Code of practice for lightning protection and earthing for telecommunication plants



tải về 0.84 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích0.84 Mb.
#4853
1   2   3   4   5   6   7   8

- Điện trở suất của đất dùng trong tính toán hệ thống tiếp đất được xác định bằng công thức:

(4.3)

Trong đó:

tt - điện trở suất của đất dùng trong thiết kế chống sét;

đo – điện trở suất của đất đo được;

k – hệ số mùa, k = 1,6 ÷ 1,8.

4.5.3 Chọn vật liệu làm điện cực tiếp đất

Vật liệu làm điện cực tiếp đất sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của hệ thống tiếp đất. Vì vậy, việc chọn vật liệu làm điện cực tiếp đất phụ thuộc vào chức năng của hệ thống tiếp đất.

1) Hệ thống tiếp đất công tác:

Hệ thống tiếp đất công tác có thời hạn khai thác là 15 năm. Vật liệu làm điện cực tiếp đất công tác phải bằng đồng hoặc bằng thép mạ kẽm.

Phương pháp tính toán được nêu trong Phụ lục C.

2) Hệ thống tiếp đất bảo vệ có thời hạn khai thác là 30 năm. Điện cực tiếp đất chỉ cần làm bằng thép mạ kẽm.

3) Hệ thống tiếp đất dùng chung cho các chức năng tiếp đất công tác và tiếp đất bảo vệ phải được xem xét như đối với hệ thống tiếp đất công tác.

4.5.4 Lựa chọn loại hệ thống tiếp đất

Việc lựa chọn loại hệ thống tiếp đất phụ thuộc vào 3 điều kiện sau:

- Điều kiện mặt bằng nơi sẽ thi công hệ thống tiếp đất;

- Điện trở suất của đất tại nơi thi công;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp đất thường được xây dựng theo các loại sau:

1) Hệ thống tiếp đất dạng hỗn hợp (gồm các điện cực thẳng đứng và các dải nằm ngang)

Hệ thống tiếp đất dạng hỗn hợp được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ thống tiếp đất không lớn hơn 100 .m và tương đối đồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 5m;

- Mặt bằng thi công không bị hạn chế;

- Điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu nhỏ (thông thường là hệ thống tiếp đất công tác).

2) Hệ thống tiếp đất là những dải sắt hoặc đồng nằm ngang

Hệ thống tiếp đất là những dải sắt hoặc đồng nằm ngang được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ thống tiếp đất không lớn hơn 100 .m và tương đối đồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 2m;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu lớn từ 5 đến 10  (thông thường được dùng đối với các hệ thống tiếp đất bảo vệ độc lập ở xa trung tâm);

- Mặt bằng thi công không bị hạn chế.

3) Hệ thống tiếp đất chôn sâu

Hệ thống tiếp đất chôn sâu được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công rất nhỏ ở các lớp đất dưới sâu;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu nhỏ (thông thường là hệ thống tiếp đất công tác);

- Mặt bằng thi công chật hẹp.

4) Hệ thống tiếp đất bao gồm những tấm thép hoặc đồng chôn dựng đứng

Hệ thống tiếp đất bao gồm những tấm thép hoặc đồng chôn dựng đứng được sử dụng trong những điều kiện sau:

- Giá trị điện trở suất của đất tại nơi thi công hệ thống tiếp đất không lớn hơn 100 .m và tương đối đồng nhất ở độ sâu từ 1 đến 5m;

- Mặt bằng thi công quá chật hẹp;

- Giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn yêu cầu trong phạm vi từ 3 đến 5 .



4.5.5 Tính toán hệ thống tiếp đất

Các hệ thống tiếp đất phải được tính toán, thiết kế để đảm bảo thời hạn khai thác như sau:

1) Hệ thống tiếp đất bảo vệ: 30 năm;

2) Hệ thống tiếp đất công tác: 15 năm.

Các công thức tính toán hệ thống tiếp đất được nêu trong Phụ lục C.

4.5.6 Sử dụng hóa chất cải tạo đất

Tùy theo yêu cầu thực tế, có thể sử dụng các loại hóa chất cải tạo đất như sau:

1) Dùng hóa chất cải tạo đất dạng hòa tan nhằm mục đích giảm nhỏ điện trở suất của đất.

2) Dùng hóa chất cải tạo đất dạng đông cứng nhằm mục đích:

- Giảm nhỏ điện trở tiếp đất;

- Tăng độ ổn định của điện trở tiếp đất;

- Chống ăn mòn cho các điện cực tiếp đất;

- Tăng khả năng tiếp xúc với đất trong trường hợp dùng điện cực tiếp đất chôn sâu.

Chương 5.

THI CÔNG LẮP ĐẶT TRANG THIẾT BỊ CHỐNG SÉT VÀ HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT

5.1 Nguyên tắc chung

- Tất cả các trang thiết bị chống sét và tiếp đất, trước khi lắp đặt phải được kiểm định theo đúng đồ án thiết kế đã được phê chuẩn.

- Đơn vị thi công phải thực hiện thi công theo đúng thiết kế và không được tự ý sửa chữa thiết kế và bản đồ thi công.

- Việc thi công lắp đặt các hệ thống chống sét và tiếp đất không được gây ảnh hưởng, làm gián đoạn thông tin liên lạc.

- Trong quá trình thi công, đơn vị thi công phải tuyệt đối tuân thủ các quy định về an toàn điện và an toàn lao động của nhà nước, của ngành và của đơn vị thi công đề ra. Khi có dông sét, nguy hiểm, tuyệt đối không được phép thi công.

5.2 Thi công lắp đặt hệ thống chống sét đánh trực tiếp

- Điện cực thu sét và dây thoát sét phải được lắp đặt theo đường càng ngắn càng tốt.

- Tất cả các thành phần trong hệ thống chống sét đánh trực tiếp phải được lắp đặt đảm bảo chắc chắn về mặt cơ khí để chịu được các tác động do gió, các điều kiện thời tiết và các tác động cơ học khác.

- Dây thoát sét phải được gắn chặt vào tường và được lắp đặt ở nơi an toàn, tránh gây nguy hiểm cho con người.

- Dây thoát sét trong hệ thống chống sét đánh trực tiếp bảo vệ cột cao ăng ten phải được lắp đặt trong lòng cột tháp và được cố định chắc chắn vào thân tháp.

- Các hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm và phân tán năng lượng sét phải được lắp đặt theo đúng quy định của nhà sản xuất.

5.3 Lắp đặt thiết bị chống sét lan truyền

- Nếu đường dây điện hạ áp vào nhà trạm viễn thông qua nhà máy nổ, phải lắp đặt thiết bị bảo vệ sơ cấp ngay tại nhà máy nổ hoặc trạm biến thế. Nhà máy nổ phải được trang bị tiếp đất để nối đất cho máy nổ, biến thế và thiết bị chống sét.

- Thiết bị chống sét được lắp đặt tại nhà trạm viễn thông phải được đặt trước tủ phân phối điện chính AC.

- Lắp đặt thiết bị chống sét trên đường dây tín hiệu tại vị trí đường dây đi vào nhà trạm và tại giao diện giữa đường dây và thiết bị đúng theo thiết kế.

- Việc thực hiện lắp đặt chi tiết cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất thiết bị.

- Khi cắt điện lưới để thi công lắp đặt thiết bị chống sét, phải có các biện pháp thích hợp như sử dụng điện máy nổ, ắc quy để không làm gián đoạn thông tin liên lạc.

5.4 Thi công lắp đặt chống sét bảo vệ đường dây thông tin



5.4.1 Cáp quang có thành phần kim loại

- Với tuyến cáp quang có thành phần kim loại, phải đảm bảo tính liên tục của thành phần kim loại theo chiều dài của cáp, kể cả các chỗ nối và các bộ tái tạo. Phải nối các thành phần kim loại với thanh liên kết cân bằng thế (e.p.b.b) (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) tại hai đầu tuyến cáp. Nếu không có thanh liên kết cân bằng thế, phải nối các thành phần kim loại này với thanh liên kết cân bằng thế dùng riêng bên trong kết cuối mạng quang.





Hình 5.1: Nối các phần tử bằng kim loại trong cáp sợi quang

Khi thực hiện tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp, dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và được buộc cố định, chắc chắn vào thân cột. Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại tại các hộp cáp.

- Không thực hiện tiếp đất cho vỏ kim loại của cáp quang ngầm có lớp vỏ bọc cách điện.

- Không lắp đặt cáp quang với cáp điện lực trong cùng một ống.

- Khi lắp đặt dây chống sét ngầm, phải bảo đảm tính dẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm.

- Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào nhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất thiết bị.



5.4.2 Cáp kim loại

- Khi lắp đặt, phải chú ý duy trì tính liên tục các thành phần kim loại (màn chắn điện từ, dây treo cáp, các thành phần gia cường…) tại các mối nối, bể cáp, tủ cáp và hộp cáp dọc tuyến. Phải nối các thành phần kim loại của cáp (nối trực tiếp hoặc qua thiết bị chống sét) với thanh liên kết cân bằng thế của nhà trạm tại hai đầu tuyến cáp.

- Khi thực hiện tiếp đất dây treo cáp hoặc dây tự treo cáp, dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và được buộc cố định, chắc chắn vào thân cột. Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ bọc kim loại tại các hộp cáp.

- Chỉ thực hiện tiếp đất vỏ cáp ngầm tại các hộp cáp.

- Khi lắp đặt dây chống sét ngầm, phải bảo đảm tính dẫn điện liên tục dọc theo chiều dài dây chống sét ngầm.

- Lắp đặt thiết bị chống sét tại các điểm cáp vào nhà trạm theo yêu cầu thiết kế và hướng dẫn lắp đặt chi tiết của nhà sản xuất thiết bị.

5.5 Thi công hệ thống tiếp đất

5.5.1 Thi công hệ thống tiếp đất

Đơn vị thi công hệ thống tiếp đất phải thực hiện thi công theo đúng thiết kế và theo trình tự được trình bày chi tiết trong Phụ lục D.



5.5.2 Thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất

Khi có nhiều hệ thống tiếp đất dùng cho các chức năng khác nhau, phải thực hiện liên kết các hệ thống tiếp đất có chức năng khác nhau trong một khu vực nhà trạm với nhau để đảm bảo sự cân bằng điện thế bằng các phương pháp sau:



5.5.2.1 Phương pháp 1: Thực hiện liên kết bằng lưới san bằng điện thế

Lưới san bằng điện thế là lưới kim loại chôn dưới đất. Diện tích mặt bằng thi công lưới san bằng điện thế tùy thuộc vào địa hình của các hệ thống tiếp đất nhưng phải đảm bảo lưới san bằng điện thế cách các hệ thống tiếp đất không lớn hơn 5m.



Chú ý: Nên thực hiện thi công lưới san bằng điện thế cùng thời điểm thi công các hệ thống tiếp đất.

Lưới thi công được thực hiện theo trình tự sau:

- Đào đất trên diện tích mặt bằng cần thiết với độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m;

- Trên mặt bằng (đã được đào đất), đặt dây đồng hay dây thép mạ kẽm có đường kính từ 3 mm đến 5 mm hoặc những dải đồng hay những dải sắt có kích thước 15 mm x 1 mm hay 10 mm x 2 mm tạo thành hình lưới có kích thước 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm;

- Phải hàn tất cả các mắt lưới để tạo thành 1 lưới dẫn điện liên tục;

- Thực hiện liên kết (hàn nối) lưới san bằng với các hệ thống tiếp đất tại những vị trí thích hợp (dây dẫn là ngắn nhất, không lớn hơn 5m) bằng dây đồng trần với tiết diện lớn hơn hoặc bằng 14 mm2;

- Lấp đất nện chặt.

5.5.2.2 Phương pháp 2: Liên kết bằng phương pháp nối trực tiếp

Các hệ thống tiếp đất được liên kết với nhau bằng cáp đồng hoặc thanh đồng trần có tiết diện lớn hơn hoặc bằng 50 mm2 chôn sâu dưới mặt đất khoảng từ 0,5 đến 0,7 m.

Trong trường hợp dùng cáp đồng nhiều sợi, đường kính một sợi không nhỏ hơn 1mm.

Chương 6.

KIỂM TRA, NGHIỆM THU CÁC HỆ THỐNG TIẾP ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT

6.1 Thành phần nghiệm thu

Chủ đầu tư ra quyết định thành lập Hội đồng (Ban) nghiệm thu. Thành phần tham gia nghiệm thu phải có đại diện các bên như sau:

1. Đại diện chủ đầu tư;

2. Đại diện thiết kế;

3. Đại diện thi công;

4. Đại diện quản lý khai thác công trình viễn thông.

Hội đồng (Ban) nghiệm thu có nhiệm vụ lập biên bản nghiệm thu. Biên bản phải được xác nhận của các đại diện nói trên.

6.2 Nghiệm thu các hệ thống, thiết bị chống sét

6.2.1 Nội dung nghiệm thu

Thực hiện nghiệm thu theo các nội dung sau:

1. Nghiệm thu theo thiết kế kỹ thuật thi công;

2. Nghiệm thu về cơ học. Hệ thống phải được lắp đặt chắc chắn;

3. Nghiệm thu về thẩm mỹ. Hệ thống lắp đặt phải đảm bảo mỹ quan;

4. Nghiệm thu về an toàn cho con người. Hệ thống được lắp đặt phải bảo đảm an toàn cho con người khi làm việc ở gần;

5. Đo giá trị điện trở tiếp đất của hệ thống hay thiết bị chống sét (khi dùng riêng hệ thống tiếp đất). So sánh giá trị điện trở tiếp đất đo được với tiêu chuẩn thiết kế yêu cầu;

6. Xem xét hồ sơ kiểm định các thiết bị chống sét trước khi lắp đặt.



6.2.2 Hồ sơ nghiệm thu

Hồ sơ nghiệm thu các hệ thống, thiết bị chống sét gồm có:

1. Các hồ sơ thiết kế;

2. Biên bản đo kiểm đặc tính kỹ thuật của các hệ thống, thiết bị chống sét trước khi lắp đặt;

3. Biên bản nghiệm thu các hệ thống chống sét đánh trực tiếp, nghiệm thu lắp đặt thiết bị chống sét trên các đường dây thông tin và trên các đường điện lưới.

4. Các hồ sơ cung cấp thiết bị;

5. Lý lịch xác nhận nguồn gốc của hệ thống hay thiết bị chống sét được lắp đặt;

6. Biên bản bàn giao thiết bị chống sét.

6.3 Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất

6.3.1 Quy định về thủ tục nghiệm thu:

1) Nghiệm thu lắp đặt hệ thống tiếp đất phải là hạng mục được nghiệm thu đầu tiên của toàn bộ công trình viễn thông được xây dựng.

2) Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất phải thực hiện theo hai giai đoạn:

a) Giai đoạn 1: Kiểm tra, nghiệm thu các bộ phận chôn dưới đất (phải nghiệm thu trước khi lấp kín đất);

b) Giai đoạn 2: Kiểm tra, nghiệm thu toàn bộ hệ thống tiếp đất.

6.3.2 Quy định về nội dung kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất

Kiểm tra, nghiệm thu hệ thống tiếp đất gồm có:



1) Kiểm tra việc thi công dàn tiếp đất (phần chôn dưới đất).

a) Kiểm tra chung việc lắp đặt so với thiết kế;

b) Kiểm tra sự phù hợp việc sử dụng vật liệu, kích thước của các điện cực tiếp đất với thiết kế;

c) Kiểm tra độ bền cơ học và độ dẫn điện của các mối hàn, mối nối;

d) Kiểm tra việc lấp đất cho các điện cực tiếp đất.

Kết quả kiểm tra được đưa vào biên bản theo mẫu quy định trong phụ lục D.



2) Đo thử nghiệm thu toàn bộ hệ thống tiếp đất.

Sau khi kết thúc bước thi công cáp dẫn đất sẽ tiến hành nghiệm thu hệ thống tiếp đất. Đo điện trở tiếp đất tại tấm tiếp đất chính. Phương pháp đo và mẫu ghi biên bản được trình bày ở Phụ lục D.



6.3.3 Hồ sơ nghiệm thu lắp đặt các hệ thống tiếp đất

1) Hồ sơ về thiết kế;

1. Văn bản đề nghị thay đổi thiết kế (nếu có) hoặc đề nghị thay đổi vật liệu xây dựng dùng cho hệ thống tiếp đất (nếu có) đã được các bên chủ đầu tư, thiết kế thỏa thuận;

2. Các biên bản kết quả đo lường kiểm tra của hệ thống tiếp đất cả hai giai đoạn;

3. Các văn bản đánh giá của Hội đồng (Ban) nghiệm thu các bộ phận chôn dưới đất và toàn bộ hệ thống tiếp đất;

4. Sơ đồ hoàn công hệ thống tiếp đất (ghi rõ vị trí hệ thống tiếp đất và sơ đồ cáp dẫn đất).

6.3.4 Kết luận, bàn giao

Sau khi kiểm tra đo thử, Hội đồng (Ban) nghiệm thu phải có kết luận đánh giá trên cơ sở so sánh với tiêu chuẩn.

Nếu chưa đạt, Hội đồng (Ban) nghiệm thu phải xác định trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công hay đơn vị thiết kế. Chủ đầu tư yêu cầu đơn vị chịu trách nhiệm tiếp tục bổ sung hay sửa chữa hệ thống tiếp đất và phải quy định thời hạn hoàn thành. Sau khi bổ sung, sửa chữa xong phải kiểm tra nghiệm thu lại.

Toàn bộ hồ sơ nghiệm thu phải bàn giao cho đơn vị quản lý.

Chương 7.

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO DƯỠNG

7.1 Trong quá trình quản lý và khai thác hệ thống tiếp đất và chống sét, phải thực hiện kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị theo những quy định sau:

1. Kiểm tra định kỳ

2. Kiểm tra đột xuất

3. Trong 1 năm đầu sau khi xây dựng công trình, cần thường xuyên theo dõi nơi đặt hệ thống tiếp đất sau các trận mưa lớn, nếu thấy lún phải lấp thêm đất ngay.

4. Việc bảo dưỡng, sửa chữa phải được thực hiện từng phần, sao cho đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ trong ngày.

7.2 Quy định về thời gian kiểm tra định kỳ

1. Một tháng một lần kiểm tra các mối nối, liên kết. Siết chặt lại ốc vít nối dây dẫn tới tấm tiếp đất chính và tấm tiếp đất của từng tầng, tấm tiếp đất của giá máy, giá phối tuyến …

2. Sáu tháng một lần phải đo kiểm tra các tổ tiếp đất.

3. Sáu tháng một lần phải kiểm tra cấu hình đấu nối và tiếp đất bên trong nhà trạm.

4. Sáu tháng một lần phải kiểm tra hệ thống chống sét trực tiếp (cả phần thu sét và dẫn sét).

5. Sáu tháng một lần phải kiểm tra các thiết bị bảo vệ chống sét lắp đặt trên đường dây thông tin và đường điện lưới.

6. Kiểm tra định kỳ được thực hiện vào thời điểm lưu lượng thông tin thấp nhất.

7. Khi thực hiện kiểm tra định kỳ, không thực hiện vào thời điểm có mưa, dông.

7.3 Quy định về thời gian kiểm tra đột xuất

Kiểm tra đột xuất khi có những sự kiện sau đây:

- Sau khi bị sét đánh;

- Sau các trận bão;

- Sau khi sửa chữa công trình hoặc thay đổi thiết bị;

- Khi có sự thay đổi liên quan đến mặt bằng có hệ thống tiếp đất (đào bới, lắp đặt đường ống, trồng cây, trồng cột, làm nhà…).

7.4 Nội dung kiểm tra định kỳ và đột xuất

- Kiểm tra giá trị điện trở tiếp đất tiêu chuẩn tại tấm tiếp đất chính.

- Kiểm tra các mối hàn, mối nối của cáp (dây) dẫn đất và các dây dẫn liên kết thực hiện tiếp đất.

- Kiểm tra toàn bộ thiết bị chống sét.

- Kiểm tra toàn bộ hệ thống chống sét đánh trực tiếp.

- Kiểm tra các chi tiết cố định thiết bị chống sét, lắp đặt đường dây thông tin và đường điện lưới.

- Kiểm tra trạng thái làm việc của các thiết bị bảo vệ chống sét thông qua hệ thống đèn hiển thị.

- Kiểm tra các mối nối của mạng liên kết với mạng liên kết chung.

7.5 Sau khi kiểm tra nếu phát hiện chỗ hư hỏng phải sửa chữa ngay:

- Đối với hệ thống tiếp đất: Nếu trị số điện trở tiếp đất sớm hơn so với tiêu chuẩn phải có biện pháp xử lý;

- Việc kiểm tra và sửa chữa định kỳ phải kết thúc trước mùa dông sét của địa phương.

7.6 Mọi nội dung kiểm tra sửa chữa định kỳ hoặc đột xuất đều phải ghi vào lý lịch kỹ thuật và lưu hồ sơ
PHỤ LỤC A

CẤU HÌNH ĐẤU NỐI VÀ TIẾP ĐẤT TRONG CÁC NHÀ TRẠM VIỄN THÔNG

A.1 Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong nhà trạm viễn thông

Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong các nhà trạm viễn thông được thực hiện theo trình tự sau:

1. Xây dựng mạng liên kết chung (CBN) cho nhà trạm viễn thông.

2. Thực hiện đấu nối mạng liên kết chung (CBN) với mạng tiếp đất của khu vực nhà trạm.

3. Xây dựng mạng liên kết cho các khối hệ thống thiết bị trong nhà trạm viễn thông, đồng thời thực hiện đấu nối các mạng liên kết đó với mạng liên kết chung (CBN).

A.1.1 Xây dựng mạng liên kết chung cho nhà trạm viễn thông

A.1.1.1 Trình tự xây dựng mạng liên kết chung (CBN)

Mạng liên kết chung của nhà trạm viễn thông có dạng tổng quát như trong sơ đồ hình A.1.

1. Trình tự xây dựng mạng CBN đối với nhà trạm viễn thông xây dựng mới hoàn toàn

a) Xây dựng đường dẫn kết nối:

- Tại mỗi tầng của nhà trạm viễn thông xây dựng một vòng kết nối khép kín quanh sàn nhà (ở độ sâu từ 0,5 đến 0,7 m dưới nền nhà), hoặc thực hiện vòng kết nối khép kín xung quanh tường nhà. Vòng kết nối được thực hiện bằng cáp đồng hoặc những dải đồng hay thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu không nhỏ hơn 100 mm2.

- Thực hiện liên kết các vòng kết nối của mỗi tầng bằng các dây liên kết thẳng đứng tựa như một lồng Faraday, khoảng cách giữa các dây thẳng đứng không lớn hơn 5 m. Dây liên kết thẳng đứng là thanh đồng hoặc thép mạ có thiết diện không nhỏ hơn 100 mm2.

- Xây dựng tấm lưới trên toàn bộ nền nhà trạm ở độ sâu từ 0,5 đến 0,7m bằng những dải thép mạ kẽm hoặc đồng tiết diện lớn hơn 14 mm2, với kích thước mắt lưới 30 cm x 30 cm hoặc 50 cm x 50 cm (phải thực hiện hàn tất cả các điểm giao nhau của lưới).

- Thực hiện hàn nối tấm lưới với vòng kết nối xung quanh sàn nhà hoặc xung quanh tường.

b) Thực hiện liên kết khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà trạm.

- Trong trường hợp sử dụng khung bê tông cốt thép để làm dây dẫn sét, phải thực hiện hàn toàn bộ khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà trạm tại các điểm nối và giao nhau.

c) Thực hiện đấu nối đường dẫn kết nối với các thành phần kim loại trong nhà trạm:

- Với dây dẫn sét của nhà trạm (nếu có);

- Với toàn bộ khung bê tông cốt thép của kết cấu nhà trạm;

- Với khung giá đỡ cáp nhập trạm;

- Với các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim loại.

2. Trình tự xây dựng mạng CBN đối với nhà trạm viễn thông đã có sẵn

a) Xây dựng đường dẫn kết nối:

- Tại mỗi tầng của nhà trạm viễn thông xây dựng một vòng kết nối khép kín xung quanh tường nhà. Vòng kết nối được thực hiện bằng cáp đồng hoặc những thanh đồng, hay thép mạ kẽm có tiết diện tối thiểu không nhỏ hơn 100 mm2.

b) Thực hiện đấu nối vòng kết nối với các thành phần kim loại trong nhà trạm:

- Với tất cả các dây dẫn sét của nhà trạm và từng phần khung bê tông cốt thép và một số dầm bê tông có thể thâm nhập được;

- Với khung giá đỡ cáp nhập trạm;

- Với các ống dẫn nước, các ống dẫn cáp bằng kim loại.



A.1.1.2 Một số quy định kèm theo khi xây dựng mạng CBN

1) Tất cả các đường cáp đi vào trạm (nhập trạm) phải đặt gần nhau:

- Đường vào cáp dẫn điện xoay chiều của các thiết bị;

- Đường vào cáp viễn thông của các thiết bị;

- Đường vào của cáp dẫn đất.

2) Khi thực hiện kéo cáp ở ngoại vi nhà trạm phải bao bọc cáp bằng ống dẫn kim loại hoặc ống nhựa có tuổi thọ cao 50 năm (cáp được luồn trong ống kim loại hoặc ống nhựa).

3) Trong các nhà trạm cao tầng có khung thép phải chú ý những điểm sau:

- Cáp kéo giữa các tầng phải đặt ở gần trung tâm của nhà trạm;

- Nếu cáp được bao bọc bằng ống dẫn kim loại có thể đặt ở bất kỳ vị trí nào.

4) Nếu thiết bị viễn thông được trang bị thiết bị bảo vệ quá áp sơ cấp trên các đường dây viễn thông, thiết bị bảo vệ đó phải được nối tới vỏ cáp và với mạng CBN xung quanh.

5) Nếu tại lối vào của đường điện xoay chiều có đặt các thiết bị bảo vệ chống quá áp, những thiết bị bảo vệ này phải được nối tới mạng CBN.

6) Mạng liên kết CBN phải cung cấp 1 đường dẫn với trở kháng thấp song song hoặc gần với vỏ cáp hay các dây dẫn bên ngoài của cáp đồng trục.

7) Hệ thống cáp trong nhà trạm phải bố trí theo tuyến ngắn nhất và phải đặt sát mạng CBN vì vỏ cáp được liên kết trực tiếp với mạng CBN.

8) Các hệ thống thiết bị phải được cố định chặt vào sàn hoặc tường để giảm điện dung ký sinh.



A.1.2 Thực hiện đấu nối mạng liên kết chung với mạng tiếp đất của nhà trạm viễn thông.

A.1.2.1 Thực hiện đấu nối mạng CBN với mạng tiếp đất của nhà trạm thông qua tấm tiếp đất chính. Giữa mạng CBN và tấm tiếp đất chính càng nhiều đường liên kết càng tốt.

Trường hợp mạng tiếp đất của nhà trạm viễn thông ở ngay dưới sàn nhà hoặc xung quanh nhà trạm, phải thực hiện nối mạng CBN với mạng tiếp đất thông qua tấm tiếp đất chính bằng những dãi đồng hoặc thép mạ kẽm có tiết diện từ 50mm2 đến 100mm2.



A.1.2.2 Quy định đối với tấm tiếp đất chính

1) Mỗi nhà trạm viễn thông được trang bị một tấm tiếp đất chính

- Tấm tiếp đất chính phải được đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông (càng gần càng tốt).

2) Tấm tiếp đất chính được nối trực tiếp đến các bộ phận sau:

- Mạng tiếp đất của nhà trạm thông qua đường cáp dẫn đất;

- Đường dẫn bảo vệ (PE);

- Vỏ bảo vệ (vỏ kim loại) của tất cả cáp nhập trạm;

- Mạng CBN;

- Cực dương của nguồn 1 chiều.

3) Thi công tấm tiếp đất chính được thực hiện như mục 2.7 trong Phụ lục D.



A.1.3 Xây dựng mạng liên kết cho các khối thiết bị trong nhà trạm viễn thông và thực hiện đấu nối với mạng CBN



Hình A.1 : Mạng liên kết chung

A.1.3.1. Xây dựng mạng liên kết mắt lưới (M-BN)

1) Trình tự xây dựng mạng M-BN

a) Xây dựng tấm đệm mắt lưới

- Tấm đệm mắt lưới được tiến hành xây dựng theo yêu cầu của các nhà thiết kế và quản lý khai thác thiết bị. Tấm đệm mắt lưới đó có kích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và giá đỡ cáp nằm trong khối hệ thống M-BN.

- Tấm đệm được làm bằng dây (dải) đồng trần hoặc bằng dây (dải) thép mạ kẽm có tiết diện lớn hơn 14 mm2 hàn thành lưới đặt ở dưới sàn đặt thiết bị.

- Kích thước mắt lưới thường nằm trong phạm vi:

20 cm x 20 cm,

30 cm x 30 cm,

40 cm x 40 cm,

50 cm x 50 cm.

b) Thực hiện nối (hàn) tấm đệm mắt lưới với mạng CBN tại nhiều điểm (càng nhiều điểm nổi với mạng CBN càng tốt) bằng dải đồng trần hoặc thép mạ kẽm có tiết diện lớn hơn 14 mm2.

c) Thực hiện nối phần dẫn của khối hệ thống thiết bị viễn thông với tấm đệm mắt lưới.

- Thiết bị viễn thông với những mạch điện tử được cung cấp chung một lớp bọc kim loại được gọi là “điện thế chuẩn” phủ khắp trên bề mặt các bảng mạch in.

- Tất cả các bề mặt “điện thế chuẩn” được nối với nhau đồng thời được nối với khung giá thiết bị hoặc với vỏ kim loại cáp của hệ thống cáp lân cận (nằm trong khối M-BN) bằng những dây đồng có tiết diện lớn hơn 14 mm2.

- Thực hiện nối các ca bin, các khung giá thiết bị, vỏ kim loại cáp với tấm đệm mắt lưới bằng dây (dải) đồng theo đường ngắn nhất có kích thước như trong bảng A.1 (càng nhiều đường nối càng tốt).

Bảng A.1: Quy định kích thước của dây dẫn liên kết

TT

Tên dây dẫn liên kết

Tiết diện tối thiểu (mm2)

1

2

3



4

5

6



7

8

9



10

Dây dẫn liên kết vỏ kim loại của cáp thuê bao (chôn)

Dây dẫn liên kết cho vỏ kim loại của cáp thuê bao (treo)

Dây dẫn liên kết cho các bộ bảo vệ thuê bao trên giá phối tuyến MDF

Dây dẫn liên kết cho thiết bị bảo vệ nguồn 220V (thiết bị bảo vệ sơ cấp)

Dây dẫn liên kết cho nguồn ắc quy

Dây dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá bộ nắn

Dây dẫn liên kết cho phần khung giá bộ đổi điện

Dây dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá tổng đài

Dây dẫn liên kết cho phần kim loại khung giá phối tuyến

Dây dẫn liên kết cho các giá đỡ cáp



14

14

14



100 (L>50m)

14

100÷300



14

14

14



14



Hình A.2: Mạng M-BN trong nhà trạm viễn thông

A.1.3.2 Xây dựng mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN)

Mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) trong nhà trạm viễn thông được mô tả trong sơ đồ hình A.3.

1) Điều kiện để thực hiện mạng liên kết cách ly mắt lưới

- Các khối hệ thống thiết bị viễn thông trong nhà trạm viễn thông được thực hiện nối với mạng liên kết chung (CBN) bằng mạng liên kết cách ly mắt lưới khi chúng có những yêu cầu sau:

+ Yêu cầu độ che chắn cao;

+ Dòng rò 1 chiều, xoay chiều … trong CBN không được chảy vào khối hệ thống thiết bị viễn thông.

- Không thực hiện mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) đối với khối hệ thống thiết bị không phải là thiết bị viễn thông như: Thiết bị nguồn, điều hòa không khí, ánh sáng …

2) Trình tự xây dựng mạng liên kết cách ly mắt lưới:

Thực hiện mạng liên kết cách ly mắt lưới theo trình tự sau:

a) Xây dựng tấm đệm mắt lưới cách ly hoàn toàn với CBN xung quanh. Tấm đệm có kích thước đủ lớn để chứa đựng được các thiết bị và các giá đỡ cáp nằm trong khối hệ thống M-IBN.

- Tấm lưới đệm được làm bằng dây (dải) đồng hoặc bằng những dây (dải) sắt mạ kẽm có tiết diện phải lớn hơn 14 mm2.

- Các mắt lưới phải hàn với nhau.

- Kích thước mắt lưới càng nhỏ càng tốt, trong phạm vi:

- 20 cm x 20 cm; 30 cm x 30 cm; 40 cm x 40 cm; 50 cm x 50 cm.

b) Thực hiện nối khung giá đỡ cáp, khung giá đỡ thiết bị với tấm đệm mắt lưới.

Các khung giá đỡ cáp, các khung và giá đỡ của thiết bị nằm trong khối hệ thống M-IBN phải được nối với tấm đệm mắt lưới tại nhiều điểm bằng dây dẫn liên kết có kích thước như trong bảng A.1.

c) Thực hiện đấu nối mạng liên kết cách ly mắt lưới (M-IBN) với mạng liên kết chung (CBN).

- Thực hiện đấu nối mạng M-IBN với mạng CBN phải được thực hiện trong phạm vi điểm nối đơn (SPC).

- Điểm nối đơn (SPC) phải đặt ở vùng lân cận của khối hệ thống M-IBN.

- Điểm nối đơn trong trường hợp này là dải đồng dọc theo cạnh của tấm đệm mắt lưới có kích thước 2000 mm x 20 mm x 2 mm. Dải đồng được hàn với cạnh tấm đệm mắt lưới.

- Thực hiện nối các đường kết nối của mạng CBN tới SPC bằng dây đồng có tiết diện lớn hơn 14 mm2.

3) Một số quy định kèm theo khi xây dựng mạng liên kết cách ly mắt lưới

a) Nếu cáp đi từ CBN vào M-IBN là cáp có vỏ bọc kim loại hoặc là ống dẫn cáp bằng kim loại thì phải nối mỗi đầu vỏ bọc cáp hoặc ống dẫn với khung thiết bị và với điểm nối đơn (SPC).

b) Vỏ kim loại của cáp xoắn tại đầu kết cuối của mạng M-IBN để hở mạch (không nối với M- IBN) còn đầu kia nối với mạng CBN.

c) Các phần kim loại ở lân cận khối hệ thống M-IBN phải được liên kết với SPC để tránh hiện tượng sốc điện hoặc đánh thủng lớp cách điện của vỏ cáp.



Mạng A.3: Mạng M-IBN trong nhà trạm viễn thông

A.1.3.3 Xây dựng mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN)

Mạng liên kết cách ly hình sao trong nhà trạm viễn thông được mô tả như trong sơ đồ hình A.4.

1) Điều kiện để thực hiện mạng liên kết cách ly hình sao

Các khối hệ thống viễn thông trong nhà trạm viễn thông được thực hiện nối với CBN bằng S-IBN với những điều kiện sau:

- Yêu cầu độ che chắn điện từ trường cao.

- Dòng rò một chiều và xoay chiều trong CBN không được chảy vào khối hệ thống thiết bị viễn thông.

- Yêu cầu thi công đơn giản, tiết kiệm kinh phí.

2) Trình tự xây dựng mạng liên kết cách ly hình sao:

a) Thực hiện liên kết các thành phần kim loại của khối hệ thống S-IBN.

- Các giá đỡ cáp trong khối hệ thống S-IBN được nối với nhau và nối với CBN tại thanh dẫn nối đơn (SPCB) bằng dây dẫn liên kết có tiết diện lớn hơn 14 mm2 (bằng cáp nhiều sợi có vỏ bọc).

- Các ca bin, khung giá thiết bị trong khối hệ thống S-IBN cách ly an toàn với CBN; và chúng được nối với nhau và nối với CBN tại thanh dẫn nối đơn bằng dây dẫn liên kết có tiết diện lớn hơn 14 mm2 (bằng cáp nhiều sợi có vỏ bọc).

b) Thực hiện đấu nối mạng liên kết cách ly hình sao (S-IBN) với mạng liên kết chung (CBN) tại thanh dẫn nối đơn (SPCB).

- Thanh dẫn nối đơn là một thanh đồng có kích thước trong phạm vi sau: Chiều dài không được lớn hơn 2000 mm, chiều rộng từ 50 đến 100 mm; bề dày không nhỏ hơn 3 mm được gắn chặt vào 1 vị trí thích hợp để chiều dài của dây liên kết là nhỏ nhất.

3) Một số quy định khi thực hiện mạng liên kết cách ly hình sao.

a) Vỏ che chắn của cáp đi vào khối hệ thống S-IBN được nối với mạng S-IBN tại SPCB, phần bên ngoài khối hệ thống sẽ được nối với CBN.

b) Hệ thống con là một phần của khối hệ thống chính được đặt trong 1 tầng với hệ thống chính và phải dùng chung điểm nối đơn (SPC) với hệ thống chính (để tránh sự chênh lệch điện áp quá mức giữa giới hạn của CBN và IBN lân cận).

c) Các hệ thống khung thiết bị, các thành phần kết cấu kim loại trong MBN đặt cách S-IBN nhỏ hơn 2 m phải được liên kết với thanh dẫn SPCB vì lý do an toàn con người.

d) Khi thực hiện liên kết mạng S-IBN phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sự cách ly tuyệt đối.





Hình A.4: Mạng liên kết S-IBN trong nhà trạm viễn thông

A.2 Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa



A.2.1 Nguyên tắc chung

Trong các trạm điện tử ở xa được thực hiện cấu hình đấu nối và tiếp đất ở dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc cabin thiết bị điện tử (EEC) được chỉ ra ở hình A.5.





Hình A.5: Cấu hình đấu nối và tiếp đất trong trạm điện tử ở xa

A.2.2 Các thành phần của một cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (EEE) hoặc cabin thiết bị điện tử (EEC)

Cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử hoặc những cabin thiết bị điện tử, bao gồm những thành phần sau:

1) Mạng liên kết chung CBN tạo ra bởi sự liên kết tất cả những thành phần cấu trúc kim loại sẵn có của trạm đối với đường dẫn kết nối (vòng kết nối) được xây dựng bổ sung.

2) Tấm tiếp đất chính.

3) Dây dẫn đất thực hiện nối mạng tiếp đất với tấm tiếp đất chính.

4) Dây dẫn bảo vệ và dây dẫn liên kết.

Thực hiện nối các khung giá kim loại của các khối hệ thống thiết bị trong EEE hoặc EEC với mạng CBN theo cấu hình mạng liên kết mắt lưới (MBN).

A.2.3 Nguyên tắc thực hiện

A.2.3.1 Trạm điện tử ở xa phải được trang bị một tấm tiếp đất chính bằng đồng. Phương pháp thi công tấm tiếp đất chính được trình bày trong Phụ lục D.

1) Tấm tiếp đất chính phải được đặt gần nguồn cung cấp xoay chiều và các đường vào của cáp viễn thông.

2) Tấm tiếp đất chính phải được nối đến:

- Dây đất bảo vệ PE;

- Hệ thống tiếp đất của trạm điện tử ở xa;

- Mạng liên kết chung CBN.



A.2.3.2 Trạm điện tử ở xa phải xây dựng một mạng liên kết chung (CBN)

1) Xây dựng mạng CBN đối với trường hợp trạm điện tử ở xa có dạng cấu trúc che chắn bảo vệ thiết bị điện tử (dạng EEE).

a) Xây dựng đường kết nối bên trong phải có dạng vòng khép kín được gọi là vòng kết nối. Mỗi EEE xây dựng 2 vòng kết nối: 1 vòng kết nối gần trần, 1 vòng kết nối gần sàn.

Vòng kết nối phải được gắn vào tường hoặc dọc theo phía ngoài các giá đỡ cáp gần tường và phải ở độ cao thích hợp để thuận lợi cho việc nối các khung giá thiết bị.

b) Thực hiện nối vòng kết nối với các thành phần kim loại của trạm như: khung bê tông cốt thép của trạm.

c) Thực hiện nối vòng kết nối với tấm tiếp đất chính.

d) Phải có 1 thanh nối phụ bắc cầu qua vòng kết nối để thực hiện đấu nối khung giá thiết bị lắp đặt cách xa các bức tường với CBN được thuận lợi.

2) Xây dựng mạng CBN đối với trường hợp trạm điện tử ở xa có dạng cabin thiết bị điện tử (dạng EEC).

a) Đối với cabin thiết bị điện tử mạng CBN được tạo nên bởi những thành phần kết cấu xây dựng và những bức tường chắn bằng kim loại đã được hàn nối với nhau.

b) Mạng CBN phải nối đến tấm tiếp đất chính MET.



A.2.3.3 Việc bố trí cổng vào của cáp ngoại vi phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Khoảng cách giữa cổng vào cáp thông tin trong EEE và cổng vào của cáp nguồn phải càng nhỏ càng tốt và không được lớn hơn 4 m.

- Khoảng cách giữa các cổng vào cáp thông tin và MET cũng phải nhỏ hơn 4 m (đo dọc theo tường).



A.2.3.4 Khoảng cách giữa cáp thông tin chạy song song với cáp điện lực không có màn chắn tĩnh điện ít nhất là 10 cm.

A.2.3.5 Thực hiện nối các thành phần kim loại của cáp ngoại vi với vòng kết nối (với mạng CBN)

a) Các màn chắn bằng kim loại hoặc các thành phần cấu trúc bằng kim loại của cáp ngoại vi phải được nối với vòng kết nối hoặc nối trực tiếp với tấm tiếp đất chính. Điểm nối càng gần cổng vào cáp càng tốt. Với khoảng cách không lớn hơn 2 m.

b) Nếu các cáp ngoại vi phát triển sâu vào bên trong EEE và đặt xa chỗ nối thì mối nối thứ hai đến vòng kết nối phải để ở đầu cuối của cáp tại nơi chúng được nối với cáp ở bên trong.

c) Nếu không thể bố trí được cổng vào các cáp ngoại vi cách tấm tiếp đất chính (MET) nhỏ hơn 4 m (đo dọc theo tường) thì phải có thêm ít nhất 1 trong các mối nối phụ giữa vỏ kim loại cáp ngoại vi đến các phần tử sau:

- Đến vành đai ngoài của hệ thống tiếp đất của trạm;

- Đến điện cực tiếp đất chủ yếu hoặc các thành phần thép gia cường;

- Đến vòng liên kết thứ hai (gần sàn nhà).

Mối nối thêm đến cáp ngoại vi càng gần cổng vào càng tốt và không được vượt quá 2m.

d) Các thành phần kim loại liên tục về điện của các cáp sợi quang ngoại vi không được đi vào trong EEE quá chỗ nối đến vòng kết nối. Nếu các phần tử đó là gián đoạn thì được đi vào trong EEE chúng phải được nối đến vòng kết nối tại thiết bị đầu cuối.

- Trong một EEC, mối nối giữa các phần tử kim loại của cáp ngoại vi và bus kết nối phải càng gần cổng vào càng tốt.

e) Trong cabin thiết bị điện tử (EEC) mối nối giữa các thành phần kim loại của cáp ngoại vi và vòng kết nối phải càng gần cổng vào càng tốt.

A.2.3.6 Tất cả các khung, giá, vỏ bọc bằng kim loại của thiết bị bên trong 1 EEE và tất cả các thành phần kim loại khác đi vào EEE (ống dẫn nước, ống dẫn khí …) phải được nối đến vòng kết nối bên trong (nối đến mạng CBN).

A.2.3.7 Nếu sử dụng các bộ bảo vệ trên các đôi dây thông tin thì các cực chung (cực tiếp đất) của các bộ bảo vệ phải được nối đến tấm tiếp đất chính (MET).
PHỤ LỤC B

XÁC ĐỊNH VÙNG BẢO VỆ CỦA HỆ THỐNG CHỐNG SÉT ĐÁNH TRỰC TIẾP

B.1 Vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin

Vùng bảo vệ của điện cực thu sét của hệ thống chống sét đánh trực tiếp dùng điện cực Franklin được xác định bằng các phương pháp sau:

- Phương pháp góc bảo vệ;

- Phương pháp quả cầu lăn.

Có thể dùng một phương pháp hoặc kết hợp hai phương pháp trên để xác định vị trí của các điện cực thu sét cho một công trình, sao cho vùng bảo vệ của các điện cực thu sét giao nhau và che phủ hoàn toàn công trình cần bảo vệ.

a) Phương pháp góc bảo vệ

Phương pháp góc bảo vệ thích hợp với các công trình có cấu trúc đơn giản hoặc với một phần nhỏ của công trình lớn.

Theo phương pháp này, vùng bảo vệ tạo bởi một điện cực thu sét được xác định bằng hình nón có đỉnh là điện cực thu sét (có độ cao h) và góc sinh  (xem hình B.1). Góc  được xác định phụ thuộc vào mức bảo vệ và độ cao của điện cực thu sét so với bề mặt được bảo vệ (xem bảng B.1).



Bảng B.1: Xác định vùng bảo vệ của điện cực thu sét

Mức bảo vệ

h (m)

R (m)


20

30

45

60









I

20

25

*

*

*

II

30

35

25

*

*

III

45

45

35

25

*

IV

60

60

45

35

25

* Không áp dụng phương pháp góc bảo vệ cho các trường hợp này (chỉ áp dụng phương pháp quả cầu lăn).



Hình B.1: Xác định vùng bảo vệ của một điện cực thu sét

Không áp dụng phương pháp góc bảo vệ trong trường hợp độ cao h lớn hơn bán kính quả cầu lăn R xác định trong bảng B.2.

Hình B.2 và B.3 minh họa vùng bảo vệ của một điện cực thu sét thẳng đứng và một điện cực thu sét dạng dây dẫn nằm ngang.



Hình B.2: Vùng bảo vệ của một điện cực thu sét thẳng đứng



Hình B.3: Vùng bảo vệ của một điện cực thu sét dạng dây dẫn nằm ngang

b) Phương pháp quả cầu lăn

Trong trường hợp không sử dụng được phương pháp góc bảo vệ, có thể dùng phương pháp quả cầu lăn để xác định vị trí của điện cực thu sét. Phương pháp này thích hợp với công trình có cấu trúc phức tạp.

Theo phương pháp này, điện cực thu sét sẽ được lắp đặt ở các vị trí sao cho không có điểm nào của công trình cần bảo vệ chạm vào một quả cầu tưởng tượng bán kính R lăn trên đất, xung quanh toàn bộ bề mặt công trình và lên trên đỉnh của công trình theo tất cả các hướng (xem hình B.4). Như vậy, quả cầu lăn sẽ chỉ chạm mặt đất và/ hoặc điện cực thu sét. Bán kính của cầu lăn được xác định theo mức bảo vệ của hệ thống chống sét (xem bảng B.1).





Hình B.4: Xác định điện cực thu sét theo phương pháp quả cầu lăn

B.2 Vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh trực tiếp phát tiên đạo sớm

Vùng bảo vệ của hệ thống chống sét phát tiên đạo sớm được xác định bằng bán kính bảo vệ tương ứng với các độ cao khác nhau.

Bán kính bảo vệ được xác định bằng công thức sau:



Trong đó:

R – bán kính quả cầu lăn, được xác định theo mức bảo vệ, m (xem bảng B.1);

h – độ cao của kim thu sét so với mặt phẳng đi qua vị trí cần bảo vệ đang xét, m;

L – độ lợi về chiều dài tia tiên đạo của điện cực phát tiên đạo sớm so với điện cực Franklin, m.

Độ lợi L được tính như sau:



Trong đó:

T(s) – độ lợi về thời gian của sử hình thành tia tiên đạo của điện cực phát tia tiên đạo sớm so với điện cực Franklin, đặc trưng cho tính hiệu quả của hệ thống phát tiên đạo sớm;

Ghi chú: Giá trị T do nhà sản xuất cung cấp.

v(m/s) = 1 m/s – vận tốc tia tiên đạo.


PHỤ LỤC C

TÍNH TOÁN TIẾP ĐẤT CHO CÁC CÔNG TRÌNH VIỄN THÔNG

C.1 Tính toán điện trở tiếp đất trong đất đồng nhất

C.1.1 Điện trở tiếp đất của một điện cực trong đất đồng nhất

C.1.1.1 Điện trở tiếp đất của một ống kim loại chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất được xác định bằng công thức:

1. Khi đỉnh của ống ở ngay trên mặt đất:



(C.1)

Trong đó:

 - điện trở suất của đất, .m;

- chiều dài của ống, m;

d - đường kính ngoài của ống, m.

2. Khi đỉnh của ống ở sâu trong đất:

(C.2)

Trong đó:

h – khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh của ống, m.

Chú ý: Nếu thanh tiếp đất bằng thép góc, thay d = 0,95a; với a là chiều rộng phía ngoài của thanh thép góc.

C.1.1.2 Khi thiết kế các hệ thống tiếp đất dùng các ống kim loại chôn thẳng đứng trong đất, hợp lý nhất khi chọn chiều dài của ống l = (1,5 ÷ 3)m; khoảng cách từ mặt đất đến đỉnh của ống chọn không nhỏ hơn 0,7 m; đường kính d, của ống chọn theo loại đất như sau:

1. Đất có độ lèn chặt trung bình d = (2,5 ÷ 4) cm;

2. Đất rắn, chọn loại ống đặc d = (4 ÷ 6) cm.

C.1.1.3 Điện trở tiếp đất của một dải kim loại dẹt, dài, đặt nằm ngang ở độ sâu h trong đất đồng nhất, được xác định bằng công thức:

(C.3)

Trong đó:

b- chiều rộng của dải, m;

- chiều dài của dải, m;

h- độ sâu chôn dải, m;

- điện trở suất của đất, .m.

C.1.1.4 Điện trở tiếp đất của một dây kim loại tiết diện tròn, đường kính d, đặt nằm ngang ở độ sâu, h trong đất đồng nhất, được xác định bằng công thức:

(C.4)

Trong đó:

d- đường kính của dây, m.

C.1.1.5 Khi thiết kế các hệ thống tiếp đất, dùng các dây kim loại dài, hợp lý nhất chọn dây có đường kính d = (2 ÷ 6) mm, độ sâu đặt dây hoặc dải tiếp đất không nhỏ hơn 0,7m. Chiều dài của dây hoặc dải tiếp đất chọn tối ưu theo điện trở suất của đất, như trình bày trên hình C.1



Hình C.1: Chọn chiều dài của dây hoặc dải tiếp đất theo điện trở suất của đất

C.1.1.6 Nơi có diện tích đất hẹp có thể dùng điện cực tiếp đất loại dây tròn hoặc dẹt, đặt dưới dạng một vòng tròn

1. Điện trở tiếp đất của một dây dẹt, đặt dưới dạng một vòng tròn trong đất đồng nhất, xem hình C.2a, được xác định bằng công thức:



(C.5)

Trong đó:

- điện trở suất của đất, .m;

D- đường kính của vòng tròn tiếp đất, m;

b- chiều rộng của dải dẹt, m;

h- độ chôn sâu của tiếp đất, m.

2. Điện trở tiếp đất của một dây tiết diện tròn, đặt dưới dạng một vòng tròn trong đất đồng nhất, xem hình C.2, được xác định bằng công thức:

(C.6)

hoặc bằng công thức:



(C.7)

Trong đó:

d- đường kính của dây, m;

- chu vi của vòng tròn (chiều dài tiếp đất dạng vòng tròn), m.

a) Dùng dây dẹt



b) Dùng dây tròn



Hình C.2: Điện cực tiếp đất dạng vòng tròn

C.1.1.7 Điện trở tiếp đất của điện cực bằng kim loại dạng tấm tròn hoặc chữ nhật được xác định bằng công thức:

1. Tấm kim loại dạng tròn đặt trên bề mặt đất đồng nhất



(C.8)

2. Tấm kim loại dạng tròn đặt ở độ sâu h trong đất đồng nhất, với h > 0,5D



(C.9)

Trong đó:

h- độ sâu chôn tấm kim loại, m;

- điện trở suất của đất, .m;

D- đường kính của tấm tròn hoặc đường kính tương đương của các tấm dạng chữ nhật hoặc vuông, cm;

Chú thích: Đường kính tương đương của một tấm kim loại dạng chữ nhật hoặc vuông là đường kính của đường tròn có diện tích bằng diện tích của tấm xem xét.

C.1.1.8 Việc sử dụng điện cực tiếp đất dạng tấm phẳng đặt trong đất theo phương nằm ngang hoặc thẳng đứng rất khó do thể tích đào hố tiếp đất lớn, có thể dùng các dải kim loại xoắn thành dạng lò xo, tạo ra một ống có chiều dài với đường kính d = 0,2 m hoặc chiều dài với đường kính d = 0,4m, khi đó tính toán điện trở tiếp đất theo công thức như đối với điện cực tiếp đất dạng ống.

C.1.2 Tính toán điện trở tiếp đất có nhiều cực điện ở trong đất đồng nhất

C.1.2.1 Để nhận được trị số điện trở tiếp đất yêu cầu, ta cần nối song song một số các điện cực tiếp đất đơn với nhau. Hệ thống tiếp đất này được gọi là hệ thống tiếp đất có nhiều điện cực. Trên hình C.3 trình bày một hệ thống tiếp đất gồm nhiều ống và trên hình C.4 trình bày một hệ thống tiếp đất gồm nhiều tia dài.



Hình C.3: Hệ thống tiếp đất gồm nhiều ống



Hình C.4: Hệ thống tiếp đất gồm nhiều tia dài

C.1.2.2 Điện trở tiếp đất của một hệ thống gồm n ống kim loại giống nhau, chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất, khi bỏ qua ảnh hưởng của dây nối các điện cực (dây nối cách điện với đất) do tác dụng che chắn lẫn nhau của các điện cực, được xác định bằng công thức:

(C.10)

Trong đó:

R0 – điện trở tiếp đất của một điện cực đơn độc lập, ;

n – số điện cực trong hệ thống;

 - hệ số sử dụng điện cực tiếp đất (giá trị trung bình từ trị số đo thực nghiệm, lấy giống nhau cho tất cả các điện cực trong hệ thống).

C.1.2.3 Điện trở tiếp đất của một hệ thống gồm nhiều ống kim loại giống nhau chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất, có xét đến điện trở tiếp đất của dây (dải) nối các điện cực tiếp đất với nhau, được xác định bằng công thức:

(C.11)

Trong đó:

R1- điện trở tiếp đất của các dây (dải) nối các điện cực tiếp đất, ;

R2- điện trở tiếp đất của một ống (thép góc) chôn thẳng đứng, ;

1- hệ số sử dụng của dây (dải) nối;

2- hệ số sử dụng của điện cực chôn thẳng đứng;

n – số điện cực chôn thẳng đứng.

Ghi chú: Đây là trường hợp cho các ống tiếp đất chôn theo một hàng.

C.1.2.4 Trị số hệ số sử dụng phụ thuộc vào kích thước các điện cực tiếp đất, khoảng cách giữa các điện cực và sự bố trí các điện cực

Hệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc thép góc) đặt thành hàng được trình bày trong bảng C.1.



Hệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc thép góc) đặt thành khung kín được trình bày trong bảng C.2.

Bảng C.1: Hệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc thép góc) đặt thành hàng

Tỉ số khoảng cách giữa các ống với chiều dài của ống, a/

Hệ số sử dụng theo số ống trong n hàng

4

5

8

10

20

30

50

65

2

0,89

0,86

0,79

0,75

0,56

0,46

0,36

0,34

3

0,92

0,90

0,85

0,82

0,68

0,58

0,49

0,47

Bảng C.2: Hệ số sử dụng các dải nối các ống (hoặc thép góc) đặt thành khung kín

Tỉ số khoảng cách giữa các ống với chiều dài của ống, a/

Hệ số sử dụng, khi số ống trong khung, n

4

6

8

10

20

30

50

70

100

2

0,55

0,48

0,43

0,40

0,32

0,30

0,28

0,26

0,24

3

0,70

0,64

0,60

0,56

0,45

0,42

0,37

0,35

0,33

C.1.2.5. Điện trở tiếp đất của một hệ thống gồm các thanh (ống) bố trí trên diện tích S trong đất đồng nhất, có thể được xác định bằng công thức:

(C.12)

Trong đó:

- điện trở suất của đất, .m;

- chiều dài của thanh (ống), m;

d- đường kính của thanh (ống), m;

S- diện tích của hệ thống tiếp đất, m2;

n- số điện cực (thanh, ống);

K- hệ số, có giá trị trình bày trên hình C.5.

C.1.2.6 Điện trở của một hệ thống tiếp đất có dạng bất kỳ gồm các thanh hoặc ống chôn thẳng đứng trong đất đồng nhất có thể được xác định bằng công thức:

(C.13)

Trong đó:

d- đường kính của ống tiếp đất, m;

t- độ sâu chôn ống tiếp đất, m;

n- số lượng các ống tiếp đất;

A- trị số xét đến sự che chắn lẫn nhau của các thanh hoặc ống tiếp đất.



Các giá trị của A đối với một số trường hợp tiếp đất được trình bày trong bảng C.3.



Hình C.5: Giá trị hệ số K đối với hệ thống tiếp đất gồm các thanh (ống) phụ thuộc vào tỉ số chiều dài và chiều rộng của diện tích tiếp đất

Bảng C.3: Các giá trị của A cho một số trường hợp tiếp đất gồm các ống chôn thẳng đứng

Dạng hệ thống tiếp đất

Số điện cực

A





6

3,07

1,34



10

3,18

0,82



21

4,30

0,445



40

7,33

0,385



80

8,98

0,175



69

9,95

0,212



98

11,30

0,165



21

6,27

-

C.1.2.7 Điện trở của một hệ thống tiếp đất có dạng bất kỳ gồm các dây hoặc dải đặt nằm ngang trong đất đồng nhất có thể được xác định bằng công thức sau:

(C.14)

Trong đó:

L- tổng chiều dài của tiếp đất, m;

- điện trở suất của đất, .m;

d- đường kính của dây làm tiếp đất, m;

t- độ sâu chôn tiếp đất, m;



A- trị số xét đến sự ảnh hưởng lẫn nhau của các bộ phận tiếp đất riêng rẽ, có giá trị đối với một số dạng tiếp đất được trình bày trong bảng C.4.

Bảng C.4: Các giá trị của A cho một số trường hợp tiếp đất nằm ngang

Dạng tiếp đất

A

Dạng tiếp đất

Giá trị của A khi tỉ số các cạnh

1

1,5

2

3

4



0,48



1,69

1,76

1,86

2,10

2,34



0,36



3,67

3,41

3,31

3,29

3,35



0,87



4,95

5,16

5,44

6,00

6,52



2,13



5,61

5,04

4,73

4,43

4,33



5,27



8,55

8,24

9,40

10,3

11,11



8,81



-

-

9,02

-

-



7,20



-

-

22,73

-

-

C.1.2.8 Điện trở của hệ thống tiếp đất gồm dây (dải) đặt nằm ngang trong đất đồng nhất dưới dạng bức xạ (các dải có cùng một điểm nối) được tính bằng công thức;

(C.15)

Trong đó:



- chiều dài của tia, m;

d- đường kính của dây, m;

n- số tia;

- điện trở suất của đất, .m;



Với n > 6; N(n)(n-1) ln(2.1,707) – ln(n)

Một số các giá trị của N(n) được trình bày trong bảng C.5.

Bảng C.5: Một số các giá trị của N(n)

n

2

3

4

6

8

12

100

N(n)

0,7

1,53

2,45

4,42

6,5

11,0

11,6

C.1.2.9 Điện trở tiếp đất của hệ thống gồm tấm kim loại giống nhau nối song song với nhau bằng dây cách điện, được xác định bằng công thức:

Trong đó:

n – số tấm;

R – điện trở tiếp đất của một tấm, ;

 - hệ số sử dụng tiếp đất, phụ thuộc vào số tấm và sự bố trí của các tấm, có giá trị thay đổi trong phạm vi từ 0,25 đến 0,7.

C.2 Tính toán điện trở tiếp đất trong đất không đồng nhất



C.2.1 Tính toán điện trở tiếp đất của các tiếp đất đơn trong đất không đồng nhất

C.2.1.1 Trong thực tế đất có kết cấu không đồng nhất. Thường đất có nhiều lớp được xác định bởi kết cấu địa chất của đất. Giá trị điện trở suất của các lớp đất phía trên thay đổi theo mùa

Việc tính toán điện trở tiếp đất trong trường hợp này theo dạng kết cấu đất đồng nhất sẽ có sai số lớn.

Để tính toán điện trở tiếp đất trong trường hợp đất có nhiều lớp có thể sử dụng hệ số mùa. Nhưng kết quả nghiên cứu thực nghiệm hệ số mùa cho thấy rằng hệ số mùa là không giống nhau không những chỉ ở các chỗ khác nhau mà còn thay đổi mạnh trong phạm vi của một vùng không lớn lắm, phụ thuộc vào vị trí cụ thể bố trí tiếp đất.

Để có kết quả tính toán chính xác hơn cần phải xét đến các lớp đất có độ dẫn khác nhau. Mặc dù trong trường hợp tổng quát đất có kết cấu nhiều lớp, nhưng tuyệt đại đa số các trường hợp đủ chính xác ta có thể thay bằng cấu hình đất hai lớp, trong đó lớp trên có chiều dầy h và có điện trở suất 1 còn lớp dưới dầy vô cùng có điện trở suất 2.



C.2.1.2 Điện trở tiếp đất của một ống chôn thẳng đứng trong đất không đồng nhất gồm hai lớp (xem hình C.6) được xác định bằng công thức:

(C.16)

Trong đó:

d- đường kính của ống, m;

- chiều dài của ống, m;

h- chiều dầy của lớp đất phía trên, m;

1, 2- điện trở suất tương ứng của các lớp đất phía trên và phía dưới, .m.



Hình C.6: Điện cực tiếp đất chôn thẳng đứng trong đất có hai lớp

C.2.1.3 Điện trở tiếp đất của một dây (hoặc dải) dài nằm ngang trong đất không đồng nhất gồm hai lớp, được xác định bằng công thức:

1. Khi dây (hoặc dải) tiếp đất dài nằm trong lớp đất phía trên (t



tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương