn thận. Khi bạn chắc chắn là bạn hiểu rõ câu hỏi, hãy đưa ra câu trả lời tốt nhất của bạn. Nếu bạn cảm thấy không chắc chắn, hãy đưa ra một vài đáp án. Bạn có thể làm việc theo nhóm, sử dụng các ghi chép của bạn, và ghi lại các câu trả lời của nhóm bạn trên bảng lật đã được cung cấp.

  1. “Hiểm họa” là gì?



  1. “Thảm họa” là gì?



  1. Hiểm họa và thảm họa khác nhau như thế nào?



  1. Mô tả những tác động của thảm họa có nguy cơ trở nên tồi tệ hơn do các hoạt động của con người hoặc do con người không có hành động nào. Đưa ra một hoặc hai ví dụ dựa trên những kinh nghiệm của bản thân bạn.



  1. Mô tả tối thiểu hai chiến lược giảm thiểu. Giải thích những chiến lược này được thực hiện như thế nào, và áp dụng cho loại hiểm họa nào?


MÔ ĐUN 2
NHẬN BIẾT VÀ GIẢM THIỂU

HIỂM HỌA & THẢM HỌA




Mục tiêu

Khi kết thúc Mô đun này, bạn sẽ có thể:



  • Nhận biết nguyên nhân và các dạng hiểm hoạ.

  • Mô tả các tương tác vật lý với các giai đoạn xã hội là nguyên nhân làm cho hiểm hoạ trở thành thảm họa.

  • Xây dựng chiến lược giảm thiểu cho từng loại hiểm họa mà có thể được thực thi ở cộng đồng của bạn.

Giới thiệu


Hiểm họa tự nhiên thể hiện những mối nguy hiểm đe dọa tới đời sống và vật chất của con người theo loại -cường độ -và tần suất xuất hiện của hiểm họa. Các hiểm họa này sẽ trở thành thảm họa khi chúng tương tác với các hệ thống của con người và khả năng con người tự giải quyết khi mối tương tác này trở nên áp đảo.

Hiểm họa thảo luận trong Mô đun này được chia làm hai loại chính: 1) Hiểm họa liên quan đến khí tượng, và 2) Hiểm họa liên quan tới địa vật lý, bao gồm: mưa xoáy nhiệt đới, hạn hán, và lũ. Điều kiện khí tượng cũng góp phần thúc đẩy sự xuất hiện xâm nhập mặn, cháy rừng, và thậm chí là trượt lở đất. Trong phạm vi giảng dạy của Mô đun 2 này, trượt lở đất và động đất được xem như là những loại hiểm họa mang tính chất địa vật lý.


Bão nhiệt đới

Bão nhiệt đới là gì?


“Bão nhiệt đới” là một thuật ngữ chung liên hệ tới những dạng hoàn lưu xoáy bắt nguồn từ trên những khối hơi nước nhiệt đới. Thuật ngữ “bão nhiệt đới”, “bão gió lớn” và “lốc xoáy” thường chỉ chung cho những loại bão nhiệt đới lớn mang tính khu vực được duy trì với tốc độ gió khoảng 119 km/giờ (hay 74 mph, hay 64 hải lý) hoặc thậm chí với tốc độ gió lớn hơn rất nhiều. Thuật ngữ “bão nhiệt đới” thường được sử dụng với những cơn bão hình thành ở tây Thái Bình Dương.

Bão nhiệt đới hình thành trong khối nước ấm ở về hai phía bắc nam so với xích đạo (vĩ độ 5 - 20) trong những vùng áp suất thấp với gió hội tụ bề mặt. Loại bão này bắt đầu như một phần của dạng thời tiết ức chế (ví dụ: bão sấm sét có mưa lớn). Nhiệt độ hơi nước phải ít nhất là 26°C (hay 80°F) để tạo điều kiện cho bão nhiệt đới hình thành. Hơi nước ấm là rất cần thiết để cung cấp năng lượng nhiệt cần có cho việc hình thành và duy trì cơn bão này.



Một khi bão nhiệt đới hình thành, nó sẽ rất nhanh chóng phát triển thành xoáy lốc – một dạng hoàn lưu xoáy của không khí xung quanh các tâm áp suất thấp (xoáy thuận). Ở phía Bắc bán cầu, gió xoáy nhiệt đới di chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Trong khi đó, ở phía Nam bán cầu, gió xoáy nhiệt đới di chuyển theo chiều kim đồng hồ. Mô tả minh họa dưới đây cho thấy các vị trí trên thế giới hình thành các bão nhiệt đới cũng như hướng di chuyển của chúng.5

Bão nhiệt đới được phân cấp chi tiết theo độ lớn của gió sinh ra nó. Bảng sau đây sẽ cung cấp các thuật ngữ khác nhau được sử dụng để mô tả bão nhiệt đới với mức độ khác nhau. Bão nhiệt đới yếu với vận tốc gió dưới 34 hải lý/giờ thì được gọi là áp thấp nhiệt đới. Khi độ lớn của gió (đạt tới 34 hải lý/giờ) và bão bắt đầu hình thành và được xếp cấp cao hơn thành bão nhiệt đới. Khi tốc độ gió duy trì ở mức tối đa tới 64 hải lý/giờ, bão sẽ được biết tới với tên gọi là bão lớn nhiệt đới hoặc bão lốc nhiệt đới.



Các quy định cho bão nhiệt đới

Tốc độ gió duy trì ở mức độ lớn nhất

Áp thấp nhiệt đới

Dưới 34 hải lý/giờ

Bão nhiệt đới

Từ 34 - 64 hải lý/giờ (bão sẽ được đặt tên riêng)

Bão lớn / bão

Từ 64 - 130 hải lý/giờ

Siêu bão lớn

Từ 130 hải lý/giờ trở lên

Các đặc điểm của bão lớn


Một cơn bão lớn đã phát triển hoàn toàn có đường kính từ 160 - 480 km (hay 100 - 300 dặm Anh). Quan sát từ vệ tinh, các cơn bão lớn này xuất hiện ở dạng xoáy tròn và các dải mây xoắn ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán cầu) hướng vào trung tâm của con bão. Tâm bão được gọi là “mắt bão”, đây là vị trí mà áp suất khí quyển thấp nhất; và gió trở mạnh nhất có xu thế chuyển động xung quanh ‘viền mắt bão,’ trong khi gió trong mắt bão thì tương đối ổn định và hiền hòa. Gió rất mạnh và mây rất cao ở viền mắt bão “ống khói” những khối không khí hơi nước ấm chuyển động thăng lên cao, “giải phóng một lượng nhiệt đông ngưng kết cần thiết để duy trì hệ thống bão. Khi chuyển động đối lưu thăng và quá trình đông ngưng kết hình thành, nhiệt năng sẽ chuyển thành động năng, tạo ra nguồn cung cấp tự nhiên cho các khối không khí ấm từ ngoài vào cho con bão. Một khi trận bão duy trì mối tương tác với bề mặt đại dương ấm, một lượng lớn hơi nước sẽ kéo vào trong xoáy. Điều này không chỉ dẫn đến sự phát ra một lượng năng lượng lớn trong quá trình đông ngưng kết, mà còn cung cấp mưa địa hình.” (Ebert 1997)

Bão nhiệt đới sẽ yếu dần do các yếu tố sau: 1) khi đổ bộ vào đất liền thì bão không còn nguồn nước ấm cung cấp nên nó chỉ tự duy trì, và yếu dần do ảnh hưởng của ma sát với các đặc trưng của địa hình; 2) sự dịch chuyển của gió hay gió rất mạnh ở vĩ độ cao, có thể “chặt xén” các đỉnh mây bão, làm cho chúng trở nên kém hiệu quả và chỉ đủ duy trì với năng lượng của bản thân con bão; 3) bão nhiệt đới có thể di chuyển vào vùng nước lạnh hơn; và 4) bão này có thể bị giảm lượng nước và trở thành khối không khí lạnh và khô hơn so với xung quanh.

Di chuyển của bão được đinh hướng bởi gió bề mặt, các hệ thống thời tiết khác, và các dòng nước đại dương ấm.

Ảnh hưởng của bão nhiệt đới


Những hiểm họa chính liên quan tới xoáy nhiệt đới mạnh như bão nhiệt đới với gió mạnh, mưa lớn, nước biển dâng do bão và sóng lớn.

Gió bão nhiệt đới có khả năng phá hoại các công trình ra thành từng mảnh, đốn đổ cây cối, lật đổ những vật liệu rời rạc mà có thể gây nguy hại. Mưa liên quan tới xoáy nhiệt đới thường rất ác liệt, đặc biệt khi lượng mưa xảy ra trong thời đoạn ngắn dẫn đến ngập lụt. Những cơn bão di chuyển chậm có xu thế gây ngập lụt cao hơn so với bão di chuyển nhanh, khi mà mưa tập trung trên một vùng trong một khoảng thời gian dài. Mưa lớn bất ngờ có thể làm tăng rất nhanh mực nước trong các sông suối đến mức tràn bờ thì sẽ dẫn đến ngập lụt do lũ quét ở những vùng hạ lưu sông. Khi bề mặt đất ở trạng thái quá bão hòa ẩm cũng có khả năng gây ra trượt lở đất.

Nước dâng do bão được xem là rủi ro thiên tai nguy hiểm nhất liên quan đến bão. “Nước dân do bão là sự dâng cao của mực nước biển dọc theo đường bờ và gây ra do sự kết hợp của gió bão với địa hình của vùng ven biển này. Gió thổi trên bề mặt biển sẽ đẩy nước về phía mắt bão tạo nên một cột nước cao. Cột nước này sẽ bị thay đổi do tác động của độ dốc đường bờ biển khi bão đổ bộ vào đất liền.”6 Cột nước có quan hệ về kích thước với mắt bão, và nó có thể rộng tới 64 - 160 km (hay 40 - 100 dặm Anh).

Bão hình thành trên biển lớn có khả năng lật thuyền lớn ở ngoài khơi xa. Sóng lớn khi đổ vào bờ/đất liền có thể làm ngập những vùng đất thấp ven biển trong nước mặn, phá hủy các trang thiết bị trên các bến cảng cũng như các công trình khác, và gây xói lở bờ biển.


Bão nhiệt đới ở Việt Nam


Ở Việt Nam, trung bình mỗi năm có 4 trận bão nhiệt đới xảy ra tính trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến 2008 - theo dữ liệu quan trắc do Ủy ban Quốc gia về phòng chống bão lũ (CCFSC). Vào năm 1989, đã có 7 trận bão nhiệt đới xảy ra ở Việt Nam. Riêng trong hai năm 2005 và 1992, có 6 trận bão nhiệt đới xảy ra được ghi lại. Bão nhiệt đới và những hệ thống thời tiết liên quan gây mưa lớn có khả năng làm trầm trọng thêm những điều kiện mùa mưa ẩm ướt vốn diễn ra định kỳ. Thêm vài đó, bão nhiệt đới ác liệt hơn (bão lớn) cũng gây nên sóng lớn và nước biển dâng do bão có nguy cơ phá hủy các tàu cảng và các khu định cư ven biển, và làm cho những vùng đất canh tác nông nghiệp sát biển này ngập trong nước mặn.

Trong những năm qua, những trận bão nhiệt đới thường ảnh hưởng đến miền Bắc Việt Nam vào tháng 8 trong năm, miền Trung vào tháng 10 và miền Nam vào tháng 11. Trong những năm gần đây, bão nhiệt đới xảy ra muộn hơn và có xu thế tiến sâu xuống phía Nam gây mưa cường độ lớn hơn nhiều. Trong bài báo thảo luận của Liên Hiệp Quốc có tiêu đề Việt Nam và biến đổi khí hậu (2009) có gợi ý rằng những biến động này gây ra dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.



NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 1: CƠN BÃO MiriNAE (15 PHÚT)


Khi các nhóm tổng kết nghiên cứu điển hình, hãy trả lời những câu hỏi đưa ra sau đây. Bạn có 15 phút để hoàn thành hoạt động này. Hỏi giảng viên nếu bạn có thắc mắc gì; và chuẩn bị sẵn sàng trình bày đáp án của mình trước lớp.

“Cơn bão có tên là Mirinae đổ bộ vào Việt Nam vào ngày 3/11 và được phân cấp là xoáy nhiệt đới cấp 1 và gây mưa lớn trên lãnh thổ Việt Nam và Campuchia. Hậu quả ngập lụt và trượt lở đất đã giết chết ít nhất 130 người dân Việt Nam và 2 người dân Campuchia khác. Cơn bão này cũng giết chết 27 người khi nó quét qua lãnh thổ Philippin vào cuối tháng 10 (Theo nguồn tin của Reuters). Mưa và gió của trận bão này đã tàn phá khoảng 1,800 ha (4,450 ac) đất canh tác và làm chậm lại thời kỳ thu hoạch càfê trên các vành đai canh tác của đất nước (Theo nguồn tin của: Reuters). Cơn bão này kết hợp với một số con xoáy nhiệt đới khác trong cùng mùa đã làm cho hơn 2,000 người dân Đông Nam Á thiệt mạng (Theo nguồn tin của: AP). Những trung tâm tập trung đông dân cư dọc bờ biển Đông Nam Á đã gây sức ép dễ bị tổn thương lên số lượng lớn các cơ sở vật chất trước mỗi một cơn bão. Cơn bão Mirinae được đặt tên cho cơn bão thứ 21 xảy ra trong mùa cho khu vực. Cơn bão này có thời kỳ lặp lại khoảng 31 năm một lần.” (NOAA NCDC) 7






  1. Điều gì làm cho hiểm họa trở thành thảm họa?



  1. Thông tin hiểm họa nào được liệt kê ở trên là quan trọng đối với những cán bộ quản lý thiên tai ở Việt Nam, và tại sao?


Các chiến lược giảm thiểu bão nhiệt đới


Các chiến lược giảm thiểu đưa ra cho hiểm họa này bao gồm:

  • Các công trình xây dựng và cơ sở hạ tầng được thiết kế theo qui phạm và đúng tiêu chuẩn – đảm bảo đủ khả năng chống đỡ với gió lớn, nước dâng và ngập lụt.

  • Tăng cường và củng cố những trang thiết bị hiện tại. Ví dụ, lắp đặt máy quay quan sát theo dõi bão, lắp cửa sổ cánh chớp, và mái hiên

  • Tăng cường củng cố cơ sở hạ tầng. Ví dụ, các cọc chống mái hiên bằng thép hoặc cọc bê tông thay vì cọc gỗ. Các cầu bắc qua sông phải đủ cứng và chắc chắn.

  • Khoanh vùng sử dụng đất để hạn chế tối thiểu sự phát triển trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sóng leo cao, nước dâng và xói lở bờ biển.

  • Tái xây dựng trang thiết bị và nhà cửa khỏi vùng có nguy cơ bị thiên tai cao hoặc tránh xa những vùng bờ biển có khă năng bị xói lở.



NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH 2: THỰC THI CÔNG TÁC GIẢM THIỂU (10 PHÚT) 8


Trồng rừng ngập mặn theo kinh nghiệm do Tổ chức Chữ Thập Đỏ tỉnh Thái Bình và Nam Định vào các năm 1996 và 1997 đã cho thấy: rừng ngập mặn ban đầu được trồng phục vụ mục đích môi trường hình thành nên hàng rào tự nhiên rất hiệu quả để bảo vệ hệ thống đê biển khỏi sóng bão. Theo Báo cáo tổng hợp về thực hiện quản lý rủi ro thiên tai năm 2005 của ADRC9, miền bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng của hai cơn bão vào tháng 7 và tháng 8 năm 2003. Không giống như những trận bão xảy ra trước đó, thiệt hại gây ra rất lớn – nhiều người mất nhà cửa nhưng chỉ có 4 người chết so với những trận bão trước. Những cánh đồng canh tác nông nghiệp và các khu tập trung dân cư bị ngập trắng. Những cánh rừng ngập mặn cũng có tác dụng làm suy yếu ảnh hưởng các cơn bão này. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản công bố năm 1997 chỉ ra rằng, độ cao sóng biển có khả năng giảm 1.5 m về gần 0.0 m sau khi đổ bộ qua những vùng rừng ngập mặn trải rộng 1,500m. Dự án thử nghiệm này đã rất thành công và được đưa vào áp dụng mở rộng cho các vùng biển khác ở Việt Nam.

Những lợi ích trước mắt của chương trình này nhằm bảo vệ hệ thống đê biển cũng như cuộc sống và tài sản của người dân vùng ven biển. Những lợi ích khác thu được từ chương trình này bao gồm:



  • Nâng cao/cải thiện môi trường ven biển;

  • Đào tạo cho cán bộ tổ chức Chữ Thập Đỏ chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với thảm họa, với các quy tắc quy định của địa phương và công chúng

  • Nâng cao nhận thức về thiên tai trong cộng đồng;

  • Tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập (thu gom sản phẩm biển);

  • Nâng cao môi trường đô thị và thực tế xây dựng.


tải về 4.67 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương